Giấy phép kinh doanh là gì? Quy định, đặc điểm, thủ tục đăng ký

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ rất quan trọng cần có đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy giấy phép kinh doanh là gì? Quy định về giấy phép kinh doanh theo pháp luật hiện hành như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây!

 

Giấy phép kinh doanh là gì?

Có thể hiểu, giấy phép kinh doanh là văn bản cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh của ngành nghề đăng ký theo quy định của pháp luật.

Giấy phép kinh doanh tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh:

  • Giấy phép kinh doanh là Business license.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Business Registration Certificate.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Enterprise Registration Certificate.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là Investment Registration Certificate.

 

Khái niệm giấy phép kinh doanh là gì

Giấy phép kinh doanh là gì?

 

Thực chất, giấy phép kinh doanh là một trong những cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức được phép hoạt động trong một số ngành nghề nhất định. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, ngành nghề đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ không hạn chế trừ những trường hợp ngành nghề có điều kiện.

Đặc điểm của giấy phép kinh doanh

Về mặt ý nghĩa pháp lý

Xét về mặt pháp lý, giấy phép kinh doanh thể hiện những ý nghĩa sau đây:

  • Là sự công nhận, cho phép hoạt động của cơ quan quản lý.
  • Là minh chứng quyền kinh doanh của công dân.
  • Là cơ chế đề nghị – cấp.

Về mặt bản chất

Giấy chứng nhận kinh doanh là bằng chứng pháp lý chứng minh quyền hoạt động của tổ chức kinh doanh, thể hiện sự cho phép và công nhận của Nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Với một số ngành nghề kinh doanh hoạt động có điều kiện, chẳng hạn như giáo dục, y tế, tài chính… giấy phép kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được sử dụng như một giấy thông hành, giấy xác nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động trong ngành nghề nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các bên liên quan.

Về mặt lợi ích

Việc được cơ quan chủ quản cấp phép kinh doanh sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

  • Các hoạt động của tổ chức kinh doanh sẽ được Nhà nước cho phép hoạt động và bảo vệ.
  • Là điều kiện cơ bản và quan trọng để xuất hóa đơn đỏ trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thể hiện tư cách pháp nhân và chứng minh đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động để tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.
  • Mở rộng cơ hội phát triển, thúc đẩy sự hợp tác với các doanh nghiệp lớn.
  • Nhận được các ưu đãi từ phía Nhà nước như hỗ trợ vốn vay, khấu trừ thuế…

Nội dung quy định về giấy phép kinh doanh

Những nội dung được thể hiện trên giấy phép kinh doanh sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động. Tuy nhiên, thông thường, nó sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

  • Tên doanh nghiệp (bao gồm tên đầy đủ, tên viết tắt, tên nước ngoài).
  • Địa chỉ trụ sở kinh doanh;
  • Tên người đại diện pháp luật;
  • Mã số doanh nghiệp cũng đồng thời là mã số xuất nhập khẩu;
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Phạm vi hoạt động kinh doanh;
  • Thời hạn giấy phép bao gồm ngày cấp;
  • Một số nội dung khác.

Đối tượng cấp giấy phép kinh doanh

Những đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Quy định về giấy phép kinh doanh

Quy định về đối tượng cấp giấy phép kinh doanh

Đối với doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện

Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong nước nếu đăng ký kinh doanh ở ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì mới được phép hoạt động kinh doanh.

Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

  • Kinh doanh các loại pháo (ngoại trừ pháo nổ).
  • Dịch vụ cầm đồ.
  • Dịch vụ xoa bóp.
  • Dịch vụ phòng cháy chữa cháy.
  • Nghề luật sư.
  • Đấu giá tài sản.
  • Dịch vụ kế toán – kiểm toán
  • Dịch vụ Đại lý thuế …

Đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh tế sau:

  • Phân phối bán lẻ hàng hóa (ngoại trừ gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo, tạp chí);
  • Nhập khẩu, phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;
  • Dịch vụ xúc tiến thương mại (ngoại trừ dịch vụ quảng cáo);
  • Dịch vụ trung gian thương mại;
  • Dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ…

 

*** Thông tin thêm: Hộ kinh doanh là gì?

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

Tùy vào đối tượng và ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau.

 

Quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước

Một số điều kiện chủ yếu:

  • Điều kiện về cơ sở vật chất.
  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề.
  • Điều kiện về vốn pháp định.

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trường hợp

Điều kiện đáp ứng

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên

  • Đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên;
  • Có kế hoạch tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp giấy phép kinh doanh;
  • Không nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.

Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên

  • Có kế hoạch tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.
  • Không nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.

*** Lưu ý: Cần phải đáp ứng thêm các tiêu chí:

  • Phù hợp với quy định chuyên ngành.
  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng một lĩnh vực.
  • Có khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước.
  • Mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở đâu?

Loại giấy phép kinh doanh

Cơ quan đăng ký

Giấy CN đăng ký doanh nghiệp

Đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố sở tại;

Giấy CN đăng ký đầu tư

Đăng ký tại Phòng đăng ký đầu tư Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố sở tại;

Giấy CN đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể

Đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện sở tại;

Giấy CN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng ký tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp;

Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Đăng ký tại Cục an toàn thực phẩm;

Giấy CN đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy

Đăng ký tại Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sở tại;

Giấy CN đủ điều kiện về an ninh trật tự

Đăng ký tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sở tại;

Giấy CN đủ điều kiện phòng khám

Đăng ký tại Sở Y tế tỉnh/thành phố sở tại;

Giấy phép sản xuất thuốc thú y

Đăng ký tại Cục Thú y sở tại;

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu

Đăng ký tại Sở Công thương tỉnh/thành phố sở tại;

Giấy phép quảng cáo

Đăng ký tại Sở Văn hóa thông tin và truyền thông;

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đăng ký tại Sở Giao thông vận tải tỉnh/thành phố sở tại;

Các loại giấy phép khác

 

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Bước 1: Lựa chọn hình thức doanh nghiệp

Hình thức doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên bạn cần xác định khi có nhu cầu thành lập cơ sở kinh doanh cũng như xin giấy phép hoạt động. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động, phát triển xuyên suốt của doanh nghiệp, chẳng hạn như số lượng thành viên, số vốn góp, huy động vốn…

Theo pháp luật hiện hành, bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau đây:

  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau nhưng chung quy lại, quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh là giống nhau.

Bước 2: Đặt tên doanh nghiệp, xác định trụ sở

Bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tên doanh nghiệp: Không đặt tương tự, trùng hay dễ gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác.
  • Địa chỉ trụ sở: Phải rõ ràng với đầy đủ các cấp, không đặt tại chung cư  có chức năng để ở (ngoại trừ  1 số tầng ở chung cư có mục đích thương mại).

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy vào từng loại giấy chứng nhận, giấy phép hay giấy xác nhận mà thành phần hồ sơ sẽ gồm những loại giấy tờ khác nhau được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền và chờ nhận kết quả

Hồ sơ được lập thành 1 bộ đầy đủ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền xử lý. Người đăng ký cần theo dõi tiến trình làm việc để chỉnh sửa hồ sơ hay bổ sung thêm khi có yêu cầu.

Sau 3 – 5 ngày làm việc, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp.

 

** Xem thêm thông tin: Thuế nhà thầu nước ngoài

 

Qua những thông tin về giấy phép kinh doanh là gì cũng như quy định pháp luật hiện hành, có thể kết luận rằng, đây là các văn bản pháp luật rất quan trọng mà doanh nghiệp cần sở hữu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, nếu có vấn đề nào chưa rõ, hãy liên hệ với TRÍ LUẬT theo hotline (028) 7304 5969 để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7.