Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm – Luật Quốc Bảo
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của các doanh nghiệp, là minh chứng thiết thực cho việc sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn công bố.
Vậy, việc xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm cụ thể như thế nào? Dưới bài viết này sẽ thông tin chi tiết nhất đến Quý khách hàng. Mời Quý khách cùng tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là gì?
Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ – Certificate of Quality) là giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn Quốc tế.
Có 2 hình thức chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Chứng nhận tự nguyện: thích hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn Quốc tế do cá nhân, tổ chức yêu cầu.
Chứng nhận bắt buộc: thích hợp với tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước yêu cầu.
Phân biệt CO và CQ
CO và CQ là 2 loại giấy tờ rất quan trọng và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung để làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu và một số công việc khác có liên quan.
Do đó, những ai đang làm những công việc liên quan đến xuất nhập khẩu thì cần phải hiểu rõ và phân biệt được 2 loại giấy chứng nhận này để tránh sai sót cũng như gặp phải rắc rối trong quá trình thực hiện công việc.
Dưới đây là một số đặc điểm của CO và CQ để bạn có thể phân biệt và hiểu đúng về chúng:
CO
CQ
Định nghĩa
CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm
CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Mục đích sử dụng
Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa là phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.
Đáp ứng yêu cầu hợp pháp về thuế quan.
Chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng (đã công bố kèm theo hàng hóa).
Cơ quan cấp phát
Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận CO và CQ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể ủy quyền cho các cơ quan
Những ai cần Giấy chứng nhận chất lượng?
Tuy không bắt buộc trong hồ sơ hải quan nhưng Giấy chứng nhận chất lượng lại rất có lợi cho hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu thì nên xin loại giấy chứng nhận này.
Với những mặt hàng đặc thù, có giấy chứng nhận chất lượng – CQ sẽ giúp cho việc thông qua hải quan được thực hiện nhanh chóng hơn.
Đồng thời, nó còn giúp các đối tác, khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Mục đích hình thành giấy chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn
Về cơ bản giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa được ra đời nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể căn cứ vào giấy để xác định chất lượng, độ an toàn của sản phẩm hàng hóa.
Với từng mặt hàng, giấy chứng nhận chất lượng là quy chuẩn để hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Với hàng hóa thực phẩm thiết yếu, bảng tiêu chuẩn chất lượng sẽ đặc biệt quan tâm đến an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Thực phẩm muốn có được giấy chứng nhận phải đạt tiêu chuẩn giới hạn các chất phụ gia dưới mức có thể tác động đến sức khỏe, hoặc hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt ngưỡng tiêu chuẩn.
Đối với vật liệu xây dựng đặc biệt là kính, tiêu chuẩn chất lượng đưa ra phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đây là một vài tiêu chuẩn có thể được xét tới.
Không có/không phát tác chất gây độc, trong quá trình sử dụng ở điều kiện môi trường sử dụng.
Chịu được lực tiêu chuẩn. Ví dụ như: đối với kính có thể làm giếng trời, điều kiện tiêu chuẩn là tác dụng được lực lớn.
An toàn với đặc điểm khí hậu khu vực: chịu được mức nhiệt lạnh nhất vào mùa đông, nóng nhất vào mùa hè,…
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhh; Dịch vụ thành lập công ty
Do mỗi khu vực khác nhau, yêu cầu đặc của vật liệu xây dựng trong đó có kính cũng khác nhau. Tiêu chuẩn một khu vực nhỏ, thì sẽ dễ đạt hơn tiêu chuẩn của khu vực lớn, hoặc yêu cầu của các nước phát triển sẽ cao hơn các nước đang phát triển (do đặt người tiêu dùng lên cao hơn một mức, hoặc thêm các yếu tố về bảo vệ môi trường phù hợp với các chính sách).
Về cơ bản, tiêu chuẩn chất lượng sẽ không cố định, theo thời gian chúng sẽ được nâng lên, tùy vào chính sách thúc đẩy ban đầu của ngành hàng đó. Mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi ích cho người sử dụng.
CQ như một lời tuyên bố về chất lượng đối với người sử dụng. Từ đó giúp đơn vị sản xuất có được sự tin tưởng của đối tác, khách hàng tin tưởng vào sản phẩm.
Do đó, khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bạn cũng cần phải quan tâm đến Giấy chứng nhận chất lượng.
Dịch vụ cung cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng
Luật Quốc Bảo là một trong những tổ chức chuyên thực hiện tư vấn, đánh giá và cấp các chứng nhận uy tín hàng đầu hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cũng như uy tín hiện có, đơn vị đã thực hiện cấp thành công Giấy chứng nhận CQ cho rất nhiều các doanh nghiệp khác nhau, giúp họ tiết kiệm được thời gian, chi phí và hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra.
Ngoài uy tín, chất lượng, chúng tôi còn có những chính sách hỗ trợ khác giúp tăng thêm tiện ích cho khách hàng như:
-
Hỗ trợ miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, tư vấn pháp lý.
-
Hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan.
-
Hỗ trợ đăng logo và quảng bá sản phẩm trên các diễn đàn, website,…
Đồng thời Luật Quốc Bảo cũng cam kết thực hiện cấp giấy chứng nhận với:
– Thời gian tốt nhất – Thủ tục linh hoạt nhất – Chi phí tối ưu nhất.
– Cam kết 100% đạt được chứng nhận cho khách hàng.
– Quy trình cấp Giấy chứng nhận chất lượng tại GOODVN
Tại Luật Quốc Bảo, quy trình thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và các quy định liên quan, đảm bảo về giá trị sử dụng của giấy chứng nhận sau khi được cấp.
Cụ thể, chúng tôi sẽ thực hiện cấp chứng nhận CQ theo quy trình sau:
Trao đổi thông tin với khách hàng
Việc trao đổi thông tin với khách hàng sẽ giúp chúng tôi nắm được những thông tin cần thiết cũng như có được những thống nhất ban đầu với khách hàng để thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan
Sau khi đã trao đổi thông tin với khách hàng, Luật Quốc Bảo sẽ đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan để giúp các doanh nghiệp tìm ra những thiếu sót trong khâu chuẩn bị tài liệu và kịp thời điều chỉnh.
Đánh giá chính thức
Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra và thẩm định thực tế, đối chiếu sự phù hợp giữa hồ sơ và thực tế để có những điều chỉnh thích hợp nhất. Sau đó, sẽ có một buổi họp thống nhất ý kiến với doanh nghiệp.
Thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận
Sau khi đã xem xét thấy hồ sơ tài liệu là phù hợp với thực tế thì Luật Quốc Bảo sẽ tiến hành cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.
Đánh giá giám định định kỳ
Định kỳ 12 tháng/lần theo quy định của pháp luật, Luật Quốc Bảo sẽ thực hiện đánh giá giám định về việc đảm bảo tuân thủ, duy trì các yêu cầu trong tiêu chuẩn chứng nhận của doanh nghiệp để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận.
Đánh giá lại chứng nhận
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng chỉ có thời hạn trong vòng 3 năm. Do đó, hết thời hạn 3 năm, Luật Quốc Bảo sẽ tiến hành đánh giá để cấp lại giấy chứng nhận thì giấy chứng nhận mới tiếp tục có hiệu lực trong 3 năm tiếp theo.
Mẫu giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
MẪU GIẤY XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66 /2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
The Socialist Republic of Vietnam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Independent – Freedom – Happiness
Cơ quan cấp xác nhận chất lượng/ Department issues the quality certificate
Địa chỉ/Address:…………………………………………….
Điện thoại/Tel:……………………….Fax: ……………….
GIẤY XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
QUALITY CERTIFICATE
Số / No:
Bên bán hàng/ Seller :
Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax :
Nơi xuất hàng/ Port of departure:
Bên mua hàng / Buyer:
Địa chỉ / Address:
Điện thoại, Fax/Phone, Fax:
Nơi nhận hàng/ Port of
Destination :
Tên hàng hoá / Name of goods
Mã số lô hàng/ Code of goods:
Khối lượng Quantity,
Volume:
Mô tả hàng hoá/ Description
of goods:
Căn cứ vào kết quả kiểm tra số…., Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số ……và kết quả phân tích chất lượng ……..
(Cơ quan cấp xác nhận chất lượng)
Xác nhận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng/ Hereby certificates the goods meet the quality requirements
……………….,, ngày /date:
Đại diện cơ quan kiểm tra
Representative of Inspection body
(Ký tên, đóng dấu)
Trình tự thực hiện xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
Giấy công bố là một lời khẳng định của doanh nghiệp về an toàn chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng, cho họ biết sản phẩm của mình có xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm chứng nghiêm ngặt bởi cơ quan nhà nước.
Từ đó thu hút sự chú ý, tạo niềm tin đối đối khách hàng, giúp họ yên tâm khi lựa chọn, sử dụng sản phẩm và có thể giới thiệu cho những người xung quanh. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận trải qua 4 bước cơ bản sau:
Bước 1:
Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm căn cứ vào các quy định pháp luật, quyết định công bố tiêu chuẩn (cơ sở) sản phẩm sau đó đến Phòng nghiệp vụ Y tế- Sở Y tế để được hướng dẫn hoàn thành thủ tục công bố.
Bước 2:
Cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm có sản phẩm công bố hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn theo quy định và nộp cho bộ phận tiếp nhận (Phòng Nghiệp vụ Y- Sở Y tế).
Bước 3:
Phòng nghiệp vụ Y- Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ phù hợp với các qui định về VSATTP. Nếu chưa đạt yêu cầu thông báo cho cơ sở tiếp tục hoàn chỉnh theo đúng qui định. Nếu hồ sơ phù hợp, tối đa sau 15 ngày tham mưu cho Hội đồng xét duyệt cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
Bước 4:
Hội đồng công bố xét duyệt hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Nếu đạt yêu cầu Sở Y tế sẽ Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Nếu chưa đạt, Sở Y tế thông báo cho doanh nghiệp chưa đủ điều kiện cấp, cần hoàn thiện hồ sơ trình xét lần sau.
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
Trong bước chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị đầy đủ 9 hạng mục giầy tờ dưới đây:
-
Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm (mẫu số: 24)
-
Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu) , bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói; quy trình sản xuất (mẫu số: 25)
-
Giấy chứng nhận đăng ký kính doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
-
Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng nước khoáng thiên nhiên phải có thêm phiếu kết quả xét nghiệm đối với nước nguồn.
-
Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân).
-
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao).
-
Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).
-
Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
-
Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.
Số lượng hồ sơ:
-
01 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (nếu có):
– Thẩm định, xét duyệt hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm: 200.000 đồng/lần/sản phẩm
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm: 50.000 đồng/1 lần cấp/1 sản phẩm
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
-
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (mẫu số: 24)
-
Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (mẫu số: 25)
-
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Câu hỏi thường gặp về thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm?
Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Hiện tôi đang kinh doanh một số mặt hàng như chè vằng, bột chùm ngây, và sản xuất thủ công dầu tràm, dầu dừa. Tôi muốn xin cấp giấy chứng nhận sản phẩm cho những sản phẩm trên thì cần phải chuẩn bị những gì và làm như thế nào.? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Quốc Bảo. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 về việc ban hành quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.
Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 thì sản phẩm như trên, bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm như sau:
– Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm ( theo mẫu số 1 Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành ( có đóng dấu) – theo mẫu số 2
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng )
– Phiếu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng với nước khoáng thiên nhiên phải thêm Phiếu kết quả xét nghiệm đối với nguồn nước.
– Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân )
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao)
– Bản sao Giấy chứng nhận sở hưu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có )
– Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp sổ chứng nhận cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
– Bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất ( áp dụng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen
Bạn chuẩn bị hồ sơ nêu trên thành 2 bộ đầy đủ và nộp lên Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế.
Theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 4 Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT thì Cục an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính phù hợp với các quy định của Nhà nước. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm:
– Cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm nếu nội dung của hồ sơ công bố phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm của Bộ Y tế và gửi trả lại cho thương nhân 01 bộ (có đóng dấu giáp lai của cơ quan cấp).
– Thông báo và hướng dẫn bằng văn bản cho thương nhân hoàn chỉnh bộ hồ sơ nếu nội dung của tiêu chuẩn cơ sở hoặc nhãn sản phẩm chưa phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
-
Sản phẩm thực phẩm phải công bố bao gồm:
– Sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc lá điếu, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.
– Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này) và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định tại văn bản này.
– Sản phẩm sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
-
Các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và các sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường, không bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy chế này.
-
Thương nhân kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai, thuốc lá điếu, thực phẩm đặc biệt và các thương nhân nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm thủ tục công bố tiêu chuẩn tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ).
Sản phẩm thông thường sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu có thể công bố tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ) nếu nước nhập khẩu yêu cầu.
-
Các thương nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không nêu ở khoản 2 của Điều 4 của Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005, nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn tại Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn hoặc cơ quan được Sở Y tế ủy quyền.
-
Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm ( gọi tắt là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ) là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho thương nhân đã thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với các quy định bắt buộc áp dụng của pháp luật Việt Nam. Giấy chứng nhận này có giá trị ba (03) năm kể từ ngày ký và đóng dấu của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Hãy đến với Luật Quốc Bảo, Quý bạn sẽ an tâm thực hiện, dưới chi phí phù hợp và giá cả phải chăng. Trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.
5/5 – (1 bình chọn)