Giáo viên Tiểu học dạy bao nhiêu tiết trong một tuần?
Nói đến công việc giáo viên tiểu học, rất nhiều người sẽ nghĩ đến thời gian họ làm việc gần như là cả ngày. Việc giáo viên tiểu học phải dạy nhiều phân môn khác nhau, nhiều mạch kiến thức khác nhau, bên cạnh đó là thời gian ôn luyện, củng cố cho các em học sinh làm cho thời gian giáo viên tiểu học dạy ở lớp là tương đối nhiều.
Giáo viên Tiểu học
Giáo viên Tiểu học
Tại khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:
“ Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
-
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
-
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở. Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.”
Như vậy, có thể thấy được rẳng theo quy định của nhà nước, pháp luật thì giáo viên tiểu học thông thường sẽ dạy 23 tiết/tuần và nếu là giáo viên ở các trường lớp giáo dục đặc biệt, giáo dục cho người khuyết tật thì sẽ là 21 tiết/tuần.
Đối với giáo viên tiểu học, ngoài việc giảng dạy các môn học theo chương trình quy định là 23 tiết/tuần thì giáo viên tiểu học còn 24,67 giờ/tuần để giải quyết các công việc khác như gia sư cấp 1, soạn bài, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, đánh giá định kỳ học sinh, chấm bài kiểm tra, làm việc với cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động lao động, giáo dục ngoài giờ lên lớp và làm các công việc chung dưới sự phân công của ban giám hiệu nhà trường.
Đối với các giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm các công việc chuyên môn?
Ở cấp tiểu học, đa phần giáo viên dạy học sinh các môn như tiếng việt, toán, tự nhiên xã hội,… đều kiêm nhiệm luôn việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. Đối với những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp ở tiểu học sẽ được giảm 3 tiết/ tuần theo quy định của nhà nước để thực hiện các công tác chủ nhiệm như:
Tìm hiểu và nắm vững học sinh về mọi mặt như học tập, phẩm chất, thói quen đạo đức, hoàn cảnh gia đình, môi trường sinh sống,… từ đó có những biện pháp tổ chức giáo dục bám sát với học sinh nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các em và sự tiến bộ của tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các giáo viên bộ môn các, các đoàn thể và tổ chức xã hội để có thể phát huy tối đa việc giáo dục dạy kèm ở các em học sinh.
Ngoài ra, giáo viên có những nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ của học sinh. Tham gia hướng dãn hoạt động tập thể, giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức. Bên canh đó là giáo viên phải báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình lớp với ban giám hiệu nhà trường.
Thời gian làm việc, nghỉ hàng năm của giáo viên tiểu học?
Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó: có 35 tuần để giáo viên dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. Có 5 tuần dành cho việc giáo viên tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Có1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới, chào đón học sinh mới và có1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Ngoài ra, giáo viên có thời gian nghỉ hè hàng năm là 2 tháng theo quy định của Bộ Luật lao động. Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp lao động (nếu có). Bên canh đó là những ngày tết âm lịch, những ngày nghỉ học kuf theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ngày nghĩ lễ như giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc Khánh 2/9, ngày lễ 30/4 và ngày 1/5,… theo quy định của Bộ Luật lao động.
Bài viết được chia sẻ bởi: Gia sư Thành Tài uy tín TOP 5 trong các Trung tâm Gia sư TPHCM