giáo viên với các tình huống sư phạm & cách giải quyết – Tài liệu text
giáo viên với các tình huống sư phạm & cách giải quyết
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.55 KB, 24 trang )
GIÁO VIÊN VỚI CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
& CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (PHẦN 1)
@@@ Nguồn từ : website của Nguyễn Tuân THCS Tiến Thịnh ( Hà Nội)
Các tình huống sư phạm xảy ra đối với giáo viên chủ nhiệm lớp .
Tình huống 16: Nếu lớp bạn chủ nhiệm, có một học sinh vi phạm kỷ luật, bạn yêu cầu học sinh
về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng học sinh đó đã tự bỏ học. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 17: Trong lớp 10B do thầy Tuấn làm chủ nhiệm có em Hùng hay nghỉ học không
phép. Tuần qua em cũng có 2 buổi nghỉ học không phép. Nếu là thầy Tuấn, bạn sẽ xử lý thế
nào?
Tình huống 18: Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá biệt, phụ huynh đó năn nỉ bạn
với câu “trăm sự nhờ thầy”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó bạn phải ứng xử thế nào?
Tình huống 19: Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức
vị chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng
chiếu cố và “cho qua”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ ứng xử với vị phụ huynh đó ra sao?
Tình huống 20: Đến thăm một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A một học
sinh học kém, cha mẹ em đã ngỏ ý đành xin cho con thôi học. Bạn xử lý thế nào?
Tình huống 21: Một học sinh khá trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ huynh đến
trình bày với giáo viên chủ nhiệm xin cho con nghỉ học. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ ứng
xử ra sao?
Tình huống 22: Là giáo viên chủ nhiệm, một lần đến thăm gia đình học sinh gặp đúng lúc bố mẹ
em đang la mắng em đó. Nếu là giáo viên chủ Nhiệm đó, bạn sẽ xử sự thế nào?
Tình huống 23: Một nữ sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa tròn 17 tuổi đã bị cha mẹ bắt nghỉ học
để lấy chồng. Nữ sinh đó đến nhờ bạn là giáo viên chủ nhiệm che chở. Nếu là giáo viên chủ
nhiệm đó, bạn xử lý thế nào?
Tình huống 24: Là giáo viên chủ nhiệm lớp, một hôm có anh công an đến trường gặp và thông
báo rằng một học sinh của lớp đó đang có nghi vấn là đã tham gia vào một vụ trộm cắp. Đó là
một học sinh thường được bạn đánh giá là một học sinh ngoan Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý
thế nào?
Tình huống 25: Hai xe ôm chở học sinh lớp bạn đi tham quan. Xe nào các em cũng đề nghị bạn
đi cùng. Bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 26: Giờ vật lý lớp 10C có một số học sinh bị ghi vào sổ đầu bài, nhưng 2 ngày sau
không biết ai đã tẩy xóa. Thấy hiện tượng trên, nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp 10C, bạn xử lý thế
nào?
Tình huống 27: Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bài nhưng bạn lại
không có khả năng ca hát. Bạn xử lý thế nào?
Tình huống 28: Mặc dầu nhà trường đã cấm nhưng học sinh lớp bạn chủ nhiệm vẫn mang bóng
đến đá trong trường. Các học sinh đó đá bóng làm vỡ một ô cửa kính, nhưng ngay lúc đó các em
đã mua một tấm kính và lắp vào. Đứng trước sự việc đó là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý
thế nào trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần đó?
Tình huống 29: Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh đã tự ý
bỏ về giữa giờ. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 30: Do có sư xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến
đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Biết được sự việc trên, bạn sẽ xử lý thế nào?
Cách xử lý tình huống của giáo viên chủ nhiệm .
Cách xử lý tình huống 16.
a/ Không xử lý gì, để cho học sinh tự bỏ học.
b/ Tiếp tục gửi giấy mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm.
c/ Giáo viên chủ nhiệm đến ngay gia đình gặp phụ huynh học sinh để thông báo tình hình, tìm
hiểu nguyên nhân và bàn với phụ huynh động viên học sinh tiếp tục đi học cũng như tìm biện
pháp thích hợp để giáo dục em.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 1 7.
a/ Tuyên bố tạm đình chỉ học tập của học sinh đó để làm kiểm điểm và đề nghị lên Hội đồng kỷ
luật nhà trường thi hành kỷ luật.
b/ Yêu cầu cán bộ lớp đến gia đình để thông báo tình hình và chuyển giấy mời phụ huynh học
sinh đến gặp nhà trường.
c/ Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng học sinh để tìm hiểu lý do, sau đó đến thăm và báo với phụ
huynh học sinh biết tình hình và tìm hiểu nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, giáo viên
bàn với phụ huynh học sinh cách giúp đỡ thích hợp.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 18.
a/ Chỉ cười xòa không nói gì.
b/ Đáp lại bằng lời lẽ xã giao: “Xin cám ơn, chúng tôi không dám”.
c/ Giáo viên chủ nhiệm phát biểu cám ơn sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh đối với bản thân
sau đó nhẹ nhàng nói về vai trò và trách nhiệm của nhà trường – gia đình và xã hội trong việc
giáo dục con em. Giáo viên chủ nhiệm không quên cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với gia đình để
giúp đỡ học sinh không ngừng tiến bộ.
Cách “C” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 19.
a/ Giáo viên chủ nhiệm đề nghị ông phụ huynh đó gặp thẳng hiệu trưởng để đề đạt ý kiến trên.
b/ Nhận là sẽ trình bày đề nghị trên của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
c/ Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống nhất
với giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật cần thiết, coi đó là biện
pháp giáo dục để em học sinh có dịp “tỉnh ngộ” rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.
Cách “C” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 20.
a/ Đặt vấn đề cho con em đi học hay không là tùy thuộc vào gia đình.
b/ Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuổi đi lao động, nghỉ học thì dễ sinh hư
hỏng.
c/ Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường giáo viên chủ nhiệm nhận
sẽ cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo điều kiện và
động viên em chăm chỉ học hành.
Cách “c” là hay nhất
Cách xử lý tình huống 21:
a/ Không có ý kiến gì trước đề nghị của gia đình.
b/ Đặt vấn đề nếu gia đình quá khó khăn thì có thể cho em đó vừa đi làm giúp đỡ bố mẹ vừa đi
học bổ túc văn hóa cũng được.
c/ Phản ánh với gia đình: Em đó là một học sinh khá trong lớp đang có nhiều triển vọng, vì em
còn chưa đến tuổi lao động nên nhà trường rất tiếc nếu em phải nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm
cũng mong gia đình cho biết những khó khăn cụ thể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tập
thể lớp, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.
Cách “C” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 22:
a/ Bỏ về, không vào thăm.
b/ Cứ vào thẳng trong nhà để gặp phụ huynh học sinh, coi như không có gì xảy ra.
c/ Gõ cửa chờ bố mẹ học sinh ra mở cửa mời vào.
– Giáo viên chủ nhiệm đặt vấn đề một cách thẳng thắn, khéo léo.
– “Hôm nay tôi đến thăm gia đình để trao đổi với các bác về những tiến bộ cũng như một vài
điểm cần góp ý thêm với em. Đồng thời cũng mong hai bác cho nhận xét về tình hình em ở nhà
ra sao? ” Sau khi để gia đình giãi bày tình hình, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục góp ý và bàn biện
pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
Cách “C” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 23.
a/ Giáo viên chủ nhiệm nói với học sinh đó: “Đây là việc của gia đình, nhà trường không thể
tham gia được”
b/ Khuyên em đó kiên quyết “đấu tranh”, “khước từ” ý kiến của bố mẹ.
c/ Động viên em giữ vững tinh thần, tiếp tục học tập tốt Giáo viên chủ nhiệm hứa sẽ trao đổi với
Hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương để cùng giải thích vận
động gia đình thực hiện đúng luật hôn nhân. Giáo viên chủ nhiệm cũng khuyên em cần bày tỏ
nguyện vọng với bố mẹ để được tiếp tục đi học đến nơi đến chốn vì em còn ham học tập vả lại
tuổi 17 chưa muốn sớm có gia đình.
Cách “C” là hay nhất
Cách xử lý tình huống 24.
a/ Khẳng định với công an đây là học sinh ngoan.
b/ Coi đây là việc xảy ra ở ngoài nhà trường, đề nghị công an cứ điều tra và xử lý theo luật.
c/ Bình tĩnh nghe công an phản ánh những việc nghi vấn, nhận là để tìm hiểu vấn đề trên qua các
em học sinh và sẽ phản ánh trở lại trong thời gian sớm nhất. Giáo viên chủ nhiệm cũng không
quên trình bày nhận xét đánh giá của mình về học sinh đó với công an.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 26.
a/ Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố không thể một lúc ngồi cả hai xe theo yêu cầu các em được.
b/ Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố sẽ ngồi với xe A.
c/ Giáo viên chủ nhiệm vui vẻ nói to với học sinh cả hai xe: Cô phấn khởi khi thấy xe nào cũng
muốn có cô đi cùng, cô sẽ thu xếp như sau:
Lượt đi cô ngồi với các em xe A, lượt về cô sẽ ngồi với các em xe B”.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 27:
a/ Cô giáo nói: “Cô không biết hát, đề nghị một em hát thay cô”.
b/ Cô giáo nói: “Cô hát không hay, cô xin đọc một bài thơ vậy”.
c/ Cô giáo nói với các em: “Cô hát không hay, nhưng với nhiệt tình đề nghị của các em, cô sẽ hát
và đề nghị tất cả các em hát cùng cô” sau đó cô giáo hát một ca khúc quen thuộc, phổ biến rồi cô
vỗ tay làm điệu cho các em vỗ tay và hát cùng cô.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 28.
a/ Bỏ qua sự việc trên, không phê bình và tuyên dương gì trong buổi sinh hoạt lớp.
b/ Nghiêm khắc phê bình về hành động vi phạm nội quy của nhóm tham gia đá bóng.
c/ Yêu cầu các em tham gia đá bóng hôm đó đứng lên. Giáo viên nghiêm khắc phê bình khuyết
điểm vi phạm nội quy. Sau đó cũng tỏ lời khen ngợi các em đã biết tự giác mua và đã lắp ngay ô
kính bị vỡ. Cuối cùng yêu cầu các em hứa trước lớp sẽ không tái diễn hiện tượng vi phạm nội
quy nữa.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 29.
a/ Để mặc cho học sinh bỏ về, sẽ kiểm điểm và phê bình trong buổi sinh hoạt lớp đối với hai học
sinh trên.
b/ Cử tổ trưởng gọi hai bạn để tiếp tục lao động.
c/ Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp thầy giáo chủ nhiệm, khi các em trở lại, giáo viên
nghiêm khắc nhắc nhở học sinh đó và yêu cầu các em phải tiếp tục tham gia lao động cùng các
bạn, trong quá trình đó giáo viên luôn để ý quan sát thái độ lao động của các em trên.
Cuối buổi lao động giáo viên chủ nhiệm họp lớp để kiểm điểm rút kinh nghiệm đánh giá kết quả
buổi lao động. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra hiện tượng hai học sinh định bỏ về đã kịp thời được
góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cố gắng lao động
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 30.
a/ Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường, không có trách nhiệm giải quyết.
b/ Nhắc nhở học sinh, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gây chuyện đánh nhau tại
cổng trường.
c/ Yêu cầu học sinh lưu lại trường Cử lớp trưởng về ngay báo với gia đình đến đón con về Báo
với bảo vệ trường giải tỏa thanh niên trên . Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người trên
tìm cách đón đánh thì gọi điện cho công an địa phương báo cáo tình hình và mong có sự can
thiệp cần thiết
Cách “c” là hay nhất.
Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”
Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, bạn nhận thấy có một trường hợp xuất sắc “đột
xuất”: bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng lại rất tốt, xứng đáng
được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, bạn sẽ chọn cách xử lý nào sau đây:
1. Cho điểm cao đúng như những gì thể hiện trong bài và khen ngợi em học sinh đó trước
toàn lớp.
2. Tỏ thái độ nghi ngờ, và không cho điểm vào bài đó vì lý do em đó có thể quay cóp hoặc
chép bài của người khác.
3. Khen ngợi em đó đã có kết quả làm bài tốt và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp
nghe để cùng học tập.
****************
Trong trường hợp này, trước hết bạn vẫn nên cho điểm bài làm của em đó theo đúng những gì mà
em đã viết một cách chính xác, công bằng thậm chí có thể thưởng điểm nếu xét thấy cách giải
quyết thực sự hay, độc đáo và vì em đó là một học sinh trung bình mà đã biết cố gắng vượt bậc.
Không phải ai cũng chọn cách làm này vì nhiều giáo viên vẫn thường có quan niệm đơn giản
rằng, đã là học sinh giỏi thì bài nào cũng tốt, còn đã là học sinh yếu kém thì… muôn đời cũng
thế mà thôi. Chính vì tư tưởng ấy mà các thầy cô giáo chưa có sự động viên khích lệ xứng đáng
đối với những trường hợp có sự cố gắng để cải thiện sức học của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng
những lời động viên khi các em có tiến bộ nhiều khi có tác dụng rất lớn làm thay đổi hẳn một
con người đấy.
Nhưng trong những trường hợp xuất sắc “đột xuất” của một em học sinh nào đó bạn cũng cần
phải xem xét cẩn thận. Cách xử lý 1 e là quá chủ quan. Khen ngợi, động viên học sinh, nhất là
những người có tiến bộ là điều nên làm, nhưng cũng phải đúng lúc, thích hợp thì mới có tác
dụng. Bạn chưa biết thực chất bài đó có phải do em học sinh này tự làm hay đi chép thì cần phải
tìm hiểu kỹ. Vì nếu đó thực sự là một “bản sao” thì lời khen của bạn sẽ làm cho học sinh đó xấu
hổ, nhưng ngược lại cũng cũng có thể là một sự “khuyến khích” em đó lần sau tiếp tục… chép
bài.
Nếu chọn cách giải quyết thứ 2 thì thật sai lầm. Nếu em đó có chép bài thật đi chăng nữa cũng sẽ
cảm thấy “bực tức” khi bị cô giáo mỉa mai, phê bình trước lớp, khiến cho mối quan hệ thầy trò
và bạn bè trong lớp cũng xấu đi. Mà thực ra bạn cũng đâu có “chứng cớ” gì. Chỉ kết luận theo
cảm tính, hay định kiến thì quả thực khó có thể làm học sinh tâm phục khẩu phục được. Còn nếu
bài làm đó thực sự là kết quả của một sự cố gắng thì cách xử lý của bạn thật là tệ hại và bạn đã
mắc phải một sai lầm lớn. Những lời nói thiếu “thiện chí”, coi thường như vậy của cô giáo sẽ dập
tắt mọi sự cố gắng của em, thậm chí em sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Là những bậc “cha mẹ thứ
hai”, đừng bao giờ bạn để học sinh của mình rơi vào tâm trạng đó.
Bạn nên chọn cách giải quyết 3. Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợi người làm bài kiểm
tra đó trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thời bạn phải khéo léo kiểm tra xem bài
làm ấy thực sự là của em hay không bằng cách gọi em lên bảng để chữa cho các bạn khác cùng
học tập. Đó cũng là một cơ hội để cho em chứng minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạn
cũng làm sáng tỏ được vấn đề mình đang băn khoăn. Nếu em trình bày một cách trơn tru, thể
hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọi chuyện đã rõ ràng
(và chắc đây cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ra lúng túng, không làm chủ được
phần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải do em tự làm mà đi chép ở đâu đó. Nhưng dù sao
bạn cũng không nên phê bình em học sinh đó trước lớp mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thời
chưa cho điểm vào bài làm đó, cho em học sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũng
không quên nhắc nhở em cố gắng học tập.
Khi học sinh từ chối thực hiện yêu cầu của cô .
Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác
trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những
mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, em
không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, học
sinh đó ngồi xuống.
Trong tình huống đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? (lựa chọn 1 trong 4 cách sau)
1. Phê bình em học sinh đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn để đảm bảo uy tín
của cô.
2. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn.
3. Không nói gì thêm mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuống nhặt mấy mẩu
giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cách bình thường như không có
chuyện gì xảy ra.
4. Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên khen ngợi
em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.
***************
Tình trạng đến khi giáo viên bước vào lớp mà lớp vẫn còn chưa ổn định là hiện tượng không lấy
gì làm lạ. Bạn đã từng chứng kiến học sinh vẫn lang thang nhốn nháo ngoài hành lang, khi thấy
bóng giáo viên vào gần đến lớp thì mới “co giò lên mà chạy”, hay cảnh những chiếc bàn bị xô
vẹo, bảng viết vẫn còn ngổn ngang vết phấn… Và còn nhiều, nhiều nữa những điều làm bạn
không hài lòng.
Lâu dần cũng thành quen, bạn phải chấp nhận sự thật đó và sẵn sàng bỏ ra vài phút đầu tiết học
của mình cho các em “chấn chỉnh”. Nhưng không ngờ yêu cầu rất chính đáng của bạn lại đầy bạn
rơi vào một tình thế khó xử.
Nếu xét một cách khách quan thì câu trả lời đó của em học sinh nghe có vẻ có lý, không vứt rác
thì làm sao phải đi nhặt rác? Cách lập luận này có thể làm bạn hơi sốc vì không ngờ rằng học
sinh của mình lại có cách xử sự như vậy. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể, vì khi mới chỉ là
những cô cậu học trò 9-10 tuổi, các em thường có suy nghĩ khá máy móc và ngây thơ là nếu
mình không vứt rác ra lớp thì tại sao lại phải đi nhặt, đáng lẽ ra cô phải gọi bạn nào bày ra thì
phải lên dọn đi chứ! Dù sao cách suy nghĩ trẻ con này cũng có cái lý của nó, nên bạn không thể
và cũng không công bằng khi trách mắng gay gắt học sinh đó và bắt em lên nhặt. Vì như thế sẽ
khiến em cảm thấy bực bội, không vừa lòng. Và bạn có nghĩ đến trường hợp đó là một em rất
“bướng”, bạn có yêu cầu thế nào em cũng không thực hiện thì bạn phải xử sự ra sao? Đừng tự
đẩy mình vào tình huống khó xử như thế.
Bạn tiếp tục gọi học sinh khác. Nếu phải một em hiền lành dễ bảo, em sẽ lên nhặt thì coi như
xong, nhưng nếu chẳng may lại là một “phản ứng dây chuyền” và vẫn là lý lẽ của em học sinh
thứ nhất thì bạn sẽ thực sự bế tắc. Tỏ ra bất lực không thể giải quyết được tình huống trước mặt
học sinh là điều tối kỵ.
Thôi thì “vạn bất đắc dĩ” bạn sẽ tự mình làm để không rơi vào tình thế như khi chọn hai cách xử
lý trên. Có thể trong suy nghĩ của bạn đó là việc hết sức nhỏ nhặt chẳng đáng phải bận tâm, bạn
sẽ làm thay các em. Chắc chắn trước mặt học sinh lúc này bạn trở nên rất gần gũi, không quan
cách và dễ tính. Nhưng biết đâu đó lại chính là sự mở đường cho học sinh tiếp tục bầy bừa và
không có ý thức chuẩn bị chu đáo trước khi giáo viên vào lớp. Và sự dễ dãi của bạn sẽ khiến học
sinh nghĩ rằng cô dễ tính như vậy có bày bừa chắc cũng chẳng sao đâu! Đến lúc đó thì còn gì là
lớp học nữa.
