Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương – Tài liệu text
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781 KB, 206 trang )
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
GIÁO TRÌNH
GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Tác giả: TS. Trần Thị Hương (Chủ biên)
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục học là một môn khoa học nghiên cứu việc giáo dục con
người, cụ thể Giáo dục học nghiên cứu bản chất, qui luật của hoạt động giáo
dục, những con đường, cách thức giáo dục có hiệu quả để nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xã hội trong những
giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong trường Sư phạm, Giáo dục học là môn khoa học nghiệp vụ – môn
học “cốt lõi”, đặc trưng, mang tính chất ứng dụng, có vai trò rất quan trọng
trong việc rèn luyện “tay nghề” cho người giáo viên tương lai. Giáo dục học
không chỉ cung cấp cho sinh viên hệ thống lý luận chung về dạy học – giáo
dục, mà còn rèn luyện tư duy và kỹ năng sư phạm, từ đó giúp sinh viên hình
thành, phát triển những tình cảm, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp.
Để hỗ trợ việc học tập của sinh viên, Bộ môn Giáo dục học, Khoa Tâm
lý – Giáo dục, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh biên soạn bộ giáo trình môn
Giáo dục học theo chương trình mới được thực hiện chính thức ở trường từ
năm học 2007 – 2008. Bộ giáo trình Giáo dục học bao gồm hai cuốn: Giáo
trình “Giáo dục học đại cương” và giáo trình “Giáo dục học phổ thông”.
* Nội dung giáo trình “Giáo dục học đại cương” gồm hai phần
chính:
Phần 1: Những vấn đề chung của Giáo dục học bao gồm 3
chương.
– Chương 1: Giáo dục học là một khoa học
– Chương 2: Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách
– Chương 3: Mục đích, nhiệm vụ và các con đường giáo dục
Phần 2: Lý luận dạy học đại cương bao gồm 5 chương.
– Chương 4: Những vấn đề chung về hoạt động dạy học
– Chương 5: Tính qui luật và nguyên tắc dạy học
– Chương 6: Nội dung dạy học
– Chương 7: Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học
– Chương 8: Hình thức tổ chức dạy học
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kế thừa những tài liệu đã có đồng
thời cập nhật, bổ sung những kiến thức mới, hiện đại đáp ứng với yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới công tác đào tạo giáo viên nói
riêng ở các trường sư phạm. Mặc dù tập thể giảng viên Bộ môn Giáo dục học
đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn, nhưng giáo trình cũng không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các nhà sư phạm, giảng viên và sinh viên. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn!
Tập thể tác giả
Chương 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT
1. Giáo dục là nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người
Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải tiến hành
hoạt động lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con người
tiến hành nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được một kho tàng
kinh nghiệm phong phú bao gồm các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng những giá
trị văn hóa xã hội như các chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, các dạng hoạt
động giao lưu của con người trong xã hội… Để duy trì sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người, con người có nhu cầu trao đổi và truyền thụ lại những
kinh nghiệm đã tích lũy ấy cho nhau. Sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinh
nghiệm đó chính là hiện tượng giáo dục.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loài
người giáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Lúc đầu giáo dục
xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chước
ngay trong quá trình lao động (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt…). Về
sau giáo dục trở thành một hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nội
dung và phương pháp… của con người. Xã hội loài người ngày càng biến
đổi, phát triển, giáo dục cũng phát triển và trở thành một hoạt động được tổ
chức chuyên biệt: có chương trình, kế hoạch, có nội dung; phương pháp khoa
học… Như vậy, giáo dục là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch
sử – xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau
tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.
Một quy luật của sự tiến bộ xã hội là thế hệ trước phải truyền lại cho thế
hệ sau những hiểu biết, năng lực, phẩm chất cần thiết cho cuộc sống của mỗi
cá nhân, gia đình, cộng đồng. Thế hệ sau không chỉ lĩnh hội, kế thừa các tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị… mà còn phải tìm tòi, sáng tạo và làm phong
phú hơn những giá trị đó. Nhờ lĩnh hội, tiếp thu, phát triển những kinh nghiệm
mà mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách của mình. Nhân cách mỗi
người được phát triển ngày càng đầy đủ, phong phú, đa dạng, sức mạnh về
tinh thần và thể chất của mỗi con người được phát huy sẽ tạo nên nguồn lực
cơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội trong những giai đoạn lịch sử
cụ thể. Như vậy, sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm được tích lũy
trong quá trình phát triển xã hội loài người chính là nét đặc trưng cơ bản của
giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Giáo dục là hoạt động
có ý thức, có mục đích của con người, là hệ thống các tác động nhằm làm
cho người học nắm được hệ thống các giá trị văn hoá của loài người và tổ
chức cho người học sáng tạo thêm những giá trị văn hoá đó. Giáo dục làm
nhiệm vụ chuyển giao những tinh hoa văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ của nhân
loại cho thế hệ sau, là cơ sở giúp các thế hệ sau nối tiếp nhau sáng tạo, nâng
cao những gì mà nhân loại đã học được. Cho nên có thể coi giáo dục như
một kiểu di truyền xã hội – giáo dục thực hiện cơ chế di sản xã hội: là cơ chế
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển
của xã hội loài người. Chúng ta có thể thấy nếu không có cơ chế di sản xã hội
– không có giáo dục thì loài người không tồn tại với tư cách loài người, không
có tiến bộ xã hội, không có học vấn, không có văn hoá, văn minh. Vì vậy, bất
kỳ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển được đều phải tổ chức và thực hiện
hoạt động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu cầu
tất yếu của xã hội loài người và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội
là một tất yếu lịch sử.
Tóm lại, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có trong xã hội
loài người, giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự nảy sinh, biến
đổi và phát triển của xã hội loài người. Bản chất của hiện tượng giáo dục là
sự truyền thụ và lãnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài
người, chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát
triển nhân cách con người. Với ý nghĩa đó giáo dục là nhu cầu không thể
thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2. Các tính chất cơ bản của giáo dục
2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằng
Giáo dục hiện diện trong tất cả các chế độ, các giai đoạn lịch sử của
nhân loại, không hoàn toàn lệ thuộc vào tính chất, cơ cấu xã hội như thế nào.
