Hạt giống rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau phổ biến nhất là trong mùa hè không bởi vì nó là loại rau được nhiều người yêu thích mà còn bởi những công dụng tuyệt vời của nó . Những cồng dụng của mồng tơi có thể kể đến như giúp nhuận trường, có ích với phụ nữ có thai, người thiếu máu , béo phì. Rau mồng tơi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất . Nhiều nhất là hàm lượng sắt , canxi, vitamin các nhóm A,C, B . Tất cả đều là những vi lượng cần thiết cho cơ thể .
Kỹ thuật trồng mồng tơi
Gieo trồng rau mồng tơi
Gieo hạt: Cây mồng tơi khi phát trưởng thành sẽ rất to và là cây thu hoạch quanh năm, do đó bạn phải đảm bảo mỗi cây cách nhau tối thiểu 10cm khi gieo trồng, với chậu thông minh kích thước 67 x 24 x 20cm chỉ nên trồng tối đa là 15 cây/ chậu.
Sau khi gieo hạt, phủ lên một lớp đất mỏng đủ để che phủ và giữ ẩm cho hạt, tưới nước bằng bình tưới hoa sen 2 lần/ ngày, sau 5-7 ngày hạt mồng tơi sẽ bắt đầu nảy mầm.
Bón phân và thu hoạch
Nếu trồng trong chậu hay khay xốp thì khi cây rau mồng tơi có 3- 4 lá thật là có thể tỉa bớt để ăn, khi tỉa nhớ giữ lại cây rau theo hàng để có khoảng cách rau lớn thêm mà không bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng.
Sau khi tỉa thưa lần 1 thì bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế 2-3 cm để rau không bị vàng lá, có thể pha thêm một muỗng cà phê nhỏ phân urê cho 1 lít nước tưới cho rau lúc chiều mát để giúp lá rau mau nở to và xanh hơn.
Sau 25-30 ngày tiếp theo khi rau mồng tơi cao được 35-40 cm là có thể cắt hái lần đầu tiên để dùng, khi cắt dùng dao bén và sạch cắt ngang thân chừa lại cách đất 7-10 cm để rau mồng tơi cho tiếp lá kỳ sau.
Cứ mỗi khi cắt thu hoạch thì bón thêm lớp đất dinh dưỡng và chan thêm nước phân urê như lần đầu.
Riêng rau mồng tơi trồng giàn dưới đất thì phải đợi rau bò ra nhiều nhánh nhiều lá mới có thể cắt lá và đọt non. Hàng tháng bón thêm đất dinh dưỡng một lần để giúp lá rau xanh tốt.