Tốt nhất là tùy vào tình huống cụ thể mà bạn cần phải nhanh trí tìm cách xử lý. Cũng không nên
quá quan trọng vấn đề bằng cách truy xét ai có trách nhiệm với việc “xả rác” này. Bạn cũng có
thể tự làm nếu thấy hợp lý và cũng chỉ là mấy mảnh giấy vụn trên sàn hay vài vết phấn chưa lau.
Nhưng sau đó bạn cũng nghiêm khắc nói cho học sinh biết rằng sẽ không có lần sau như thế.
Nhưng tốt nhất là bạn nên nhắc nhở học sinh kê lại bàn ghế cho ngay ngắn, “nhờ” một em học
sinh lên lau bảng “giúp” cô, sau đó nhanh chóng bắt đầu bài giảng. Và đến cuối buổi chắc chắn
bạn phải yêu cầu lớp trưởng có trách nhiệm cắt cử các bạn trực nhật để bước vào tiết học sau.
Làm như vậy bạn sẽ không mất thời gian và sẽ không tạo ra bầu không khí căng thẳng cho buổi
lên lớp của mình vì những chuyện cỏn con ấy.
Khi học sinh xé bài kiểm tra.
Trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thì
bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. bạn quay lại thì thấy Tiến đã xé
tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp. Khi được hỏi
tại sao em xé bài, thì Tiến trả lời tỉnh queo: “Bài của em thì em xé”. Trước sự việc đó, bạn
phải giải quyết ra sao?
(gợi ý 4 các xử lý sau):
1. Bạn không nói gì, quay trở lại bục giảng để bắt đầu bài của mình
2. Bắt em đó đứng dậy, phê bình em gay gắt trước lớp và ghi vào sổ đầu bài vì ý thức thiếu tôn
trọng giáo viên.
3. Bạn tạm thời “bỏ qua” và nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình. Sau đó cuối giờ bạn
gọi em học sinh đó lại để hỏi han, tâm sự và giải thích cho em hiểu sự đúng sai trong hành
động của mình.
4. Bạn dành ra một vài phút xuống chỗ em đó và nhẹ nhàng nhắc nhở em, để em đó nhận ra
khuyết điểm của mình và động viên em lần sau cố gắng.
********
Trong quá trình giảng dạy, bạn không hiếm trường hợp phải đối mặt với những học sinh có thành
tích học tập kém, lại ngang ngạnh và nhiều khi tỏ ra coi thường kỉ luật, thiếu tôn trọng giáo viên.
Nếu bạn không thực sự nghiêm khắc thì có những lúc rất dễ bị học sinh coi thường và tiếp tục có
những hành động không đúng mực.
Chắc chắn là các thầy cô giáo ai cũng sẽ cảm thấy tức giận trước hành động này của học sinh.
Em đó có thể biện minh rằng do bài bị điểm kém, lại là bài của mình nên em muốn làm gì thì
làm. Nhưng đó là cách “lý sự cùn” vì rõ ràng đây là lớp học, cô giáo đang lên lớp, bài tập vừa
được cô giáo chấm điểm mà em đó có hành động như thế là thiếu tôn trọng giáo viên. Và chính
vì vậy bạn không thể bỏ qua một cách dễ dàng (như ở gợi ý 1), vì rất dễ khiến học sinh coi
thường bạn. Các em học sinh khác trong lớp sẽ nghĩ gì đây khi chứng kiến hành động hơi vô lễ
đó mà cô giáo lại “không dám làm gì”.
Thái độ nghiêm khắc lúc này là hết sức cần thiết. Bạn có thể phê bình em đó gay gắt ngay trước
lớp, nhưng để giữ “hòa khí’, bạn nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo em. Bạn không nên để sau
buổi học để nói riêng với em đó vì những hành động như thế cần được rút kinh nghiệm ngay để
các em khác không lặp lại.
Bạn nên dành một vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động vừa rồi của em.
Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng em đã kịp xem
lại bài của mình nghuyên nhân tại sao không? Em nói là “bài của em thì em xé”, đúng bài đó là
của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em để
lần sau em cố gắng hơn. Thế mà không ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé
toạc thành những mảnh giấy vụn. Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô, có
một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đã
trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn
trong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”.
Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần sau không
có những phản ứng nóng nảy như thế.
Làm gì để “trấn an” dư luận của học sinh? .
Gần đây bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của học sinh về
trường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N toàn 8, 9 điểm”. Trong khi
các bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 điểm là cùng”. Là một giáo viên chủ
nhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư luận này của học sinh? (chọn 1 trong 3 cách xử lý
dưới đây)
1. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn thẳng thắn đưa ra vấn đề này và đề nghị các em nói
trực tiếp, không bàn tán sau lưng. Sau đó tuỳ tình hình bạn sẽ tìm cách xử lý.
2. Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tưởng không đoàn kết, nói xấu bạn và thầy giáo.
3. Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp để xác minh
hiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tính công bằng trong lớp
học.
*************
Sự công bằng là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng trong suy nghĩ của học sinh. Chúng luôn
quan niệm một cách đơn giản rằng đã là môi trường sư phạm thì các thầy cô phải tuyệt đối công
bằng trong cách cư xử với học sinh, có như thế mới có thể khuyến khích các em phấn đấu học
tập tốt. Một khi nguyên tắc đó bị vi phạm sẽ rất dễ khiến các em mất niềm tin vào các thầy cô
giáo.
Chính vì vậy khi lớp bạn chủ nhiệm có dư luận về vấn đề này, hơn nữa lại liên quan đến “quyền
lợi sát sườn” của học sinh (chuyện đánh giá kết quả học tập bằng điểm) chắc chắn bạn không thể
bỏ qua. Nếu bạn cố tình cho qua như không hề biết có thể dư luận đó sẽ không chỉ ngấm ngầm
mà sẽ bùng phát vào một ngày nào đó chưa biết chừng.
Bạn sốt sắng với thông tin này và quyết tâm “làm ra nhẽ” bằng cách thẳng thắn nêu ra vấn đề
trong một cuộc họp tập thể nào đó. Thậm chí trong cuộc họp có vẻ dân chủ và công khai ấy, bạn
tỏ ý phê bình các em đã có hiện tượng nói xấu thầy và bạn. Bạn chọn cách xử lý này sẽ là quá
nóng vội khi chưa hề biết là độ chính xác của thông tin đó đến mức nào. Bạn biết rằng “không có
lửa thì làm sao có khói”, chắc chắn học sinh của bạn không ghen tị nhau đến mức bịa đặt ra
chuyện “tày trời” đó. Nếu bạn vội kết tội học sinh biết đâu chúng sẽ nghĩ bạn bênh vực cho đồng
nghiệp của mình và sẽ không bao giờ đứng về phía chúng. Hơn nữa, mang những chuyện tế nhị
này ra công bố trước dư luận là điều không bao giờ nên làm.
Điều trước tiên cần làm là bạn phải tìm mọi cách để thẩm định lại thông tin này một cách chính
xác. Bạn có thể gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh mẫu mực trong lớp để khéo léo trò
chuyện. Bạn chỉ có thể “thu thập” được những thông tin chuẩn xác khi nói chuyện với học sinh
bằng sự cởi mở, chân thành, tế nhị và không áp đặt. Khi xác minh dư luận đó là có thật thì bạn
cần suy nghĩ về cách xử lý để đảm bảo công bằng và quyền lợi của học sinh. Nhưng dù lựa chọn
giải pháp nào thì sự tế nhị và thận trọng sẽ là nguyên tắc đầu tiên cần tôn trọng.
Một tình huống khó xử trong phòng thi .
Trong phòng thi có một em học sinh là con của vị giám đốc cơ quan chồng bạn đang công
tác, bị bắt quả tang đang quay cóp bài và thậm chí còn có lời lẽ thiếu lễ phép với giám thị.
Bạn cũng có mặt ở đó. Vậy bạn sẽ ứng xử sao đây?
1. Quay đi chỗ khác coi như không biết hoặc vì không thuộc quyền hạn giải quyết của mình.
2. Bạn cố gắng xin giám thị tha cho em đó chỉ vì “đó là con của một nhân vật rất quan trọng
ở cơ quan chồng bạn”.
3. Bạn kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thích cho em đó
biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để không gây căng thẳng
trong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng “thấy người quen mà không
giúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em nếu như em thực
sự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.
**********
Trong mối quan hệ xã hội chồng chéo, phức tạp như hiện nay thì tình huống của người giáo viên
này không phải là hiếm gặp. Nếu là người nhà ruột thịt của bạn thì còn dễ vì dù sao họ cũng có
thể thông cảm được. Đằng này lại là con của một vị lãnh đạo trong cơ quan chồng bạn, có thể rất
có ảnh hưởng đến con đường công danh của anh ấy. Có khi chỉ cần sự “quan tâm, tạo điều kiện”
của bạn đối với học sinh thì biết đâu phụ huynh của em đó sẽ cho chồng bạn những cơ hội thuận
lợi. Nhưng cũng vì thế mà chỉ cần thái độ không “thiện chí hợp tác” của bạn cũng có thể gây khó
khăn cho anh ấy. Vậy bạn phải xử lý thật khéo léo để không phá vỡ nguyên tắc trong việc giáo
dục học sinh nhưng cũng không làm tổn hại đến mối quan hệ của chồng mình.
Nhiều người sẽ chọn phương án 1. Đó là cách rút lui an toàn nhất để phụ huynh cũng không thể
có gì trách cứ bạn. Nhưng bạn có tính đến trường hợp học sinh đó đã nhìn thấy bạn và biết rằng
bạn đã cố tình làm ngơ? Lúc đó thì rắc rối to! Đôi khi lảng tránh để đỡ phiền hà cho bản thân lại
không phải là cách xử lý hay.
Vậy theo bạn xử lý theo cách 2? Cũng không ít trường hợp giáo viên chọn cách này. Đơn giản đó
là một cơ hội để bạn tỏ rõ sự quan tâm giúp đỡ của mình đối với học sinh đó, và hy vọng rằng
việc làm đó sẽ có tác động tốt đến vị lãnh đạo ở cơ quan chồng bạn. Nhưng như vậy bạn sẽ đối
mặt ra sao với học sinh của mình, chúng có còn kính trọng bạn không khi chỉ vì lợi ích cá nhân
mà bạn đã sẵn sàng bỏ qua cho học sinh phạm lỗi. Bạn luôn nhắc nhở học sinh về sự công bằng,
nghiêm khắc, nhưng chính hành động của bạn phản tác dụng mất rồi! Và chắc chắn sự bao che
ấy cũng không có lợi gì cho học sinh đã vi phạm kỷ luật vì sẽ tạo cho chúng tâm lý “đã có người
che chở rồi, muốn làm gì thì làm”. Như vậy bạn không thể tránh khỏi cảnh phải đứng ra xin xỏ
vài lần sau nữa. Xử lý theo cách này lợi thì chưa thấy đâu nhưng cái hại thì đã bày ra trước mắt.
Trong tình huống này, cách tốt nhất là bạn luôn luôn giữ vững sự nghiêm khắc và công tâm của
mình. Dù là con của một người có địa vị đi nữa nhưng đã vi phạm kỷ luật thì cần phải được xử
lý. Bạn nhẹ nhàng giải thích cho em học sinh đó biết rằng em đã vi phạm vào nội quy của trường
nên không thể xin các thầy tuyên bố “trắng án” trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người
được. Bạn có thể nói: “Cô có thể giúp em xin với các thầy cô giám thị nhưng như thế thì các bạn
sẽ nghĩ như thế nào về cô, về em? Chắc chắn là sự coi thường đúng không? Nhưng em yên tâm,
em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng
nề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy cô sẽ sẵn sàng giúp
đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng dù không nhận được “sự bào chữa
hiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn.
Khi lớp vắng nhiều học sinh .
Bước vào giờ dạy, sau khi điểm danh, bạn biết lớp học vắng đến một nửa số học sinh. Khi hỏi
nguyên nhân, bạn biết được là các em bỏ đi đưa đám ma mẹ của một bạn học sinh trong lớp
từ tiết trước nên chưa kịp về. Trước tình huống đó, bạn xử lý thế nào?
1. Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, nên bạn tức giận và tuyên bố cho học sinh nghỉ luôn không
tiến hành dạy giờ đó nữa.
2. Bạn vẫn tiến hành dạy bình thường để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các em còn lại,
và nói sẽ phạt các em không có mặt trong buổi học hôm nay.
3. Bạn ghi tên những học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau, và
sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc để trống giờ.
**********
Dù là một giáo viên dễ tính đến mức nào đi nữa cũng không thể “vui vẻ” trước tình trạng đã đến
giờ vào học mà lớp vắng đến một nửa số học sinh. Bạn có thể tức giận, tự ái vì cho rằng học sinh
đã không tôn trọng mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng vì phút tức giận ấy mà bạn sẵn sàng
tuyên bố cho học sinh nghỉ học luôn một tiết là quá nóng vội. Thứ nhất, bạn đã vi phạm quy chế
của nhà trường; thứ hai, bạn đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.
Trên thực tế có nhiều giáo viên sẽ xử lý theo cách thứ hai, vẫn tiến hành bài giảng như bình
thường để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cách xử lý này có thể đảm bảo quyền lợi của các em
học sinh đang có mặt ở lớp và bạn cũng không sợ mang tiếng là cho học sinh nghỉ tự do. Nhưng
như vậy còn các em học sinh vắng mặt thì sao? Bởi vì, dù sao các em cũng vắng vì một lý do khá
chính đáng. Bạn vẫn kiên quyết xử lý “rắn” trong khi biết rõ nguyên nhân đó e rằng không tránh
khỏi việc “mang tiếng” là cứng nhắc, thậm chí “vô tình”.
Việc đảm bảo kỷ cương trong học đường, nhất là với các em học sinh phổ thông là hết sức cần
thiết. Nhưng đôi khi các giáo viên cũng phải tính đến những trường hợp bất đắc dĩ để có cách
ứng xử linh hoạt. Ở đây các em đến muộn vì lý do là đi đám ma mẹ một bạn trong lớp nên giáo
viên có thể thông cảm và không nên tức giận. Tốt nhất bạn không nên dạy ngay vào bài mới để
ảnh hưởng đến quyền lợi của các em vắng mặt. Nhưng cũng không thể để trống giờ cho các em
học sinh ngồi tán gẫu trong lớp được. Bạn nên cho học sinh ôn luyện một số bài tập trong khi
chờ các em kia kịp về.
Nhưng khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn cũng nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em lần sau chú ý sắp
xếp thời gian để không về quá muộn ảnh hưởng đến việc học tập. Với thái độ cảm thông và cách
xử lý nghiệm khắc nhưng có tình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của học sinh và khiến
các em ngày càng tôn trọng và yêu quý bạn hơn.
Giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh phạm lỗi về nhà .
Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáo
viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để
giáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm
“xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý sao đây?
1. Bạn im lặng không nói gì vì đó là chuyện của gia đình giáo dục con cái. Và đó cũng là một
bài học cho cậu học sinh phạm tội.
2. Bạn bỏ về vì cho rằng gia đình phụ huynh học sinh đã không tôn trọng giáo viên
3. Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn dùng những
lời lẽ giải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục hay và yêu cầu gia
đình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em.
**********
Việc phải dẫn học sinh phạm lỗi về tận nhà để trình bày với gia đình là “vạn bất đắc dĩ”, vì giáo
viên sẽ phải chuẩn bị “đương đầu” với những phản ứng từ phía gia đình. Nhưng thiết lập mối
quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn thay mặt cho nhà trường để thực hiện sự phối hợp đó.
Trong tình huống này bạn thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynh học sinh quá
nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáo viên. Bạn có thể im lặng vì
nghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là một giáo viên chủ nhiệm nên bạn không có
quyền can thiệp. Sẽ có nhiều người lựa chọn phương án xử lý này vì dù sao đó cũng là hình phạt
thích đáng cho một cậu học trò nghịch ngợm. Nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “thờ ơ”,
phó mặc đó của bạn? Biết đâu em đó sẽ nghĩ rằng chính việc “tố cáo” của bạn là nguyên nhân
khiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt “người ngoài”. Và sự bực tức, thậm chí coi
thường cô giáo sẽ ngấm ngầm hình thành và những lời dạy bảo của bạn trở nên vô tác dụng. Dù
học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thì không một giáo viên nào lại muốn học sinh phải
chịu những trận đòn chí mạng. Vì trách nhiệm với học sinh, bạn sẽ không thể chọn một giải pháp
chỉ vì sự “an toàn” của bản thân.
Nếu bỏ về trong lúc này thì lại là cách xử sự hết sức sai lầm. Bạn có quyền làm điều đó vì sự tự
ái trước thái độ cư xử thiếu tôn trọng của phụ huynh học sinh. Bạn thay mặt nhà trường đến gặp
gia đình trình bày tình hình sai phạm của học sinh để cùng gia đình tìm giải pháp giúp đỡ em chứ
không phải để “tố cáo” khiến học sinh phải chịu đòn. Chính vì thế bạn có quyền tức giận nhưng
tuyệt đối không nên bỏ về vào lúc này vì nhiệm vụ của bạn chưa được hoàn thành.
Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kiềm chế sự
tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành
động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục
học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị
phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi
mở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong
việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh
nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lại
giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ,
xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái
tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt
đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến
chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.
Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình những biện pháp
cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh, khéo léo và tình thương yêu, trách
nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành công tình huống này.
Phụ huynh xin cho con thôi học .
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong
giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy
nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học
tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ
em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con.
Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?
1. Đành đồng ý với mẹ của học sinh vì em ấy cần ở nhà giúp mẹ, mà có đi học thì em ấy cũng
không thể học tốt được.
2. Khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II.
3. Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp.
Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua
khó khăn.
**********
Do nhà nước đã quy định phổ cập trung học cơ sở nên bạn không thể đồng ý cho học sinh nghỉ
học vì còn chưa học hết cấp II, cho dù sức học của em ấy yếu kém. Mặt khác, nghỉ học lúc này
sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn
em ấy cũng sẽ không có cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở.
Việc ở nhà trong độ tuổi này cũng sẽ có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu
lổng. Bạn hãy động viên gia đình cho em học hết phổ thông cơ sở, sau đó sẽ đi học một nghề nào
đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp đỡ mẹ và các em.
Nếu mẹ của học sinh tỏ ý lo lắng rằng con mình kém cỏi, có đi học cũng chẳng theo được, chẳng
có lợi ích gì, thì bạn cần phải khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt không phải vì em ấy
kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học. Như vậy, gia đình
học sinh vừa tin tưởng con mình, vừa không phải xấu hổ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêu
cầu gia đình tạo điều kiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để cháu
học tốt hơn. Bạn có thể phân công những em học sinh khác kèm cặp, giúp đỡ học sinh đó.
Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn như vậy thì bạn có
khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì cũng
không ích gì. Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi học tiếp
vì chính tương lai của cháu. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúp
đỡ việc nhà cho em ấy có thời gian đi học. Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường
và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên gia
đình cho các em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh
ấy vẫn được tiếp tục đi học.
Dạy thay đồng nghiệp bị ốm .
Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi
kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả
lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em
đi ạ”. Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau:
1. Mỉm cười, im lặng không nói gì.
2. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.
3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán
cô A. dạy không hay.
Đây là một tình huống rất thường gặp và quả là khó xử đối với giáo viên. Vào một lớp lạ dạy
thay một đồng nghiệp của mình, đa số các thầy cô đều rất ngại vì có thể phương pháp của mình
không giống với thầy cô đang dạy các em khiến các em không quen nên khó tiếp thu bài. Khi kết
thúc bài giảng, các thầy (cô) thường hỏi: “Thầy (cô) dạy thế nào, các em có hiểu bài không?”.
Nhưng đến khi nhận được câu trả lời thì chính thầy cô lại bị rơi vào tình huống khó xử.
Câu trả lời rất hồn nhiên của học sinh: “Thầy dạy hay lắm ạ” có thể chỉ là một lời “xã giao” với
thầy giáo mới, nhưng cũng có thể là một lời nói thật. Với câu nói “vô hại” này bạn có thể mỉm
cười và cám ơn các em đã nhận xét tốt về cách dạy của thầy. Nghề thầy giáo còn gì hạnh phúc
hơn khi nghe học sinh của mình nói như vậy.
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì thật tuyệt vời và chẳng có gì đáng bàn. Nhưng khi học sinh có sự so
sánh và ngỏ ý chê bai cô giáo của mình dạy không hay: “Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả”
thì vấn đề lại không còn đơn giản nữa. Người ta vẫn nói “Bụt chùa nhà không thiêng” là vì thế.
Chưa chắc bạn đã dạy hay hơn cô giáo A như các em nói, mà có thể vì các em đã quen với cô nên
cảm thấy cách dạy của cô không còn thú vị. Còn bạn, mới tiếp xúc gặp gỡ các em, nên vì mới lạ
nên các em thấy bạn dạy hay hơn cô A. Điều đó có thể lắm chứ!
Nhưng dù đó là một lời khen thật lòng và nhận xét đúng đi nữa bạn cũng không nên mỉm cười
mà không nói gì. Vì như vậy rất dễ khiến các em hiểu rằng bạn đồng tình với phê phán đó của
các em thì thật là tệ hại, và mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và người đồng nghiệp đó rất có thể sẽ bị
ảnh hưởng.
Bạn cũng không nên phê bình các em. Rõ ràng bạn đã hỏi để biết được nhận xét của các em về
bài giảng của bạn và các em cũng đã trả lời theo đúng những gì chúng nghĩ. Các em hoàn toàn có
quyền được phát biểu những ý kiến chính đáng của mình một cách bình đẳng, dân chủ. Bạn cũng
cần phải hiểu rằng đã đến lúc phải thay đổi quan điểm cho rằng chỉ có thầy cô mới có quyền
nhận xét, phê bình học sinh, còn các em chỉ biết răm rắp nghe theo chứ không được phép đưa ra
ý kiến của mình. Lối tư duy đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỉ lại, thiếu chủ động và bạn cũng sẽ
không bao giờ biết được hiệu quả thực sự cách dạy của mình.
Vậy chọn cách xử lý 3 là tối ưu. Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng nghe
bài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giải
thích cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chung
một mục đích là giúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nên
so sánh để rồi khen người này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: “Các em ạ, các em rất may mắn
là đã được học cô A, đó là một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đã đào tạo
được nhiều học sinh giỏi, được học sinh nhiều thế hệ yêu quý, ngợi ca. Có thể là các em chưa
quen với phương pháp dạy học của cô nên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài
giảng. Cách tốt nhất là các em nên trao đổi thẳng thắn với cô để cô trò có thể hiểu nhau. Thầy tin
rằng, với một giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao như cô A, cô sẽ sẵn sàng điều chỉnh
phương pháp dạy để các em dễ hiểu hơn. Và theo thầy các em nên chăm chú nghe cô giảng và có
thể điều chỉnh cách học của mình để làm sao đạt được kết quả cao nhất”.
Với những lời lẽ thấu tình, đạt lý ấy, chắc chắn bạn sẽ được các em yêu quý, tôn trọng không chỉ
vì bạn dạy hay mà chủ yếu là vì sự tôn trọng học sinh và đồng nghiệp của bạn.
Cả lớp đứng lên nhưng một em vẫn ngồi tại chỗ
Khi bạn bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên rất ngay ngắn chào cô. Nhưng khi nhìn xuống cuối
lớp, bạn phát hiện ra có một em học sinh vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó, bạn sẽ xử lý ra sao?
1. Bạn lờ đi coi như không biết và cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu bài giảng của mình.
2. Bạn nhìn thẳng và gọi trực tiếp học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi vào lớp.
3. Bạn cho cả lớp ngồi xuống, sau đó bạn đi xuống chỗ học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân vì
sao em lại không thể đứng lên chào cô như các bạn, nếu không thấy học sinh trình bày được lý
do gì chính đáng, bạn nghiêm khắc yêu cầu em lần sau phải đứng dậy và có ý thức nghiêm chỉnh
khi giáo viên bước vào lớp.
**********
Bắt đầu tiết học, giáo viên vào lớp, học sinh đứng lên chào và giáo viên chào đáp lại, là một điều
hiển nhiên. Nó có tác dụng ổn định trật tự lớp học, đồng thời cũng qua đó thể hiện sự tôn trọng
lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, tình huống xảy ra như trên cũng không phải hiếm
gặp trong nhà trường.
Khi gặp phải tình huống này, nhiều giáo viên được coi là dễ tính có thể chọn cách xử lý như
phương án 1. Nhưng làm như thế là bạn đã để cho học sinh có ý khinh nhờn, coi thường giáo
viên. Nếu cứ tiếp tục như thế, e rằng đến một ngày nào đó không chỉ có một mình em học sinh
đó không đứng lên chào bạn. Đến lúc đó bạn sẽ làm thế nào? Sẽ hết sức khó khăn để khắc phục
đấy!
Cũng có một số giáo viên ứng xử theo cách 2: ngay lúc đó yêu cầu em học sinh đứng dậy chào
cô để nâng cao uy tín. Tuy nhiên không phải bao giờ bạn cũng đạt được kết quả theo ý muốn (có
thể bạn gặp phải một cô cậu bướng bỉnh nào đó không chịu đứng lên thì sao?). Phải chịu “bó
tay” trước mặt học sinh là điều rất bất lợi cho bạn.
Tốt nhất trong tình huống này bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cả lớp và dừng
lâu hơn ở chỗ em học sinh đó, chờ đợi trong giây lát. Nếu em học sinh đó nhận được “tín hiệu”
từ ánh mắt của bạn và tự giác đứng lên thì coi như không có chuyện gì. Nhưng trong trường hợp
ánh mắt của bạn không nhận được sự phản hồi thì bạn cũng nên cho lớp ngồi xuống. Sau khi ổn
định lớp, bạn đi xuống chỗ em học sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân tại sao em không đứng lên
chào bạn. Bạn có thể bắt đầu “hỏi thăm” rất nhẹ nhàng: “Em có thể cho cô biết hôm nay em có
gặp khó khăn gì mà không thể đứng lên chào cô lúc đầu giờ không?”. Nếu trường hợp em bị đau
chân hay một lý do chính đáng nào đó, bạn nên thông cảm. Nhưng nếu chỉ vì một sự “chống
đối”, vì lý do không thích, thì bạn nên tỏ thái độ nghiêm khắc. Bạn phải nói rõ cho em hiểu đây
không phải là vấn đề thích hay không thích mà là thái độ tôn trọng kỷ luậtluận văn – báo cáo –
tiểu luận – tài liệu chuyên ngành Luật lớp, tôn trọng giáo viên của một học sinh. Em đã là một
học sinh trong lớp thì phải có nghĩa vụ tuân thủ những nội quy đó.
Tình huống sư phạm xảy ra đối với giáo viên trên lớp .
Tình huống 1: Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bần, bàn ghế
không ngay ngắn. Bạn xử lý thế nào?
Tình huống 2: Trong giờ giảng bài vật lý, có một học sinh giơ tay xin phát biểu và đề nghị thầy
giải thích một vấn đề có liên quan đến bài giảng, phát hiện ra đó là một vấn đề được ứng dụng
trong thực tiễn mà bạn chưa nắm vững. Nếu là giáo viên đó, bạn xử lý thế nào?
Tình huống 3: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằng thầy giáo đã
chấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo đó thì ngay lúc ấy bạn xử lý thế nào?
Tình huống 4: Trong giờ làm bài kiểm tra môn toán. Mới hết nửa thời gian, trong khi cả lớp còn
đang làm bài thì đã thấy em A (một học sinh giỏi toán của lớp) đã làm xong. Nếu là giáo viên bộ
môn toán đó, bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 5: Bước vào giờ dạy, bạn thấy lớp vắng đến nửa số học sinh, hỏi nguyên nhân thì
các em cho biết là các bạn bỏ đi đưa đám mẹ của một bạn trong lớp bị mất. Trước tình huống đó
bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 6: Trong lớp, học sinh phải ngồi theo chỗ quy định, nhưng vào giờ dạy của bạn, có
một học sinh lại tự động đảo chỗ, ngồi lên bàn đầu. Khi bạn hỏi lý do, học sinh đó nói rằng:
Thưa thầy, em thích học môn của thầy và em thích xem thí nghiệm của thầy làm. Trước tình
huống đó bạn xử lý thế nào?
Tình huống 7: Bạn có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n. Khi giảng bài học sinh trong lớp đã cười,
nghe thấy tiếng cười đó, bạn xử lý thế nào?
Tình huống 8: Khi trả bài kiểm tra đa số các em đều bị điểm kém, các em đều nhất loạt kêu là
bài khó, các em không làm được và đề nghị thầy không lấy điểm. Nếu là thầy giáo đón bạn xử lý
thế nào?
Tình huống 9: Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo thấy học sinh ở dưới lớp lại ồn ào và
cười khúc khích. Khi thầy ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp lại im lặng và nhìn lên bảng.
Nếu là thầy giáo đó bạn xử lý thế nào?
Tình huống 10: Trong khi giảng dạy, cô giáo Lan phát hiện thấy một học sinh ở cuối lớp đang
mải làm việc riêng, không chú ý nhìn lên nghe giảng. Nếu là cô giáo Lan, bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 11: Trong khi đang giảng bài, thầy giáo nhận thấy có một nữ sinh trong lớp không
nhìn lên bảng mà mắt cứ mơ màng nhìn ra phía ngoài cửa sổ lớp. Nếu là thầy giáo đó, bạn sẽ xử
lý thế nào trước tình huống đó?
Tình huống 12: Trong giờ dạy, thầy T phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt, mắt lờ
đờ. Thầy T nghi vấn em đó mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy giáo T, bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 13: Trong khi giảng dạy, thầy giáo phát hiện ra một học sinh nữ đang đọc truyện.
Khi thầy đến và thu sách truyện thì thấy đây là một tiểu thuyết ái tình được xuất bản ở Sài Gòn
từ trước năm 1975. Nếu vào trường hợp thầy giáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 14: Trong khi giảng bài, thầy giáo thấy có một học sinh gục đầu xuống bàn không
ghi bài. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 15: Khi bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên chào cô giáo, nhưng duy nhất có một em
vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó bạn sẽ xử lý thế nào
CÁC CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
1. Xử lý tình huống sư phạm của giáo viên trên lớp .
Cách xử lý tình huống 1:
a/ Giáo viên phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy bình thường.
b/ Giáo viên yêu cầu học sinh ra ngoài và yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinh lớp sạch sẽ rồi
mới cho học sinh vào học.
c/ Giáo viên yêu cầu các em ở từng bàn tự xếp bàn ghế cho ngay ngắn, sau đó tiến hành giảng
dạy, hết giờ dạy yêu cầu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để giờ sau có
lớp học gọn gàng, sạch sẽ.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 2:
a/ Giáo viên cho học sinh đó ngồi xuống và tuyên bố vấn đề này không có trong nội dung sách
giáo khoa nên không đề cập ở giờ dạy. .
b/ Giáo viên dừng bài giảng và tìm cách giải thích vấn đề mà học sinh nêu ra (nhưng do chưa
chủ động và nắm vững nên giải thích lúng túng, mất thời gian).
c/ Khen học sinh có sự tìm tòi liên hệ bài giảng với thực tế và hẹn học sinh: “Tôi sẽ tìm hiểu
thêm để giải thích hiện tượng em nêu ra vào đầu giờ sau.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 3.
a/ Thầy trả lời là đã chấm chính xác, yêu cầu học sinh đó phải xem kỹ lại bài làm của mình.
b/ Thầy để học sinh trình bày luôn tại lớp, chỗ em đó cho là thầy đã chấm nhầm.
c/ Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài làm một lần nữa và cuối giờ đến gặp thầy để thẩy trò
cùng trao đổi xem lại bài chấm cho thỏa đáng.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 4.
a/ Cho học sinh đó nộp bài và yêu cầu học sinh ra ngoài lớp.
b/ Yêu cầu học sinh đó cần xem lại bài cho kỹ và ngồi nghiêm chỉnh tại chỗ đến hết giờ.
c/ Giáo viên xuống lớp xem kết quả bài làm của học sinh đó, nếu thấy bài làm hoàn hảo, có thể
khen và tuyên bố với lớp: “Tôi cho bạn A làm thêm một đề khác để bận có dịp thể hiện được khả
năng của mình”.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 5.
a/ Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, giáo viên bộ môn cho học sinh nghỉ luôn không tiến hành dạy giờ
đó (để giờ trống) .
b/ Giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy bình thường.
c/ Giáo viên ghi danh sách học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau,
sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc trống giờ.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 6.
a/ Kiên quyết buộc học sinh ngồi về chỗ theo quy định.
b/ Vui vẻ để cho học sinh ngồi bàn đầu luôn.
c/ Hoan nghênh học sinh có tinh thần ham học hỏi và yêu cầu học sinh vẫn trở về vị trí chỗ ngồi
mà giáo viên chủ nhiệm đã quy định. Khuyến khích em cố gắng học tập và quan sát những thí
nghiệm chứng minh được làm tại lớp.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 7.
a/ Giáo viên tảng lờ như không biết.
b/ Giáo viên nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.
b/ Giáo viên bày tỏ với học sinh như sau: – “Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắc chắn sẽ làm các
em cười. Tôi biết điều đó và hàng ngày đang luyện nói để nhanh chóng khắc phục được tật nói
ngọng này, mong các em thông cảm cho tôi”.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 8.
a/ Giáo viên không chấp nhận đề nghị của học sinh, tiếp tục lấy điểm ghi vào sổ điểm.
b/ Giáo viên vui vẻ bằng lòng không lấy điểm bài kiểm tra đó.
c/ Giáo viên hỏi học sinh để biết các em vướng mắc ở điểm nào, bài giảng có điểm nào chưa rõ.
Sau đó chữa bài tập đó trên bảng. Với kết quả bài kiểm tra có quá nửa học sinh chỉ đạt điểm kém
cho nên giáo viên quyết định sẽ tổ chức cho các em làm bài kiểm tra khác và không lấy điểm bài
kiểm tra này.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 9.
a/ Thầy cau mày quát mắng về thái độ ồn ào cười cợt của học sinh.
b/ Thầy gọi lớp trưởng yêu cầu cho biết vì sao lớp lại cười mỗi khi thầy quay vào bảng.
c/ Thấy học sinh vẫn cười, nên thầy tạm dừng tiết học, đi sang phòng giáo viên soi gương xem
lại mặt và trang phục để sửa sang lại. Sau đó tiếp tục giảng dạy.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 10:
a/ Xuống ngay chỗ học sinh đó, để phát hiện xem em học sinh đang làm việc gì và sau đó phê
bình luôn trước lớp
b/ Nhắc nhở luôn học sinh đó và yêu cầu em đứng lên nhắc lại câu cô giáo vừa giảng. Nếu học
sinh không nói được, cô phê bình luôn và cho điểm kém.
c/ Xuống tận nơi xem học sinh đó đang làm việc gì và nhắc nhở em phải tập trung vào nghe
giảng, sau đó cô giáo trở lại bục giảng và tiếp tục giảng bài.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 11:
a/ Ngừng giảng và phê bình em học sinh phân tán tư tưởng không chú ý vào bài giảng.
b/ Chỉ định ngay học sinh đó trả lời một câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
c/ Giáo viên ra một câu hỏi phác vấn chung, các em tham gia phát biểu, nhân đó giáo viên hỏi
em học sinh đó có ý kiến gì tham gia bổ sung và nhìn em với con mắt “nhắc nhở”.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 12:
a/ Giáo viên phê bình gay gắt thái độ lơ là học tập của học sinh.
b/ Bỏ qua không xử lý.
c/ Giáo viên xuống lớp, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và động viên em chú ý
hơn đến việc nghe giảng. Sau giờ học giáo viên tìm gặp ngay giáo viên chủ nhiệm trao đổi về
hiện tượng trên để có biện pháp phối hợp với gia đình đưa em đi kiểm tra và chữa trị.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 13.
a/ Giáo viên xuống thu sách và phê bình ngay trước lớp về việc học sinh đọc truyện cấm “trong
giờ”
b/ Thu ngay truyện và đuổi học sinh ra khỏi lớp vì vi phạm nội quy.
c/ Yêu cầu học sinh đưa truyện cho giáo viên, nhắc nhở em chú ý nghe giảng. Cuối giờ học tiếp
tục gặp em học Bình đó để góp ý, đồng thời cũng gặp và phản ánh với giáo viên chủ nhiệm để
lưu ý tiếp tục uốn nắn.
Cách “c” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 14.
a/ Giáo viên gọi học sinh đó đứng dậy và phê bình luôn trước lớp, không còn biết nguyên nhân.
b/ Giáo viên dừng lại, phê bình hiện tượng học sinh gục đầu xuống bàn sau đó “giảng giải” cho
cả lớp về ý thức học tập cần phải thế nào
c/ Xuống chỗ học sinh đó, hỏi han xem vì sao em có vẻ mệt mỏi? Có ốm đau không? Có thể
tiếp tục cố gắng ngồi nghe giảng? Sau đó động viên em chú ý học tập.
Cách “C” là hay nhất.
Cách xử lý tình huống 15.
a/ Cô giáo nhìn thẳng và gọi học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi vào lớp.
b/ Cô lờ đi coi như không biết và cả lớp ngồi xuống rồi cô tiếp tục giảng bài.
c/ Cô giáo cho cả lớp ngồi xuống, sau đó cô đi xuống lớp hỏi học sinh đó có lý do gì mà không
thể đứng lên chào cô như các bạn, nếu không thấy học sinh báo cáo được lý do gì, cô giáo yêu
cầu lần sau học sinh phải có thái độ đứng chào nghiêm chỉnh khi các thầy cô vào lớp.