Trong bất kì một chế độ xã hội hay một giai đoạn lịch sử nào thì mục đích của
giáo dục vẫn là chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con người, là truyền thụ một cách
có ý thức cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm xã hội, những giá trị văn hoá, tinh
thần của loài người và dân tộc, làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia mọi
mặt vào cuộc sống xã hội. Vì vậy giáo dục tồn tại và phát triển mãi cùng với
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2.2. Tính nhân văn
Giá trị nhân văn là những giá trị chung đảm bảo cho sự sống, tồn tại và
phát triển chung của mọi người, mọi dân tộc, quốc gia trên trái đất, là những
giá trị vì con người, cho con người, những giá trị vì sự sống hôm nay và ngày
mai. Giáo dục luôn phản ánh những giá trị nhân văn – giá trị văn hóa, đạo đức
thẩm mỹ chung nhất của nhân loại và những nét bản sắc văn hóa truyền
thống của từng dân tộc, từng quốc gia. Giáo dục luôn hướng con người đến
những cái hay, cái đẹp, cái tốt phát huy những yếu tố tích cực trong mỗi con
người nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi người.
2.3. Tính xã hội – lịch sử
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, giáo dục có mối liên hệ có tính
quy luật với trình độ phát triển của xã hội, thể hiện tính qui định của xã hội đối
với giáo dục. Giáo dục nảy sinh trên cơ sở kinh tế – xã hội nhất định, do đó
tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung của một nền giáo dục bao giờ cũng
chịu sự quy định của các quá trình xã hội trong xã hội đó. Lịch sử phát triển
của xã hội loài người đã trải qua các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, do
đó các nền giáo dục tương ứng cũng khác nhau. Khi những quá trình xã hội
biến đổi bắt nguồn từ những biến đổi về trình độ sức sản xuất, tính chất của
quan hệ sản xuất xã hội kéo theo những biến đổi về chính trị – xã hội, cấu trúc
xã hội, hệ tư tưởng xã hội thì toàn bộ hệ thống giáo dục tương ứng với hình
thái kinh tế xã hội đó cũng phải biến đổi theo. Chẳng hạn, lịch sử loài người
đã phát triển qua 5 giai đoạn và có 5 nền giáo dục tương ứng với 5 giai đoạn
phát triển của xã hội, đó là nền giáo dục công xã nguyên thuỷ, nền giáo dục
chiếm hữu nô lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa và
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Ngay trong một xã hội nhất định, ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể giáo dục
mang những tính chất và hình thái cụ thể khác nhau. Mục đích, nội dung,
phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, chính sách giáo dục… tại
một giai đoạn phát triển của xã hội luôn chịu sự qui định bởi các điều kiện xã
hội ở giai đoạn xã hội ấy. Vì vậy trong quá trình phát triển của giáo dục luôn
diễn ra việc cải cách, đổi mới giáo dục nhằm làm cho nền giáo dục đáp ứng
ngày càng cao những yêu cầu phát triển của thực tiễn xã hội trong từng giai
đoan nhất định
Từ tính chất này của giáo dục có thể thấy giáo dục “không nhất thành
bất biến”; việc sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của một nước này cho
một nước khác, giai đoạn này cho giai đoạn khác là một việc làm phản khoa
học. Những cải tiến, thay đổi, điều chỉnh, cải cách giáo dục qua từng thời kỳ
phát triển xã hội là một tất yếu khách quan.
2.4. Tính giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp – đó
là một tính qui luật quan trọng trong việc xây dựng và phát triển giáo dục. Tính
giai cấp của giáo dục là sự phản ánh lợi ích của giai cấp đó trong các hoạt
động giáo dục, thể hiện giáo cho ai? Giáo dục nhằm mục đích gì? Giáo dục
cái gì? và giáo dục ở đâu?… Trong xã hội có giai cấp giáo dục là một phương
thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là công cụ của chuyên chính giai cấp,
hoạt động giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một trận địa đấu tranh
giai cấp. Tính giai cấp của giáo dục thể hiện trong toàn bộ hệ thống giáo dục
và trong toàn bộ hoạt động của nhà trường, từ mục đích giáo dục, nội dung
giáo dục đến phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục…
Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì giai cấp thống trị bao giờ cũng
dành độc quyền về giáo dục và dùng giáo dục làm công cụ, phương thức
truyền bá tư tưởng, duy trì vị trí xã hội, củng cố nền thống trị và sự bóc lột của
nó đối với nhân dân lao động. Do đó toàn bộ nền giáo dục từ mục đích, nội
dung, phương pháp giáo dục đến việc tổ chức các kiểu học, các loại trường
và việc tuyển chọn người học, người dạy… đều nhằm phục vụ cho mục đích
và quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội. Nên giáo dục trong xã hội có giai
cấp đối kháng mang tính chất bất bình đẳng, phản dân chủ rõ rệt và tính chất
phát triển phiến diện trong việc đào tạo con người.
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền giáo dục mang tính dân
chủ, tính nhân đạo sâu sắc, hướng vào việc phát triển toàn diện và hài hoà
nhân cách của mọi thành viên trong xã hội. Nhà trường của chúng ta là công
cụ của chuyên chính vô sản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên mục tiêu
chung của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước; tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người đều được học tập, được
phát triển toàn diện về nhân cách và trở thành người công dân, người lao
động sáng tạo, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước giàu
mạnh.
