Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm IF Trong Excel Cơ Bản Và Nâng Cao

Để hiểu rõ về cách sử dụng của hàm if trong excel từ cơ bản tới nâng cao thì. Trong bài viết này EVBN sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về hàm if là gì? cấu trúc như thế nào? và các ví dụ thược thế…

Mục đích của bài viết là giúp các bạn có thể có cái nhìn tổng quan về hàm if đồng thời bài  viết này sẽ giúp bạn có kiến thức logic hơn trong việc sử dụng các hàm trong excel một cách có hệ thống.

Như vậy để có thể sử dụng tốt hàm if cho công việc học tập, cũng như trong công viecj một cách thành thạo và có hiệu quả. Thì chắc các bạn sẽ cần tới bài viết này đây. Nào giờ thì hãy cùng mình đi tìm hiểu ngay nhé:

Hàm IF là gì?

Hàm IF trong excel là hàm tìm giá trị có điều kiện, cũng được dùng khi mà giá trị của một ô dựa vào giá trị của ô khác. Dựa vào sự logic số học sẽ cho kết quả phép toán của hàm này.

Trong cuộc sống ta hay nói nếu – thì (Nếu trời không mưa anh sẽ đón em đi công viên, Nếu trời mưa nhỏ thì anh sẽ đón em đi xem phim, nếu trời mưa to anh sẽ không tới đón em…) Đó là cách hiểu đơn giản nhất của hàm IF trong excel.

Ví dụ : 

Nếu học sinh đạt điểm trung bình môn học >=8.5 thì đạt học sinh giỏi, Nếu điểm trung bình >7.0 thì đạt học sinh khá, Nếu điểm trung bình >6.5 thì đạt học sinh trung bình….

Như vậy kết quả hàm IF trả về không chỉ cho ta có thể 2 mà rất nhiều kết quả, tùy thuộc vào mục đích và cách sử dụng của bạn.

Cấu trúc của hàm IF như thế nào?

Hàm IF có cấu trúc như sau:

cú pháp = IF (Biểu thức so sánh, Giá trị nếu biểu thức đúng, Giá trị nếu biểu thức sai)

Biểu thức so sánh: Ta đem giá trị của một ô excel so sánh với giá trị của một ô khác (Có thể cùng sheet hay ở sheet khác, có thể cùng file hoặc có thể 2 ô so sánh ở 2 file khác nhau)

Giá trị nếu biểu thức đúng: Kết quả mà bạn muốn trả về nếu biểu thức so sánh bên trên là đúng

Giá trị biểu thức sai: Kết quả mà bạn muốn trả về khi mà biểu thức bên trên là sai.

Ví dụ:

= IF( 3=4,”F”,”T”) —> vậy kết quả của phép tính này sẽ là “T”

Hàm IF cho phép chúng ta lồng ghép nhiều hàm với nhau, thông thường chúng ta không nên lồng quá nhiều hàm IF, sẽ dẫn tới sự khó kiểm soát tính đúng sai và phức tạp câu lệnh. Tới lúc đó ta có thể dùng hàm khác hoặc phương pháp khác ưu việt hơn.

Hàm này còn có ưu điểm là có thể kết nối với rất nhiều hàm khác để tìm kiếm kết quả và cho ra giá trị mà ta mong muốn. Chúng ta hay thấy hàm IF kết hợp với hàm AND, kết hợp với hàm OR, hàm VLOOKUP….

Để hiểu rõ hàm IF và cách dùng hàm này chúng ta cùng thực hành các bài tập liên quan từ cơ bản tới nâng cao các bạn nhé

Hàm IF Cơ Bản

Ta ứng dụng Hàm IF cơ bản để làm ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ: Ta có dữ liệu điểm số của các bạn học sinh lớp 3A như hình bên dưới. Yêu cầu điền dữ liệu vào ô kết quả xem bạn nào lên lớp và bạn nào ở lại lớp? 

vi dụ hàm if cơ bản

vi dụ hàm if cơ bản

Trong ví dụ trên, tại ô H4 ta gõ công thức như sau:

H4 = IF(G3>=5; “lên lớp”; “ở lại lớp”)

TRong đó:

IF: là hàm chúng ta dùng để tìm kiếm biểu thức đúng

“G3>=5”  : là Biểu thức chúng ta so sánh

“Lên lớp”: là giá trị sẽ trả về cho ta nếu biểu thức là đúng (TH này G3 >= 5)

“Ở lại lớp” : là giá trị sẽ trả về cho ta nếu biểu thức là Sai (TH này G3 < 5)

Sau khi được kết quả ở ô H4 ta coppy công thức xuống các ô H5 – H10 còn lại của bảng tính.

Với công thức trên ta có kết quả ở bảng sau:

hàm if cơ bản ví dụ 2

hàm if cơ bản ví dụ 2

Hàm IF Nâng Cao

Trong thực tế khi vận dụng hàm if vào giải quyết công việc, ta rất hay gặp phải trường hợp và khi dùng hàm IF đơn không thể cho ta kết quả mong muốn mà phải kết hợp nhiều hàm IF với nhau hoặc hàm IF với một số các hàm khác. Trường hợp sử dụng linh hoạt này  chính là cách chúng ta đang sử dụng hàm IF nâng cao.

Tiếp với ví dụ trên, yêu cầu bạn điền giá trị vào cột xếp loại?

—-> Lúc này công thức tại ô I4 chúng ta sử dụng như sau:

I4 = IF(G3>8,5;”giỏi”;IF(AND(G3>=7;G3<8,5);”Khá”;IF(AND(G3>=5;G3<6,9);”Trung Bình”;”Yếu”)))

TRong đó:

IF: là hàm chúng ta dùng để tìm kiếm biểu thức đúng

1- “G3>=8.5”; “giỏi” : là Biểu thức chúng ta so sánh; biểu thức “G3 lớn hơn hoặc bằng 8.5” là đúng trả về giá trị “Giỏi”

2- IF(AND(G3>=7;G3<8,5); “Khá” : Biểu thức này xảy khi “G3 không lớn hơn hoặc bằng 8.5” nhưng G3 thỏa mãn đồng thời là “G3>=7 và G3<8,5” thì giá trị trả về là “Khá”

3- IF(AND(G3>=5;G3<6,9): Nếu cả 2 điều kiện (1) và (2) nêu trên đều không đúng thì xét đến trường Hợp “(G3>=5 và G3<6,9) —-> Biểu thức này đúng thì trả về giá trị “Trung Bình”

4 – Cả 3 trường hợp nêu trên mà giá trị ở ô G3 đều không thỏa mãn thì giá trị trả về là  “Yếu”

Sau khi thực hiện thuật toán trên, ta được kết quả ở bảng dưới đây: 

hàm if nâng cao

hàm if nâng cao

Như vậy qua các hướng dẫn trên mình mong rằng các bạn có thể tự tìm hiểu và thực hành sử dụng thành thạo, linh hoạt từ cơ bản tới nâng cao hàm IF. Để phục vụ cho công việc học tập cũng như công việc hàng ngày của các bạn. Mình rất mong nhận được phản hồi của các bạn.

Ngoài ra mình cũng đã viết bài về cách sử dụng Hàm VLOOKUP từ cơ bản tới nâng cao các bạn có thể thao khảo thêm.

File hướng dẫn sử dụng hàm IF: Tại Đây

Dưới đây mình xin gửi tới các vạn video hướng dẫn sử dụng Hàm IF cơ bản còn nâng cao mình sẽ gửi lại sau:

 

Liên kết:Xổ số miền Bắc