Cách “c” là hay nhất.
Hai bài làm giống nhau từng chữ .
Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài giải giống nhau từng
chữ. Bạn chọn cách xử lý nào trong ba cách sau?
1.Nêu tên hai em đó, phê bình trước lớp và cho cả hai điểm một để làm gương cho các em
khác.
2.Nêu hiện tượng này trước lớp, yêu cầu hai em đó tự giác đứng lên nhận lỗi (bạn không thể
nêu tên cụ thể hai em học sinh đó). Sau đó bạn phê bình các em và cho cả lớp nghe một giáo
dục đạo đức về tính không trung thực.
3.Trả bài bình thường và nêu chung chung rằng có hiện tượng chép bài của nhau trong lớp.
Bạn không nêu tên hai em những sau đó sẽ gặp riêng hai em để tìm hiểu nguyên nhân và
nhắc nhở.
*************************
Trong tình huống này, trước hết cần nhận thấy rằng bạn đã có sơ suất là trong giờ làm bài bạn đã
không nghiêm khắc để các em có cơ hội chép bài của nhau. Bạn cần phải rút kinh nghiệm ngay
về vấn đề này: tuyệt đối không tạo ra “kẽ hở” để các em có cơ hội vi phạm nội quy. Bạn luôn
nhắc nhở các em về tinh thần tự giác, nhưng học sinh, nhất là các em còn ở độ tuổi cấp I, II thì sự
giám sát chặt chẽ của thầy cô vẫn là một “áp lực” ngăn chặn các em vi phạm nội quy. Đã trót để
“sơ hở” rồi bạn phải tìm cách khắc phục ngay sao cho khéo léo, hiệu quả.
Điều tối kỵ ở đây là bạn nêu tên hai em đó trước lớp, phê bình rồi cho một điểm. Dù rằng chúng
đã mắc lỗi, nhưng các em vẫn cần được bạn tôn trọng, đối xử một cách thương yêu, độ lượng.
Việc xử lý các em theo cách này có thể làm cho các em sợ và lần sau không ai dám tái phạm nữa
(vì sức mạnh của dư luận tập thể lớp và những con số 0, 1 tròn trĩnh vẫn là rất kinh khủng đối
với tuổi học trò). Nhưng bạn có biết rằng khi đó bạn đã vô tình làm tổn thương đến lòng tự trọng
của các em. Sự trừng phạt có thể giúp bạn đạt mục đích tức thời nhưng tác dụng giáo dục lâu dài
thì hầu như không có. Chưa kể sự ứng xử thiếu tế nhị đó sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ giữa
thầy trò. vẫn biết rằng chúng có lỗi, và không có quyền gì oán trách bạn, nhưng trong thâm tâm
chúng phần nào giảm đi sự yêu quý, kính trọng dành cho bạn.
Cách xử lý 2 có tác dụng đánh vào sự tự giác của các em, làm cho các em biết nhận lỗi và biết
chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình. Tuy nhiên, sẽ chẳng hay ho gì trước cảnh cả lớp
đổ dồn ánh mắt về hai em đang cúi gằm mặt để chịu những lời phê bình của bạn. Và các em khác
trong lớp cũng không “hứng thú” gì khi phải nghe bạn “giảng” về đạo đức trong khi các em
không hề mắc lỗi. Và nó cũng có thể gây tổn hại đến mối quan hệ giữa học sinh phạm lỗi với tập
thể lớp và với giáo viên.
Như vậy trong trường hợp này bạn cần phải tế nhị, trả bài như bình thường, chỉ nêu chung chung
trong lớp có hiện tượng chép bài của nhau khiến bạn không hài lòng. bạn nhấn mạnh với các em
rằng nếu vì những lý do chính đáng, các em có thể không làm được bài, cô sẽ chiếu cố tạo điều
kiện cho em làm bài khác, nhưng cô rất buồn khi có học sinh không trung thực. Và bạn cũng
nghiêm khắc nhắc nhở: “Lần đầu tiên các em phạm lỗi cô có thể bỏ qua nhưng nếu có lần thứ hai
cô sẽ cho điểm kém những bài chép của nhau”. Bạn chú ý dù đang uốn nắn học sinh nhưng bạn
vẫn cần dùng lời lẽ nhẹ nhàng, không nên gay gắt khi nói với các em. Sau đó nhất thiết bạn phải
gặp riêng hai em đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao hai em đó lại chép bài của nhau và tùy từng
trường hợp bạn sẽ có cách giải quyết thỏa đáng. Vì đây là lần đầu nên bạn có thể vẫn công nhận
điểm của hai em đó (nếu như điều đó không khiến các em khác trong lớp cho là bạn thiếu công
bằng). Nhưng cũng không quên nhắc nhở các em rằng đây chỉ là lần duy nhất bạn làm như thế,
nếu tái phạm bạn sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn. Cũng nhân dịp này bạn khuyến khích
tình bạn tốt đẹp của hai em, động viên các em cùng giúp nhau tiến bộ tất nhiên không phải bằng
cách cho nhau chép bài. Hãy luôn nhớ rằng lòng khoan dung của thầy cô sẽ giúp học sinh tiến bộ
rất nhiều.
Khi phát hiện học sinh yêu nhau .
Theo dư luận của học sinh, bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm có một đôi hình như “đã
yêu nhau”. Bạn thấy cả hai thường không chú ý nghe giảng khi ở trong lớp. Và một lần bạn
gặp họ đi xem phim cùng nhau và bạn hoàn toàn khẳng định tin “đồn thổi” ấy là đúng sự
thật.
Điều đáng nói đây là năm cuối cấp, và sức học của cả hai học sinh ấy đều có chiều hướng đi
xuống, nhất là cậu con trai từ một học sinh khá giỏi đã tụt xuống mức trung bình khá. Là
một chủ nhiệm lớp, trước tình huống đó bạn xử lý ra sao? (chọn 1 trong 4 cách xử lý dưới
đây)
1. Biết rõ hiện tượng đó, nhưng vì nghĩ chúng đã lớn, có tự do cá nhân và cần phải tự lo cho
bản thân mình nên bạn coi như không biết. Thậm chí bạn còn nghĩ: “Nếu mình “nhúng tay
vào” chúng không hiểu lại bảo mình “lắm chuyện” can thiệp vào đời tư của người khác, vừa
mất thời gian lại vừa khiến chúng coi thường.
2. Bạn tìm mọi cách để “phanh phui” sự việc này trước lớp và nhắc nhở rất gay gắt cả hai
học sinh đó và có ý muốn cấm đoán không được yêu đương khi còn là học sinh.
3. Bạn khéo léo tìm gặp riêng từng học sinh một và có cách nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị để
chúng quan tâm đến chuyện học tập, vừa không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa
không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.
4. Bạn làm như không biết chuyện hai em đó có tình cảm với nhau, và cho lớp tổ chức một
buổi thảo luận về “tình yêu tuổi học trò” để định hướng đúng đắn cho các em qua những lời
tâm sự của bạn. Sau đó bạn có thể gặp riêng từng em, ân cần tâm sự hỏi han xem lý do gì
khiến các em học hành sa sút để các em có thể giãi bày và bạn sẽ đưa ra lời khuyên chân
tình, xác đáng.
**********
Việc nảy sinh tình cảm khác giới ở các em tuổi trung học phổ thông hiện nay không còn là hiện
tượng hiếm hoi, nếu không muốn nói là khá phổ biến. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi. Đồng thời cũng do những tác động tiêu cực của những hiện tượng sản phẩm văn hóa
không lành mạnh, khiến các em “trưởng thành” quá sớm. Ở cái tuổi lãng mạn và bồng bột này,
các em dễ dàng có cảm tình với nhau qua một ánh mắt, một nụ cười, mến nhau vì tài hát hay, đàn
giỏi, hay cũng có khi “yêu nhau” chỉ vì phục sức học của nhau… và muôn vàn lý do “chính
đáng” khác để yêu nhau. Vì vậy các thầy cô giáo cần có cái nhìn thông cảm và hiểu được tâm
sinh lý lứa tuổi của các em để có cách xử lý cho phù hợp.
Bạn có thể bỏ qua không “động chạm” gì đến chuyện đó vì cho rằng đó là việc riêng của chúng
và đó cũng có thể là giải pháp “an toàn”. Nhưng liệu xử lý như vậy có thiếu trách nhiệm quá
không? Vì học sinh của bạn đang học năm cuối đáng lẽ phải dành thời gian cho những chuyện
thi cử bù đầu, và chắc chắn bạn cũng chẳng vui vẻ gì khi chứng kiến những học sinh khá giỏi của
mình lại học hành sa sút. Và biết đâu vì sự thiếu quan tâm của bạn mà có thể hai học sinh của
bạn sau đó sẽ gặp phải những hậu quả tai hại nào chăng? Nếu là một người giáo viên có trách
nhiệm với học trò chắc chắn bạn không bao giờ chọn cách giải quyết có vẻ “an toàn” cho bản
thân này.
Nhưng nếu quá “trách nhiệm” xử lý theo cách thứ hai thì thật sai lầm. Đó là cách xử lý rất thiếu
tế nhị, không đạt được hiệu quả mà thậm chí lại còn phản tác dụng. Ở lứa tuổi này, các em đã ý
thức được tự do cá nhân và cần người lớn phải tôn trọng những nhu cầu chính đáng. Nếu bạn hy
vọng rằng đưa ra phê bình trước lớp mà khiến chúng xấu hổ và “chấm dứt” chuyện yêu đương
thì thật là những suy nghĩ quá giản đơn. Vì nhiều học sinh ở lứa tuổi này có quan niệm rằng đó là
chuyện hết sức bình thường, chẳng có gì phải xấu hổ cả. Và nếu gặp phải những cô cậu khá
bướng bỉnh, chúng có thể “bật” lại ngay lập tức: “Đây là chuyện riêng của chúng em, không cần
thiết cô và các bạn phải can thiệp” thì bạn biết nói gì được nữa đây? Và bạn tỏ ý cấm đoán? Liệu
có tác dụng gì không, hay cũng chỉ khiến các em “rút lui về hoạt động bí mật”, không công khai
chuyện tình cảm của mình, nhưng biết đâu đấy, càng cấm đoán các em càng “yêu nhau” say đắm
thì sao?
Bạn có thể chọn cách xử lý 3, gặp riêng từng em để khuyên giải, phân tích cho các em hiểu cái
lợi, cái hại của việc yêu đương quá sớm và nhất là các em còn đang tuổi học trò, đang phải tập
trung toàn bộ sức lực cho việc học hành thi cử. Hãy dùng những lời lẽ thật chân tình, khéo léo, tế
nhị để chuyện trò, tâm sự thật gần gũi. Bạn hãy khuyên em học sinh nữ nhắc nhở, giúp đỡ người
bạn trai học tập thật tốt. Còn đối với em học sinh nam, bạn hãy tác động tới lòng tự kiêu, tính
hiếu thắng của em, làm cho em thấy được rằng hình ảnh người con trai hoàn hảo trước mắt bạn
gái trước hết phải giỏi giang, có kiến thức, tư duy… để em cảm thấy mình cần phải cố gắng học
tập cho thật tốt.
Bạn hãy nói với các em rằng: “Cô rất hiểu chuyện tình cảm ở lứa tuổi các em vì dù sao cô cũng
đã từng trải qua. Đó là nhu cầu tâm lý bình thường, nên cô không hề có ý cấm đoán hay lên án
các em. Chỉ có điều, cô mong muốn các em hãy giữ một tình cảm trong sáng của tuổi học trò, và
cùng giúp đỡ, động viên nhau tiến bộ, tập trung thời gian cho việc học tập. Như thế tình cảm các
em dành cho nhau mới thực sự có ý nghĩa và bền vững”.
Đó là một cách ứng xử hay. Nhưng phương án 4 vẫn là tối ưu nhất. Trước tiên bạn hãy làm như
chưa hề biết chuyện của hai em học sinh đó. Nhân một buổi sinh hoạt bạn đưa ra vấn đề: “Tình
yêu ở tuổi học trò” để các em trong lớp cùng tham gia thảo luận, trao đổi, đưa ra ý kiến riêng của
mình. Bạn hãy làm như “vô tình” gọi hai em học sinh đó lên phát biểu ý kiến trao đổi cùng các
bạn. Đây là một đề tài khá kín đáo, tế nhị, vì vậy trong buổi sinh hoạt đó, bạn nên gần gũi trò
chuyện cùng các em như một người chị gái để hiểu các em hơn. Có như thế bạn mới có thể biết
được những suy nghĩ thực sự của các em về vấn đề này. Đồng thời trong khi nói chuyện bạn
cũng định hướng cho các em nên duy trì một tình bạn trong sáng, cùng đoàn kết giúp đỡ nhau
trong học tập và trong cuộc sống. Bạn cũng nên chỉ cho các em thấy rằng ở độ tuổi này các em
chưa đủ chín chắn để kiểm soát tình cảm của mình ở mức độ phù hợp nên rất dễ xảy ra những tác
động không tốt, nhất là chểnh mảng việc học hành. Những câu chuyện vui từ kinh nghiệm bản
thân, từ sách báo hay đơn giản chỉ là kết quả của phút “sáng tác ngẫu hứng” liên quan đến vấn đề
này sẽ có tác động rất lớn. Óc hài hước của bạn là công cụ rất hữu hiệu khi phải xử lý những vấn
đề tế nhị.
Sau đó bạn cũng nên gặp riêng từng em học sinh đó hỏi han xem vì sao thời gian gần đây các em
lại học sa sút. Đó cũng là cơ hội để bạn “nhắc nhở” khéo các em về chuyện yêu đương đã ảnh
hưởng đến việc học tập. Với sự ân cần của bạn, chắc chắn các em sẽ tâm sự, chia sẻ và lúc đó
bạn sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp.
Nên lưu ý rằng, bạn phải đến với học sinh bằng tình thương yêu chân thành để thuyết phục các
em với lý lẽ và kinh nghiệm sống của một người đã từng trải, phải tạo cho học sinh sự cởi mở,
tin tưởng… vì có một nguyên lý rất đơn giản: bạn đến với ai bằng trái tim thì bạn sẽ nhận lại
những lời nói cũng xuất phát từ trái tim của họ.
Khi học sinh thắc mắc vì thầy cho điểm thấp .
Trong một lần trả bài kiểm tra lớp 9B của thầy Việt, có một học sinh đứng lên thắc mắc với
thầy về kết quả điểm thầy chấm với lý do: “Bài của em làm giống hệt bài của bạn Thắng, sao
bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Đặt vào tình huống của thầy Việt, bạn xử lý ra
sao?
1. Trả lời qua loa và vào bài giảng mới ngay.
2. Yêu cầu học sinh đó xem lại bài và không được thắc mắc vì thầy đã chấm rất kỹ không có
chuyện nhầm lẫn.
3. Yêu cầu em đó ngồi xuống bình tĩnh xem lại bài của mình. Sau đó bạn có thể thu lại hai
bài làm đó để xem xét cho kỹ. Nếu thực sự đã có sai sót, bạn thành thật xin lỗi trước các em
và hứa chấm lại bài cho em đó. Nếu sau khi kiểm tra thấy mình đã làm đúng thì nên giải
thích cặn kẽ cho em đó hiểu về kết quả của mình.
***************
Bạn đã bao giờ phải xử lý một tình huống tương tự chưa? Quả thật là không mấy khi chúng ta
nghĩ rằng có học sinh nào lại “ngố” đến thế khi tự “lạy ông tôi ở bụi này”. Nếu là học sinh chúng
ta sẽ chọn cách im lặng dù ở trong tình thế là người chép, hay người cho chép thì không bị thầy
phát hiện ra là “may mắn” rồi.
Nhưng sự thực lại có những khi xảy ra một số tình huống “trái khoáy” như thế đấy. Sự thắc mắc
của học sinh chắc chắn sẽ khiến bạn giật mình tự hỏi: “Tại sao mình chấm kỹ như thế mà lại
không phát hiện ra việc này nhỉ?”. Nhưng trấn tĩnh lại mình, bạn sẽ quả quyết rằng mình đã
chấm kỹ rồi và không thể có sai sót. Tự tin là tốt nhưng đôi khi quá tin tưởng vào sự cẩn thận của
mình lại chưa chắc đã phải là cách ứng xử hay, nhất là trong tình huống này. Bạn đã chấm bài với
tinh thần trách nhiệm cao nhưng có ai dám chắc rằng phải chấm nhiều bài của nhiều lớp bạn sẽ
không bao giờ nhầm? Chính vì thế kiểm tra lại một cách cẩn thận trong mọi tình huống là điều
không bao giờ thừa.
Trước thái độ phản ứng của học sinh, bạn không thể trả lời cho qua chuyện mà phải có sự phân
tích cặn kẽ. Tốt nhất trong tình huống này để có thời gian kiểm chứng lại lời nói của em học sinh
đó, bạn nên hẹn em đến cuối giờ sẽ thu bài để xem lại. Khi đối chiếu hai bài và nhận ra sự thiếu
sót của mình (một sự chênh lệch không nhỏ: giữa 5 điểm và 8 điểm) bạn phải lập tức nhận lỗi về
mình và chấm lại bài cho học sinh. Còn nếu đã kiểm tra kỹ và hoàn toàn chắc chắn về kết quả
mình chấm là chính xác, bạn cũng nên nhẹ nhàng giải thích cho em đó hiểu.
Với thái độ thẳng thắn và đúng mực, chắc chắn những đánh giá của bạn về kết quả học tập sẽ
được các em tin tưởng và trân trọng, vì nó thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của người thầy.
Học sinh đánh nhau sau khi cô giáo rời lớp sớm .
Giáo viên hướng dẫn bận việc đột xuất nên nhờ N – giáo viên thực tập dạy thay một tiết. Suốt
cả tiết dạy, trên bảng cô giảng mặc cô, dưới lớp nhiều em học sinh nói chuyện, làm việc riêng,
bàn tán rồi cùng nhau cười khúc khích. Giận dỗi, N bỏ ra khỏi lớp sớm 6 phút. Chẳng may
trong 6 phút đó có hai em nghịch ngợm trong lớp đã trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớp
học náo loạn cả lên. Vào tình huống của giáo viên N bạn sẽ xử lý ra sao?
1. Bạn làm ngơ vì đó là thuộc về trách nhiệm của học sinh
2. Bạn quay lại lớp và gay gắt phê bình học sinh đã vi phạm nội quy lớp học và nói sẽ báo cáo
lại cho giáo viên chủ nhiệm.
3. Bạn quay lại lớp ổn định tình hình và tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em mất trật tự
trong giờ học, lại còn gây lộn, đánh nhau. Đồng thời cũng nhận khuyết điểm đã bỏ về khi tiết
học chưa kết thúc dẫn đến tình trang nhốn nháo trên.
*******************
Đây quả thật chỉ là một tình huống đột xuất xảy ra ngoài dự đoán của bạn. Chỉ vì một phút tự ái,
nóng vội, bạn đã không kiên trì ở lại hết tiết mà cho học sinh nghỉ sớm nên đã xảy ra chuyện.