3. Các chức năng xã hội cơ bản của giáo dục
Trong quá trình tồn tại và phát triển, giáo dục và xã hội có một mối quan
hệ ràng buộc, tất yếu, hữu cơ mang tính quy luật. Chính sự phát triển của mối
quan hệ đó làm cho xã hội và giáo dục đều phát triển. Đặc biệt trong thời đại
ngày nay giáo dục được xem không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở
thành nhân tố tích cực – động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
3.1. Chức năng kinh tế – sản xuất
Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì phải có việc thế hệ đi
trước truyền lại những kinh nghiệm lịch sử – xã hội cho thế hệ đi sau để họ
tham gia vào đời sống xã hội, phát triển sản xuất, thoả mãn ngày càng cao
nhu cầu của con người. Công việc đó do giáo dục đảm nhận. Bất kỳ một
nước nào muốn phát triển kinh tế, sản xuất thì phải có đủ nhân lực và nhân
lực phải có chất lượng cao. Nhân lực là lực lượng lao động của xã hội, là đội
ngũ những người lao động đang làm việc trong tất cả các ngành nghề, các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… đảm bảo cho xã hội vận động và phát triển
đúng quy luật.
Chức năng kinh tế – sản xuất của giáo dục thể hiện tập trung nhất thông
qua việc đào tạo nhân lực. Cụ thể là giáo dục đào tạo những người lao động
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nhân cách cao, giáo dục tạo
ra sức lao động mới một cách khéo léo, tinh xảo, hiệu quả để vừa thay thế
sức lao động cũ bị mất đi, vừa tạo ra sức lao động mới cao hơn, góp phần
tăng năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế – xã hội. Chính
giáo dục đã tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra lực lượng trực tiếp sản
xuất và quản lý xã hội với trình độ, năng lực cao. Giáo dục giúp cho mọi thành
viên trong xã hội các cơ hội được mở mang trí tuệ trau dồi nhân cách, phát
triển các sức mạnh tinh thần và thể chất để vươn lên làm chủ trong lao động,
trong cuộc sống cộng đồng…. Khi mọi thành viên của xã hội đều được tiếp
nhận một nền giáo dục đúng đắn thì xã hội thực sự được tái sản xuất sức lao
động với chất lượng cao hơn. Người lao động, do kết quả đào tạo của nhà
trường sẽ được phát triển hài hòa các năng lực chung và riêng và do đó xã
hội sẽ được tăng thêm sức lao động mới thay thế sức lao động cũ bị mất đi.
Sức lao động mới có chất lượng hơn sẽ đem lại năng suất lao động nhiều
hơn.
Đặc biệt trong xã hội hiện dại, khi trình độ phát triển của nền kinh tế là
do trình độ của con người được giáo dục và đào tạo ra quyết định thì vai trò
của giáo dục càng được khẳng định. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn
nhân lực còn được gọi là nguồn vốn nhân lực (cùng với nguồn vốn tài
nguyên, nguồn vốn sản xuất và nguồn vốn khoa học – công nghệ) với tư cách
là một nhân tố tăng trưởng kinh tế. Trong các nguồn vốn thì vốn nhân lực
được coi quan trọng nhất bởi lẽ nó không đơn thuần là một nguồn vốn mà nó
còn giữ vai trò chủ thể đối với các nguồn vốn khác, nó quyết định khả năng
khai thác và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn khác. Theo lí thuyết tăng
trưởng kinh tế hiện đại; tỉ lệ tăng GDP phụ thuộc vào tốc độ tăng của các yếu
tố đầu vào: nhân lực, vốn sản xuất, tài nguyên khoa học – công nghệ và hiệu
quả sử dụng chúng. Tuy nhiên những nghiên cứu của các nhà kinh tế học,
quản lý xã hội và quản lý kinh tế đã thừa nhận vốn và kỹ thuật chỉ góp một
phần nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, còn phần rất quan trọng của “sản phẩm
thặng dư” gắn liền với chất lượng nguồn nhân lực (trình độ được giáo dục về
thể lực trí lực tâm lực). Vai trò của nhân lực ở chỗ, trước hết nó là một đầu
vào của tăng trưởng GDP, sau nữa nó còn có ý nghĩa quyết định đối với tỷ lệ
tăng của các nguồn lực khác.
Như vậy, với chức năng kinh tế – sản xuất giáo dục là động lực chính
thúc đẩy nền kinh tế phát triển và giáo dục phải đi trước sự phát triển kinh tế xã hội. Khi nền khoa học và công nghệ đạt đến trình độ phát triển cao, nhu
cầu xã hội đa dạng, người lao động phải là những người có trình độ học vấn
cao, có kiến thức rộng, có tay nghề vững, có tính năng động sáng tạo… thì
giáo dục phải đào tạo nhân lực một cách có hệ thống, chính qui ở trình độ
cao.
3.2. Chức năng chính trị – xã hội
Bên cạnh chức năng tái sản xuất sức lao động xã hội, giáo dục còn
mang chức năng chính trị -xã hội. Giáo dục không đứng ngoài chính trị mà nó
là phương thức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách…
của một chế độ chính trị, giai cấp hay chính đảng cầm quyền. Giáo dục trực
tiếp truyền bá hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính sách của giai cấp nắm
quyền và trực tiếp đào tạo chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham gia vào cuộc sống,
bảo vệ chế độ chính trị, xã hội đương thời.
Xã hội nào cũng có cấu trúc của nó – đó là một tổng thể, một tập hợp
bao gồm các bộ phận, các yếu tố tạo thành xã hội như cộng đồng xã hội dân
tộc, giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội v.v… đã được hình thành một cách lịch
sử – tự nhiên, tất yếu khách quan trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất
định. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội là tác động đến tập hợp các bộ
phận xã hội và tính chất của các mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Trong xã
hội phong kiến, giáo dục góp phần không nhỏ trong việc khoét sâu thêm sự
phân chia giai cấp, xây dựng một cấu trúc xã hội mang tính chất giai cấp và
đẳng cấp rõ rệt. Những chính sách giáo dục phân biệt, bất bình đẳng trong xã
hội phong kiến đã duy trì vị trí đối kháng giữa các đẳng cấp và giai tầng xã
hội. Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên
thuần nhất hơn bằng cách xoá bỏ sự phân chia giai cấp và làm cho các tầng
lớp xích lại gần nhau. Nền Giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền giáo
dục “của dân, do dân, vì dân”, nền giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người,
giáo dục góp phần nâng cao trình độ học vấn chung đã làm cho các tầng lớp
xã hội được xích lại gần nhau. Nhờ đó, trong xã hội ta các tầng lớp xã hội tuy
khác nhau về lợi ích xã hội, về tính chất và trình độ xã hội, về hoạt động và
phát triển xã hội, song cùng đoàn kết, hợp tác đấu tranh xây dựng xã hội
nhằm đạt tới mục tiêu chung: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh”.
