GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHO TRẺ LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TẠI NHÀ TỪ NGUYÊN VẬT …
Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang phải đôi mặt với đại dịch toàn cầu mang tên covid-19, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trẻ phải ngỉ học ở nhà để phòng chống dịch bệnh vì vậy các hoạt động học tập trải nghiệm của trẻ ở trường mầm non bị ngừng trệ. Trẻ ở nhà thời gian dài sẽ mệt mỏi, tâm lý chán nản vì vậy để giúp trẻ vui vẻ và hứng thú hơn, đồng thời cũng góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên nhất thông qua các đồ chơi tự tạo ở nhà thì việc phối hợp với phụ huynh làm đồ chơi ở nhà cho trẻ đóng vai trò quan trọng.
Trong xã hội hiện nay không phải tất cả mọi trẻ em đều có đồ dùng đồ chơi để hoạt động trải nghiệm, tìm tòi khám phá, trong cuộc sống đâu đó những hình ảnh trẻ em thiếu thốn đồ dùng đồ chơi. Chính vì vậy việc giáo viên mầm non tự làm đồ chơi mục đích trước hết để cung cấp thêm đồ chơi cho lớp, bù đắp sự thiếu thốn và giảm chi phí mua sắm. Ở những nơi có điều kiện sống cao, sự phát triển ồ ạt của đồ chơi công nghiệp đã khiến nột số người cho rằng: Đồ chơi công nghệ cao cung cấp cơ hội giáo dục tốt nhất. Nhưng cũng có người quan niệm khác: Đồ chơi tự làm tuy đơn giản nhưng cũng phát huy khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Trẻ mầm non nói chung thường hứng thú với tất cả hai loại đồ chơi. Đồ chơi công nghệ cao và đồ chơi tự làm đơn giản đều có chức năng giúp trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh, giúp trẻ giải trí và học tập. Làm đồ chơi cho trẻ còn góp phần giao lưu tình cảm giữa cô giáo và học sinh. Nó thể hiện tình cảm của giáo viên với trẻ, với nghề. Nếu không yêu trẻ cô giáo khó lòng có thể tự nguyện dành thời gian để làm một món đồ chơi nào đấy cho chúng. Trẻ em cũng dể dàng nhận thấy điều đó. trẻ rất vui sướng đón nhận khi được món đồ chơi do bàn tay cô giáo làm ra. Với trẻ chúng chưa có những khái niệm đánh giá khắt khe về tính thẩm mỹ, tính bền vững. Quan trọng với trẻ là niềm vui và sự hào hứng với món đồ chơi đó.Vì vậy, các cô giáo cũng không nên quá lo lắng về các tính năng, chất lượng hoàn thiện của những món đồ chơi tự tạo, không nên làm các món đồ chơi quá cầu kỳ đến nỗi trẻ không được chơi vì cô sợ chúng làm hỏng.
Với việc làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu có sẵn tạo nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Tôi nhận thấy đồ chơi này rất dễ làm, dễ chơi và rất dễ hoạt động. Cách thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự phát triển của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều. Không nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí, các nguyên vật liệu từ thiên nhiên rất dễ tìm như: vỏ chai nhựa, bìa các tông, vỏ hộp bánh…….. kết hợp với các phụ liệu khác.
Dạy trẻ làm đồ chơi từ bìa cát tông
Dạy trẻ làm đồ dùng từ vỏ lắp chai
Bằng sự sáng tạo của mình, chúng ta đều có thể chuyển tải hướng dẫn trẻ tạo thành những sản phẩm cho chính trẻ chơi , Những gì có thể làm? Đó là những vật liệu thích hợp, không độc với trẻ em. Nguyên vật liệu phế thải rất có ích. Trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa không gây độc hại góp phần bảo vệ môi trường. Vật liệu phế thải đối với các cô mẫu giáo là một nguyên liệu phong phú để họ có thể thả hồn và trí tưởng tượng nhằm tạo ra các thiết kế các mẫu đồ chơi thân thiện môi trường, không những góp phần bảo vệ môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh trong khi các nguyên vật liệu từ tái chế từ gia đình luôn sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình. Tại sao lại không? Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tôi đã tận dụng các mạng xã hội như youtube, zalo, Facebook…. để xây gửi các thông tin cần thiết tới các bậc phụ huynh, gửi các video, hình ảnh hướng dẫn trẻ làm đồ chơi cho trẻ ở nhà và khuyến khích phụ huynh trao đổi kinh nghiệm làm đồ chơi ở nhà cho trẻ với nhau trên nhóm chung của phụ huynh cả lớp.
Nhờ việc làm này mà các video, hình ảnh của tôi được truyền tải tới các bậc phụ huynh một cách đầy đủ nhất, ngoài ra phụ huynh có thể trao đổi cách thức, kinh nghiệm làm đồ chơi mới cho trẻ với nhau làm phong phú thêm nguồn đồ chơi đáp ứng nhu cầu được chơi, trải nghiệm của trẻ ở nhà.
Hình ảnh cô đang quay video gửi zalo và facebook
Như chúng ta đều biết hiện nay dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus covid – 19 gây ra đang diễn biến hết sức phức tạp. Virus có khả năng lây lan rất nhanh từ người sang người. Ngay khi có những thông báo chính thức về dịch bệnh, tôi đã kết hợp cùng với nhà trường và ban dịch tễ phường nhanh chóng thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp. Đồng thời tuyên truyền và hướng dẫn học sinh của mình thực hiện vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn uống khoa học và cách đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh dịch bệnh.
