Giới thiệu bộ môn Công tác xã hội | Khoa Khoa học xã hội và Hành vi

Giới thiệu bộ môn Công tác xã hội

  1. Năm thành lập

Bộ môn Công tác xã hội được thành lập căn cứ Quyết định số 6221/QĐ-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và hoạt động của Trường Đại học Y tế Công cộng. Bộ môn Công tác xã hội có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Khoa và lãnh đạo Trường triển khai các hoạt động đào tạo công tác xã hội.

  1. Đào tạo
    1. Trình độ đào tạo: Đại học
    2. Mã ngành đào tạo: Cử nhân Công tác xã hội
    3. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
    4. Mục tiêu đào tạo

Chương trình cử nhân Công tác xã hội đào tạo những cử nhân Công tác xã hội có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản về y học, công tác xã hội, công tác xã hội trong bệnh viện để tạo lập mối quan hệ, thu thập thông tin, phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề ưu tiên của đối tượng, lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong việc trợ giúp đối tượng tại nơi công tác; có khả năng tự học, học tập liên tục để góp phần bảo đảm quyền con người và tính công bằng trong xã hội. Ngoài cơ hội việc làm chính trong bệnh viện, sinh viên còn có khả năng làm việc trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội; trường học; viện nghiên cứu; và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

  1. Giảng dạy

Bộ môn tham gia điều phối, giảng dạy các môn học liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội như: An sinh xã hội; Chính sách xã hội; Đại cương công tác xã hội; Công tác xã hội với cá nhân và gia đình; Thực hành công tác xã hội với cá nhân; Công tác xã hội với nhóm; Thực hành công tác xã hội với nhóm; Phát triển cộng đồng; Thực hành phát triển cộng đồng; Quản lý trường hợp trong công tác xã hội; Quản trị ngành công tác xã hội; Tham vấn trong công tác xã hội; Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe  trẻ em; Công tác xã hội trong bệnh viện; Truyền thông trong công tác xã hội; Xây dựng và quản lý dự án trong công tác xã hội.

Ngoài ra Bộ môn đã và đang phối hợp, cộng tác với các đối tác trong nước và quốc tế trong các hoạt động giảng dạy, tập huấn lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực, tư vấn chuyên môn, nghiên cứu các chủ đề mang tính liên ngành liên quan đến lĩnh vực Công tác xã hội đặc biệt là Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế.

4. Các chuẩn đầu ra và tiêu chí cụ thể sau khi tốt nghiệp

Chương trình có 9 chuẩn đầu ra và 31 tiêu chí cụ thể tương ứng như sau:

Chuẩn 1 (KT). Mô tả những kiến thức cơ bản về y học: thống kê, tin học cơ bản; dịch tễ cơ bản; dinh dưỡng; phục hồi chức năng; giáo dục và nâng cao sức khỏe; tổ chức và quản lý hệ thống y tế.

1.1. Mô tả những nội dung cơ bản về y học để làm nền tảng tiếp cận học tập, nghiên cứu, thực hành về công tác xã hội, đặc biệt công tác xã hội trong bệnh viện.

1.2. Mô tả những nội dung cơ bản về thống kê, dịch tễ, giáo dục-nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, phục hồi chức năng, tổ chức và quản lý hệ thống y tế.

1.3. Tóm tắt cách sử dụng máy tính để truy cập internet, tìm kiếm thông tin, trình bày văn bản, phân tích số liệu bằng các phần mềm thông dụng, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin, học tập, nghiên cứu, thực hành về công tác xã hội hiệu quả, đặc biệt công tác xã hội trong bệnh viện.

Chuẩn 2 (KT). Diễn giải những kiến thức về tâm lý – xã hội, an sinh xã hội và chính sách xã hội

  2.1. Phiên giải những kiến thức về tâm lý học và tâm lý học sức khỏe.

  2.2. Giải thích những kiến thức về xã hội học, xã hội học sức khỏe, nhân học, giới và phát triển.

  2.3. Tóm tắt những kiến thức về an sinh xã hội trong việc trợ giúp các nhóm đối tượng khác nhau.

  2.4. Xác định những chính sách xã hội phù hợp trong việc trợ giúp các nhóm đối tượng khác nhau.

Chuẩn 3 (KT). Diễn giải những kiến thức nền tảng của công tác xã hội và các hướng tiếp cận làm việc trong công tác xã hội

3.1. Tóm tắt những kiến thức nền tảng của công tác xã hội như: giá trị đạo đức và nguyên tắc trong công tác xã hội; một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội; các lĩnh vực công tác xã hội và hệ thống cơ quan tổ chức thực hiện công tác xã hội; chính sách pháp luật về nghề công tác xã hội Việt Nam

3.2. Phiên giải các hướng tiếp cận làm việc trong công tác xã hội như: công tác xã hội với cá nhân và gia đình, công tác xã hội với nhóm, phát triển cộng đồng, tham vấn tâm lý, quản trị công tác xã hội, và truyền thông trong công tác xã hội.