3.3. Chức năng tư tưởng – văn hóa
Giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi
phối toàn xã hội, hình thành ở mỗi cá nhân thế giới quan, tư tưởng chính trị, ý
thức, tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. “Nền
giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,
khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng” (Điều 3, chương I, Luật giáo dục 2005). Nền giáo dục Việt Nam
phải phục vụ mục đích chính trị tốt đẹp và tư tưởng cao quý của Đảng Cộng
sản Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước giàu
mạnh.
Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội
của các thế hệ, quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mở
mang trí tuệ, hình thành và nâng cao trình độ văn hóa, đạo đức thẩm mỹ cho
mỗi cá nhân và cho toàn xã hối. Một quốc gia giàu mạnh là một quốc gia có
nền kinh tế vững mạnh, khoa học công nghệ tiên tiến, chính trị bền vững và
trình độ dân trí cao. Giáo dục góp phần xây dựng và nâng cao trình độ dân trí
– trình độ văn hóa chung cho toàn xã hội. Nền giáo dục không chỉ hướng vào
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực mà còn hướng vào quá trình phát hiện
và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Giáo dục không chỉ thực hiện sứ mệnh lịch sử là chuyển tải nền văn
hóa của thế hệ này cho thế hệ kia mà còn là phương thức đặc trưng cơ bản
để bảo tồn và phát triển nền văn hóa của dân tộc và nhân loại. Giáo dục bảo
tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc và nhân loại thông qua các con đường
giáo dục, trong đó dạy học là con đường cơ bản nhất. Thông qua các con
đường giáo dục học sinh không chỉ biết gìn giữ mà còn có khả năng làm
phong phú, sáng tạo thêm những giá trị văn hóa, những loại hình văn hóa đa
dạng, đậm đà bản sắc dân tộc…
Tóm lại, thông qua ba chức năng xã hội, giáo dục đã góp phần vào sự
phát triển của xã hội, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về sự phát triển
của lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội, ý thức xã hội… Đặc biệt, trong thời
đại ngày nay, giáo dục được quan niệm không chỉ là một bộ phận thuộc kiến
trúc thượng tầng, mà nó còn là một bộ phận thuộc hạ tầng cơ sở, “Giáo dục
không chỉ là sự phản ánh đơn thuần các lực lượng kinh tế và xã hội đang
hoạt động trong một xã hội. Nó còn là một phương tiện quan trọng để cấu
thành các lực lượng kinh tế – xã hội và văn hóa và quyết định chiều hướng
phát triển của các lực lượng này. Đến lượt mình động lực của các lực lượng
này lại tác động đến đặc điểm của giáo dục. Do vậy, có một mối quan hệ vòng
tròn trong mối quan hệ qua lại giữa giáo dục và một loạt các nhân tố xã hội và
con người khác”. (Raja Roy Singh). Thế giới coi giáo dục là động lực cơ bản,
là đòn bẩy mạnh mẽ, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã
hội. Đảng CSVN khẳng định phát triển giáo dục là “quốc sách hàng đầu” và
“đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững nhất”.
II. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO
DỤC HỌC
Trước khi nghiên cứu bất kỳ một khoa học nào, muốn có một hướng đi
đúng đắn trong quá trình lĩnh hội hệ thống tri thức của khoa học đó, cần phải
nhận thức được đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
của khoa học đó.
1. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học
1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của Giáo dục học
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với sự
xuất hiện của xã hội loài người. Giáo dục học với tư cách là một khoa học về
giáo dục con người lại được hình thành muộn hơn nhiều. Những công trình
nghiên cứu cho thấy Giáo dục học ra đời khi giáo dục đóng một vai trò rõ rệt
trong cuộc sống xã hội và xã hội có nhu cầu tổng kết những kinh nghiệm giáo
dục, đặc biệt là nhu cầu xây dựng những cơ quan chuyên biệt phụ trách việc
chuẩn bị một cách có kế hoạch cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống. Điều này đã
được chứng minh trong lịch sử phát triển của Giáo dục học:
– Thực tiễn tổ chức và tiến hành quá trình giáo dục đã làm nảy sinh
những kinh nghiệm giáo dục. Những kinh nghiệm giáo dục (đặc biệt trong lĩnh
vực giáo dục đạo đức, lao động, thẩm mỹ và giáo dục gia đình) đã được ghi
lại trong kho tàng văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện
kể…
– Từ thời kỳ cổ đại, những kinh nghiệm giáo dục đã bắt đầu được tổng
kết, song dưới dạng những tư tưởng giáo dục. Những tư tưởng giáo dục này
được hình thành với những tư tưởng triết học và được trình bày trong những
hệ thống triết học của Xôcrát (469 – 399 TCN), Đêmôcrít (460 – 370 TCN),
Aristốt (384 – 322 TCN), Khổng tử (551 – 479 TCN) v.v…
– Đến cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, khi mầm mống của Chủ nghĩa tư
bản xuất hiện, nhân loại bước vào thời kỳ Phục hưng. Theo các nhà nghiên
cứu thì chính bước quá độ từ chế độ Phong kiến qua Chủ nghĩa tư bản đã
làm xuất hiện những hệ thống tri thức mới, trong đó có nhiều khoa học tách ra
khỏi Triết học, trong đó có Giáo dục học… Đầu thế kỷ thứ XVII Giáo dục học
với tư cách là một khoa học được tách ra từ Triết học và trở thành một khoa
học độc lập gắn liền với tên tuổi của J. A. Cômenxki (1592-1670) – nhà giáo
dục người Sec vĩ đại với tác phẩm lớn nhất của ông: “Phép giảng dạy vĩ đại”.