Như vậy dù biện minh thế nào thì trước hết lỗi phải thuộc về bạn. Thế mà bạn lại có thể làm ngơ
và cho rằng trách nhiệm thuộc về học sinh. Rõ ràng nếu có mặt ở lớp đến hết tiết chắc rằng sự
việc đó đã không xảy ra. Xử lý theo cách thứ nhất là bạn đã vô tình biến mình thành một giáo
viên thiếu trách nhiệm với học sinh.
Bạn cũng có thể quay lại lớp để chấn chỉnh học sinh và cho các em biết rằng chúng phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm về hành động của mình. Trong tình huống đó có thể vì sợ nên học sinh sẽ
ngoan ngoãn nhận lỗi của mình nhưng thực ra trong lòng các em thừa hiểu rằng bạn phải là
người có trách nhiệm trước tiên chứ.
Vậy cách ứng xử hợp lý nhất trong tình huống này là bạn nhanh chóng quay lại lớp học và ổn
định tình hình. Trước cả lớp, bạn nên thẳng thắn nhận trách nhiệm của mình trong việc ra khỏi
lớp trước khi hết giờ, nên lớp đã xảy ra tình trạng trên. Đồng thời bạn cần phải nghiêm khắc nhắc
nhở các em về ý thức tự quản khi không có giáo viên ở trong lớp. Với sự chia sẻ trách nhiệm này,
có thể bạn sẽ nhận được sự phê bình từ phía Ban giám hiệu, nhưng đó cũng là một lần nhắc nhở
bạn về lòng kiên trì và sự kiềm chế cảm xúc cá nhân.
( HẾT PHẦN 1 )
Nguồn từ : website của Nguyễn Tuân THCS Tiến Thịnh ( Hà Nội)
không biết ai đã tẩy xóa. Thấy hiện tượng trên, nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp 10C, bạn xử lý thếnào?Tình huống 27: Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bài nhưng bạn lạikhông có khả năng ca hát. Bạn xử lý thế nào?Tình huống 28: Mặc dầu nhà trường đã cấm nhưng học sinh lớp bạn chủ nhiệm vẫn mang bóngđến đá trong trường. Các học sinh đó đá bóng làm vỡ một ô cửa kính, nhưng ngay lúc đó các emđã mua một tấm kính và lắp vào. Đứng trước sự việc đó là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lýthế nào trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần đó?Tình huống 29: Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh đã tự ýbỏ về giữa giờ. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lý thế nào?Tình huống 30: Do có sư xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đếnđánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Biết được sự việc trên, bạn sẽ xử lý thế nào?Cách xử lý tình huống của giáo viên chủ nhiệm .Cách xử lý tình huống 16.a/ Không xử lý gì, để cho học sinh tự bỏ học.b/ Tiếp tục gửi giấy mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm.c/ Giáo viên chủ nhiệm đến ngay gia đình gặp phụ huynh học sinh để thông báo tình hình, tìmhiểu nguyên nhân và bàn với phụ huynh động viên học sinh tiếp tục đi học cũng như tìm biệnpháp thích hợp để giáo dục em.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 1 7.a/ Tuyên bố tạm đình chỉ học tập của học sinh đó để làm kiểm điểm và đề nghị lên Hội đồng kỷluật nhà trường thi hành kỷ luật.b/ Yêu cầu cán bộ lớp đến gia đình để thông báo tình hình và chuyển giấy mời phụ huynh họcsinh đến gặp nhà trường.c/ Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng học sinh để tìm hiểu lý do, sau đó đến thăm và báo với phụhuynh học sinh biết tình hình và tìm hiểu nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, giáo viênbàn với phụ huynh học sinh cách giúp đỡ thích hợp.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 18.a/ Chỉ cười xòa không nói gì.b/ Đáp lại bằng lời lẽ xã giao: “Xin cám ơn, chúng tôi không dám”.c/ Giáo viên chủ nhiệm phát biểu cám ơn sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh đối với bản thânsau đó nhẹ nhàng nói về vai trò và trách nhiệm của nhà trường – gia đình và xã hội trong việcgiáo dục con em. Giáo viên chủ nhiệm không quên cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với gia đình đểgiúp đỡ học sinh không ngừng tiến bộ.Cách “C” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 19.a/ Giáo viên chủ nhiệm đề nghị ông phụ huynh đó gặp thẳng hiệu trưởng để đề đạt ý kiến trên.b/ Nhận là sẽ trình bày đề nghị trên của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.c/ Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống nhấtvới giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật cần thiết, coi đó là biệnpháp giáo dục để em học sinh có dịp “tỉnh ngộ” rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.Cách “C” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 20.a/ Đặt vấn đề cho con em đi học hay không là tùy thuộc vào gia đình.b/ Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuổi đi lao động, nghỉ học thì dễ sinh hưhỏng.c/ Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường giáo viên chủ nhiệm nhậnsẽ cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo điều kiện vàđộng viên em chăm chỉ học hành.Cách “c” là hay nhấtCách xử lý tình huống 21:a/ Không có ý kiến gì trước đề nghị của gia đình.b/ Đặt vấn đề nếu gia đình quá khó khăn thì có thể cho em đó vừa đi làm giúp đỡ bố mẹ vừa đihọc bổ túc văn hóa cũng được.c/ Phản ánh với gia đình: Em đó là một học sinh khá trong lớp đang có nhiều triển vọng, vì emcòn chưa đến tuổi lao động nên nhà trường rất tiếc nếu em phải nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệmcũng mong gia đình cho biết những khó khăn cụ thể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tậpthể lớp, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.Cách “C” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 22:a/ Bỏ về, không vào thăm.b/ Cứ vào thẳng trong nhà để gặp phụ huynh học sinh, coi như không có gì xảy ra.c/ Gõ cửa chờ bố mẹ học sinh ra mở cửa mời vào.- Giáo viên chủ nhiệm đặt vấn đề một cách thẳng thắn, khéo léo.- “Hôm nay tôi đến thăm gia đình để trao đổi với các bác về những tiến bộ cũng như một vàiđiểm cần góp ý thêm với em. Đồng thời cũng mong hai bác cho nhận xét về tình hình em ở nhàra sao? ” Sau khi để gia đình giãi bày tình hình, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục góp ý và bàn biệnpháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.Cách “C” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 23.a/ Giáo viên chủ nhiệm nói với học sinh đó: “Đây là việc của gia đình, nhà trường không thểtham gia được”b/ Khuyên em đó kiên quyết “đấu tranh”, “khước từ” ý kiến của bố mẹ.c/ Động viên em giữ vững tinh thần, tiếp tục học tập tốt Giáo viên chủ nhiệm hứa sẽ trao đổi vớiHội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương để cùng giải thích vậnđộng gia đình thực hiện đúng luật hôn nhân. Giáo viên chủ nhiệm cũng khuyên em cần bày tỏnguyện vọng với bố mẹ để được tiếp tục đi học đến nơi đến chốn vì em còn ham học tập vả lạituổi 17 chưa muốn sớm có gia đình.Cách “C” là hay nhấtCách xử lý tình huống 24.a/ Khẳng định với công an đây là học sinh ngoan.b/ Coi đây là việc xảy ra ở ngoài nhà trường, đề nghị công an cứ điều tra và xử lý theo luật.c/ Bình tĩnh nghe công an phản ánh những việc nghi vấn, nhận là để tìm hiểu vấn đề trên qua cácem học sinh và sẽ phản ánh trở lại trong thời gian sớm nhất. Giáo viên chủ nhiệm cũng khôngquên trình bày nhận xét đánh giá của mình về học sinh đó với công an.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 26.a/ Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố không thể một lúc ngồi cả hai xe theo yêu cầu các em được.b/ Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố sẽ ngồi với xe A.c/ Giáo viên chủ nhiệm vui vẻ nói to với học sinh cả hai xe: Cô phấn khởi khi thấy xe nào cũngmuốn có cô đi cùng, cô sẽ thu xếp như sau:Lượt đi cô ngồi với các em xe A, lượt về cô sẽ ngồi với các em xe B”.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 27:a/ Cô giáo nói: “Cô không biết hát, đề nghị một em hát thay cô”.b/ Cô giáo nói: “Cô hát không hay, cô xin đọc một bài thơ vậy”.c/ Cô giáo nói với các em: “Cô hát không hay, nhưng với nhiệt tình đề nghị của các em, cô sẽ hátvà đề nghị tất cả các em hát cùng cô” sau đó cô giáo hát một ca khúc quen thuộc, phổ biến rồi côvỗ tay làm điệu cho các em vỗ tay và hát cùng cô.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 28.a/ Bỏ qua sự việc trên, không phê bình và tuyên dương gì trong buổi sinh hoạt lớp.b/ Nghiêm khắc phê bình về hành động vi phạm nội quy của nhóm tham gia đá bóng.c/ Yêu cầu các em tham gia đá bóng hôm đó đứng lên. Giáo viên nghiêm khắc phê bình khuyếtđiểm vi phạm nội quy. Sau đó cũng tỏ lời khen ngợi các em đã biết tự giác mua và đã lắp ngay ôkính bị vỡ. Cuối cùng yêu cầu các em hứa trước lớp sẽ không tái diễn hiện tượng vi phạm nộiquy nữa.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 29.a/ Để mặc cho học sinh bỏ về, sẽ kiểm điểm và phê bình trong buổi sinh hoạt lớp đối với hai họcsinh trên.b/ Cử tổ trưởng gọi hai bạn để tiếp tục lao động.c/ Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp thầy giáo chủ nhiệm, khi các em trở lại, giáo viênnghiêm khắc nhắc nhở học sinh đó và yêu cầu các em phải tiếp tục tham gia lao động cùng cácbạn, trong quá trình đó giáo viên luôn để ý quan sát thái độ lao động của các em trên.Cuối buổi lao động giáo viên chủ nhiệm họp lớp để kiểm điểm rút kinh nghiệm đánh giá kết quảbuổi lao động. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra hiện tượng hai học sinh định bỏ về đã kịp thời đượcgóp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cố gắng lao độngCách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 30.a/ Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường, không có trách nhiệm giải quyết.b/ Nhắc nhở học sinh, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gây chuyện đánh nhau tạicổng trường.c/ Yêu cầu học sinh lưu lại trường Cử lớp trưởng về ngay báo với gia đình đến đón con về Báovới bảo vệ trường giải tỏa thanh niên trên . Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người trêntìm cách đón đánh thì gọi điện cho công an địa phương báo cáo tình hình và mong có sự canthiệp cần thiếtCách “c” là hay nhất.Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, bạn nhận thấy có một trường hợp xuất sắc “độtxuất”: bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng lại rất tốt, xứng đángđược nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, bạn sẽ chọn cách xử lý nào sau đây:1. Cho điểm cao đúng như những gì thể hiện trong bài và khen ngợi em học sinh đó trướctoàn lớp.2. Tỏ thái độ nghi ngờ, và không cho điểm vào bài đó vì lý do em đó có thể quay cóp hoặcchép bài của người khác.3. Khen ngợi em đó đã có kết quả làm bài tốt và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớpnghe để cùng học tập.****************Trong trường hợp này, trước hết bạn vẫn nên cho điểm bài làm của em đó theo đúng những gì màem đã viết một cách chính xác, công bằng thậm chí có thể thưởng điểm nếu xét thấy cách giảiquyết thực sự hay, độc đáo và vì em đó là một học sinh trung bình mà đã biết cố gắng vượt bậc.Không phải ai cũng chọn cách làm này vì nhiều giáo viên vẫn thường có quan niệm đơn giảnrằng, đã là học sinh giỏi thì bài nào cũng tốt, còn đã là học sinh yếu kém thì… muôn đời cũngthế mà thôi. Chính vì tư tưởng ấy mà các thầy cô giáo chưa có sự động viên khích lệ xứng đángđối với những trường hợp có sự cố gắng để cải thiện sức học của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằngnhững lời động viên khi các em có tiến bộ nhiều khi có tác dụng rất lớn làm thay đổi hẳn mộtcon người đấy.Nhưng trong những trường hợp xuất sắc “đột xuất” của một em học sinh nào đó bạn cũng cầnphải xem xét cẩn thận. Cách xử lý 1 e là quá chủ quan. Khen ngợi, động viên học sinh, nhất lànhững người có tiến bộ là điều nên làm, nhưng cũng phải đúng lúc, thích hợp thì mới có tácdụng. Bạn chưa biết thực chất bài đó có phải do em học sinh này tự làm hay đi chép thì cần phảitìm hiểu kỹ. Vì nếu đó thực sự là một “bản sao” thì lời khen của bạn sẽ làm cho học sinh đó xấuhổ, nhưng ngược lại cũng cũng có thể là một sự “khuyến khích” em đó lần sau tiếp tục… chépbài.Nếu chọn cách giải quyết thứ 2 thì thật sai lầm. Nếu em đó có chép bài thật đi chăng nữa cũng sẽcảm thấy “bực tức” khi bị cô giáo mỉa mai, phê bình trước lớp, khiến cho mối quan hệ thầy tròvà bạn bè trong lớp cũng xấu đi. Mà thực ra bạn cũng đâu có “chứng cớ” gì. Chỉ kết luận theocảm tính, hay định kiến thì quả thực khó có thể làm học sinh tâm phục khẩu phục được. Còn nếubài làm đó thực sự là kết quả của một sự cố gắng thì cách xử lý của bạn thật là tệ hại và bạn đãmắc phải một sai lầm lớn. Những lời nói thiếu “thiện chí”, coi thường như vậy của cô giáo sẽ dậptắt mọi sự cố gắng của em, thậm chí em sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Là những bậc “cha mẹ thứhai”, đừng bao giờ bạn để học sinh của mình rơi vào tâm trạng đó.Bạn nên chọn cách giải quyết 3. Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợi người làm bài kiểmtra đó trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thời bạn phải khéo léo kiểm tra xem bàilàm ấy thực sự là của em hay không bằng cách gọi em lên bảng để chữa cho các bạn khác cùnghọc tập. Đó cũng là một cơ hội để cho em chứng minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạncũng làm sáng tỏ được vấn đề mình đang băn khoăn. Nếu em trình bày một cách trơn tru, thểhiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọi chuyện đã rõ ràng(và chắc đây cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ra lúng túng, không làm chủ đượcphần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải do em tự làm mà đi chép ở đâu đó. Nhưng dù saobạn cũng không nên phê bình em học sinh đó trước lớp mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thờichưa cho điểm vào bài làm đó, cho em học sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũngkhông quên nhắc nhở em cố gắng học tập.Khi học sinh từ chối thực hiện yêu cầu của cô .Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải ráctrên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt nhữngmẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, emkhông vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, họcsinh đó ngồi xuống.Trong tình huống đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? (lựa chọn 1 trong 4 cách sau)1. Phê bình em học sinh đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn để đảm bảo uy tíncủa cô.2. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn.3. Không nói gì thêm mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuống nhặt mấy mẩugiấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cách bình thường như không cóchuyện gì xảy ra.4. Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên khen ngợiem học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.***************Tình trạng đến khi giáo viên bước vào lớp mà lớp vẫn còn chưa ổn định là hiện tượng không lấygì làm lạ. Bạn đã từng chứng kiến học sinh vẫn lang thang nhốn nháo ngoài hành lang, khi thấybóng giáo viên vào gần đến lớp thì mới “co giò lên mà chạy”, hay cảnh những chiếc bàn bị xôvẹo, bảng viết vẫn còn ngổn ngang vết phấn… Và còn nhiều, nhiều nữa những điều làm bạnkhông hài lòng.Lâu dần cũng thành quen, bạn phải chấp nhận sự thật đó và sẵn sàng bỏ ra vài phút đầu tiết họccủa mình cho các em “chấn chỉnh”. Nhưng không ngờ yêu cầu rất chính đáng của bạn lại đầy bạnrơi vào một tình thế khó xử.Nếu xét một cách khách quan thì câu trả lời đó của em học sinh nghe có vẻ có lý, không vứt rácthì làm sao phải đi nhặt rác? Cách lập luận này có thể làm bạn hơi sốc vì không ngờ rằng họcsinh của mình lại có cách xử sự như vậy. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể, vì khi mới chỉ lànhững cô cậu học trò 9-10 tuổi, các em thường có suy nghĩ khá máy móc và ngây thơ là nếumình không vứt rác ra lớp thì tại sao lại phải đi nhặt, đáng lẽ ra cô phải gọi bạn nào bày ra thìphải lên dọn đi chứ! Dù sao cách suy nghĩ trẻ con này cũng có cái lý của nó, nên bạn không thểvà cũng không công bằng khi trách mắng gay gắt học sinh đó và bắt em lên nhặt. Vì như thế sẽkhiến em cảm thấy bực bội, không vừa lòng. Và bạn có nghĩ đến trường hợp đó là một em rất“bướng”, bạn có yêu cầu thế nào em cũng không thực hiện thì bạn phải xử sự ra sao? Đừng tựđẩy mình vào tình huống khó xử như thế.Bạn tiếp tục gọi học sinh khác. Nếu phải một em hiền lành dễ bảo, em sẽ lên nhặt thì coi nhưxong, nhưng nếu chẳng may lại là một “phản ứng dây chuyền” và vẫn là lý lẽ của em học sinhthứ nhất thì bạn sẽ thực sự bế tắc. Tỏ ra bất lực không thể giải quyết được tình huống trước mặthọc sinh là điều tối kỵ.Thôi thì “vạn bất đắc dĩ” bạn sẽ tự mình làm để không rơi vào tình thế như khi chọn hai cách xửlý trên. Có thể trong suy nghĩ của bạn đó là việc hết sức nhỏ nhặt chẳng đáng phải bận tâm, bạnsẽ làm thay các em. Chắc chắn trước mặt học sinh lúc này bạn trở nên rất gần gũi, không quancách và dễ tính. Nhưng biết đâu đó lại chính là sự mở đường cho học sinh tiếp tục bầy bừa vàkhông có ý thức chuẩn bị chu đáo trước khi giáo viên vào lớp. Và sự dễ dãi của bạn sẽ khiến họcsinh nghĩ rằng cô dễ tính như vậy có bày bừa chắc cũng chẳng sao đâu! Đến lúc đó thì còn gì làlớp học nữa.Tốt nhất là tùy vào tình huống cụ thể mà bạn cần phải nhanh trí tìm cách xử lý. Cũng không nênquá quan trọng vấn đề bằng cách truy xét ai có trách nhiệm với việc “xả rác” này. Bạn cũng cóthể tự làm nếu thấy hợp lý và cũng chỉ là mấy mảnh giấy vụn trên sàn hay vài vết phấn chưa lau.Nhưng sau đó bạn cũng nghiêm khắc nói cho học sinh biết rằng sẽ không có lần sau như thế.Nhưng tốt nhất là bạn nên nhắc nhở học sinh kê lại bàn ghế cho ngay ngắn, “nhờ” một em họcsinh lên lau bảng “giúp” cô, sau đó nhanh chóng bắt đầu bài giảng. Và đến cuối buổi chắc chắnbạn phải yêu cầu lớp trưởng có trách nhiệm cắt cử các bạn trực nhật để bước vào tiết học sau.Làm như vậy bạn sẽ không mất thời gian và sẽ không tạo ra bầu không khí căng thẳng cho buổilên lớp của mình vì những chuyện cỏn con ấy.Khi học sinh xé bài kiểm tra.Trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thìbỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. bạn quay lại thì thấy Tiến đã xétan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp. Khi được hỏitại sao em xé bài, thì Tiến trả lời tỉnh queo: “Bài của em thì em xé”. Trước sự việc đó, bạnphải giải quyết ra sao?