Hạt chia: Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Hạt chia trị bệnh
Thông tin chung
-
Tên tiếng Việt: Hạt chia
-
Tên khoa học: Salvia Hispanica.
-
Họ: Bạc hà (Lamiaceae).
-
Công dụng: Trị táo bón, giảm cân, giúp hạ huyết áp, giảm bớt đau nhức xương khớp, tăng cường sức khỏe.
Mô tả cây Hạt chia
Chia là một loại thảo mộc mọc hàng năm cao tới 1,75m (5 feet 9 inch). Chia có các lá mọc đối dài 4 – 8cm và rộng 3 – 5cm. Hoa của nó có màu tím hoặc trắng và được tạo thành nhiều cụm trong một cành ở cuối mỗi thân cây.
Thông thường, hạt có hình bầu dục nhỏ, nhẵn bóng với đường kính 1 mm (1⁄32 inch). Chúng có màu lông tơ, với nâu, xám, đen và trắng. Hạt rất ưa nước, khi ngâm nước sẽ hấp thụ lượng nước gấp 12 lần trọng lượng của chúng. Trong khi ngâm, hạt chia sẽ phát triển một lớp bao nhầy tạo cho đồ uống làm từ hạt chia một kết cấu sền sệt đặc biệt.
Việc trồng Hạt chia cần đất sét nhẹ đến trung bình hoặc đất pha cát. Cây ưa đất thoát nước tốt, màu mỡ vừa phải, nhưng có thể chống chọi với đất chua và khô hạn vừa phải. Hạt Chia khi gieo hạt cần độ ẩm để tạo cây con, trong khi cây Chia trưởng thành không chịu được đất ẩm ướt trong quá trình sinh trưởng.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Hạt chia có nguồn gốc từ Mexico và được du nhập vào Tây Ban Nha sau khi Hernan Corte định cư ở Mexico.
Chia được trồng và tiêu thụ thương mại ở Mexico và Guatemala bản địa của nó, cũng như Bolivia, Ecuador, Colombia, Nicaragua, Tây Bắc Argentina, một phần Australia và Tây Nam Hoa Kỳ.
Thu hoạch và chế biến: Cây chia là cây được trồng hai vụ một năm. Chia màu xám nhạt hay màu trắng có một hương vị khá trung hòa. Chia màu nâu hay màu đen có phần nổi bậc hơn, tất cả vẫn là tốt hết. Người ta có thể ăn cái này cái kia, người ta cũng có thể xay nhuyễn để kết hợp chung với thức ăn nấu hay rắc vào thức ăn. Sau khoảng 30 phút ngâm trong nước hay trong nước ép trái cây, hạt chia, giống như dạng chất nhầy chất keo. Dưới dạng khô, hạt chia ít dòn khi cắn.
Bộ phận sử dụng của Hạt chia
Hạt.
Giá trị dinh dưỡng của Hạt chia
Hạt Chia có khoảng 15 – 24% protein, 26 – 41% carbohydrate và 25 – 40% chất béo. Nó đã được nghiên cứu chủ yếu là do thành phần chất lượng dầu của nó, có gần 55 – 60% axit linolenic (ω-3), 18 – 20% axit linoleic (ω-6), 6% không bão hòa đơn ω-9 và 10% chất béo bão hòa.
Mặt khác, hạt có chất dinh dưỡng dễ hòa tan và không hòa tan. chất xơ, chiếm hơn 35% tổng trọng lượng, và nó là một nguồn giàu vitamin B và khoáng chất. Nó cũng chứa nhiều hơn 6 lần canxi, gấp 11 lần phốt pho và gấp 4 lần kali so với 100 g sữa, bên cạnh việc sở hữu magiê, sắt, kẽm và đồng
Ngoài ra, nó có một lượng cao chất chống oxy hóa tự nhiên, chẳng hạn như các hợp chất phenolic, giúp bảo vệ chống lại một số điều kiện bất lợi. Một đặc điểm quan trọng khác của loại hạt này là nó không chứa gluten và có thể được tiêu thụ bởi những người bị bệnh celiac.
