Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán – Trường Đại học quốc gia Hà Nội
Luật Minh Khuê trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung cuốn “Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán – Trường Đại học quốc gia Hà Nội” do PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy chủ biên, cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội
Mục Lục
1. Giới thiệu tác giả
“Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán – Trường Đại học quốc gia Hà Nội” do PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy chủ biên, cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
“Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán – Trường Đại học quốc gia Hà Nội”
Tác giả: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy chủ biên
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
3. Tổng quan nội dung sách
Thị trường chứng khoán là thị trường tài chính đặc biệt, có vai trò quan trọng đôi với sự phát triển của nền kinh tế ở các quốc gia trên thế giới. Những tác động của thị trường này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và doanh nghiệp, nhà đầu tư nói riêng là không nhỏ. Vì vậy, để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật qui định về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trong những điều kiện biến đổi không ngừng của các quan hệ kinh tế thì việc hoàn thiện nội dung của pháp luật về thị trường chứng khoán là điều không thể tránh khỏi.
Giáo trình “Pháp luật về thị trường chứng khoán” này đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ bản về chứng khoán, thị trường chứng khoán và pháp luật thị trường chứng khoán,… Giáo trình là tài liệu học tập đối với sinh viên, học viên cao học Khoa Luật – ĐHQGHN và là tài liệu tham khảo đối với sinh viên của các cơ sở đào tạo luật khác, cũng như đối với giảng viên giảng dạy pháp luật về thị trường chứng khoán, các nhà quản lý, các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Nội dung giáo trình được biên soạn gồm 07 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán, thị trường chứng khoán và pháp luật về thị trường chứng khoán
1. Những vấn đề chung về chứng khoán
– Khái niệm “chứng khoán”
– Đặc điểm của chứng khoán
– Phân loại chứng khoán
2. Tổng quan về thị trường chứng khoán
– Khái niệm, đặc điểm thị trường chứng khoán
– Bản chất, vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán
– Phân loại thị trường chứng khoán
– Các chủ thê tham gia thị trường chứng khoán
– Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
3. Những vấn đề cơ bản của pháp luật về thị trường chứng khoán
– Khái niệm “pháp luật về thị trường chứng khoán”
– Câu trúc của pháp luật về thị trường chứng khoán
4. Tác động của pháp luật đôì với thị trường chứng khoán
Chương 2: Pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán
1. Những vấn đề chung về nhà đầu tư chứng khoán
– Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhà đầu tư chứng khoán
– Vai trò của nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán
2. Nội dung pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán
– Vị trí pháp lý của nhà đầu tư
– Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư chứng khoán
– Các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Chương 3: Pháp luật về các chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán
1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán
2. Pháp luật về công ty chứng khoán
– Khái niệm, đặc điểm công ty chứng khoán
– Mô hình, chức năng và vai trò của công ty chứng khoán
– Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
– Nội dung pháp luật về công ty chứng khoán
3. Pháp luật về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ
– Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán
– Pháp luật về công ty quản lý quỹ
4. Pháp luật về ngân hàng giám sát
5. Pháp luật về tổ chức xếp hạng tín nhiệm
– Khái niệm “về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm”
– Vai trò của xếp hạng tín nhiệm
– Địa vị pháp lý của tổ chức xếp hạng tín nhiệm
– Vấn đề giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm
– Trách nhiệm pháp lý của tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Chương 4: Pháp luật về chào bán chứng khoán
1. Những vấn đề chung về chào bán chứng khoán
– Khái niệm và đặc điểm của chào bán chứng khoán
– Chủ thể chào bán chứng khoán
– Vai trò của chào bán chứng khoán
– Bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hoạt động chào bán chứng khoán