(gợi ý 4 các xử lý sau):1. Bạn không nói gì, quay trở lại bục giảng để bắt đầu bài của mình2. Bắt em đó đứng dậy, phê bình em gay gắt trước lớp và ghi vào sổ đầu bài vì ý thức thiếu tôntrọng giáo viên.3. Bạn tạm thời “bỏ qua” và nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình. Sau đó cuối giờ bạngọi em học sinh đó lại để hỏi han, tâm sự và giải thích cho em hiểu sự đúng sai trong hànhđộng của mình.4. Bạn dành ra một vài phút xuống chỗ em đó và nhẹ nhàng nhắc nhở em, để em đó nhận rakhuyết điểm của mình và động viên em lần sau cố gắng.********Trong quá trình giảng dạy, bạn không hiếm trường hợp phải đối mặt với những học sinh có thànhtích học tập kém, lại ngang ngạnh và nhiều khi tỏ ra coi thường kỉ luật, thiếu tôn trọng giáo viên.Nếu bạn không thực sự nghiêm khắc thì có những lúc rất dễ bị học sinh coi thường và tiếp tục cónhững hành động không đúng mực.Chắc chắn là các thầy cô giáo ai cũng sẽ cảm thấy tức giận trước hành động này của học sinh.Em đó có thể biện minh rằng do bài bị điểm kém, lại là bài của mình nên em muốn làm gì thìlàm. Nhưng đó là cách “lý sự cùn” vì rõ ràng đây là lớp học, cô giáo đang lên lớp, bài tập vừađược cô giáo chấm điểm mà em đó có hành động như thế là thiếu tôn trọng giáo viên. Và chínhvì vậy bạn không thể bỏ qua một cách dễ dàng (như ở gợi ý 1), vì rất dễ khiến học sinh coithường bạn. Các em học sinh khác trong lớp sẽ nghĩ gì đây khi chứng kiến hành động hơi vô lễđó mà cô giáo lại “không dám làm gì”.Thái độ nghiêm khắc lúc này là hết sức cần thiết. Bạn có thể phê bình em đó gay gắt ngay trướclớp, nhưng để giữ “hòa khí’, bạn nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo em. Bạn không nên để saubuổi học để nói riêng với em đó vì những hành động như thế cần được rút kinh nghiệm ngay đểcác em khác không lặp lại.Bạn nên dành một vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động vừa rồi của em.Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng em đã kịp xemlại bài của mình nghuyên nhân tại sao không? Em nói là “bài của em thì em xé”, đúng bài đó làcủa em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em đểlần sau em cố gắng hơn. Thế mà không ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xétoạc thành những mảnh giấy vụn. Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô, cómột học sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đãtrót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơntrong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”.Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần sau khôngcó những phản ứng nóng nảy như thế.Làm gì để “trấn an” dư luận của học sinh? .Gần đây bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của học sinh vềtrường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N toàn 8, 9 điểm”. Trong khicác bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 điểm là cùng”. Là một giáo viên chủnhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư luận này của học sinh? (chọn 1 trong 3 cách xử lýdưới đây)1. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn thẳng thắn đưa ra vấn đề này và đề nghị các em nóitrực tiếp, không bàn tán sau lưng. Sau đó tuỳ tình hình bạn sẽ tìm cách xử lý.2. Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tưởng không đoàn kết, nói xấu bạn và thầy giáo.3. Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp để xác minhhiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tính công bằng trong lớphọc.*************Sự công bằng là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng trong suy nghĩ của học sinh. Chúng luônquan niệm một cách đơn giản rằng đã là môi trường sư phạm thì các thầy cô phải tuyệt đối côngbằng trong cách cư xử với học sinh, có như thế mới có thể khuyến khích các em phấn đấu họctập tốt. Một khi nguyên tắc đó bị vi phạm sẽ rất dễ khiến các em mất niềm tin vào các thầy côgiáo.Chính vì vậy khi lớp bạn chủ nhiệm có dư luận về vấn đề này, hơn nữa lại liên quan đến “quyềnlợi sát sườn” của học sinh (chuyện đánh giá kết quả học tập bằng điểm) chắc chắn bạn không thểbỏ qua. Nếu bạn cố tình cho qua như không hề biết có thể dư luận đó sẽ không chỉ ngấm ngầmmà sẽ bùng phát vào một ngày nào đó chưa biết chừng.Bạn sốt sắng với thông tin này và quyết tâm “làm ra nhẽ” bằng cách thẳng thắn nêu ra vấn đềtrong một cuộc họp tập thể nào đó. Thậm chí trong cuộc họp có vẻ dân chủ và công khai ấy, bạntỏ ý phê bình các em đã có hiện tượng nói xấu thầy và bạn. Bạn chọn cách xử lý này sẽ là quánóng vội khi chưa hề biết là độ chính xác của thông tin đó đến mức nào. Bạn biết rằng “không cólửa thì làm sao có khói”, chắc chắn học sinh của bạn không ghen tị nhau đến mức bịa đặt rachuyện “tày trời” đó. Nếu bạn vội kết tội học sinh biết đâu chúng sẽ nghĩ bạn bênh vực cho đồngnghiệp của mình và sẽ không bao giờ đứng về phía chúng. Hơn nữa, mang những chuyện tế nhịnày ra công bố trước dư luận là điều không bao giờ nên làm.Điều trước tiên cần làm là bạn phải tìm mọi cách để thẩm định lại thông tin này một cách chínhxác. Bạn có thể gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh mẫu mực trong lớp để khéo léo tròchuyện. Bạn chỉ có thể “thu thập” được những thông tin chuẩn xác khi nói chuyện với học sinhbằng sự cởi mở, chân thành, tế nhị và không áp đặt. Khi xác minh dư luận đó là có thật thì bạncần suy nghĩ về cách xử lý để đảm bảo công bằng và quyền lợi của học sinh. Nhưng dù lựa chọngiải pháp nào thì sự tế nhị và thận trọng sẽ là nguyên tắc đầu tiên cần tôn trọng.Một tình huống khó xử trong phòng thi .Trong phòng thi có một em học sinh là con của vị giám đốc cơ quan chồng bạn đang côngtác, bị bắt quả tang đang quay cóp bài và thậm chí còn có lời lẽ thiếu lễ phép với giám thị.Bạn cũng có mặt ở đó. Vậy bạn sẽ ứng xử sao đây?1. Quay đi chỗ khác coi như không biết hoặc vì không thuộc quyền hạn giải quyết của mình.2. Bạn cố gắng xin giám thị tha cho em đó chỉ vì “đó là con của một nhân vật rất quan trọngở cơ quan chồng bạn”.3. Bạn kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thích cho em đóbiết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để không gây căng thẳngtrong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng “thấy người quen mà khônggiúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em nếu như em thựcsự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.**********Trong mối quan hệ xã hội chồng chéo, phức tạp như hiện nay thì tình huống của người giáo viênnày không phải là hiếm gặp. Nếu là người nhà ruột thịt của bạn thì còn dễ vì dù sao họ cũng cóthể thông cảm được. Đằng này lại là con của một vị lãnh đạo trong cơ quan chồng bạn, có thể rấtcó ảnh hưởng đến con đường công danh của anh ấy. Có khi chỉ cần sự “quan tâm, tạo điều kiện”của bạn đối với học sinh thì biết đâu phụ huynh của em đó sẽ cho chồng bạn những cơ hội thuậnlợi. Nhưng cũng vì thế mà chỉ cần thái độ không “thiện chí hợp tác” của bạn cũng có thể gây khókhăn cho anh ấy. Vậy bạn phải xử lý thật khéo léo để không phá vỡ nguyên tắc trong việc giáodục học sinh nhưng cũng không làm tổn hại đến mối quan hệ của chồng mình.Nhiều người sẽ chọn phương án 1. Đó là cách rút lui an toàn nhất để phụ huynh cũng không thểcó gì trách cứ bạn. Nhưng bạn có tính đến trường hợp học sinh đó đã nhìn thấy bạn và biết rằngbạn đã cố tình làm ngơ? Lúc đó thì rắc rối to! Đôi khi lảng tránh để đỡ phiền hà cho bản thân lạikhông phải là cách xử lý hay.Vậy theo bạn xử lý theo cách 2? Cũng không ít trường hợp giáo viên chọn cách này. Đơn giản đólà một cơ hội để bạn tỏ rõ sự quan tâm giúp đỡ của mình đối với học sinh đó, và hy vọng rằngviệc làm đó sẽ có tác động tốt đến vị lãnh đạo ở cơ quan chồng bạn. Nhưng như vậy bạn sẽ đốimặt ra sao với học sinh của mình, chúng có còn kính trọng bạn không khi chỉ vì lợi ích cá nhânmà bạn đã sẵn sàng bỏ qua cho học sinh phạm lỗi. Bạn luôn nhắc nhở học sinh về sự công bằng,nghiêm khắc, nhưng chính hành động của bạn phản tác dụng mất rồi! Và chắc chắn sự bao cheấy cũng không có lợi gì cho học sinh đã vi phạm kỷ luật vì sẽ tạo cho chúng tâm lý “đã có ngườiche chở rồi, muốn làm gì thì làm”. Như vậy bạn không thể tránh khỏi cảnh phải đứng ra xin xỏvài lần sau nữa. Xử lý theo cách này lợi thì chưa thấy đâu nhưng cái hại thì đã bày ra trước mắt.Trong tình huống này, cách tốt nhất là bạn luôn luôn giữ vững sự nghiêm khắc và công tâm củamình. Dù là con của một người có địa vị đi nữa nhưng đã vi phạm kỷ luật thì cần phải được xửlý. Bạn nhẹ nhàng giải thích cho em học sinh đó biết rằng em đã vi phạm vào nội quy của trườngnên không thể xin các thầy tuyên bố “trắng án” trước sự chứng kiến của đông đảo mọi ngườiđược. Bạn có thể nói: “Cô có thể giúp em xin với các thầy cô giám thị nhưng như thế thì các bạnsẽ nghĩ như thế nào về cô, về em? Chắc chắn là sự coi thường đúng không? Nhưng em yên tâm,em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặngnề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy cô sẽ sẵn sàng giúpđỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng dù không nhận được “sự bào chữahiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn.Khi lớp vắng nhiều học sinh .Bước vào giờ dạy, sau khi điểm danh, bạn biết lớp học vắng đến một nửa số học sinh. Khi hỏinguyên nhân, bạn biết được là các em bỏ đi đưa đám ma mẹ của một bạn học sinh trong lớptừ tiết trước nên chưa kịp về. Trước tình huống đó, bạn xử lý thế nào?1. Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, nên bạn tức giận và tuyên bố cho học sinh nghỉ luôn khôngtiến hành dạy giờ đó nữa.2. Bạn vẫn tiến hành dạy bình thường để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các em còn lại,và nói sẽ phạt các em không có mặt trong buổi học hôm nay.3. Bạn ghi tên những học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau, vàsau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc để trống giờ.**********Dù là một giáo viên dễ tính đến mức nào đi nữa cũng không thể “vui vẻ” trước tình trạng đã đếngiờ vào học mà lớp vắng đến một nửa số học sinh. Bạn có thể tức giận, tự ái vì cho rằng học sinhđã không tôn trọng mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng vì phút tức giận ấy mà bạn sẵn sàngtuyên bố cho học sinh nghỉ học luôn một tiết là quá nóng vội. Thứ nhất, bạn đã vi phạm quy chếcủa nhà trường; thứ hai, bạn đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.Trên thực tế có nhiều giáo viên sẽ xử lý theo cách thứ hai, vẫn tiến hành bài giảng như bìnhthường để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cách xử lý này có thể đảm bảo quyền lợi của các emhọc sinh đang có mặt ở lớp và bạn cũng không sợ mang tiếng là cho học sinh nghỉ tự do. Nhưngnhư vậy còn các em học sinh vắng mặt thì sao? Bởi vì, dù sao các em cũng vắng vì một lý do kháchính đáng. Bạn vẫn kiên quyết xử lý “rắn” trong khi biết rõ nguyên nhân đó e rằng không tránhkhỏi việc “mang tiếng” là cứng nhắc, thậm chí “vô tình”.Việc đảm bảo kỷ cương trong học đường, nhất là với các em học sinh phổ thông là hết sức cầnthiết. Nhưng đôi khi các giáo viên cũng phải tính đến những trường hợp bất đắc dĩ để có cáchứng xử linh hoạt. Ở đây các em đến muộn vì lý do là đi đám ma mẹ một bạn trong lớp nên giáoviên có thể thông cảm và không nên tức giận. Tốt nhất bạn không nên dạy ngay vào bài mới đểảnh hưởng đến quyền lợi của các em vắng mặt. Nhưng cũng không thể để trống giờ cho các emhọc sinh ngồi tán gẫu trong lớp được. Bạn nên cho học sinh ôn luyện một số bài tập trong khichờ các em kia kịp về.Nhưng khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn cũng nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em lần sau chú ý sắpxếp thời gian để không về quá muộn ảnh hưởng đến việc học tập. Với thái độ cảm thông và cáchxử lý nghiệm khắc nhưng có tình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của học sinh và khiếncác em ngày càng tôn trọng và yêu quý bạn hơn.Giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh phạm lỗi về nhà .Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáoviên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp đểgiáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm“xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý sao đây?1. Bạn im lặng không nói gì vì đó là chuyện của gia đình giáo dục con cái. Và đó cũng là mộtbài học cho cậu học sinh phạm tội.2. Bạn bỏ về vì cho rằng gia đình phụ huynh học sinh đã không tôn trọng giáo viên3. Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn dùng nhữnglời lẽ giải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục hay và yêu cầu giađình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em.**********Việc phải dẫn học sinh phạm lỗi về tận nhà để trình bày với gia đình là “vạn bất đắc dĩ”, vì giáoviên sẽ phải chuẩn bị “đương đầu” với những phản ứng từ phía gia đình. Nhưng thiết lập mốiquan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quantrọng. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn thay mặt cho nhà trường để thực hiện sự phối hợp đó.Trong tình huống này bạn thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynh học sinh quánóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáo viên. Bạn có thể im lặng vìnghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là một giáo viên chủ nhiệm nên bạn không cóquyền can thiệp. Sẽ có nhiều người lựa chọn phương án xử lý này vì dù sao đó cũng là hình phạtthích đáng cho một cậu học trò nghịch ngợm. Nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “thờ ơ”,phó mặc đó của bạn? Biết đâu em đó sẽ nghĩ rằng chính việc “tố cáo” của bạn là nguyên nhânkhiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt “người ngoài”. Và sự bực tức, thậm chí coithường cô giáo sẽ ngấm ngầm hình thành và những lời dạy bảo của bạn trở nên vô tác dụng. Dùhọc sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thì không một giáo viên nào lại muốn học sinh phảichịu những trận đòn chí mạng. Vì trách nhiệm với học sinh, bạn sẽ không thể chọn một giải phápchỉ vì sự “an toàn” của bản thân.Nếu bỏ về trong lúc này thì lại là cách xử sự hết sức sai lầm. Bạn có quyền làm điều đó vì sự tựái trước thái độ cư xử thiếu tôn trọng của phụ huynh học sinh. Bạn thay mặt nhà trường đến gặpgia đình trình bày tình hình sai phạm của học sinh để cùng gia đình tìm giải pháp giúp đỡ em chứkhông phải để “tố cáo” khiến học sinh phải chịu đòn. Chính vì thế bạn có quyền tức giận nhưngtuyệt đối không nên bỏ về vào lúc này vì nhiệm vụ của bạn chưa được hoàn thành.Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kiềm chế sựtự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hànhđộng đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dụchọc sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vịphụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởimở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trongviệc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinhnghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lạigiáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ,xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cáitôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệtđối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiếnchúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình những biện phápcụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh, khéo léo và tình thương yêu, tráchnhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành công tình huống này.Phụ huynh xin cho con thôi học .Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, tronggiờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấynhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em họctốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹem muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con.Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?1. Đành đồng ý với mẹ của học sinh vì em ấy cần ở nhà giúp mẹ, mà có đi học thì em ấy cũngkhông thể học tốt được.2. Khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II.3. Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp.Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt quakhó khăn.**********Do nhà nước đã quy định phổ cập trung học cơ sở nên bạn không thể đồng ý cho học sinh nghỉhọc vì còn chưa học hết cấp II, cho dù sức học của em ấy yếu kém. Mặt khác, nghỉ học lúc nàysẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắnem ấy cũng sẽ không có cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở.Việc ở nhà trong độ tuổi này cũng sẽ có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêulổng. Bạn hãy động viên gia đình cho em học hết phổ thông cơ sở, sau đó sẽ đi học một nghề nàođó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp đỡ mẹ và các em.Nếu mẹ của học sinh tỏ ý lo lắng rằng con mình kém cỏi, có đi học cũng chẳng theo được, chẳngcó lợi ích gì, thì bạn cần phải khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt không phải vì em ấykém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học. Như vậy, gia đìnhhọc sinh vừa tin tưởng con mình, vừa không phải xấu hổ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêucầu gia đình tạo điều kiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để cháuhọc tốt hơn. Bạn có thể phân công những em học sinh khác kèm cặp, giúp đỡ học sinh đó.Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn như vậy thì bạn cókhăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì cũngkhông ích gì. Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi học tiếpvì chính tương lai của cháu. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúpđỡ việc nhà cho em ấy có thời gian đi học. Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trườngvà địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên giađình cho các em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinhấy vẫn được tiếp tục đi học.Dạy thay đồng nghiệp bị ốm .Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khikết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trảlời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp emđi ạ”. Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau:1. Mỉm cười, im lặng không nói gì.2. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê pháncô A. dạy không hay.Đây là một tình huống rất thường gặp và quả là khó xử đối với giáo viên. Vào một lớp lạ dạythay một đồng nghiệp của mình, đa số các thầy cô đều rất ngại vì có thể phương pháp của mìnhkhông giống với thầy cô đang dạy các em khiến các em không quen nên khó tiếp thu bài. Khi kếtthúc bài giảng, các thầy (cô) thường hỏi: “Thầy (cô) dạy thế nào, các em có hiểu bài không?”.Nhưng đến khi nhận được câu trả lời thì chính thầy cô lại bị rơi vào tình huống khó xử.Câu trả lời rất hồn nhiên của học sinh: “Thầy dạy hay lắm ạ” có thể chỉ là một lời “xã giao” vớithầy giáo mới, nhưng cũng có thể là một lời nói thật. Với câu nói “vô hại” này bạn có thể mỉmcười và cám ơn các em đã nhận xét tốt về cách dạy của thầy. Nghề thầy giáo còn gì hạnh phúchơn khi nghe học sinh của mình nói như vậy.Nếu chỉ dừng lại ở đó thì thật tuyệt vời và chẳng có gì đáng bàn. Nhưng khi học sinh có sự sosánh và ngỏ ý chê bai cô giáo của mình dạy không hay: “Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả”thì vấn đề lại không còn đơn giản nữa. Người ta vẫn nói “Bụt chùa nhà không thiêng” là vì thế.Chưa chắc bạn đã dạy hay hơn cô giáo A như các em nói, mà có thể vì các em đã quen với cô nêncảm thấy cách dạy của cô không còn thú vị. Còn bạn, mới tiếp xúc gặp gỡ các em, nên vì mới lạnên các em thấy bạn dạy hay hơn cô A. Điều đó có thể lắm chứ!Nhưng dù đó là một lời khen thật lòng và nhận xét đúng đi nữa bạn cũng không nên mỉm cườimà không nói gì. Vì như vậy rất dễ khiến các em hiểu rằng bạn đồng tình với phê phán đó củacác em thì thật là tệ hại, và mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và người đồng nghiệp đó rất có thể sẽ bịảnh hưởng.Bạn cũng không nên phê bình các em. Rõ ràng bạn đã hỏi để biết được nhận xét của các em vềbài giảng của bạn và các em cũng đã trả lời theo đúng những gì chúng nghĩ. Các em hoàn toàn cóquyền được phát biểu những ý kiến chính đáng của mình một cách bình đẳng, dân chủ. Bạn cũngcần phải hiểu rằng đã đến lúc phải thay đổi quan điểm cho rằng chỉ có thầy cô mới có quyềnnhận xét, phê bình học sinh, còn các em chỉ biết răm rắp nghe theo chứ không được phép đưa raý kiến của mình. Lối tư duy đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỉ lại, thiếu chủ động và bạn cũng sẽkhông bao giờ biết được hiệu quả thực sự cách dạy của mình.Vậy chọn cách xử lý 3 là tối ưu. Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng nghebài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giảithích cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chungmột mục đích là giúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nênso sánh để rồi khen người này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: “Các em ạ, các em rất may mắnlà đã được học cô A, đó là một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đã đào tạođược nhiều học sinh giỏi, được học sinh nhiều thế hệ yêu quý, ngợi ca. Có thể là các em chưaquen với phương pháp dạy học của cô nên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bàigiảng. Cách tốt nhất là các em nên trao đổi thẳng thắn với cô để cô trò có thể hiểu nhau. Thầy tinrằng, với một giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao như cô A, cô sẽ sẵn sàng điều chỉnhphương pháp dạy để các em dễ hiểu hơn. Và theo thầy các em nên chăm chú nghe cô giảng và cóthể điều chỉnh cách học của mình để làm sao đạt được kết quả cao nhất”.Với những lời lẽ thấu tình, đạt lý ấy, chắc chắn bạn sẽ được các em yêu quý, tôn trọng không chỉvì bạn dạy hay mà chủ yếu là vì sự tôn trọng học sinh và đồng nghiệp của bạn.Cả lớp đứng lên nhưng một em vẫn ngồi tại chỗKhi bạn bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên rất ngay ngắn chào cô. Nhưng khi nhìn xuống cuốilớp, bạn phát hiện ra có một em học sinh vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó, bạn sẽ xử lý ra sao?1. Bạn lờ đi coi như không biết và cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu bài giảng của mình.2. Bạn nhìn thẳng và gọi trực tiếp học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi vào lớp.3. Bạn cho cả lớp ngồi xuống, sau đó bạn đi xuống chỗ học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân vìsao em lại không thể đứng lên chào cô như các bạn, nếu không thấy học sinh trình bày được lýdo gì chính đáng, bạn nghiêm khắc yêu cầu em lần sau phải đứng dậy và có ý thức nghiêm chỉnhkhi giáo viên bước vào lớp.**********Bắt đầu tiết học, giáo viên vào lớp, học sinh đứng lên chào và giáo viên chào đáp lại, là một điềuhiển nhiên. Nó có tác dụng ổn định trật tự lớp học, đồng thời cũng qua đó thể hiện sự tôn trọnglẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, tình huống xảy ra như trên cũng không phải hiếmgặp trong nhà trường.Khi gặp phải tình huống này, nhiều giáo viên được coi là dễ tính có thể chọn cách xử lý nhưphương án 1. Nhưng làm như thế là bạn đã để cho học sinh có ý khinh nhờn, coi thường giáoviên. Nếu cứ tiếp tục như thế, e rằng đến một ngày nào đó không chỉ có một mình em học sinhđó không đứng lên chào bạn. Đến lúc đó bạn sẽ làm thế nào? Sẽ hết sức khó khăn để khắc phụcđấy!Cũng có một số giáo viên ứng xử theo cách 2: ngay lúc đó yêu cầu em học sinh đứng dậy chàocô để nâng cao uy tín. Tuy nhiên không phải bao giờ bạn cũng đạt được kết quả theo ý muốn (cóthể bạn gặp phải một cô cậu bướng bỉnh nào đó không chịu đứng lên thì sao?). Phải chịu “bótay” trước mặt học sinh là điều rất bất lợi cho bạn.Tốt nhất trong tình huống này bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cả lớp và dừnglâu hơn ở chỗ em học sinh đó, chờ đợi trong giây lát. Nếu em học sinh đó nhận được “tín hiệu”từ ánh mắt của bạn và tự giác đứng lên thì coi như không có chuyện gì. Nhưng trong trường hợpánh mắt của bạn không nhận được sự phản hồi thì bạn cũng nên cho lớp ngồi xuống. Sau khi ổnđịnh lớp, bạn đi xuống chỗ em học sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân tại sao em không đứng lênchào bạn. Bạn có thể bắt đầu “hỏi thăm” rất nhẹ nhàng: “Em có thể cho cô biết hôm nay em cógặp khó khăn gì mà không thể đứng lên chào cô lúc đầu giờ không?”. Nếu trường hợp em bị đauchân hay một lý do chính đáng nào đó, bạn nên thông cảm. Nhưng nếu chỉ vì một sự “chốngđối”, vì lý do không thích, thì bạn nên tỏ thái độ nghiêm khắc. Bạn phải nói rõ cho em hiểu đâykhông phải là vấn đề thích hay không thích mà là thái độ tôn trọng kỷ luậtluận văn – báo cáo -tiểu luận – tài liệu chuyên ngành Luật lớp, tôn trọng giáo viên của một học sinh. Em đã là mộthọc sinh trong lớp thì phải có nghĩa vụ tuân thủ những nội quy đó.Tình huống sư phạm xảy ra đối với giáo viên trên lớp .Tình huống 1: Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bần, bàn ghếkhông ngay ngắn. Bạn xử lý thế nào?Tình huống 2: Trong giờ giảng bài vật lý, có một học sinh giơ tay xin phát biểu và đề nghị thầygiải thích một vấn đề có liên quan đến bài giảng, phát hiện ra đó là một vấn đề được ứng dụngtrong thực tiễn mà bạn chưa nắm vững. Nếu là giáo viên đó, bạn xử lý thế nào?Tình huống 3: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằng thầy giáo đãchấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo đó thì ngay lúc ấy bạn xử lý thế nào?Tình huống 4: Trong giờ làm bài kiểm tra môn toán. Mới hết nửa thời gian, trong khi cả lớp cònđang làm bài thì đã thấy em A (một học sinh giỏi toán của lớp) đã làm xong. Nếu là giáo viên bộmôn toán đó, bạn sẽ xử lý thế nào?Tình huống 5: Bước vào giờ dạy, bạn thấy lớp vắng đến nửa số học sinh, hỏi nguyên nhân thìcác em cho biết là các bạn bỏ đi đưa đám mẹ của một bạn trong lớp bị mất. Trước tình huống đóbạn sẽ xử lý thế nào?Tình huống 6: Trong lớp, học sinh phải ngồi theo chỗ quy định, nhưng vào giờ dạy của bạn, cómột học sinh lại tự động đảo chỗ, ngồi lên bàn đầu. Khi bạn hỏi lý do, học sinh đó nói rằng:Thưa thầy, em thích học môn của thầy và em thích xem thí nghiệm của thầy làm. Trước tìnhhuống đó bạn xử lý thế nào?Tình huống 7: Bạn có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n. Khi giảng bài học sinh trong lớp đã cười,nghe thấy tiếng cười đó, bạn xử lý thế nào?Tình huống 8: Khi trả bài kiểm tra đa số các em đều bị điểm kém, các em đều nhất loạt kêu làbài khó, các em không làm được và đề nghị thầy không lấy điểm. Nếu là thầy giáo đón bạn xử lýthế nào?Tình huống 9: Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo thấy học sinh ở dưới lớp lại ồn ào vàcười khúc khích. Khi thầy ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp lại im lặng và nhìn lên bảng.Nếu là thầy giáo đó bạn xử lý thế nào?Tình huống 10: Trong khi giảng dạy, cô giáo Lan phát hiện thấy một học sinh ở cuối lớp đangmải làm việc riêng, không chú ý nhìn lên nghe giảng. Nếu là cô giáo Lan, bạn sẽ xử lý thế nào?Tình huống 11: Trong khi đang giảng bài, thầy giáo nhận thấy có một nữ sinh trong lớp khôngnhìn lên bảng mà mắt cứ mơ màng nhìn ra phía ngoài cửa sổ lớp. Nếu là thầy giáo đó, bạn sẽ xửlý thế nào trước tình huống đó?Tình huống 12: Trong giờ dạy, thầy T phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt, mắt lờđờ. Thầy T nghi vấn em đó mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy giáo T, bạn sẽ xử lý thế nào?Tình huống 13: Trong khi giảng dạy, thầy giáo phát hiện ra một học sinh nữ đang đọc truyện.Khi thầy đến và thu sách truyện thì thấy đây là một tiểu thuyết ái tình được xuất bản ở Sài Gòntừ trước năm 1975. Nếu vào trường hợp thầy giáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào?Tình huống 14: Trong khi giảng bài, thầy giáo thấy có một học sinh gục đầu xuống bàn khôngghi bài. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ xử lý thế nào?Tình huống 15: Khi bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên chào cô giáo, nhưng duy nhất có một emvẫn ngồi. Trước hiện tượng đó bạn sẽ xử lý thế nàoCÁC CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.1. Xử lý tình huống sư phạm của giáo viên trên lớp .Cách xử lý tình huống 1:a/ Giáo viên phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy bình thường.b/ Giáo viên yêu cầu học sinh ra ngoài và yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinh lớp sạch sẽ rồimới cho học sinh vào học.c/ Giáo viên yêu cầu các em ở từng bàn tự xếp bàn ghế cho ngay ngắn, sau đó tiến hành giảngdạy, hết giờ dạy yêu cầu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để giờ sau cólớp học gọn gàng, sạch sẽ.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 2:a/ Giáo viên cho học sinh đó ngồi xuống và tuyên bố vấn đề này không có trong nội dung sáchgiáo khoa nên không đề cập ở giờ dạy. .b/ Giáo viên dừng bài giảng và tìm cách giải thích vấn đề mà học sinh nêu ra (nhưng do chưachủ động và nắm vững nên giải thích lúng túng, mất thời gian).c/ Khen học sinh có sự tìm tòi liên hệ bài giảng với thực tế và hẹn học sinh: “Tôi sẽ tìm hiểuthêm để giải thích hiện tượng em nêu ra vào đầu giờ sau.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 3.a/ Thầy trả lời là đã chấm chính xác, yêu cầu học sinh đó phải xem kỹ lại bài làm của mình.b/ Thầy để học sinh trình bày luôn tại lớp, chỗ em đó cho là thầy đã chấm nhầm.c/ Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài làm một lần nữa và cuối giờ đến gặp thầy để thẩy tròcùng trao đổi xem lại bài chấm cho thỏa đáng.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 4.a/ Cho học sinh đó nộp bài và yêu cầu học sinh ra ngoài lớp.b/ Yêu cầu học sinh đó cần xem lại bài cho kỹ và ngồi nghiêm chỉnh tại chỗ đến hết giờ.c/ Giáo viên xuống lớp xem kết quả bài làm của học sinh đó, nếu thấy bài làm hoàn hảo, có thểkhen và tuyên bố với lớp: “Tôi cho bạn A làm thêm một đề khác để bận có dịp thể hiện được khảnăng của mình”.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 5.a/ Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, giáo viên bộ môn cho học sinh nghỉ luôn không tiến hành dạy giờđó (để giờ trống) .b/ Giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy bình thường.c/ Giáo viên ghi danh sách học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau,sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc trống giờ.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 6.a/ Kiên quyết buộc học sinh ngồi về chỗ theo quy định.b/ Vui vẻ để cho học sinh ngồi bàn đầu luôn.c/ Hoan nghênh học sinh có tinh thần ham học hỏi và yêu cầu học sinh vẫn trở về vị trí chỗ ngồimà giáo viên chủ nhiệm đã quy định. Khuyến khích em cố gắng học tập và quan sát những thínghiệm chứng minh được làm tại lớp.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 7.a/ Giáo viên tảng lờ như không biết.b/ Giáo viên nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.b/ Giáo viên bày tỏ với học sinh như sau: – “Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắc chắn sẽ làm cácem cười. Tôi biết điều đó và hàng ngày đang luyện nói để nhanh chóng khắc phục được tật nóingọng này, mong các em thông cảm cho tôi”.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 8.a/ Giáo viên không chấp nhận đề nghị của học sinh, tiếp tục lấy điểm ghi vào sổ điểm.b/ Giáo viên vui vẻ bằng lòng không lấy điểm bài kiểm tra đó.c/ Giáo viên hỏi học sinh để biết các em vướng mắc ở điểm nào, bài giảng có điểm nào chưa rõ.Sau đó chữa bài tập đó trên bảng. Với kết quả bài kiểm tra có quá nửa học sinh chỉ đạt điểm kémcho nên giáo viên quyết định sẽ tổ chức cho các em làm bài kiểm tra khác và không lấy điểm bàikiểm tra này.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 9.a/ Thầy cau mày quát mắng về thái độ ồn ào cười cợt của học sinh.b/ Thầy gọi lớp trưởng yêu cầu cho biết vì sao lớp lại cười mỗi khi thầy quay vào bảng.c/ Thấy học sinh vẫn cười, nên thầy tạm dừng tiết học, đi sang phòng giáo viên soi gương xemlại mặt và trang phục để sửa sang lại. Sau đó tiếp tục giảng dạy.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 10:a/ Xuống ngay chỗ học sinh đó, để phát hiện xem em học sinh đang làm việc gì và sau đó phêbình luôn trước lớpb/ Nhắc nhở luôn học sinh đó và yêu cầu em đứng lên nhắc lại câu cô giáo vừa giảng. Nếu họcsinh không nói được, cô phê bình luôn và cho điểm kém.c/ Xuống tận nơi xem học sinh đó đang làm việc gì và nhắc nhở em phải tập trung vào nghegiảng, sau đó cô giáo trở lại bục giảng và tiếp tục giảng bài.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 11:a/ Ngừng giảng và phê bình em học sinh phân tán tư tưởng không chú ý vào bài giảng.b/ Chỉ định ngay học sinh đó trả lời một câu hỏi mà giáo viên đưa ra.c/ Giáo viên ra một câu hỏi phác vấn chung, các em tham gia phát biểu, nhân đó giáo viên hỏiem học sinh đó có ý kiến gì tham gia bổ sung và nhìn em với con mắt “nhắc nhở”.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 12:a/ Giáo viên phê bình gay gắt thái độ lơ là học tập của học sinh.b/ Bỏ qua không xử lý.c/ Giáo viên xuống lớp, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và động viên em chú ýhơn đến việc nghe giảng. Sau giờ học giáo viên tìm gặp ngay giáo viên chủ nhiệm trao đổi vềhiện tượng trên để có biện pháp phối hợp với gia đình đưa em đi kiểm tra và chữa trị.