Hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

Nguyên tắc giáo dục giữa gia đình và nhà trường

Nguyên tắc trẻ phối hợp cùng làm việc nhóm

Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non. Giáo dục muốn đạt hiệu quả tốt phải có một hệ thống quản lý tốt. Đó là nguyên nhân hình thành nên hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Trong tất cả các nguyên tắc giáo dục mầm non thì nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là quan trọng nhất. Giáo dục trẻ có thể theo các cách, các phương hướng khác nhau nhưng chung quy vẫn phải đảm bảo được mục tiêu nuôi dạy trẻ. 

Hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

Các phương pháp giáo dục phải đảm bảo được tính thiết thực và hiệu quả. Xây dựng giáo dục đúng định hướng, đúng tư tưởng và đúng các nguyên tắc giáo dục.

Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Nguyên tắc này hướng đến kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ của giáo viên. Khả năng quan sát, nắm bắt được mong muốn và nhu cầu sẽ định hướng cho việc áp dụng các phương pháp giáo dục. Đảm bảo trẻ nhỏ học tập và vui chơi lành mạnh, giáo viên không xa rời, lệch lạc trong tư tưởng và đạo đức giáo dục. 

Nguyên tắc trẻ phối hợp cùng làm việc nhóm

Tính cách là sự khác biệt đặc trưng của mỗi người, trẻ cũng cũng như vậy. Tính cách trẻ được hình thành trong suốt quá trình vui chơi, học tập. 

Nguyên tắc này hướng trẻ đến nhận thức vai trò là một thành viên trong một nhóm, một lớp học. Hướng dẫn trẻ cách phát huy điểm mạnh của mình, hạn chế các điểm yếu, cùng phối hợp với mọi người để hoàn thiện mục tiêu chung.   

Hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

Nguyên tắc kết hợp giữa chăm sóc và giáo dục

Chăm sóc và giáo dục là nhiệm vụ chính khi đến lớp của giáo viên mầm non. Giáo viên chăm sóc trẻ như người mẹ chăm sóc con. Dạy dỗ trẻ các kỹ năng cơ bản và cần thiết phục vụ cho bản thân trẻ. Tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ chơi,… đều góp phần giúp trẻ phát triển hài hòa thể chất, tinh thần và tình cảm. 

Nguyên tắc giáo dục giữa gia đình và nhà trường

Mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường được xây dựng trên cơ sở cùng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Khi ấy, cả hai bên đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tương đương nhau.

Hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

Gia đình và nhà trường cần thường xuyên trao đổi nhằm định hướng cho quá trình phát triển của bé.

Nguyên tắc linh hoạt trong giáo dục giảng dạy

Chăm sóc và giáo dục mềm mỏng xây dựng được môi trường học tích cực, năng động sáng tạo, trẻ vui chơi lành mạnh.

Giáo viên thực hiện điều tiết linh hoạt các hoạt động như: múa hát, vui chơi, diễn kịch,… Tùy vào các tình huống cụ thể và mong muốn tham gia mà thêm/bớt các hoạt động cho hợp lý. 

Hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

Nguyên tắc giáo viên là chủ đạo – trẻ hoạt động tích cực

Nguyên tắc này giải thích người hướng dẫn là giáo viên, người thực hiện hoạt động là trẻ nhỏ. Như vậy, trẻ tự do tìm hiểu, tham gia hoạt động theo sự hướng dẫn ban đầu. 

Thông qua các hoạt động, giáo viên có thể nắm bắt được khả năng và sở thích riêng biệt của trẻ. Trẻ càng chủ động càng có khả năng phát triển tốt về tư duy và trí não.

Hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ

Với tính cách khác nhau, trẻ có niềm đam mê khác nhau. Khơi dậy được niềm đam mê của trẻ là cách định hướng tốt nhất trong quá trình hình thành nhân cách. Am hiểu được tâm lý và nắm bắt được nguyên tắc giáo dục trẻ là chìa khóa để khơi dậy đam mê của trẻ.

Mong rằng sự mô tả ngắn gọn các nguyên tắc trên có thể góp phần xây dựng nên hình mẫu giáo dục lý tưởng.