2. Nội dung pháp luật về chào bán chứng khoán
– Pháp luật vể chào bán chứng khoán ra công chúng
– Pháp luật về chào bán riêng lẻ
– Các hoạt động chào bán chứng khoán không phải đăng ký phát hành
3. Quản lý nhà nước đổĩ với chào bán chứng khoán.
– Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với chào bán chứng khoán
– Các mô hình quản lý nhà nước đối với chào bán chứng khoán trên thế giới
– Mô hình quản lý nhà nước đôi với chào bán chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
– Xử lý vi phạm pháp luật trong chào bán chứng khoán ở Việt Nam
4. Xu hướng phát triển của pháp luật về chào bán chứng khoán
Chương 5: Pháp luật về thị trường chứng khoán tập trung
1. Những vấn đề chung về Sở giao dịch chứng khoán
– Khái niệm, đặc điểm của Sở giao dịch chứng khoán
– Vai trò của Sở giao dịch chứng khoán
– Mô hình Sở giao dịch chứng khoán
– Các nguyên tắc hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán
2. Nội dung pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán
– Vị trí pháp lý của Sở giao dịch chứng khoán
– Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán
– Hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán
Chương 6: Pháp luật về thị trường chứng khoán phi tập trung (Thị trường OTC)
1. Những vấn đề chung về thị trường OTC
– Khái niệm và đặc điểm thị trường OTC
– Lợi ích và rủi ro của thị trường OTC
2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về thị trường O TC
– Về tổ chức quản lý thị trường
– Về chủ thể tham gia thị trường
– Về hàng hóa trên thị trường
– Phương pháp giao dịch trên thị trường
3. Pháp luật về thị trường OTC ở một số nước trên thế giới
– Về tổ chức quản lý thị trường
– Chủ thể tham gia thị trường
– Điều kiện để chứng khoán được báo giá trên thị trường OTC
– Về phương thức giao dịch trên thị trường O TC
– Qui định về bảo vệ nhà đầu tư
– Xử lý vi phạm
4. Pháp luật về thị trường OTC ở Việt Nam
– Bối cảnh xây dựng pháp luật về thị trường chứng khoán phi tập trung
– Cơ sở pháp lý về thị trường chứng khoán chưa niêm yết
– Pháp luật về thị trường chứng khoán chưa niêm yết
Chương 7: Pháp luật về quản lý thị trường chứng khoán
1. Những vấn đề chung về quản lý thị trường chứng khoán
– Sự cần thiết phải quản lý thị trường chứng khoán
– Khái niệm và đặc điểm của quản lý thị trường chứng khoán
– Khái niệm và câu trúc pháp luật về quản lý thị trường chứng khoán
2. Nội dung pháp luật về quản lý thị trường chứng khoán
– Chủ thê quản lý thị trường chứng khoán
– Hoạt động quản lý thị trường chứng khoán
4. Đánh giá bạn đọc
Cuốn sách giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán được xuất bản để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các khía cạnh pháp lý cơ bản về thị trường chứng khoán. Giào trình này đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ bản về chứng khoán, thị trường chứng khoán và pháp luật thị trường chứng khoán, nội dung điều chỉnh của pháp luật về thị trường chứng khoán ở Việt Nam, có sự tham khảo với pháp luật về thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản….
Giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán là tài liệu tham khảo đối với sinh viên, học viên cao học và là tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu, giảng viên, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán – Trường Đại học quốc gia Hà Nội”.
Cuốn sách được biên soạn vào năm 2017, cho đến thời điểm hiện nay, pháp luật về chứng khoán đã có nhiều điểm thay đổi, song những vấn đề cơ bản nhất về thị trường chứng khoán, nội dung cuốn giáo trình vẫn đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc.
Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định tại Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:
Điều 20. Vi phạm quy định về Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
1. Phạt tiền từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Chứng khoán.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc gỡ bỏ trang thông tin điện tử, phần mềm, hệ thống giao dịch và các trang thiết bị khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về quản lý niêm yết, đăng ký giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không xử lý những trường hợp tổ chức niêm yết không duy trì đầy đủ điều kiện niêm yết theo quy định.
2. Phạt tiền 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận, thay đổi hoặc hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch không đúng quy định.
Điều 22. Vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không xử lý những trường hợp thành viên không duy trì đầy đủ điều kiện về thành viên hoặc không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của thành viên theo quy định pháp luật, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 46 Luật Chứng khoán.
2. Phạt tiền 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chấp thuận đăng ký thành viên khi chưa đáp ứng đủ điều kiện;
b) Đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên khi không thuộc trường hợp bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên.
Điều 23. Vi phạm quy định về giao dịch và giám sát của sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tổ chức giao dịch loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
b) Không xử lý các hành vi vi phạm quy chế giao dịch hoặc không chấp hành đúng quy trình giám sát các hoạt động giao dịch theo quy định để xảy ra vi phạm;
c) Không thực hiện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không tạm ngừng, đình chỉ giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật hoặc quy chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.