Giới thiệu ngành truyền thông xã hội (social media) tại trường Swinburne

Social Media (mạng xã hội) ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Chúng ta ăn gì, làm gì, đi nghỉ ở đâu, hay chúng ta phản ứng như thế nào trước một sự kiện xã hội,… tất cả đều được phản ánh trên mạng xã hội. Chính vì vậy, truyền thông trên mạng xã hội đang có sức mạnh định hướng dư luận lớn hơn bao giờ hết và đã phát triển thành một ngành riêng: ngành truyền thông xã hội hay còn gọi là ngành social media. Hãy cùng Swinburne tìm hiểu về tổng quan thông tin ngành social media và các cơ hội nghề nghiệp nhé!

Social-media-01

Ngành truyền thông xã hội – Social media là gì?

Truyền thông xã hội (social media) có thể định nghĩa là truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… Truyền thông mạng xã hội là sự kết hợp giữa các nguyên tắc truyền thông, quảng cáo và công cụ marketing số (digital marketing) để lan tỏa thông điệp về một sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng trên mạng xã hội. Ngoài chức năng quảng bá về sản phẩm, thương hiệu, sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội còn có sức mạnh định hướng dư luận trước một sự kiện hay hiện tượng, chẳng hạn như tạo sự hào hứng trước ngày ra mắt một bộ phim hay xử lí khủng hoảng khi có khách hàng phản ánh trải nghiệm tiêu cực.

Vậy truyền thông xã hội là quảng cáo, truyền thông hay marketing?

Câu trả lời là cả ba. Truyền thông xã hội là sự kết hợp giữa yếu tố nghiên cứu thị trường để trả phí chạy ad của quảng cáo và digital marketing (paid media) và cộng hưởng, lan tỏa thông điệp một cách tự nhiên của truyền thông – quan hệ công chúng. Ngoài quảng bá và định hướng thương hiệu, truyền thông mạng xã hội còn hướng tới khía cạnh giải trí nhiều hơn.

du học trong nước

Đọc thêm: Ngành Truyền thông đa phương tiện tại Swinburne Việt Nam

Một số mảng công việc trong ngành truyền thông xã hội gồm có:

1. Sáng tạo nội dung

Trên một nền tảng có hàng ngàn thông tin cạnh tranh với nhau, nội dung thú vị là điều mấu chốt để thu hút khán giả. Nội dung càng độc đáo, giải trí hay hữu ích sẽ càng để lại dấu ấn cho người xem. Người làm nội dung (content creator) có thể sáng tạo theo dạng chữ (bài viết, post, truyện ngắn, blog) hay video (video giải trí, vlog chia sẻ, livestream, music video,

2. Thiết kế trải nghiệm người dùng

Vì ở trên nền tảng số, phần lớn tương tác của người dùng sẽ ở tại trang web, tài khoản mạng xã hội hoặc ứng dụng của tổ chức/doanh nghiệp. Vì vậy, thiết kế giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng dựa trên trải nghiệm người dùng (UX/UI design) cũng là một yếu tố quan trọng để tăng tương tác và giữ chân khách hàng.

3. Sản xuất

Video và hình ảnh là hai yếu tố đặc biệt quan trọng của truyền thông xã hội. Người làm công việc sản xuất sẽ cần những kỹ năng về quay dựng video, chỉnh sửa hình ảnh, cắt ghép nội dung, chụp hình,… để tạo nên những sản phẩm video chất lượng.

4. Nghiên cứu thị trường và quảng cáo số

Mảng việc này đòi hỏi các kỹ năng nghiên cứu và phân tích tương tự như vị trí account planning trong quảng cáo để có thể tìm được những insight (“sự thấu hiểu”) người dùng, từ đó có những chiến lược chạy quảng cáo trên mạng xã hội phù hợp. Người làm việc trong lĩnh vực này cần thông thạo nhiều công cụ digital marketing như Google Analytics, Facebook Ads, các công cụ SEO,…

5. Influencer marketing (truyền thông ảnh hưởng)

Trên mạng xã hội, những KOL (key opinion leader – người có ảnh hưởng) có sức thuyết phục rất lớn đối trong cộng đồng người theo dõi họ. Vì vậy, truyền thông qua KOL hay còn gọi là influencer marketing đang là một lĩnh vực rất “hot.” Những người làm trong lĩnh vực này có thể tự xây dựng thương hiệu của mình và thu hút người theo dõi khi chia sẻ và sáng tạo nội dung về một chủ đề nào đó (làm đẹp, giáo dục, thể thao,…) hoặc nghiên cứu và liên hệ booking với các KOLs phù hợp để lan tỏa thương hiệu của mình.

Social-media 02

Cơ hội nghề nghiệp

Cơ hội việc làm tương lai với mức thu nhập ấn tượng của sinh viên chuyên ngành truyền thông xã hội sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền thông đều cần ứng viên có kiến thức chuyên môn cùng khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cùng kỹ năng làm việc của công dân toàn cầu. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau ngoài những mảng việc kể trên.

Các vị trí có thể kể đến như cán bộ, chuyên gia quản lý, điều hành trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo, truyền thông và tổ chức sự kiện; cán bộ, chuyên gia quản lý vận hành các nền tảng số(digital platform) liên quan tới quảng cáo, chăm sóc dịch vụ khách hàng.

du học truuyền thông

Tham khảo thêm: Cẩm nang du học ngành Quan hệ công chúng tại đây

Những tố chất cần phải có để trở thành một sinh viên ngành Truyền thông xã hội

1. Ưa thích các hoạt động, sự kiện

Yếu tố đầu tiên không thể thiếu của dân truyền thông (PR) là gì? Đó là một người hướng ngoại, yêu thích các hoạt động sự kiện. Bạn thường tham gia các hoạt động, sự kiện, câu lạc bộ ngay khi còn trên ghế nhà trường?

Bạn có sự tự tin về bản thân như các tài năng, kỹ năng lẻ hoặc đã từng giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hướng các hoạt động? Đây đều là một phần không nhỏ góp nên niềm đam mê cũng như tố chất cần có của dân PR đấy.

2. Thích viết ra những ý tưởng cho các sự kiện hoặc hoạt động nào đó

Những kỹ năng cần có đối với PR là gì? Đối với PR, bạn không chỉ cần có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp tốt mà bạn cần phải có khả năng viết tốt. Công việc PR đòi hỏi bạn phải viết được kịch bản quảng cáo, viết bài PR, thông cáo báo chí, kế hoạch truyền thông,… để thu hút được sự chú ý từ đông đảo công chúng.

Bạn phải là người sáng tạo để đưa ra những ý tưởng độc đáo giúp thương hiệu nổi tiếng và được công chúng nhận diện. Với những sự độc đáo trong nội dung quảng bá sản phẩm, thương hiệu của bạn sẽ trở nên hấp dẫn, chiếm được tình cảm, sự tin tưởng từ công chúng từ đó thay đổi hành vi mua hàng của họ. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong PR.

3. Nhanh nhạy với những tin tức hoặc các sự kiện xảy ra xung quanh mình

Bạn cần là người luôn cập nhật, nhanh nhạy để kịp thời nắm bắt những thông tin “hot”, sự kiện đang xảy ra được mọi người quan tâm, hơn thế nữa bạn còn là một người đón đầu xu hướng để nhanh chóng thu hút công chúng quan tâm đến thương hiệu của bạn. Từ đó đẩy mạnh các nội dung, thông điệp đặc biệt để lan tỏa tới nhiều người hơn.

4. Kỹ năng giao tiếp tốt

Truyền thông là quá trình các bên giao tiếp, tương tác, do đó một trong những kỹ năng của người làm truyền thông giỏi đó chính là kỹ năng giao tiếp, kết nối tốt, sự khéo léo, nhạy bén và thấu hiểu tâm lý con người, biết cương nhu khi đàm phán, tạo nét thu hút khi thuyết trình để khách hàng tin tưởng giao chiến dịch, sự kiện cho bạn làm.

5. Sự sáng tạo và nhạy bén

Truyền thông là ngành đòi hỏi tính sáng tạo rất lớn, bởi để có thể tạo nên những nội dung hấp dẫn, thú vị và “viral”, người làm truyền thông cần liên tục tìm ra những phương thức mới lạ, độc đáo chưa ai làm. Có thể nói sáng tạo và nhạy bén là phẩm chất của người làm truyền thông xuất chúng và là chìa khóa để thành công trong ngành truyền thông

6. Kỹ năng tổ chức và quản lý

Truyền thông xã hội

Một chiến dịch truyền thông marketing hay truyền thông thương hiệu đều bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, do đó tố chất của người làm truyền thông giỏi đó là khả năng tổ chức, sắp xếp, lập kế hoạch và phân công công việc một cách hợp lý, từ đó tối ưu hóa ngồn lực và khiến dòng chảy công việc (work flow) thông suốt

7. Không đặt cái tôi của mình quá cao

Cái cần của PR là gì? Đó là cần cái “tôi” sáng tạo nhưng lại cần cả kỹ năng làm việc nhóm. Vì để làm một chiến dịch truyền thông tốt tất nhiên không chỉ có 1 người mà cần sự hợp tác của rất nhiều người, nhiều bên.

Do đó khi làm việc nhóm bạn cần giảm bớt cái “tôi” của mình lại, lắng nghe và đóng góp ý kiến một cách tích cực, không nên bảo thủ với ý kiến riêng của mình. Đó là những kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành PR này.

Ngành truyền thông xã hội học gì?

 Thông thường, các chương trình đào tạo chuyên ngành Truyền thông xã hội – Social media sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng về truyền thông, media, tổng quan về marketing và cách thức vận hành và vai trò của mạng xã hội tới cộng đồng.

Khi đi sâu vào chuyên ngành, sinh viên sẽ được học các môn nâng cao như sáng tạo nội dung, thiết kế, đạo đức ngành, những vấn đề với mạng xã hội,… Tùy vào sở thích và thế mạnh cá nhân, sinh viên sẽ theo học các môn chuyên đề để nâng cao kỹ năng theo các mảng việc như đã kể trên hoặc chuyên sâu hơn về lĩnh vực quảng cáo/quan hệ công chúng.

Học Truyền thông xã hội – Social media tại Swinburne

Ngành Social Media của Swinburne University of Technology được xếp hạng 151 theo ngành học (QS2020) trên thế giới. Sinh viên học chuyên ngành Truyền thông xã hội sau khi ra trường sẽ có những kỹ năng để thành công trong sự nghiệp:

  • Phát triển những kiến thức, khái niệm cùng những kỹ năng liên quan đến chuyên môn.
  • Đóng góp và thực hiện những đóng góp trong việc giải quyết các vấn đề và đưa ra các quyết định phù hợp.
  • Phát triển các nội dung (content) và ứng dụng các kênh truyền thông mạng xã hội hiệu quả.
  • Khả năng hòa nhập, làm việc và cộng tác trong nhiều nhóm khác nhau.
  • Xây dựng các giải pháp sáng tạo phù hợp với mục đích và thể hiện nhận thức về truyền thông.
  • Hiểu rõ và phản ánh các vấn đề xã hội, văn hóa, luật pháp, v.v đến truyền thông trong bối cảnh hội nhập. 
  • Thể hiện sự hiểu biết về người tiêu dùng thông qua việc diễn giải và truyền đạt các ý tưởng trong nhiều bối cảnh.
  • Giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng tiếng Anh viết và nói trong bối cảnh chuyên nghiệp.

swinburne tuyển sinh

Ngoài ra, Swinburne Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam để mang đến cho sinh viên những trải nghiệm thực tế. Đây là cơ hội để sinh viên được làm việc trong các dự án thực tế. Trong các dự án, sinh viên sẽ giải quyết những thách thức của doanh nghiệp từ đó đạt được các kỹ năng chuyên môn.

Hãy theo dõi fanpage Swinburne Việt Nam để cập nhật những thông tin mới nhất và bổ ích về ngành học truyền thông xã hội cũng như xu hướng nghề nghiệp, bạn nhé! 

tuyển sinh swb