– Tiếp đó, nhiều nhà lịch sử tư tưởng giáo dục tiếp tục góp phần phát
triển Giáo dục học như là một khoa học độc lập: J. Lôccơ (1632 – 1701) – nhà
triết học Anh; các nhà giáo dục Pháp như: J.J. Rútxô (1712 – 1778), Đ.Điđơrô
(1713 – 1784), nhà giáo dục Thụy sĩ J.G.Pextalôgi (1746 – 1827), nhà giáo dục
Đức F. Đixtervec (1790 – 1866), nhà giáo dục Nga K.D. Usinxki (1824 – 1870)
… Đến giữa thế kỷ XIX với sự xuất hiện của học thuyết Mac – Lênin về giáo
dục thì Giáo dục học đã thực sự trở thành một khoa học về giáo dục con
người, có cơ sở phương pháp luận đúng đắn và vững chắc.
Như vậy, Giáo dục học đã được hình thành và phát triển qua một quá
trình lịch sử lâu dài: từ chỗ là một bộ phận của Triết học đến chỗ trở thành
một khoa học độc lập; từ chỗ dựa trên những tư tưởng giáo dục đến chỗ xây
dựng được hệ thống lý luận ngày càng phong phú, đa dạng; từ chỗ chưa có
đầy đủ cơ sở khoa học đến chỗ thực sự là một khoa học dựa trên phương
pháp luận Mácxít. Giáo dục học là một khoa học với đầy đủ 4 tiêu chí:
– Đối tượng nghiên cứu
– Nhiệm vụ nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu
– Hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết, giả thuyết khoa học…
1.2. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học
Có rất nhiều khoa học nghiên cứu về con người, Giáo dục học nghiên
cứu lĩnh vực nào về con người? Giáo dục học là một khoa học về việc giáo
dục con người. Nó có đối tượng nghiên cứu là bản chất, qui luật của hoạt
động giáo dục con người, mục đích, mục tiêu giáo dục, nội dung, phương
pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức giáo dục con người một cách
hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất
định.
Việc giáo dục con người diễn ra theo qui luật trong quá trình giáo dục
(có mở đầu, diễn biến, kết thúc) hay hoạt động giáo dục (có chủ thể, đối
tượng). Ở đây chúng ta tiếp cận giáo dục với tư cách là một hoạt động giáo
dục. Họat động giáo dục (HĐGD) – đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học
được hiểu với hàm nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các tác động giáo dục được
định hướng theo mục đích xác định, được tổ chức một cách hợp lý, khoa học
nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người.
Giáo dục với tư cách là một hoạt động xã hội nên nó có những đặc
trưng chung như: tính định hướng, độ lâu về thời gian, là một dạng vận động
và phát triển liên tục, kế tiếp của các trạng thái, vận động do tác động của
những điều kiện bên trong và bên ngoài, tuân theo những qui luật khách quan
vốn có của nó và biểu hiện thông qua hoạt động của con người… Tuy nhiên
hoạt động giáo dục có những đặc trưng chủ yếu, riêng biệt:
– HĐGD là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch hợp lý,
khoa học hướng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con
người theo những mục đích và điều kiện do xã hội qui định ở những giai đoạn
lịch sử nhất định.
– HĐGD luôn có sự tương tác và phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa
hoạt động của nhà giáo dục (người dạy) và hoạt động của người được giáo
dục (người học), trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo và người được
giáo dục là chủ thể hoạt động độc lập sáng tạo. Mối quan hệ giữa nhà giáo
dục và người được giáo dục trong HĐGD là một mối quan hệ xã hội đặc biệt quan hệ giáo dục.
– HĐGD là một dạng vận động và phát triển liên tục của các hiện tượng,
các tình huống dạy học và giáo dục, các loại hình hoạt động, giao lưu của
người được giáo dục… được nhà giáo dục tổ chức, hướng dẫn thực hiện
theo những qui trình nhất định.
– HĐGD (theo nghĩa rộng) hay hoạt động sư phạm bao gồm hoạt động
dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Các hoạt động này phản ánh
những qui luật chung của hoạt động giáo dục tổng thể, nhưng chúng cũng
phản ánh các qui luật đặc thù riêng của từng hoạt động cụ thể.
– HĐGD có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động xã hội khác…
HĐGD tổng thể là một hệ thống lớn (vĩ mô) bao gồm những hệ thống
nhỏ (vi mô) là những hoạt động giáo dục bộ phận: hoạt động dạy học và hoạt
động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Những hoạt động bộ phận này thống nhất với
nhau, có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau và có thể thâm nhập vào nhau,
nhưng chúng không phải đồng nhất mà có tính độc lập tương đối của nó.
Hoạt động dạy học với chức năng trội là trau dồi học vấn, truyền thụ và lĩnh
hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nhận thức và thực hành cho
người học. Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) với chức năng trội là hình
thành, phát triển thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức, pháp
luật, lao động, thẩm mỹ, thái độ, tính cách, thói quen… cho người được giáo
dục. Hai hoạt động này gắn bó chặt chẽ với nhau: dạy học phải đi đến giáo
dục và giáo dục dựa trên cơ sở dạy học, thúc đẩy dạy học. Sau đây là sơ đồ
về cấu trúc tổng thể của hoạt động giáo dục:
Hoat dong giao duc tong the
(nghia rong)
Hoat dong day
hoc
GD tri tue
Hoat dong giao
duc (nghia hep)
GD dao duc; GD
tham my; GD the
chat; GD lao
dong
Hoạt động giáo dục tổng thể cũng như mỗi hoạt động giáo dục bộ phận
đều là các hệ thống và được tạo thành bởi các nhân tố sau:
– Chủ thể giáo dục: Nhà giáo dục là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong
hoạt động giáo dục. Chủ thể giáo dục cũng chính là người được giáo dục.
– Khách thể giáo dục: Người được giáo dục vừa là đối tượng giáo dục
vừa là chủ thể tự giáo dục.