Bên cạnh đó do dịch bệnh covid – 19, trẻ ở nhà không tới lớp, tới trường. Trong thời gian này tôi cùng với giáo viên trong lớp lên kế hoạch xây dựng video, hình ảnh, hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ ở nhà để đảm bảo dù trẻ không đến trường nhưng vẫn được được đáp ứng đầy đủ nhu cầu được chơi và trải nghiệm.
Do đặc điểm học của trẻ mầm non “học bằng chơi”. Ở nhà nhiều gia đình, đồ chơi không phong phú, trẻ lại không có bạn chơi, trẻ ở trong nhà nhiều ngày trẻ sẽ nhàm chán với các đồ chơi nên sẽ dẫn đến thích tò mò, khám phá những đồ dùng trong nhà và trò chơi không an toàn; Vì vậy, việc hướng dẫn trẻ làm đồ chơi ở nhà giúp trẻ vui chơi, hoạt động hiệu quả là vô cùng quan trọng. Tôi đã tận dụng các nền tảng số như nhóm trên Zalo, Facebook,Youtube… để chia sẻ, tổ chức, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tổ chức các hoạt động cho trẻ vui chơi tại gia đình. Cụ thể như sau:
– Phụ huynh lựa chọn các đồ dùng, dụng cụ, đồ vật tại gia đình để thay thế đồ chơi cho trẻ: Mỗi gia đình có đặc điểm sinh hoạt và có các đồ dùng, đồ vật, dụng cụ sinh hoạt khác nhau. Trong thời gian trẻ ở nhà, phụ huynh nên tận dụng, lựa chọn các đồ dùng, đồ vật, dụng cụ trong trong gia đình để thay thế đồ chơi cho con.
– Phụ huynh lựa chọn các nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình để cùng trẻ làm/tạo đồ chơi: Việc thực hiện các thí nghiệm, các dự án nhỏ tại gia đình có ý nghĩa quan trọng trong trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tại gia đình.
+ Trẻ có thể làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải như: Bìa cattong, giấy màu để in bàn tay, bàn chân, chơi xếp hình. Lõi giấy vệ sinh làm các con vật, que kem làm bộ bàn ghế, khúc gỗ làm con vật, quả thông làm con vật, sỏi đá viết chữ……
Trẻ làm con vật từ bìa các tông, chai lọ, gỗ.
Trẻ làm con vật từ Quả Thông
Trẻ viết chữ vào khúc gỗ
Phụ huynh dạy trẻ viết chữ vào khúc gỗ
Phụ huynh dạy trẻ viết số vào sỏi đá
+ Trẻ còn dùng các loại nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, với các màu sắc khác nhau để cùng trẻ làm ra các đồ chơi, sản phẩm tạo hình, các bức tranh trang trí, tạo hình các con vật nhằm phát triển khả năng tạo hình cho trẻ.
* Ví dụ: Dùng lá chuối, lá dong, lá mít lá dừa… tước sợi để đan tết; nhặt sỏi để vẽ trang trí; gạch non để vẽ lên nền… hoặc làm đất nặn từ đất sét, bột mì, bột nếp… Hay cho bi, cát, sỏi vào chai nhựa làm dụng cụ âm nhạc…
Hình ảnh:phụ huynh hướng dẫn trẻ làm con trâu từ lá mít
– Khi trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nên khuyến khích trẻ cùng phụ huynh lựa chọn các nguyên vật liệu và làm ra sản phẩm, như vậy trẻ sẽ hứng thú và tăng sự khéo léo và khả năng sáng tạo của trẻ.
– Cho trẻ nhặt các lá, hoa rơi… để tìm hiểu đặc điểm của chúng (quan sát, ngửi mùi, chơi đếm, tô vẽ/ đồ hình lá…).
– Làm đồ chơi (nghé ọ từ lá đa; con sâu từ lá chuối; làm súng từ cuộng lá chuối…)
Sau khi xây dựng các video hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ ở nhà. Tôi gửi đến phụ huynh bằng hình thức như: Cung cấp cho trẻ qua zalo, facbook, youtube… của phụ huynh, để khi ở nhà phụ huynh có thể cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ như cô giáo đã cung cấp trong video.
Một tuần tôi gửi 4 đến 5 nội dung hướng dẫn trẻ làm đồ chơi khác nhau cho trẻ từ đó làm giàu thêm nguồn đồ chơi cho trẻ, giúp cho thời gian nghỉ học ở nhà của trẻ không nhàm chán.
Bên cạnh đó tôi đã phối hợp với nhà trường tham ra làm các video, bài giảng có nội dung hướng dẫn trẻ làm đồ chơi cho trẻ để đưa vào kho ngân hàng dữ liệu của nhà trường để cung cấp đến các bậc phụ huynh khác trong trường nhằm khuyến khích phụ huynh trong nhà trường cùng nhau làm nhiều hơn nữa đồ chơi cho trẻ hoạt động khi ở nhà
Tôi cũng động viên các phụ huynh nếu có thể hãy quay lại video làm đồ chơi cho trẻ khi ở nhà, đồng thời khuyến khích trẻ làm cùng phụ huynh và chụp lại sản phẩm đồ chơi mà trẻ đã làm được gửi cho giáo viên và cho lên nhóm zalo chung của cả lớp để các trẻ khác học hỏi cách làm cũng như lan tỏa phong trào làm đồ chơi cho trẻ ở nhà tới các bậc phụ huynh trong cả lớp.
Từ những việc làm cụ thể đó tôi nhận thấy trẻ lớp tôi phụ trách rất hứng thú tạo ra nhiều đồ chơi ở nhà bằng nhiều hình thức và nguyên vật liệu phong phú khác nhau, trẻ đã làm ra các đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Người viết: Phạm Thị Loan