Giờ Hành Chính Là Gì? Các NHKS Làm Việc Theo Giờ Nào?
Giờ Hành Chính Là Gì? Các NHKS Làm Việc Theo Giờ Nào?
Nhà hàng và khách sạn thường làm việc theo giờ không cố định và tuỳ thuộc vào loại hình hoạt động của từng cơ sở và quy định của quốc gia hoặc khu vực. Dưới đây là một tổng quan về giờ làm việc thông thường của nhà hàng và khách sạn:
- Nhà hàng: Thời gian làm việc của nhà hàng có thể khá đa dạng, tùy thuộc vào loại hình dịch vụ, vị trí địa lý và chính sách của từng nhà hàng. Những nhà hàng phục vụ bữa sáng thường mở cửa sớm vào buổi sáng từ khoảng 7h00-8h00 và đóng cửa vào buổi tối từ khoảng 22h00-23h00. Nhà hàng cung cấp dịch vụ suốt cả ngày có thể hoạt động từ sáng sớm đến đêm muộn.
- Khách sạn: Giờ làm việc của khách sạn thường linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lễ tân và các dịch vụ khách sạn cần hoạt động 24/7 để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt và nhu cầu của khách hàng. Các nhân viên bảo vệ và dịch vụ vận hành có thể làm ca đêm để đảm bảo an ninh và hoạt động của khách sạn 24/7.
Lưu ý rằng, các quy định và giờ làm việc cụ thể của nhà hàng và khách sạn có thể khác nhau tùy theo quốc gia, khu vực và chính sách của từng doanh nghiệp. Nên tra cứu các quy định và luật pháp liên quan của quốc gia hoặc địa phương nơi bạn đang sống hoặc làm việc để biết rõ hơn về giờ làm việc của nhà hàng và khách sạn.
Giờ hành chính là gì? Các vị trí trong nhà hàng, khách sạn làm việc theo giờ nào? Đây là thắc mắc khá phổ biến của nhiều ứng viên ngành Nhà hàng – Khách sạn. Bài viết này, Chefjob sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc làm giờ hành chính.
Nếu như thời sinh viên, bạn đi làm bán thời gian để vừa học vừa làm, kiếm thêm thu nhập thì khi đi làm chính thức, chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến cụm từ giờ hành chính. Vậy giờ hành chính là gì? Đối với ngành Nhà hàng – Khách sạn thì các vị trí làm việc theo giờ nào?
Giờ hành chính là gì?
Giờ hành chính (Office Hours) là cách gọi giờ làm việc của một ngày, giờ hành chính được tính 8 tiếng làm việc không kể thời gian nghỉ trưa, còn việc quy định từ mấy giờ đến mấy giờ tùy thuộc vào tính chất công việc của cơ quan, tổ chức.
Giờ hành chính là cách gọi giờ làm việc của một ngày, được tính 8 tiếng làm việc không kể thời gian nghỉ trưa – Ảnh: Internet
Để đảm bảo quyền lợi người lao động, Bộ luật Lao động 2012 đã có quy định cụ thể về thời giờ làm việc, theo đó, Điều 104 Bộ luật lao động quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
- Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
Trên cơ sở quy định giờ hành chính, người sử dụng lao động có thể áp dụng khung giờ làm thêm, tăng ca phù hợp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.
Thời gian làm việc hành chính, làm thêm giờ… đều phải tuân theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động – Ảnh: Internet
Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, do tính chất đặc thù thiên về dịch vụ, phục vụ khách hàng nên thời gian làm việc khá linh động, tùy thuộc vào công việc của các bộ phận. Bên cạnh một số vị trí làm việc theo ca, bán thời gian như nhân viên Phục vụ, Phụ bếp, nhân viên Pha chế… thì vẫn có nhiều vị trí làm việc giờ hành chính, nhằm đảm bảo toàn bộ hoạt động của nhà hàng, khách sạn diễn ra thuận lợi.
Vị trí nào trong nhà hàng, khách sạn làm việc giờ hành chính?
1. Nhân viên Đặt phòng:
Nhân viên Đặt phòng tiếp nhận và xử lý thông tin đặt phòng của khách thông qua nhiều nguồn khác nhau: Các đại lý trung gian (đại lý du lịch, hãng lữ hành, hãng hàng không…), hệ thống website khách sạn, đặt qua điện thoại, khách đến trực tiếp tại quầy… Tổng hợp danh sách khách đặt phòng và chuyển sang bộ phận Lễ tân để chuẩn bị đón tiếp khách chu đáo.
Nhân viên Đặt phòng khách sạn làm việc theo giờ hành chính – Ảnh: Internet
2. Các vị trí Sales (Sales manager, Sales TA & OTA, Sales Corporate, nhân viên sales tiệc/ hội nghị…):
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho nhà hàng, khách sạn, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng, khách sạn và theo dõi việc triển khai thực hiện hợp đồng, chăm sóc khách hàng.
3. Nhân viên Marketing:
Nhân viên Marketing đảm nhận công việc lập và triển khai thực hiện các kế hoạch quảng bá thương hiệu nhà hàng, khách sạn, các chương trình khuyến mãi, quảng cáo dịch vụ của đơn đơn vị. Đồng thời tiến hành triển khai thực hiện chương trình Marketing online để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng. Vị trí này còn phụ trách quản lý website, fanpage nhà hàng, khách sạn…
4. Nhân viên Truyền thông:
Lập và triển khai các kế hoạch PR để quảng bá hình ảnh khách sạn, thực hiện bài PR, SEO… đăng tải lên websiet khách sạn, báo đài. Nhân viên Truyền thông cũng sẽ lên ý tưởng, lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện cho khách hàng hay nội bộ khách sạn.
5. Nhân viên thuộc bộ phận Nhân sự
Bộ phận nhân sự được chia thành ba bộ phận chức năng nhỏ hơn: Khâu tuyển mộ nhân viên, khâu đào tạo và khâu quản lý phúc lợi. Nhân viên thuộc bộ phận Nhân sự sẽ là người chịu trách nhiệm trách nhiệm tuyển dụng nhân sự theo nhu cầu nhà hàng, khách sạn, lập và triển khai kế hoạch đào tạo nhân sự, tính toán và chi trả lương, thưởng cho cán bộ nhân viên…
6. Nhân viên thuộc bộ phận Kế toán
Nhân viên thuộc bộ phận Kế toán đảm nhận nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm hoạch toán kế toán, kiểm soát thu – chi, vấn đề tài chính của nhà hàng, khách sạn.
7. Các vị trí quản lý trong khách sạn: Giám đốc điều hành khách sạn, Front Officer Manager, F&B Manager, Housekeeping Manager…
Đây là những vị trí cấp cao quan trọng để điều hành toàn bộ hoạt động của nhà hàng, khách sạn hoặc bộ phận mình phụ trách: Đón tiếp khách VIP, giải quyết các yêu cầu, phàn nàn của khách mà nhân viên không xử lý được và tham gia tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự cho nhà hàng, khách sạn…
Đó là một thông tin về làm việc giờ hành chính, các vị trí trong nhà hàng, khách sạn làm việc giờ hành chính mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn vấn đề này. Nếu bạn cũng đang có ý định làm tìm một công việc toàn thời gian, làm giờ hành chính tại nhà hàng, khách sạn, đừng quên theo dõi các thông tin tuyển dụng từ Chefjob.