– Mục đích, nhiệm vụ giáo dục
Mục đích giáo dục là mẫu nhân cách con người mà giáo dục cần đào
tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Đây là nhân tố hàng đầu của hoạt động giáo dục định hướng cho sự vận
động và phát triển của toàn bộ hoạt động giáo dục. Để thực hiện tốt mục đích
này, giáo dục phải thực hiện các nhiệm vụ giáo dục: giáo dục trí tuệ giáo dục
đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động. Các nhiệm
vụ giáo dục có mối quan hệ biện chứng với nhau.
– Nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục là hệ thống những kinh nghiệm xã hội được chọn lọc
trong kho tàng kinh nghiệm của nhân loại, tạo nên nội dung hoạt động thống
nhất cho nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo
dục đã định.
– Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục
Phương pháp, phương tiện, hình tức tổ chức giáo dục là cách thức,
phương tiện, hình thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục
nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và đạt tới mục đích giáo dục đã
định.
– Kết quả giáo dục
Kết quả giáo dục là kết quả tổng hợp của toàn bộ hoạt động giáo dục
nhưng thể hiện tập trung nhất ở mức độ phát triển nhân cách của người được
giáo dục sau mỗi hoạt động giáo dục nhất định
– Tham gia vào hoạt động giáo dục còn có những điều kiện giáo dục
bên ngoài (môi trường KT-XH và KH-CN…), những điều kiện bên trong (môi
trường sư phạm).
Những nhân tố của HĐGD có mối quan hệ thống nhất, tác động biện
chứng với nhau đồng thời những nhân tố này còn có mối quan hệ mật thiết,
biện chứng với môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Khi một nhân
tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác.
Sơ đồ và cấu trúc thành tố HĐGD:
Muc dich, Nhiem vu
giao duc
Nha giao duc
Moi
truong
KTXH
Noi dung
giao duc
PP, PT,
HTTCGD
Moi
truong
KTCH
Nguoi duoc GD
KQGD
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Giáo dục học
– Nghiên cứu bản chất của giáo dục và mối quan hệ giữa giáo dục với
các bộ phận khác của xã hội.
– Nghiên cứu các qui luật của giáo dục.
– Nghiên cứu các nhân tố của HĐGD (mục đích, nội dung, phương
pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục…). Từ đó tìm tòi con đường
nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGD.
Cùng với sự phát triển và đổi mới giáo dục, nhiều vấn đề mới trong
thực tiễn nảy sinh, đòi hỏi sự đáp ứng của Giáo dục học trong giai đoạn mới.
Vì vậy nhiệm vụ của Giáo dục học còn thể hiện ở việc giải quyết những vấn
đề sau:
– Nghiên cứu và hoàn thiện những vấn đề thuộc phạm trù phương pháp
luận khoa học giáo dục.
– Nghiên cứu góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phải
phát triển nhanh qui mô giáo dục, vừa phải nâng cao chất lượng trong khi khả
năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế.
– Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục trong nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trong những điều kiện mới…
– Các vấn đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong quản lý giáo dục
và đào tạo…
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Giáo dục học
3.1. Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là lý thuyết về phương pháp
nhận thức khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học là lý thuyết
về phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục nhằm phát hiện ra bản
chất và qui luật của chúng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Những
quan điểm phương pháp luận còn được gọi là quan điểm tiếp cận đối tượng
nghiên cứu hay phương pháp tiếp cận. Những quan điểm phương pháp luận
nghiên cứu Giáo dục học là “kim chỉ nam” định hướng, dẫn dắt nhà nghiên
cứu trên con đường tìm tòi, sáng tạo. Trong nghiên cứu Giáo dục học có
những quan điểm phương pháp luận sau đây:
– Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải xem xét đối
tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều chiều, nhiều mối quan hệ khác
nhau và trong trạng thái vận động, phát triển của chúng, từ đó tìm ra bản chất
và qui luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
– Quan điểm lịch sử – lôgic
Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu cần tìm hiểu, phát
hiện nguồn gốc nảy sinh, phát triển của đối tượng trong những thời gian và
không gian cụ thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, từ đó phát hiện bản
chất, chất lượng mới và quy luật phát triển tất yếu của đối tượng nghiên cứu
– Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải xuất phát từ
thực tiễn giáo dục, do yêu cầu của thực tiễn giáo dục đề ra. Đối tượng nghiên
cứu của Giáo dục học phải là một trong những vấn đề cấp thiết của thực tiễn
khách quan mà khi giải quyết vấn đề đó thì góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục.
3.2. Các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học
3.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đây là nhóm phương pháp nhận thức khoa học giáo dục bằng con
đường suy luận dựa trên các tài liệu lý thuyết đã được thu thập từ các nguồn
khác nhau như sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, văn bản, nghị quyết,
công trình nghiên cứu của người khác v.v…Các tài liệu được phân tích, tổng
hợp, phân loại, hệ thống hóa để tạo thành những tri thức, lý thuyết giáo dục
mới làm cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
3.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đây là các phương pháp xem xét, phân tích đối tượng khoa học một
cách trực tiếp trong thực tiễn.
a. Phương pháp quan sát sư phạm
– Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng
nghiên cứu bằng cách tri giác có chủ định đối tượng và các yếu tố liên quan
đến đối tượng. Quan sát với tư cách là phương pháp nghiên cứu khoa học là
một hoạt động có mục đích, có kế hoạch và hệ thống của nhà nghiên cứu
nhằm thu thập những tài liệu về thực tiễn giáo dục làm cơ sở cho việc đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp tương ứng hoặc kiểm chứng cho lý thuyết,
giả thuyết..
– Theo mối quan hệ giữa đối tượng quan sát và chủ thể quan sát thì có
các dạng quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, quan sát công khai, kín đáo.
Theo dấu hiệu về thời gian thì có quan sát lâu dài, quan sát thời gian ngắn.
Theo nhiệm vụ thì có quan sát phát hiện, quan sát kiểm nghiệm…
– Những yêu cầu của phương pháp quan sát:
+ Xác định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ và đối tượng quan sát
+ Xây dựng kế hoạch, tiến trình quan sát
+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: lý luận, thực tiễn, phương pháp,
phương tiện quan sát…
+ Tiến hành quan sát cẩn thận và có hệ thống theo kế hoạch
+ Ghi chép kết quả quan sát khách quan, chính xác
+ Kiểm tra lại kết quả quan sát.
b. Phương pháp điều tra giáo dục
* Điều tra bằng trò chuyện (phỏng vấn)
Điều tra bằng trò chuyên là phương pháp thu thập thông tin về đối
tượng nghiên cứu qua trao đổi ý kiến trực tiếp với những người được nghiên
cứu.
Các loại trò chuyện: trò chuyên trực tiếp; trò chuyện gián tiếp; trò
chuyện thẳng; trò chuyện đường vòng; trò chuyện bổ sung; trò chuyện đi sâu;
trò chuyện phát hiện; trò chuyện kiểm nghiệm.
Muốn trò chuyện có kết quả cần đảm bảo các yêu cầu:
– Xác định rõ ràng mục đích, yêu cầu cuộc trò chuyện
– Thiết kế hệ thống câu hỏi cơ bản phù hợp với mục đích trò chuyện
– Tìm hiểu người đối thoại để lựa chọn cách trò chuyện phù hợp
– Biết cách điều khiển câu chuyện và đúng mục đích
– Tạo không khí tự nhiên, thân mật, cởi mở trong khi trò chuyện
* Điều tra bằng phiếu câu hỏi (ankét)
Điều tra bằng phiếu hỏi (ankét) là phương pháp sử dụng một hệ thống
câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng lớn đối tượng được nghiên cứu
nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu dưới hình thức viết. Căn
cứ vào mục đích, tính chất của việc điều tra, người ta có thể sử dụng nhiều
dạng câu hỏi khác nhau:
– Câu hỏi “đóng” là những câu hỏi có kèm theo phương án trả lời.
Người được trưng cầu ý kiến có thể lựa chọn một số phương án phù hợp với
nhận thức của mình.
– Câu hỏi “mở” là những câu hỏi không có sẵn phương án trả lời và
người được trưng cầu ý kiến tự trả lời theo yêu cầu của người hỏi.
Điều tra bằng ankét có thể phân loại như sau:
– Điều tra thăm dò (câu hỏi rộng và nông) nhằm thu nhập tài liệu ở mức
sơ bộ về đối tượng.
– Điều tra sâu (câu hỏi hẹp và đi sâu) nhằm khai thác sâu sắc một vài
khía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu.
– Điều tra bổ sung nhằm thu nhập tài liệu bổ sung cho các phương
pháp khác.
Những yêu cầu của phương pháp điều tra bằng ankét:
– Xác định rõ mục đích và nội dung điều tra
Xây dựng hệ thống câu hỏi rõ ràng, chính xác, đảm bảo cho mọi người
hiểu dễ dàng và như nhau, có nhiều loại câu hỏi có thể bổ sung và kiểm tra
lẫn nhau.
– Hướng dẫn trả lời rõ ràng
– Phải điều tra nhiều lần và đảm bảo số lượng người được hỏi đủ lớn.
– Sau khi thu thập thông tin phải xử lý thông tin chính xác khách quan.
c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm là phương pháp phân tích, đánh
giá, khái quát hóa và hệ thống hóa những kinh nghiệm trong thực tiễn giáo
dục nhằm rút ra những những bài học bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục.
Tiêu chuẩn lựa chọn kinh nghiệm giáo dục:
– Kinh nghiệm phải mới
– Kinh nghiệm có chất lượng và hiệu quả giáo dục cao
– Phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến
– Có tính ổn định
– Có khả năng ứng dụng được
Các bước tổng kết kinh nghiệm:
– Chọn điển hình (phát hiện, xác định đúng đối tượng nghiên cứu)
– Mô tả lại sự kiện một cách khách quan dựa trên nhiều phương pháp
khác nhau như: quan sát, trò chuyện, điều tra…
– Khôi phục lại sự kiện đã xảy ra bằng mô hình lý thuyết: phân tích sự
kiện, hệ thống hoá các sự kiện, rút ra các khái quát lý luận.
– Những lý luận tổng kết từ kinh nghiệm cần được phổ biến rộng rãi và
ứng dụng vào thực tế.
d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động,
có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tác
động giáo dục với hiện tượng giáo dục được nghiên cứu trong những điều
kiện đã được khống chế.
Nét đặc trưng của phương pháp này là nhà nghiên cứu chủ động tạo ra
điều kiện nghiên cứu và khi cần thiết có thể lặp lại nhiều lần điều kiện đó.
Có 2 loại thực nghiệm: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm.
Các bước tiến hành thực nghiệm:
– Xác định vấn đề thực nghiệm với mục đích rõ ràng
– Nêu giả thuyết và xây dựng đề cương thực nghiệm
– Tổ chức thực nghiệm: chọn mẫu thực nghiệm; bồi dưỡng cộng tác
viên; theo dõi thực nghiệm: quan sát, ghi chép, đo đạc…
– Xử lý kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận khoa học.
Lưu ý: Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm không được làm đảo lộn
hoạt động bình thường của quá trình sư phạm và chỉ được tiến hành trong
những điều kiện và tiêu chuẩn nghiêm ngặt với luận cứ khoa học; Tiến hành
thực nghiệm ở nhiều địa bàn, trên các đối tượng khác nhau và thực nghiệm
nhiều lần trên một đối tượng; Sử dụng các phương pháp hỗ trợ: quan sát điều
tra, thống kê toán học…
e. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Đây là phương pháp phân tích các sản phẩm hoạt động của đối tượng
nghiên cứu (giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý) nhằm thu thập những thông
tin cần thiết về cá nhân hay tập thể
Những yêu cầu:
– Thu thập nhiều tài liệu khác nhau, phân loại, hệ thống hóa tài liệu với
những dấu hiệu cơ bản, đặc thù…
– Kết hợp với những tài liệu lưu trữ…
– Dựng lại quá trình hoạt động đưa đến sản phẩm (làm như thế nào?)