10 tác dụng tuyệt vời mà Hạt chia mang lại cho sức khỏe
Hạt chia giàu chất chống oxy hoá
Tác dụng về sức khỏe nổi bật nhất của hạt chia được biết đến nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Các chất chống oxy hoá này có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxi hoá chất khác. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với tác dụng làm giảm các phản ứng viêm trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa ung thư.
Hầu hết lượng carbs trong hạt chia đều là chất xơ
Chỉ một khẩu phần nhỏ 28 gram hạt chia cung cấp khoảng 12 gram carb. Điều thú vị là 1/12 gram trong đó là chất xơ mà không đòi hỏi cơ thể phải tiêu hoá. Chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu và cũng không yêu cầu insulin để phân huỷ.
Mặc dù, hạt chia rất giàu dinh dưỡng và được xếp vào họ carbs nhưng lợi ích về sức khỏe của hạt chia rất khác so với tinh bột và đường. Lượng carb mà cơ thể sẽ tiêu hoá được từ 28 gram hạt chia chỉ là 1 gam. Vì thế, hạt chia thực sự là một loại thức ăn low-carb vô cùng thân thiện cho sức khỏe.
Do hàm lượng chất xơ hoà tan cao, hạt chia có thể hấp thụ nước và tăng từ 10-12 lần trọng lượng của chúng trong nước, khiến chúng trở nên giống như dạng gel và nở rộng trong dạ dày của bạn, vì vậy bạn sẽ cảm thấy dạ dày của mình đang đầy, không cảm thấy đói và từ đó sẽ ăn ít đi, phù hợp với những người đang muốn giảm cân.
Hạt chia cung cấp lượng protein cao
Hạt chia có khoảng 14% trọng lượng là protein, rất cao so với hầu hết các loại thực vật khác. Chúng cũng là một nguồn các axit amin thiết yếu với tỷ lệ tương đối cân bằng, vì vậy cơ thể bạn có thể dễ dàng sử dụng lượng protein này.
Protein mang đến các lợi ích sức khỏe khác nhau và cho đến nay là chất dinh dưỡng thân thiện nhất với chế độ ăn kiêng giảm cân. Chế độ ăn với hàm lượng protein cao làm giảm cảm giác thèm ăn lên tới 60% và làm giảm mong muốn ăn vặt vào ban đêm lên tới 50%. Hạt chia thực sự là một nguồn protein tuyệt vời, đặc biệt đối với những người ăn ít hoặc không ăn các thực phẩm từ động vật.
Hàm lượng chất xơ và protein cao trong hạt chia có thể giúp giảm cân
Nhiều chuyên gia sức khỏe tin rằng hạt chia có thể hỗ trợ giảm cân, do chúng nở ra và lấp đầy trong dạ dày vì thế làm giảm cảm giác đói. Ngoài ra, chất xơ glucomannan trong hạt chia với cơ chế hoạt động tương tự giúp ích cho quá trình giảm cân. Cùng với hàm lượng protein cao trong hạt chia cũng góp phần làm giảm cảm giác thèm ăn. Đã có một số nghiên cứu về tác dụng của hạt chia trong việc giảm cân. Tuy nhiên hiệu quả thu được lại không được như mong muốn khi các nghiên cứu đưa ra kết quả “không thấy hiệu quả của việc ăn hạt chia giúp giảm cân ở những người tham gia”. Nhưng các nhà khoa học vẫn khuyến khích nên ăn hạt chia kết hợp với các chất dinh dưỡng khác, cùng với một lối sống lành mạnh sẽ rất tốt cho quá trình giảm cân.