Chuẩn 4 (KT). Diễn giải những kiến thức về công tác xã hội trong bệnh viện

4.1. Tóm tắt các hoạt động, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp với người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

4.2. Nhận biết một số chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác xã hội trong bệnh viện.

4.3. Mô tả một số phương pháp can thiệp của công tác xã hội trong việc trợ giúp với người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

Chuẩn 5 (KN). Áp dụng nhóm kỹ năng giao tiếp trong việc trợ giúp đối tượng, đặc biệt đối với người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế

5.1. Thực hiện nhóm kỹ năng giao tiếp (quan sát, lắng nghe, xử lý sự im lặng, phản hồi, thấu cảm, đặt câu hỏi, tự bộc lộ…) trong việc trợ giúp các đối tượng khác nhau.

5.2. Thực hiện nhóm kỹ năng giao tiếp (quan sát, lắng nghe, xử lý sự im lặng, phản hồi, thấu cảm, đặt câu hỏi, tự bộc lộ…) trong việc trợ giúp người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

Chuẩn 6 (KN). Áp dụng nhóm kỹ năng điều phối và lãnh đạo trong việc trợ giúp đối tượng, đặc biệt đối với người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế

6.1. Thực hiện nhóm kỹ năng điều phối và lãnh đạo (cung cấp thông tin, vận động và kết nối nguồn lực, thỏa thuận, điều phối, lãnh đạo, tạo lập liên hệ giữa các thành viên trong nhóm, biện hộ…) trong việc trợ giúp các đối tượng khác nhau.

6.2. Thực hiện nhóm kỹ năng điều phối và lãnh đạo (cung cấp thông tin, vận động và kết nối nguồn lực, thỏa thuận, điều phối, lãnh đạo, tạo lập liên hệ giữa các thành viên trong nhóm, biện hộ…) trong việc trợ giúp người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

Chuẩn 7 (KN). Áp dụng các kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội để thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong việc trợ giúp người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế tại bệnh viện

7.1. Thực hiện hoạt động hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

7.2. Thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bệnh và người nhà người bệnh.

7.3. Thực hiện hoạt động vận động tiếp nhận tài trợ cho người bệnh và người nhà người bệnh.

7.4. Thực hiện hoạt động hỗ trợ nhân viên y tế.

7.5. Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên y tế và sinh viên thực hành, thực tập tại đơn vị.

7.6. Thực hiện tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện

7.7. Thực hiện tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).

7.8. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm mô tả, thiết kế, thu thập số liệu, phân tích số liệu và báo cáo các vấn đề của công tác xã hội trong bệnh viện.

7.9. Thực hiện giao tiếp một cách cơ bản với người nước ngoài trong bệnh viện và sử dụng tin học một cách thành thạo trong công việc.

Chuẩn 8 (). Tôn trọng triết lý, giá trị nghề nghiệp của công tác xã hội và công tác xã hội trong bệnh viện; lắng nghe ý kiến của các bên có liên quan về nhu cầu của đối tượng và các hoạt động trợ giúp

8.1. Tôn trọng triết lý, giá trị nghề nghiệp của công tác xã hội, công tác xã hội trong bệnh viện: mục tiêu cao nhất vì lợi ích của đối tượng; chấp nhận sự khác biệt; xác định các biện pháp trợ giúp dựa trên nhu cầu của đối tượng; thu hút sự tham gia và trao quyền cho đối tượng; đảm bảo tính bí mật thông tin của đối tượng; và tự ý thức về bản thân.

8.2. Lắng nghe ý kiến của các bên có liên quan trong quá trình xác định nhu cầu của đối tượng và các hoạt động trợ giúp.

Chuẩn 9 (). Chủ động học tập và phát triển chuyên môn nghề nghiệp liên tục

9.1. Nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác xã hội và công tác xã hội trong bệnh viện.

9.2. Chủ động ứng dụng kiến thức, kĩ năng tích lũy được vào công việc và học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn CTXH trong nước và quốc tế.

9.3. Chủ động trao đổi, chia sẻ thông tin, quan điểm trong quá trình công tác nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

9.4. Tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo liên tục nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp tại nơi làm việc.

5. Nơi làm việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp

 – Phòng/Tổ công tác xã hội tại các bệnh viện tuyến Trung ương, Tỉnh, quận/huyện.

– Bộ Y tế; Sở Y tế; Trung tâm Y tế.

– Bộ Lao động, Thương binh & Xã Hội; Sở Lao động, Thương binh & Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh & Xã hội; các cơ sở xã hội (Trung tâm công tác xã hội, trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở điều trị nghiện ma túy…)

– Các trung tâm tham vấn tâm lý; đơn vị can thiệp sớm & giáo dục công lập và tư nhân.

– Các tổ chức Phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe.

– Các trường học và các tổ chức chính trị – xã hội.

– Các Viện nghiên cứu và Trung tâm nghiên cứu về công tác xã hội.

– Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo công tác xã hội.

Liên hệ

Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Khoa học xã hội – Hành vi

Phòng 424 Nhà A

Số 1A  Đường Đức Thắng – Phường Đức Thắng – Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 091 517 0715 hoặc 097 582 1917