GIỜ HÀNH CHÍNH LÀ GÌ? GIỜ HÀNH CHÍNH LÀ MẤY GIỜ?

GIỜ HÀNH CHÍNH LÀ GÌ? GIỜ HÀNH CHÍNH LÀ MẤY GIỜ?

Giờ hành chính là khoảng thời gian trong ngày mà các cơ quan, tổ chức, và doanh nghiệp hoạt động chính thức. Thời gian giờ hành chính thường được quy định và thống nhất để đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động và giao tiếp giữa các tổ chức và cá nhân.

Thời gian giờ hành chính thường bắt đầu vào buổi sáng và kết thúc vào buổi chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Thời gian bắt đầu và kết thúc có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia hoặc tổ chức. Thông thường, giờ hành chính bắt đầu từ khoảng 8 giờ sáng đến 9 giờ sáng và kết thúc từ khoảng 17 giờ chiều đến 18 giờ chiều.

Các ngày làm việc trong giờ hành chính thường là từ thứ Hai đến thứ Sáu, tạo thành một tuần làm việc 5 ngày. Trong suốt khoảng thời gian này, nhân viên và người lao động tham gia vào các hoạt động công việc, dịch vụ, và sản xuất chính thức của tổ chức.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhất là trong môi trường kinh doanh và dịch vụ, có thể có sự linh hoạt trong lịch làm việc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.

1. Giờ hành chính là gì? Giờ hành chính là mấy giờ?
Giờ hành chính là thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như doanh nghiệp.
Tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc như sau:
“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”
Theo cách hiểu hiện nay thì giờ hành chính được tính 08 giờ/ngày. Giờ hành chính này sẽ không kể thời gian nghỉ trưa.
Thông thường, giờ hành chính trong các cơ quan, doanh nghiệp thường chia thành 2 buổi sáng, chiều:
– Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 12 giờ.
– Buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
– Trong một tuần, thời gian làm việc thường kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ vào 2 ngày cuối tuần (hoặc làm việc đến thứ bảy và nghỉ ngày chủ nhật).
Tuy nhiên, giờ hành chính áp dụng với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch khác nhau hoặc chênh lệch theo mùa nhưng đảm bảo tối đa 8 giờ/ngày.
—–
2. Quy định về giờ hành chính nhà nước
Nhìn chung, giờ hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng tương tự giờ làm việc với đa phần các doanh nghiệp là tối đa 08 tiếng/ngày. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước có khung giờ làm việc cố định riêng.
Đơn cử tại TPHCM, quy định về giờ hành chính nhà nước được đề cập tại Quyết định 67/2017/QĐ-UBND, cụ thể:
– Giờ hành chính nhà nước buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
– Giờ hành chính nhà nước buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Giờ làm việc hành chính này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
Lưu ý: Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 32/2010/QĐ-UBND thì giờ hành chính nhà nước bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
—–
3. Thời gian làm thêm giờ ngoài giờ hành chính
Theo Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Theo khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15, doanh nghiệp sẽ được phép huy động người lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Có sự đồng ý của người lao động.
(2) Có nhu cầu sử dụng lao động làm thêm đến 300 giờ/năm với:
– Một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp được sử dụng lao động làm thêm 300 giờ/năm như sản xuất, gia công hàng dệt, may; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông…: Không giới hạn đối tượng người lao động.
– Các trường hợp còn lại không được huy động người lao động làm thêm 300 giờ/năm:
+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
+ Người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm từ 51%, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.
+ Người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (trường hợp làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).
+ Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(K-B)