Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì? Phân biệt với Giấy chứng nhận đầu tư?
Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì? Giấy chứng nhận đầu tư là gì? Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư?
Chúng ta thường nghe đến phạm trù thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy hai văn bản pháp lý này được sử dụng như thế nào? Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục liên quan đến hai giấy tờ này trong trường hợp nào? Dưới đây sẽ là những chia sẻ giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng nhất.
Tư vấn luật về Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư: 1900.6568
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hay gọi chính xác là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp theo định nghĩa tại khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014.
-
Đặc điểm của giấy phép kinh doanh:
– Là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập doanh nghiệp hợp pháp.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp, nếu không có loại giấy này thì doanh nghiệp được coi là không tồn tại và hoạt động bất hợp pháp.
– Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ về quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý phải có đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp, khác hoàn toàn với giấy đăng ký kinh doanh.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày nay được gọi là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Nội dung của giấy chứng nhận kinh doanh.
Căn cứ vào điều 29 Luật doanh nghiệp 2014, nội dung chủ yếu của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm:
– Tên doanh nghiệp kèm mã số doanh nghiệp.
– Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp.
– Họ, tên địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ CCCD, CMNC, Hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với DNTN; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH.
– Vốn điều lệ.
– Ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp đăng ký.
-
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Căn cứ vào điều 28 Luật doanh nghiệp 2014 những điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:
– Ngành nghề đăng ký không bị pháp luật nghiêm cấm.
– Tên của công ty không bị trùng lặp đúng với quy định của pháp luật.
– Hồ sơ công ty được chứng nhận hợp lệ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí
– Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đúng với địa điểm đăng ký kinh doanh, không gây nhầm lẫn, sai sót, ngoài ra trụ sở chính phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ chính xác, chi tiết bao gồm số nhà, tên ngõ, tên xã, phường,… ngoài ra số điện thoại, số fax hay thư điện tử phải đang còn sử dụng.
Giấy phép kinh doanh tiếng Anh là: Business license
2. Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thường được gắn liền với các dự án đầu tư và áp dụng phần lớn cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài.
Hay có thể hiểu Giấy chứng nhận đầu tư là điều kiện cần thiết để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp.
-
Các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế được quy định tại Khoản 1 – Điều 23 của Luật đầu tư, cụ thể: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam khi thuộc các trường hợp sau:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh của công ty là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh;
+ Có thành viên là tổ chức kinh tế quy định tại khoản a nêu trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu như thuộc các trường hợp nêu trên.
-
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
– Với dự án đầu tư nằm trong diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của nhà nước, trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày được nhận quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
– Các dự án đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định, nhà đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định cho cơ quan đăng ký đầu tư;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.
Mục đích của việc xin giấy chứng nhận đầu tư này giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý được việc đầu tư của khách hàng và được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
Các cá nhân, tổ chức muốn xin giấy chứng nhận cần đến sở kế hoạch và đầu tư để xin cấp.
3. Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư:
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khái niệm
Căn cứ pháp lý: Điều 3, Luật Đầu tư 2014.
Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận những thông tin đăng ký đầu tư theo quy định, thường được cấp gắn liền với dự án đầu tư và áp dụng phần lớn cho các tổ chức/cá nhân có yếu tố nước ngoài.
Căn cứ pháp lý: Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân/ tổ chức có đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định, dùng để ghi nhận lại thông tin dự án của nhà đầu tư.
Nội dung
Căn cứ pháp lý: Luật Đầu tư 2014
Theo quy định của Điều 39, Luật Đầu tư 2014, nội dung của giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
-
Mã số dự án đầu tư theo quy định.
-
Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
-
Tên dự án đầu tư thực hiện.
-
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
-
Diện tích đất sử dụng.
-
Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
-
Vốn đầu tư của dự án.
-
Thời gian hoạt động của dự án.
-
Tiến độ thực hiện dự án.
-
Ưu đãi và các điều kiện đối với dự án.
Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2014.
Theo Điều 29 Luật doanh nghiệp 2014, nội dung của giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
-
Tên và mã số doanh nghiệp.
-
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
-
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
-
Vốn điều lệ.
Giống nhau
Nhìn chúng, hai loại giấy này đều là giấy phép kinh doanh, tức cá nhân/tổ chức hoạt động kinh doanh, sau khi hoàn tất thủ tục này thì doanh nghiệp được cấp hai loại giấy này để dự án kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động về mặt pháp lý.
Cơ quan có thẩm quyền cấp: UBND thành phố/tỉnh (Sở kế hoạch thuộc UBND).
Khác nhau
Giấy chứng nhận đầu tư: là loại giấy được cấp kèm theo các dự án và quy mô vốn đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước khi triển khai kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn loại giấy này chủ yếu cấp cho doanh nghiệp nước ngoài.
Luật điều chỉnh: Luật đầu tư 2014.
Giấy phép kinh doanh: đây là loại giấy mà bất cứ dự án đầu tư nào được đặt trên lãnh thổ Việt Nam đều phải có, trừ trường hợp ngành nghề đầu tư thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện.
Luật điều chỉnh: Luật doanh nghiệp 2014.
-
Sự thể hiện của hai thủ tục này trong quá trình đầu tư của chủ đầu tư
Khi chủ đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế, thì trước đó chủ đầu tư phải tiến hành các thủ tục xin cấp hoặc thay đổi giấy chứng nhận đầu tư khi cần thiết. Cụ thể quy trình các chủ đầu tư này cần tuân thủ bao gồm:
– Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: thủ tục này có sự khác biệt khi loại hình dự án đó được thực hiện ngoài hoặc trong khu công nghiệp, nếu như được thực hiện ngoài khu công nghiệp, thì chủ đầu tư tiến hành thủ tục quyết định chủ trương đầu tiên và xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại sở kế hoạch đầu tư. Còn nếu là dự án nằm trong khu công nghiệp thì tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại ban quản lý khu công nghiệp đó.
– Nếu chủ đầu tư theo hình thức góp vốn, thì chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn. Điều này sẽ thực hiện trong những trường hợp cụ thể là: chủ đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoặc chủ đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Bộ hồ sơ thủ tục cho việc đăng ký hai loại giấy tờ này sẽ được thực hiện theo điều 26 luật đầu tư 2014, các chủ đầu tư có thể tìm hiểu để chủ động cho quá trình đăng ký của mình.
Chủ đầu tư nước ngoài sẽ không cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu như chủ đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, thì phần vốn đó sẽ không phải thực hiện thủ tục đó. Theo như Điều 46, Nghị định số118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015.
– Giấy chứng nhận đầu tư: kèm theo dự án và quy mô vốn – cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, phần lớn cho doanh nghiệp nước ngoài – do đó luật điều chỉnh có thêm Luật đầu tư
– Giấy phép kinh doanh: không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện; áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước – luật điều chỉnh: chủ yếu luật doanh nghiệp
Kết luận: Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư là hai loại giấy có thể được cấp cho cùng một chủ thể. Khi tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được cấp hai loại giấy tờ là: giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo quy định pháp luật, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được cấp trước rồi mới đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.