Giấy phép kinh doanh là gì? Để làm gì? Đăng ký ở đâu? Bao nhiêu tiền?
Giấy phép kinh doanh là gì và để làm gì?
Giấy phép kinh doanh là gì? Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Giấy phép kinh doanh có quan trọng đối với doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh hay không? Hãy cùng Nam Việt Luật đi tìm câu trả lời chi tiết nhất thông qua bài viết sau đây nhé!
Giấy phép kinh doanh là gì?
– Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cho cá nhân/tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Giấy phép kinh doanh là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh đó và là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn. Có nhiều tên gọi và nhiều người không thể phân biệt được giấy phép kinh doanh là gì ? và giấy phép kinh doanh để làm gì trong các trường hợp khác nhau.
– Chỉ có 1 số ít loại giấy phép với tên gọi đúng của nó là giấy phép kinh doanh. Ví dụ: Giấy phép kinh doanh hóa chất, Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, Giấy phép kinh doanh nhập khẩu.
– Trên thực tế thuật ngữ giấy phép kinh doanh là một thuật ngữ thông dụng nên dễ được đánh đồng làm tên gọi chung cho nhiều loại giấy chứng nhận, hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mọi người tuy hiểu kinh doanh là phải cần giấy phép nhưng không thể biết chính xác tên gọi chuyên ngành của từng loại giấy đối với các trường hợp cụ thể. Do vậy, trong nhiều trường hợp ngay cả những cơ sở kinh doanh có nhu cầu thực xin: “Giấy phép kinh doanh” cũng không thể mô tả chính xác tên gọi của loại giấy chứng nhận. Chính vì thế nên dễ gây nhầm lẫn trong công việc cũng như trong kinh doanh.
Bản chất giấy phép kinh doanh là gì? Tên gọi chính xác nhất cho từng loại giấy chứng nhận như thế nào?
Ví dụ: Khi một người muốn thành lập công ty thì trong đầu họ sẽ nghĩ ngay đến xin một loại giấy phép để được hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên họ không biết tên gọi thực tế của “giấy phép kinh doanh là gì?”. Trong đầu họ sẽ quy ước đại khái là: “Giấy phép kinh doanh”. Nhưng thực tế trong trường hợp này tên gọi giấy phép kinh doanh là chưa hoàn toàn chính xác. Mà tên gọi thuật ngữ chuyên ngành chính xác ở đây là: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Ví dụ: Khi một người muốn mở một cửa hàng kinh doanh thì trong đầu họ sẽ nghĩ ngay đến xin một loại giấy phép để đủ điều kiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên họ không biết tên gọi của nó thực tế của giấy phép đó là gì. Trong đầu họ sẽ quy ước đại khái là: “Giấy phép kinh doanh”. Nhưng thực tế trong trường hợp này tên gọi giấy phép kinh doanh là chưa hoàn toàn chính xác. Mà tên gọi thuật ngữ chuyên ngành chính xác là: “Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh” hoặc “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể”.
– Về mặt pháp lý, Sở Kế hoạch và đầu tư chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các đối tương khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, với doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký không bị hạn chế ngoại trừ ngành nghề kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu ?
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký đầu tư Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại.
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Cơ quan cấp là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp.
– Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Cơ quan cấp là Cục an toàn thực phẩm.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sở tại.
– Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Cơ quan cấp, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sở tại.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám, Cơ quan cấp Sở y tế Tỉnh/Thành phố sở tại.
– Giấy phép sản xuất thuốc thú y; Nơi cấp Cục thú y sở tại.
– Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học); Nơi cấp Sở giáo dục Tỉnh/Thành phố sở tại.
– Giấy phép dạy nghề của cơ sở; Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại.
– Giấy phép kinh doanh nhập khẩu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
– Giấy phép kinh doanh xuất khẩu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
– Giấy phép quảng cáo; Nơi cấp Sở văn hóa thông tin và truyền thông.
– Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
– Giấy phép bán buôn rượu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
– Giấy phép bán lẻ rượu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
– Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
– Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nơi cấp Sở Giao thông vận tải Tỉnh/Thành phố sở tại.
– Giấy phép khuyến mãi theo chương trình; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
– Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động; Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại.
– Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại.
– Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại….. Và còn nhiều loại Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận/Giấy phép khác.
Giấy phép kinh doanh để làm gì?
– Để quản lý các công việc kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Nhà nước bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải hoàn thành thủ tục hành chính đó là đăng ký giấy phép kinh doanh. Chỉ khi đã đăng ký và đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh thì hình thức kinh doanh đó mới được xem là hợp pháp.
– Với mục đích nêu trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của giấy phép kinh doanh cũng như có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi giấy phép kinh doanh để làm gì.
Bản chất của giấy phép kinh doanh
– Là quyền kinh doanh của công dân khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh;
– Là cơ chế đề nghị – cấp;
– Là sự cấp phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh:
– Tùy vào từng loại giấy chứng nhận/giấy xác nhận/Giấy phép mà có thành phần hồ sơ khác nhau. Dưới đây là thành phần hồ sơ cấp phép của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể:
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 Thành viên theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Chuẩn bị giấy tờ của thành viên như sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt hộ kinh doanh cá thể.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh;
– Hợp đồng thuê địa điểm mở hộ kinh doanh
Thời hạn của giấy phép kinh doanh
– Thời hạn tồn tại của giấy phép kinh doanh sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép. Đối với doanh nghiệp trong nước thì giấy phép kinh doanh có thời hạn cấp theo quy định của pháp luật, và theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể thông thường là 50 năm hoặc tùy theo nhu cầu đăng ký giấy phép kinh doanh của cơ sở. Khi hết thời hạn thì chủ cơ sở tiến hành thủ tục gia hạn.
Giấy phép kinh doanh tiếng anh là gì?
– Không chỉ thắc mắc giấy phép kinh doanh là gì? Giấy phép kinh doanh để làm gì? Rất nhiều người còn quan tâm đến giấy phép kinh doanh tiếng anh là gì? Nam Việt Luật xin trả lời, giấy phép kinh doanh tiếng anh là “Business license”
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiếng anh là ‘Business Registration Certificate’
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếng Anh: Enterprise Registration Certificate;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tiếng Anh: Investment Registration Certificate;
Quyền hạn của Nhà nước
– Mặc dù đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định nhưng cơ quan Nhà nước hoàn toàn có thẩm quyền từ chối không cấp giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề đăng ký đó ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng hoặc có thể hạn chế số lượng ngành nghề kinh doanh.
Trên đây là những câu trả lời chi tiết nhất của Nam Việt Luật về giấy phép kinh doanh là gì, làm giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu tiền. Nếu Quý khách hàng có vẫn còn vướng mắc về hồ sơ cũng như điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh thì đừng ngần ngại gọi ngay đến số Hotline của Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn giải đáp các thắc mắc miễn phí nhé!