Gợi ý 9 mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ hay và hiệu quả
Mục Lục
Những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ có thể giúp bé bớt quấy khóc, giảm đau trong và sau khi tiêm. Các mẹ hãy cùng chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids tìm hiểu về các mẹo này nhé!
1Mách mẹ 9 mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ
Mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu các mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ giúp giảm đau và giảm sốt sau:
Thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của trẻ
Việc tiêm chủng cho trẻ là cần thiết nhưng cũng có một số trường hợp chưa hoặc không thể tiêm phòng, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần liên hệ các cơ sở y tế hoặc bác sĩ nhi khoa để cung cấp thông tin và nhận tư vấn trước khi tiêm vắc-xin cho trẻ.
Một trong những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ là cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài nắng nhiều, đi chơi xa hay nghịch nước trong vài ngày trước khi tiêm để tránh trẻ bị nhiễm bệnh. Khi trẻ ốm thì phải dời lịch tiêm phòng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thêm.
Vệ sinh cho bé, chuẩn bị quần áo để đi tiêm
Tùy từng độ tuổi và loại mũi tiêm mà bác sĩ có thể tiêm ở bắp tay hoặc bắp chân. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để thuận tiện trong việc khám sàng lọc và tiêm phòng cho trẻ.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt ở vị trí sắp tiêm để tránh nhiễm trùng. Khi đi tiêm mang theo khăn và đồ vệ sinh cá nhân như bỉm trong trường hợp cần thiết.
Cha mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Ăn uống đầy đủ
Một trong những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ mà các bác sĩ thường khuyến nghị là việc ăn uống một cách vừa đủ. Cha mẹ cho bé ăn không quá no và cũng không được để bé đói bởi điều này có thể khiến bé bị tụt đường huyết sau tiêm chủng. Mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ để có sữa cho bé.
Cho trẻ ăn một quả trứng gà
Vấn đề chủng ngừa cúm ở trẻ em có dị ứng trứng gà đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu trên thế giới. Trong quá trình sản xuất vắc-xin cúm, người ta dùng phôi trứng gà để nuôi cấy virus nên trong thành phần vắc-xin có protein trứng gà.
Trẻ bị dị ứng thức ăn rất phổ biến, có mức độ dị ứng từ nhẹ đến nặng. Vì thế, trước khi tiêm phòng cúm cho trẻ, mẹ cần xác định trẻ có dị ứng với trứng hay không bằng cách cho ăn trứng gà, theo dõi và báo với người tiêm để họ cân nhắc.
Trẻ ăn trứng gà chín còn trứng gà trong vắc-xin là trứng gà sống. Trẻ thường chỉ ăn lòng đỏ trứng còn vắc-xin thì có albumin trong lòng trắng trứng. Do đó sẽ có những trường hợp trẻ ăn trứng gà bị dị ứng nhưng tiêm chủng cúm thì bình thường và ngược lại.
Ngoài ra, có những trường hợp trẻ bị dị ứng không phải do albumin mà do các thành phần khác của vắc xin như: protein còn sót, kháng sinh, chất ổn định, chất bảo quản, phức hợp bất hoạt virus and latex,… Nhưng ăn trứng gà vẫn là một mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng.
Ăn hoặc uống lá tía tô
Trẻ bị sốt hoặc sưng đau tại chỗ tiêm là một trong những phản ứng thông thường sau tiêm. Các biểu hiện này sẽ biến mất sau 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ sốt kéo dài nhiều ngày không khỏi.
Lá tía tô theo đông y là vị thuốc có tác dụng giải cảm, giải độc, trừ phong hàn và hạ sốt rất tốt. Trước khi đi tiêm phòng cho bé 3 ngày, mẹ nên ăn lá tía tô trong mỗi bữa cơm rồi cho con bú càng nhiều càng tốt, hoặc mẹ giã lá tía tô pha nước ấm rồi cho bé bú bình. Kháng sinh tự nhiên có trong lá tía tô sẽ giúp bé không bị sốt.
Có thể bạn quan tâm: ? Gợi ý cách hạ sốt hiệu quảTiêm 6 trong 1 có bị sốt không ? Gợi ý cách hạ sốt hiệu quả
Ăn tía tô là mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, giúp trẻ không sốt cao
Chú ý bảo quản sổ tiêm, giấy tờ quan trọng
Một mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ giúp đảm bảo tiêm đúng ngày, đủ liều là cha mẹ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sổ tiêm. Sau khi tiêm xong, cha mẹ cần kiểm tra kỹ các thông tin về mũi tiêm và thời gian tiêm có chính xác hay chưa nhằm tránh sai sót.
Tiêm chủng đúng lịch
Theo các chuyên gia về y khoa, nếu các mũi tiêm trễ, không đúng so với lịch tiêm phòng cho bé, quá xa so với mũi đầu, có thể khiến hiệu quả phòng bệnh bị giảm đi. Trong thời gian bị trễ tiêm, cơ thể của trẻ sẽ có lỗ hổng miễn dịch đối với căn bệnh đang cần tiêm ngừa và dễ mắc bệnh trong thời gian đó.
Vì vậy, mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ là cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm đúng ngày, đúng thời điểm tiêm mũi đầu hoặc mũi nhắc lại. Điều này giúp bé có hệ miễn dịch đảm bảo.
Giúp trẻ bình tĩnh
Cách giúp trẻ bình tĩnh cũng là một trong những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ mà cha mẹ cần biết. Trẻ em thường hay quấy khóc khi đến nơi đông người, nơi lạ, sợ bác sĩ, sợ bệnh viện. Cha mẹ cần nhẹ nhàng, âu yếm bé trước, trong và sau quá trình tiêm chủng.
Cha mẹ có thể mang theo những đồ chơi mà bé thích, một vài loại kẹo bé thường ăn để bé vui vẻ và không cáu. Việc đưa trẻ đi tiêm sớm hơn thời gian tiêm vài tiếng giúp trẻ có thời gian làm quen với nơi đông người.
Chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín
Một mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ nữa là cha mẹ cần chọn địa điểm tiêm phòng uy tín, gần nhà. Cha mẹ nên lựa chọn địa chỉ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh gần nhà vì trẻ nhỏ dễ bất an, việc tiêm chủng cần nhanh chóng để trở về nhà sớm.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bỏ túi những gói tiêm và
Mẹ bỏ túi những gói tiêm và bảng giá tiêm chủng cho trẻ mới nhất
2Những trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ
Mỗi loại vắc-xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Ví dụ: Khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc-xin này được tiêm trong khoảng tháng đầu tiên đến tháng thứ hai sau sinh.
Một trong những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ là cần theo dõi biểu hiện của trẻ vài ngày trước khi tiêm. Nếu trẻ có các biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy hay trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,… thì không nên tiêm phòng.
Đặc biệt lưu ý không được tiêm phòng khi trẻ đang bị sốt. Cha mẹ cần trao đổi cẩn thận với bác sĩ về việc tiêm phòng sau khi trẻ đã khỏi sốt.
Không tiêm phòng cho trẻ đang bị sốt
3Đôi lời từ AVAKids
Hy vọng với những thông tin trên đây từ AVAKids, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ để trẻ tiêm chủng được hiệu quả và ít tác dụng phụ. Các bài viết của AVAKids chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế chẩn đoán và chữa trị y khoa.
Quỳnh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm