GIỚI THIỆU CHUNG KIM BẢNG – TỈNH HÀ NAM – HỆ THỐNG GỬI CÔNG VĂN – HUYỆN ỦY KIM BẢNG

Huyện Kim Bảng là huyện nằm ở phía tây bắc thuộc tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Huyện có diện tích: 18.487,2 ha

Huyện Kim bảng gồm 2 thị trấn: Ba Sao và Quế cùng với 16 xã

 

      Vị trí địa lý

      Huyện Kim Bảng cách Hà Nội khoảng 60 km, vị trí địa lý vào khoảng 20 độ 3 vĩ độ bắc, 105 độ 30 kinh độ đông. Phía bắc Kim Bảng giáp với các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức (Hà Nội), phía tây Kim Bảng giáp với huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía đông Kim Bảng giáp với huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý, phía nam Kim Bảng giáp với huyện Thanh Liêm.

 

      Lịch sử

Từ đời Trần trở về trước Huyện Kim Bảng gọi là Cổ Bảng thuộc châu Lỵ Nhân. Đời Trần Huyện Kim Bảng thuộc lộ Thiên Trường. 

Năm 1397 năm Quang Thái 10 huyện Kim Bảng thuộc trấn Thiên Trường. 

Năm 1446 năm Quang Thuận 7 triều đình bỏ trấn dặt thừa tuyên, huyện Kim Bảng thuộc thừa tuyên Thiên Trường.

Năm 1469 năm Quang Thuận 10 vua Lê Thánh Tông cho đổi Thiên Trường thành Sơn Nam, huyện Kim Bảng thuộc thừa tuyên Sơn Nam.

Năm 1490 năm Hồng Đức 21 triều đình bỏ thừa tuyên đặt xứ, huyện Kim Bảng thuộc xứ Sơn Nam.

Năm 1741 năm Cảnh Hưng 2 Triều đình bỏ xứ, đặt lộ, chia Sơn Nam thành 2 lộ: Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Huyện Kim Bảng thuộc Sơn Nam Thượng.

năm 1788-1802 vào thời Đời Tây Sơn huyện Kim Bảng thuộc trấn Sơn Nam Thượng

Năm 1804 năm Gia Long 3 huyện Kim Bảng thuộc trấn Sơn Nam.

Năm 1831 Minh Mệnh 12 Triều đình thành lập tỉnh Hà Nội, Kim Bảng, phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.

Năm 1890 phủ Lý Nhân được tách ra lập thành một tỉnh riêng lấy tên là Hà Nam, huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam.

Thị trấn Quế-thị trấn huyện lỵ huyện Kim Bảng-năm 1986 được thành lập từ diện tích của xã Kim Bình, xã Văn xá và xã Ngọc Sơn.

Các xã Phù Vân và Châu Sơn năm 2008 được sáp nhập vào thị xã Phú Lý.

Chuyển xã Ba Sao thành thị trấn Ba Sao năm 2009.

Một phần diện tích và dân số của huyện Kim Bảng năm 2013 gồm diện tích tự nhiên dân số của (xã Kim Bình; xã Thanh Sơn) về thành phố Phủ Lý.

 

      Điều kiện tự nhiên

      Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng. Phía bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét.

      Kim Bảng khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

      Tổng diện tích đất nông nghiệp của chiếm 42,3%; đất lâm nghiệp 32%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 3,3% và đất chưa sử dụng 9,8%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

      Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, không tốt, mọc trên đồi núi đá. Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả như nhãn, vải, na,…

      Huyện Kim Bảng có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, có thể khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp. Trữ lượng đá vôi ở Kim Bảng có khoảng 162 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Bút Phong (xã Thi Sơn) và Hồng Sơn (xã Thanh Sơn), là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ở xã Thanh Sơn và xã Tân Sơn còn có mỏ đôlômit, trữ lượng gần 100 triệu tấn. Ở Ba Sao có vùng than bùn với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5-1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám.

      Có quốc lộ 21B, quốc lộ 21A, quốc lộ 38 chạy qua.

 

Du lịch

Cô Đôi

Ngũ Động Sơn

Động Bà Lê

Động Thuỷ

Cụm du lịch Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn

Khu du lịch Tam Chúc 

Núi Ngọc

Chùa bà Đanh

Di tích lịch sử văn hóa Núi Cấm

Đền thờ bà Lê Chân

Bát cảnh sơn