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 13.a/ Giáo viên xuống thu sách và phê bình ngay trước lớp về việc học sinh đọc truyện cấm “tronggiờ”b/ Thu ngay truyện và đuổi học sinh ra khỏi lớp vì vi phạm nội quy.c/ Yêu cầu học sinh đưa truyện cho giáo viên, nhắc nhở em chú ý nghe giảng. Cuối giờ học tiếptục gặp em học Bình đó để góp ý, đồng thời cũng gặp và phản ánh với giáo viên chủ nhiệm đểlưu ý tiếp tục uốn nắn.Cách “c” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 14.a/ Giáo viên gọi học sinh đó đứng dậy và phê bình luôn trước lớp, không còn biết nguyên nhân.b/ Giáo viên dừng lại, phê bình hiện tượng học sinh gục đầu xuống bàn sau đó “giảng giải” chocả lớp về ý thức học tập cần phải thế nàoc/ Xuống chỗ học sinh đó, hỏi han xem vì sao em có vẻ mệt mỏi? Có ốm đau không? Có thểtiếp tục cố gắng ngồi nghe giảng? Sau đó động viên em chú ý học tập.Cách “C” là hay nhất.Cách xử lý tình huống 15.a/ Cô giáo nhìn thẳng và gọi học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi vào lớp.b/ Cô lờ đi coi như không biết và cả lớp ngồi xuống rồi cô tiếp tục giảng bài.c/ Cô giáo cho cả lớp ngồi xuống, sau đó cô đi xuống lớp hỏi học sinh đó có lý do gì mà khôngthể đứng lên chào cô như các bạn, nếu không thấy học sinh báo cáo được lý do gì, cô giáo yêucầu lần sau học sinh phải có thái độ đứng chào nghiêm chỉnh khi các thầy cô vào lớp.Cách “c” là hay nhất.Hai bài làm giống nhau từng chữ .Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài giải giống nhau từngchữ. Bạn chọn cách xử lý nào trong ba cách sau?1.Nêu tên hai em đó, phê bình trước lớp và cho cả hai điểm một để làm gương cho các emkhác.2.Nêu hiện tượng này trước lớp, yêu cầu hai em đó tự giác đứng lên nhận lỗi (bạn không thểnêu tên cụ thể hai em học sinh đó). Sau đó bạn phê bình các em và cho cả lớp nghe một giáodục đạo đức về tính không trung thực.3.Trả bài bình thường và nêu chung chung rằng có hiện tượng chép bài của nhau trong lớp.Bạn không nêu tên hai em những sau đó sẽ gặp riêng hai em để tìm hiểu nguyên nhân vànhắc nhở.*************************Trong tình huống này, trước hết cần nhận thấy rằng bạn đã có sơ suất là trong giờ làm bài bạn đãkhông nghiêm khắc để các em có cơ hội chép bài của nhau. Bạn cần phải rút kinh nghiệm ngayvề vấn đề này: tuyệt đối không tạo ra “kẽ hở” để các em có cơ hội vi phạm nội quy. Bạn luônnhắc nhở các em về tinh thần tự giác, nhưng học sinh, nhất là các em còn ở độ tuổi cấp I, II thì sựgiám sát chặt chẽ của thầy cô vẫn là một “áp lực” ngăn chặn các em vi phạm nội quy. Đã trót để“sơ hở” rồi bạn phải tìm cách khắc phục ngay sao cho khéo léo, hiệu quả.Điều tối kỵ ở đây là bạn nêu tên hai em đó trước lớp, phê bình rồi cho một điểm. Dù rằng chúngđã mắc lỗi, nhưng các em vẫn cần được bạn tôn trọng, đối xử một cách thương yêu, độ lượng.Việc xử lý các em theo cách này có thể làm cho các em sợ và lần sau không ai dám tái phạm nữa(vì sức mạnh của dư luận tập thể lớp và những con số 0, 1 tròn trĩnh vẫn là rất kinh khủng đốivới tuổi học trò). Nhưng bạn có biết rằng khi đó bạn đã vô tình làm tổn thương đến lòng tự trọngcủa các em. Sự trừng phạt có thể giúp bạn đạt mục đích tức thời nhưng tác dụng giáo dục lâu dàithì hầu như không có. Chưa kể sự ứng xử thiếu tế nhị đó sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ giữathầy trò. vẫn biết rằng chúng có lỗi, và không có quyền gì oán trách bạn, nhưng trong thâm tâmchúng phần nào giảm đi sự yêu quý, kính trọng dành cho bạn.Cách xử lý 2 có tác dụng đánh vào sự tự giác của các em, làm cho các em biết nhận lỗi và biếtchịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình. Tuy nhiên, sẽ chẳng hay ho gì trước cảnh cả lớpđổ dồn ánh mắt về hai em đang cúi gằm mặt để chịu những lời phê bình của bạn. Và các em kháctrong lớp cũng không “hứng thú” gì khi phải nghe bạn “giảng” về đạo đức trong khi các emkhông hề mắc lỗi. Và nó cũng có thể gây tổn hại đến mối quan hệ giữa học sinh phạm lỗi với tậpthể lớp và với giáo viên.Như vậy trong trường hợp này bạn cần phải tế nhị, trả bài như bình thường, chỉ nêu chung chungtrong lớp có hiện tượng chép bài của nhau khiến bạn không hài lòng. bạn nhấn mạnh với các emrằng nếu vì những lý do chính đáng, các em có thể không làm được bài, cô sẽ chiếu cố tạo điềukiện cho em làm bài khác, nhưng cô rất buồn khi có học sinh không trung thực. Và bạn cũngnghiêm khắc nhắc nhở: “Lần đầu tiên các em phạm lỗi cô có thể bỏ qua nhưng nếu có lần thứ haicô sẽ cho điểm kém những bài chép của nhau”. Bạn chú ý dù đang uốn nắn học sinh nhưng bạnvẫn cần dùng lời lẽ nhẹ nhàng, không nên gay gắt khi nói với các em. Sau đó nhất thiết bạn phảigặp riêng hai em đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao hai em đó lại chép bài của nhau và tùy từngtrường hợp bạn sẽ có cách giải quyết thỏa đáng. Vì đây là lần đầu nên bạn có thể vẫn công nhậnđiểm của hai em đó (nếu như điều đó không khiến các em khác trong lớp cho là bạn thiếu côngbằng). Nhưng cũng không quên nhắc nhở các em rằng đây chỉ là lần duy nhất bạn làm như thế,nếu tái phạm bạn sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn. Cũng nhân dịp này bạn khuyến khíchtình bạn tốt đẹp của hai em, động viên các em cùng giúp nhau tiến bộ tất nhiên không phải bằngcách cho nhau chép bài. Hãy luôn nhớ rằng lòng khoan dung của thầy cô sẽ giúp học sinh tiến bộrất nhiều.Khi phát hiện học sinh yêu nhau .Theo dư luận của học sinh, bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm có một đôi hình như “đãyêu nhau”. Bạn thấy cả hai thường không chú ý nghe giảng khi ở trong lớp. Và một lần bạngặp họ đi xem phim cùng nhau và bạn hoàn toàn khẳng định tin “đồn thổi” ấy là đúng sựthật.Điều đáng nói đây là năm cuối cấp, và sức học của cả hai học sinh ấy đều có chiều hướng đixuống, nhất là cậu con trai từ một học sinh khá giỏi đã tụt xuống mức trung bình khá. Làmột chủ nhiệm lớp, trước tình huống đó bạn xử lý ra sao? (chọn 1 trong 4 cách xử lý dướiđây)1. Biết rõ hiện tượng đó, nhưng vì nghĩ chúng đã lớn, có tự do cá nhân và cần phải tự lo chobản thân mình nên bạn coi như không biết. Thậm chí bạn còn nghĩ: “Nếu mình “nhúng tayvào” chúng không hiểu lại bảo mình “lắm chuyện” can thiệp vào đời tư của người khác, vừamất thời gian lại vừa khiến chúng coi thường.2. Bạn tìm mọi cách để “phanh phui” sự việc này trước lớp và nhắc nhở rất gay gắt cả haihọc sinh đó và có ý muốn cấm đoán không được yêu đương khi còn là học sinh.3. Bạn khéo léo tìm gặp riêng từng học sinh một và có cách nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị đểchúng quan tâm đến chuyện học tập, vừa không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừakhông ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.4. Bạn làm như không biết chuyện hai em đó có tình cảm với nhau, và cho lớp tổ chức mộtbuổi thảo luận về “tình yêu tuổi học trò” để định hướng đúng đắn cho các em qua những lờitâm sự của bạn. Sau đó bạn có thể gặp riêng từng em, ân cần tâm sự hỏi han xem lý do gìkhiến các em học hành sa sút để các em có thể giãi bày và bạn sẽ đưa ra lời khuyên chântình, xác đáng.**********Việc nảy sinh tình cảm khác giới ở các em tuổi trung học phổ thông hiện nay không còn là hiệntượng hiếm hoi, nếu không muốn nói là khá phổ biến. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lýlứa tuổi. Đồng thời cũng do những tác động tiêu cực của những hiện tượng sản phẩm văn hóakhông lành mạnh, khiến các em “trưởng thành” quá sớm. Ở cái tuổi lãng mạn và bồng bột này,các em dễ dàng có cảm tình với nhau qua một ánh mắt, một nụ cười, mến nhau vì tài hát hay, đàngiỏi, hay cũng có khi “yêu nhau” chỉ vì phục sức học của nhau… và muôn vàn lý do “chínhđáng” khác để yêu nhau. Vì vậy các thầy cô giáo cần có cái nhìn thông cảm và hiểu được tâmsinh lý lứa tuổi của các em để có cách xử lý cho phù hợp.Bạn có thể bỏ qua không “động chạm” gì đến chuyện đó vì cho rằng đó là việc riêng của chúngvà đó cũng có thể là giải pháp “an toàn”. Nhưng liệu xử lý như vậy có thiếu trách nhiệm quákhông? Vì học sinh của bạn đang học năm cuối đáng lẽ phải dành thời gian cho những chuyệnthi cử bù đầu, và chắc chắn bạn cũng chẳng vui vẻ gì khi chứng kiến những học sinh khá giỏi củamình lại học hành sa sút. Và biết đâu vì sự thiếu quan tâm của bạn mà có thể hai học sinh củabạn sau đó sẽ gặp phải những hậu quả tai hại nào chăng? Nếu là một người giáo viên có tráchnhiệm với học trò chắc chắn bạn không bao giờ chọn cách giải quyết có vẻ “an toàn” cho bảnthân này.Nhưng nếu quá “trách nhiệm” xử lý theo cách thứ hai thì thật sai lầm. Đó là cách xử lý rất thiếutế nhị, không đạt được hiệu quả mà thậm chí lại còn phản tác dụng. Ở lứa tuổi này, các em đã ýthức được tự do cá nhân và cần người lớn phải tôn trọng những nhu cầu chính đáng. Nếu bạn hyvọng rằng đưa ra phê bình trước lớp mà khiến chúng xấu hổ và “chấm dứt” chuyện yêu đươngthì thật là những suy nghĩ quá giản đơn. Vì nhiều học sinh ở lứa tuổi này có quan niệm rằng đó làchuyện hết sức bình thường, chẳng có gì phải xấu hổ cả. Và nếu gặp phải những cô cậu khábướng bỉnh, chúng có thể “bật” lại ngay lập tức: “Đây là chuyện riêng của chúng em, không cầnthiết cô và các bạn phải can thiệp” thì bạn biết nói gì được nữa đây? Và bạn tỏ ý cấm đoán? Liệucó tác dụng gì không, hay cũng chỉ khiến các em “rút lui về hoạt động bí mật”, không công khaichuyện tình cảm của mình, nhưng biết đâu đấy, càng cấm đoán các em càng “yêu nhau” say đắmthì sao?Bạn có thể chọn cách xử lý 3, gặp riêng từng em để khuyên giải, phân tích cho các em hiểu cáilợi, cái hại của việc yêu đương quá sớm và nhất là các em còn đang tuổi học trò, đang phải tậptrung toàn bộ sức lực cho việc học hành thi cử. Hãy dùng những lời lẽ thật chân tình, khéo léo, tếnhị để chuyện trò, tâm sự thật gần gũi. Bạn hãy khuyên em học sinh nữ nhắc nhở, giúp đỡ ngườibạn trai học tập thật tốt. Còn đối với em học sinh nam, bạn hãy tác động tới lòng tự kiêu, tínhhiếu thắng của em, làm cho em thấy được rằng hình ảnh người con trai hoàn hảo trước mắt bạngái trước hết phải giỏi giang, có kiến thức, tư duy… để em cảm thấy mình cần phải cố gắng họctập cho thật tốt.Bạn hãy nói với các em rằng: “Cô rất hiểu chuyện tình cảm ở lứa tuổi các em vì dù sao cô cũngđã từng trải qua. Đó là nhu cầu tâm lý bình thường, nên cô không hề có ý cấm đoán hay lên áncác em. Chỉ có điều, cô mong muốn các em hãy giữ một tình cảm trong sáng của tuổi học trò, vàcùng giúp đỡ, động viên nhau tiến bộ, tập trung thời gian cho việc học tập. Như thế tình cảm cácem dành cho nhau mới thực sự có ý nghĩa và bền vững”.Đó là một cách ứng xử hay. Nhưng phương án 4 vẫn là tối ưu nhất. Trước tiên bạn hãy làm nhưchưa hề biết chuyện của hai em học sinh đó. Nhân một buổi sinh hoạt bạn đưa ra vấn đề: “Tìnhyêu ở tuổi học trò” để các em trong lớp cùng tham gia thảo luận, trao đổi, đưa ra ý kiến riêng củamình. Bạn hãy làm như “vô tình” gọi hai em học sinh đó lên phát biểu ý kiến trao đổi cùng cácbạn. Đây là một đề tài khá kín đáo, tế nhị, vì vậy trong buổi sinh hoạt đó, bạn nên gần gũi tròchuyện cùng các em như một người chị gái để hiểu các em hơn. Có như thế bạn mới có thể biếtđược những suy nghĩ thực sự của các em về vấn đề này. Đồng thời trong khi nói chuyện bạncũng định hướng cho các em nên duy trì một tình bạn trong sáng, cùng đoàn kết giúp đỡ nhautrong học tập và trong cuộc sống. Bạn cũng nên chỉ cho các em thấy rằng ở độ tuổi này các emchưa đủ chín chắn để kiểm soát tình cảm của mình ở mức độ phù hợp nên rất dễ xảy ra những tácđộng không tốt, nhất là chểnh mảng việc học hành. Những câu chuyện vui từ kinh nghiệm bảnthân, từ sách báo hay đơn giản chỉ là kết quả của phút “sáng tác ngẫu hứng” liên quan đến vấn đềnày sẽ có tác động rất lớn. Óc hài hước của bạn là công cụ rất hữu hiệu khi phải xử lý những vấnđề tế nhị.Sau đó bạn cũng nên gặp riêng từng em học sinh đó hỏi han xem vì sao thời gian gần đây các emlại học sa sút. Đó cũng là cơ hội để bạn “nhắc nhở” khéo các em về chuyện yêu đương đã ảnhhưởng đến việc học tập. Với sự ân cần của bạn, chắc chắn các em sẽ tâm sự, chia sẻ và lúc đóbạn sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp.Nên lưu ý rằng, bạn phải đến với học sinh bằng tình thương yêu chân thành để thuyết phục cácem với lý lẽ và kinh nghiệm sống của một người đã từng trải, phải tạo cho học sinh sự cởi mở,tin tưởng… vì có một nguyên lý rất đơn giản: bạn đến với ai bằng trái tim thì bạn sẽ nhận lạinhững lời nói cũng xuất phát từ trái tim của họ.Khi học sinh thắc mắc vì thầy cho điểm thấp .Trong một lần trả bài kiểm tra lớp 9B của thầy Việt, có một học sinh đứng lên thắc mắc vớithầy về kết quả điểm thầy chấm với lý do: “Bài của em làm giống hệt bài của bạn Thắng, saobạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Đặt vào tình huống của thầy Việt, bạn xử lý rasao?1. Trả lời qua loa và vào bài giảng mới ngay.2. Yêu cầu học sinh đó xem lại bài và không được thắc mắc vì thầy đã chấm rất kỹ không cóchuyện nhầm lẫn.3. Yêu cầu em đó ngồi xuống bình tĩnh xem lại bài của mình. Sau đó bạn có thể thu lại haibài làm đó để xem xét cho kỹ. Nếu thực sự đã có sai sót, bạn thành thật xin lỗi trước các emvà hứa chấm lại bài cho em đó. Nếu sau khi kiểm tra thấy mình đã làm đúng thì nên giảithích cặn kẽ cho em đó hiểu về kết quả của mình.***************Bạn đã bao giờ phải xử lý một tình huống tương tự chưa? Quả thật là không mấy khi chúng tanghĩ rằng có học sinh nào lại “ngố” đến thế khi tự “lạy ông tôi ở bụi này”. Nếu là học sinh chúngta sẽ chọn cách im lặng dù ở trong tình thế là người chép, hay người cho chép thì không bị thầyphát hiện ra là “may mắn” rồi.Nhưng sự thực lại có những khi xảy ra một số tình huống “trái khoáy” như thế đấy. Sự thắc mắccủa học sinh chắc chắn sẽ khiến bạn giật mình tự hỏi: “Tại sao mình chấm kỹ như thế mà lạikhông phát hiện ra việc này nhỉ?”. Nhưng trấn tĩnh lại mình, bạn sẽ quả quyết rằng mình đãchấm kỹ rồi và không thể có sai sót. Tự tin là tốt nhưng đôi khi quá tin tưởng vào sự cẩn thận củamình lại chưa chắc đã phải là cách ứng xử hay, nhất là trong tình huống này. Bạn đã chấm bài vớitinh thần trách nhiệm cao nhưng có ai dám chắc rằng phải chấm nhiều bài của nhiều lớp bạn sẽkhông bao giờ nhầm? Chính vì thế kiểm tra lại một cách cẩn thận trong mọi tình huống là điềukhông bao giờ thừa.Trước thái độ phản ứng của học sinh, bạn không thể trả lời cho qua chuyện mà phải có sự phântích cặn kẽ. Tốt nhất trong tình huống này để có thời gian kiểm chứng lại lời nói của em học sinhđó, bạn nên hẹn em đến cuối giờ sẽ thu bài để xem lại. Khi đối chiếu hai bài và nhận ra sự thiếusót của mình (một sự chênh lệch không nhỏ: giữa 5 điểm và 8 điểm) bạn phải lập tức nhận lỗi vềmình và chấm lại bài cho học sinh. Còn nếu đã kiểm tra kỹ và hoàn toàn chắc chắn về kết quảmình chấm là chính xác, bạn cũng nên nhẹ nhàng giải thích cho em đó hiểu.Với thái độ thẳng thắn và đúng mực, chắc chắn những đánh giá của bạn về kết quả học tập sẽđược các em tin tưởng và trân trọng, vì nó thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của người thầy.Học sinh đánh nhau sau khi cô giáo rời lớp sớm .Giáo viên hướng dẫn bận việc đột xuất nên nhờ N – giáo viên thực tập dạy thay một tiết. Suốtcả tiết dạy, trên bảng cô giảng mặc cô, dưới lớp nhiều em học sinh nói chuyện, làm việc riêng,bàn tán rồi cùng nhau cười khúc khích. Giận dỗi, N bỏ ra khỏi lớp sớm 6 phút. Chẳng maytrong 6 phút đó có hai em nghịch ngợm trong lớp đã trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớphọc náo loạn cả lên. Vào tình huống của giáo viên N bạn sẽ xử lý ra sao?1. Bạn làm ngơ vì đó là thuộc về trách nhiệm của học sinh2. Bạn quay lại lớp và gay gắt phê bình học sinh đã vi phạm nội quy lớp học và nói sẽ báo cáolại cho giáo viên chủ nhiệm.3. Bạn quay lại lớp ổn định tình hình và tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em mất trật tựtrong giờ học, lại còn gây lộn, đánh nhau. Đồng thời cũng nhận khuyết điểm đã bỏ về khi tiếthọc chưa kết thúc dẫn đến tình trang nhốn nháo trên.*******************Đây quả thật chỉ là một tình huống đột xuất xảy ra ngoài dự đoán của bạn. Chỉ vì một phút tự ái,nóng vội, bạn đã không kiên trì ở lại hết tiết mà cho học sinh nghỉ sớm nên đã xảy ra chuyện.Như vậy dù biện minh thế nào thì trước hết lỗi phải thuộc về bạn. Thế mà bạn lại có thể làm ngơvà cho rằng trách nhiệm thuộc về học sinh. Rõ ràng nếu có mặt ở lớp đến hết tiết chắc rằng sựviệc đó đã không xảy ra. Xử lý theo cách thứ nhất là bạn đã vô tình biến mình thành một giáoviên thiếu trách nhiệm với học sinh.Bạn cũng có thể quay lại lớp để chấn chỉnh học sinh và cho các em biết rằng chúng phải chịuhoàn toàn trách nhiệm về hành động của mình. Trong tình huống đó có thể vì sợ nên học sinh sẽngoan ngoãn nhận lỗi của mình nhưng thực ra trong lòng các em thừa hiểu rằng bạn phải làngười có trách nhiệm trước tiên chứ.Vậy cách ứng xử hợp lý nhất trong tình huống này là bạn nhanh chóng quay lại lớp học và ổnđịnh tình hình. Trước cả lớp, bạn nên thẳng thắn nhận trách nhiệm của mình trong việc ra khỏilớp trước khi hết giờ, nên lớp đã xảy ra tình trạng trên. Đồng thời bạn cần phải nghiêm khắc nhắcnhở các em về ý thức tự quản khi không có giáo viên ở trong lớp. Với sự chia sẻ trách nhiệm này,có thể bạn sẽ nhận được sự phê bình từ phía Ban giám hiệu, nhưng đó cũng là một lần nhắc nhởbạn về lòng kiên trì và sự kiềm chế cảm xúc cá nhân.( HẾT PHẦN 1 )Nguồn từ : website của Nguyễn Tuân THCS Tiến Thịnh ( Hà Nội)