Hậu Giang Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính

Bạn đang sinh sống ở Hậu Giang nhưng chưa biết rõ những điều cần thiết về tỉnh thành mình như thế nào? Hoặc bạn là người ở nơi khác đến và muốn tìm hiểu về vùng đất Hậu Giang với nét đẹp bình dị này? Cuối cùng cho dù các bạn là ai thì cũng nên tìm hiểu về những đặc điểm các tỉnh thành của đất nước mình nói chung và của Hậu Giang nói riêng. Vì thế, dưới đây là bài tìm hiểu về Hậu Giang ở đâu? Mã vùng – Địa giới – Hành chính của vùng này sẽ giúp ích cho bạn.

Hậu Giang ở đâu?

Tỉnh Hậu Giang

Nơi đây thuộc khu vực nội địa của đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. 

Mã vùng và cách sử dụng mà vùng của tỉnh Hậu Giang

Mã vùng

Thông tin đầu số 0293 là mã vùng mới nhất của Tỉnh Hậu Giang được chính thức sử dụng kể từ tháng 7/2017 thế cho đầu số cũ là 0711

Cách sử dụng mã vùng 

Dưới đây là hướng dẫn bạn cách quay số dựa vào mã vùng Tỉnh Hậu Giang kể từ 7/2017

  • Bạn ở nước ngoài : bạn sẽ cần sử dụng cú pháp sau đây 00 + 84 + [Mã vùng tỉnh thành] + [Số điện thoại] hoặc [+] + 84 + [Mã vùng tỉnh thành] + [Số điện thoại]
  • Bạn ở Việt Nam dùng di động : bạn sẽ cần sử dụng cú pháp sau đây 0 + [Mã vùng tỉnh thành] + [Số điện thoại]
  • Bạn ở Việt Nam ngoài tỉnh : bạn sẽ cần sử dụng cú pháp sau đây 0 + [Mã vùng tỉnh thành] + [Số điện thoại]
  • Bạn ở Việt Nam cùng tỉnh : bạn sẽ cần sử dụng cú pháp sau đây[Số điện thoại]

Địa giới của tỉnh Hậu Giang

Hau Giang Map

Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030’35 đến 10019’17 Bắc và từ 105014’03 đến 106017’57 kinh Đông. Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam.

  • Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng
  • Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
  • Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu
  • Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.

Tọa lạc ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít trục trặc với việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Hành chính tỉnh Hậu Giang

Hiện nay, Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính gồm có 76 xã, phường, thị trấn. Gồm các đơn vị tiêu biểu sau đây: 

  • Thành phố Vị Thanh có 05 phường:Phường 1, Phường 3, Phường 4, Phường 5 và Phường 7 và 04 Xã: Vị Tân, Hoả Lựu, Tân Tiến và Hoả Tiến.
  • Thị xã Ngã Bảy có 03 phường: Ngã Bảy, Lái Hiếu và Hiệp Thành và 03 xã: Hiệp Lợi, Đại Thành và Tân Thành.
  • Thị xã Long Mỹ có 04 phường: Thuận An, Bình Thành, Vĩnh Tường, Trà Lồng và 5 xã: Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú, Long Phú.
  • Huyện Vị Thủy có 1 Thị trấn: Nàng Mau, 09 xã. 
  • Huyện Long Mỹ có 8 xã: Thuận Hòa, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên, Lương Tâm, Lương Nghĩa.     
  • Huyện Phụng Hiệp gồm 12 xã: Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân Bình, Hoà An, Phương Phú, Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình Thành, Tân Long và Long Thạnh, Phương Bình.
  • Huyện Châu Thành có 02 Thị trấn: Ngã Sáu và Mái Dầm và 07 xã bao gồm Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu, Phú Tân, Phú An, Đông Phú và Đông Thạnh.
  • Huyện Châu Thành A có 04 Thị trấn: Một Ngàn, Bảy Ngàn, Cái Tắc và Rạch Gồi và 06 xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh, Tân Hòa, Trường Long Tây, Trường Long A và Nhơn Nghĩa A.

Kinh tế tỉnh Hậu Giang

Cảnh Hậu Giang

Nền kinh tế Hậu Giang chủ yếu nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. 

Về nông nghiệp:

Lúa là cây trồng chủ lực, diện tích trồng lúa ổn định khoảng 78.000 ha. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư, khâu thu hoạch khoảng 74% diện tích canh tác lúa. Cây ăn trái tăng mạnh, nhất là cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái gắn liền với nơi đây, trong đó các cây trồng chủ lực như: Bưởi Năm roi, cam mật, cam sành, quýt đường, xoài cát Hòa Lộc,…Thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa và có tiềm năng khá lớn (50.000 ha), nhưng quy mô nhỏ. Lâm nghiệp, có quy mô nhỏ, chủ yếu trồng rừng phòng hộ và trồng cây phân tán. Tỷ lệ che phủ rừng đạt thấp, chỉ khoảng 1,8% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Đối với công nghiệp bao gồm :

 Ngành công nghiệp chế biến, sản xuất điện và các tiểu thủ công nghiệp. 

Còn về dịch vụ:  

Kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ đến năm 2015 đạt 420,025 triệu USD. Ngoài ra dịch vụ vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, phục vụ với chất lượng của các đơn vị tham gia vận tải hành khách được nâng cao, trật tự vận tải hành khách được cải thiện. Thêm vào đó, lĩnh vực du lịch và bưu chính viễn thông từng bước phát triển.

Xem thêm : Hải Dương Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính

Tổng kết

Trên đây là một số phân tích về vị trí địa lý và hành chính của tỉnh Hậu Giang sẽ giúp ích cho một số bạn muốn tham khảo về nơi này để sinh sống hoặc làm việc. Hy vọng bài viết tìm hiểu về Hậu Giang ở đâu? Mã vùng – Địa giới – Hành chính của vùng này sẽ giúp được nhiều thứ khi các bạn cần.