Giáo trình kinh tế quốc tế – sách kinh tế
GIÁO TRÌNH KINH KẾ QUỐC TẾ (ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN)
- Giới Thiệu
- Media
- Nhận xét (0)
- Tags
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ (ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN)
LỜI NÓI ĐẦU
Để kịp thời phục vụ cho yêu cầu đào tạo các chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc các hệ dài hạn tập trung, tại chức và hệ bằng đại học thứ 2. Bộ môn Kinh tế quốc tế thuộc Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế tổ chức bổ sung, nâng cấp và tái bản Giáo trình Kinh tế quốc tế theo chương trình cơ sở với 3 đơn vị học trình. Cuốn giáo trình này kế thừa, bổ sung và phát triển tiếp các nội dung của Giáo trình Kinh tế quốc tế do Bộ môn biên soạn.
Kinh tế quốc tế là bộ môn khoa học kinh tế nghiên cứu tính quy luật của sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia, nghiên cứu sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sự vận động của các yếu tố sản xuất, sự chuyển đổi tiền tệ và cán cân thanh toán giữa các quốc gia, nghiên cứu các chính sách điều chỉnh quá trình vận động và trao đổi.
Sự hình thành và phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan. Ban đầu đó là sự trao đổi sản phẩm giữa các quốc gia do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, khí hậu…Tiếp theo, do sự phát triển về khoa học và công nghệ, giữa các nước còn nảy sinh sự khác biệt về trình độ kỹ thuật, bí quyết công nghệ, nguồn vốn tích lũy, nguồn lao động, trình độ quản lý…
Điều đó dẫn đến sự trao đổi các yếu tố của quá trình tái sản xuất, tức là làm cho trao đổi quốc tế phát triển cả về chiểu rộng và chiều sâu. Cơ sở của việc hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế còn do lợi ích trong chuyên môn hóa, trong việc đạt tới quy mô tối ưu của từng ngành sản xuất, trong việc đa dạng hóa nhu cầu tiêu dùng của dân cư và sự khác biệt trong nhu cầu và khả năng thanh toán của họ…
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để đạt tới vị trí thuận lợi trong nền kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và di chuyển quốc tế về lao động, hợp tác về kinh tế và khoa học, công nghệ, các dịch vụ thu ngoại tệ (vận tải quốc tế, du lịch quốc tế, thông tin liên lạc quốc tế…).
Trên ý nghĩa đó, việc nghiên cứu môn học Kinh tế quốc tế là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và phương pháp luận, tạo điều kiện cho việc tổ chức và quản lý lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia đạt hiệu quả cao.
Chung tôi bày tỏ lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Đại học kinh tế quốc dân, Phòng quản lý đào tạo, nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân và các đơn vị trong trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lần tái bản giáo trình được thực hiện thuận lợi…
Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, cuốn sách này không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc gần xa và mong nhận được những ý kiến đóng góp. Bộ Môn Kinh Tế Quốc Tế – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1. GIỚI THIỆU KINH TẾ QUỐC TẾ
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
3. NHỮNG XU THẾ LỚN TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ DỰ BÁO TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
4. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT TOÀN CẦU
5. NỘI DUNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2. MỞ RỘNG LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3. LÝ THUYẾT TÂN CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
4. CÁC LÝ THUYẾT MỚI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM VÀ VÀI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2. CÁC CÔNG CỤ VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CẢU CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3. NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
4. NHỮNG DẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐIỂN HÌNH
5. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG VÀ VIỆC ĐIỂU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CHƯƠNG 4: DI CHUYỂN QUỐC TẾ CÁC NGUỒN LỰC
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA DI CHUYỂN QUỐC TẾ CÁC NGUỒN LỰC
2. DI CHUYỂN QUỐC TẾ VỀ VỐN
3. DI CHUYỂN QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 5: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
2. CƠ CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
3. CÂN ĐỐI CÁN CÂN THANH TOÁN
4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC, TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ
5. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG MẤT CÂN BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN
CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
1. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ LÀ GÌ
2. CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG
3. HỆ THỐNG GIƠ – NOA
4. HỆ THỐNG BRETTON WOODS
5. LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ QUỐC TẾ THỜI KỲ HẬU BRETTON WOODS
CHƯƠNG 8: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3. MỘT SỐ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC TIÊU BIỂU
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu!
Mua ngay
Chưa có nhận xét nào.
Các Sản Phẩm Liên Quan