Hạt chia chứa nhiều axit béo Omega-3
Giống như hạt lanh, hạt chia rất giàu axit béo omega-3, nhiều hơn so với cá hồi. Tuy nhiên lượng axit béo omega-3 này lại không giúp ích nhiều cho cơ thể do hoạt chia chỉ cung cấp phần lớn là ALA. ALA cần phải được chuyển hoá sang EPA và DHA thì cơ thể mới có thể sử dụng được, nhưng quá trình chuyển hoá này ở người là không hiệu quả. Vì thế lượng omega-3 lấy được từ thực vật dường như không có lợi bằng động vật. Nếu bạn đang tìm kiếm thực phẩm bổ sung omega-3 thì bạn nên chọn cá hồi hoặc bổ sung viên dầu cá hàng ngày.
Hạt chia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Vì hạt chia rất giàu chất xơ, protein và omega-3 nên chúng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nghiên cứu thử nghiệm đã cho thấy hạt chia làm giảm các yếu tố nguy cơ bao gồm bao gồm triglyceride, giảm viêm, kháng insulin và mỡ bụng. Chúng cũng có thể tăng cholesterol tốt HDL trong cơ thể. Một số nghiên cứu cũng chứng minh hạt chia giúp làm giảm huyết áp ở bệnh nhân mắc huyết áp cao. Tuy nhiên vẫn cần phải kết hợp với một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh thì mới đem tới hiệu quả làm giảm nguy cơ tim mạch.
Hạt chia cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh cho xương
Hạt chia cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của xương, do chứa hàm lượng canxi, photpho, magie và protein. Lượng canxi trong 28 gram hạt chia đáp ứng 18% liều canxi được khuyến nghị hàng ngày, thậm chí cao hơn cả sữa.
Hạt chia có thể làm giảm lượng đường trong máu
Người già thường có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 do insulin trong cơ thể mất tác dụng trong việc giúp chuyển hóa tinh bột thành đường. Đường máu cao trước khi ăn hay sau khi ăn đều gây ra ảnh hưởng không tốt với sức khỏe. Hạt chia đã được chứng minh là giúp tăng độ nhạy của insulin, giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Người ta nghiên cứu và thấy rằng ăn bánh mì có rắc thêm hạt chia thì có tác dụng tốt trong việc giảm lượng đường trong máu so với việc ăn bánh mì thông thường. Vì thế bạn nên thêm hạt chia vào các món ăn thường ngày như sữa chua hoặc nước hoa quả.
Hạt chia có công dụng giảm viêm mãn tính
Phản ứng viêm là một phản ứng bình thường giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm. Ví dụ trong trường hợp chấn thương hoặc bị tấn công do virus hoặc vi khuẩn. Mặc dù vậy các phản ứng viêm trong cơ thể có thể tiềm ẩn các tác hại nhất định về sức khỏe. Ví dụ như các phản ứng viêm trong các trường hợp mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Các phản ứng viêm này có thể sẽ không nhìn thấy bằng mắt thường cho đến khi các triệu chứng được biểu hiện. Hạt chia đã được chứng minh là có tác dụng giảm các phản ứng viêm trong cơ thể vì thế tốt cho sức khỏe nói chung, và đặc biệt tốt trong việc phòng và chăm sóc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp và ung thư. Bên cạnh việc sử dụng hạt chia thì lối sống lành mạnh kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phòng tránh rất nhiều bệnh mãn tính.
Hạt chia dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn
Hạt chia có vị hơi bùi bùi và trung tính. Một số người cho rằng vị của hạt chia tương đối nhạt nhẽo, vì vậy bạn rất dễ để sử dụng chúng như một món gia vị để thêm vào thức ăn hàng ngày. Khác với hạt lanh, bạn cũng không cần phải nghiền nhỏ hạt chia nên cách sử dụng chúng cũng rất tiện lợi.
Hạt chia ăn sống được, cũng có thể ngâm trong nước trái cây, thêm vào cháo, thêm vào món bánh pudding, bánh mì, sinh tố hoặc các món nướng. Bạn cũng có thể rắc hạt chia lên trên ngũ cốc, sữa chua, rau hoặc các món cơm. Vì khả năng hấp thụ cả nước và chất béo, chúng cũng có thể được trộn với nước và biến thành gel. Vì vậy hạt chia có thể được sử dụng để làm đặc nước sốt hoặc làm chất thay thế trứng trong các công thức nấu ăn.
Bạn hãy thêm hạt chia vào công thức nấu ăn để làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Các chuyên gia đưa ra liều khuyến nghị hàng ngày là 20 gram, tương đương với 1,5 muỗng canh hạt Chia, và nên sử dụng hai lần mỗi ngày.
Hướng dẫn cách pha hạt chia ngon tại nhà
Pha hạt chia với nước lọc: Cho 1 muỗng cà phê hạt chia vào ly nước lọc rồi khuấy đều sau đó có thể cho thêm đường hoặc bỏ vào tủ lạnh tùy sở thích.
Cách làm trà bí đao hạt chia giải nhiệt tại nhà: Cho 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê hạt chia, có thể cho thêm 2 muỗng cơm dừa vào trộn đều với một số trái cây mà bạn thích, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức.
Bữa sáng có thể pha nửa trái chanh +1 muỗng mật ong nguyên chất + 1 muỗng cafe hạt chia vào ly nước lọc khuấy đều và thưởng thức.
Bạn có thể dùng hạt chia để xay với sinh tố, nước ép, sữa chua,… hoặc ăn kèm với salad, bánh mì,…
Liều lượng dùng hạt chia: Lưu ý là bạn có thể chia số lượng hạt chia dùng trong ngày ra nhiều lần
-
Trẻ em: 10gr/ ngày
-
Người lớn: 15gr/ ngày
-
Lao động nhiều: 25 – 30gr/ ngày
-
Phụ nữ mang thai: 20gr/ ngày, mỗi lần dùng chỉ nên dùng 10gr.
Bài thuốc chữa bệnh từ Hạt chia
Bài thuốc trị táo bón:
-
Cách 1: Hạt chia pha nước. Cho 1 thìa hạt chia vào cốc nước (khoảng 300ml). Sau đó đợi đến khi hạt chia nở ra hoàn toàn. Uống nước hạt chia 1 lần/ ngày, có thể uống khi đói hoặc no. Cho 1 thìa hạt chia vào hũ sữa chua.
-
Cách 2: Kết hợp với sữa chua. Trộn đều 1 thìa Hạt chia vào 1 hũ sữa chua và đợi hạt chia nở ra hoàn toàn. Sau đó ăn trực tiếp hỗn hợp sữa chua đã được trộn hạt chia.
Bài thuốc giảm cân: Bạn hoàn toàn có thể ăn trực tiếp hạt chia, nhưng nhớ uống thêm nhiều nước. Ăn hạt chia tạo cảm giác no bụng.
Lưu ý khi sử dụng Hạt chia
Hạt chia chứa nhiều chất xơ. Tuy nhiên, nếu bạn không quen ăn nhiều chất xơ, bạn có thể gặp các tác dụng phụ về tiêu hóa như đầy hơi hoặc tiêu chảy nếu ăn quá nhiều hạt trong một lần.
Nếu bạn từng đột quỵ, huyết áp thấp, rối loại tiêu hoá, dị ứng với các loại bạc hà – hạt vừng – mù tạt, đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì bạn không nên dùng hạt chia. Ngoài ra bạn nên được tham vấn từ bác sĩ khi sử dụng nhé!
Chọn mua hạt chia có nguồn gốc rõ ràng. Lựa chọn hạt chia có nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng còn hiệu lực để tránh gặp những trường hợp không đáng có.
Bảo quản Hạt chia
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Hạt chia. Tóm lại, những tác dụng của hạt Chia đối với sức khỏe là không thể phủ nhận. Nếu bạn chỉ sử dụng 1 hay 2 muỗng hạt Chia vào mỗi bữa ăn hằng ngày, nó hoàn toàn vô hại. Nhưng nếu bạn đang sử dụng quá nhiều hạt Chia, nó có thể gây những bất lợi về mặt sức khoẻ. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.