– Tìm hiểu đầy đủ các mặt khác của người tạo ra sản phẩm.
g. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận xét đánh giá một
sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia có trình
độ cao về lĩnh vực nghiên cứu.
Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia bằng cách: trực tiếp phỏng vấn xin ý
kiến; Thông qua thư từ; Thông qua hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thu
công trình khoa học…
Yêu cầu:
– Chọn đúng chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực đang
nghiên cứu, có phẩm chất trung thực trong khoa học.
– Xây dựng hệ thống các chuẩn đánh giá, các tiêu chí cụ thể, dễ hiểu,
tường minh để nhận xét, đánh giá theo các chuẩn ấy.
– Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng qua lại của các chuyên gia về ý kiến,
quan điểm…
3.2.3. Nhóm phương pháp toán học
Sử dụng các lý thuyết Toán học, các phương pháp lôgic Toán học để
xây dựng các lý thuyết giáo dục hoặc để xác định thông số liên quan tới đối
tượng nghiên cứu của một đề tài nhằm tìm ra qui luật vận động của đối
tượng.
Sử dụng Toán thống kê để xử lý các tài liệu thu thập từ các phương
pháp khác nhau.
III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC
1. Giáo dục
1. 1. Giáo dục (theo nghĩa rộng)
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành
và phát triển nhân cách được tố chức một cách có mục đích, có kế hoạch
nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của
con người. Như vậy giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành
cá nhân con người, bao gồm những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức
của xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo
dục, nhà sư phạm đảm nhận. Nơi tổ chức hoạt động giáo dục một cách có hệ
thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường. Với nghĩa rộng như trên, giáo
dục là một hoạt động tổng thế bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức,
giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ
trách trước xã hội.
1.2. Giáo dục (nghĩa hẹp)
Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa
rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư
tưởng chính trị đạo đức, thấm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi
và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội.
Theo nghĩa này giáo dục (nghĩa hẹp) bao gồm các bộ phận: đức dục, mỹ dục,
thể dục, giáo dục lao động.
2. Dạy học
Dạy học là một bộ phận của giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động tương
tác, phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học
của người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ
năng, kỹ xảo phát triển năng lực nhận thức và hành động, trên cơ sở đó hình
thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức nói riêng và nhân cách nói
chung cho người học…
3. Giáo dưỡng
Giáo dưỡng được hiểu là quá trình người học nắm vững hệ thống tri
thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, hình thành phương pháp nhận
thức và thực hành sáng tạo. Nói cách khác, giáo dưỡng chính là quá trình bồi
dưỡng học vấn cho người học (học vấn là kết quả của việc nắm vững những
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng…).
– Giáo dưỡng có thể được thực hiện thông qua con đường dạy học
trong nhà trường hoặc có thể thông qua con đường tự học, tự bồi dưỡng của
cá nhân hoặc kết hợp cả hai con đường
4. Tự học
– Chương 3: Mục đích, nhiệm vụ và các con đường giáo dụcPhần 2: Lý luận dạy học đại cương bao gồm 5 chương.- Chương 4: Những vấn đề chung về hoạt động dạy học- Chương 5: Tính qui luật và nguyên tắc dạy học- Chương 6: Nội dung dạy học- Chương 7: Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học- Chương 8: Hình thức tổ chức dạy họcGiáo trình được biên soạn trên cơ sở kế thừa những tài liệu đã có đồngthời cập nhật, bổ sung những kiến thức mới, hiện đại đáp ứng với yêu cầu đổimới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới công tác đào tạo giáo viên nóiriêng ở các trường sư phạm. Mặc dù tập thể giảng viên Bộ môn Giáo dục họcđã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn, nhưng giáo trình cũng không tránhkhỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của các nhà sư phạm, giảng viên và sinh viên. Chúng tôi xin chânthành cảm ơn!Tập thể tác giảChương 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌCI. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT1. Giáo dục là nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài ngườiNgay từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải tiến hànhhoạt động lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con ngườitiến hành nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được một kho tàngkinh nghiệm phong phú bao gồm các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng những giátrị văn hóa xã hội như các chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, các dạng hoạtđộng giao lưu của con người trong xã hội… Để duy trì sự tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người, con người có nhu cầu trao đổi và truyền thụ lại nhữngkinh nghiệm đã tích lũy ấy cho nhau. Sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinhnghiệm đó chính là hiện tượng giáo dục.Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loàingười giáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Lúc đầu giáo dụcxuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chướcngay trong quá trình lao động (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt…). Vềsau giáo dục trở thành một hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nộidung và phương pháp… của con người. Xã hội loài người ngày càng biếnđổi, phát triển, giáo dục cũng phát triển và trở thành một hoạt động được tổchức chuyên biệt: có chương trình, kế hoạch, có nội dung; phương pháp khoahọc… Như vậy, giáo dục là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịchsử – xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sautham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.Một quy luật của sự tiến bộ xã hội là thế hệ trước phải truyền lại cho thếhệ sau những hiểu biết, năng lực, phẩm chất cần thiết cho cuộc sống của mỗicá nhân, gia đình, cộng đồng. Thế hệ sau không chỉ lĩnh hội, kế thừa các trithức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị… mà còn phải tìm tòi, sáng tạo và làm phongphú hơn những giá trị đó. Nhờ lĩnh hội, tiếp thu, phát triển những kinh nghiệmmà mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách của mình. Nhân cách mỗingười được phát triển ngày càng đầy đủ, phong phú, đa dạng, sức mạnh vềtinh thần và thể chất của mỗi con người được phát huy sẽ tạo nên nguồn lựccơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội trong những giai đoạn lịch sửcụ thể. Như vậy, sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm được tích lũytrong quá trình phát triển xã hội loài người chính là nét đặc trưng cơ bản củagiáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Giáo dục là hoạt độngcó ý thức, có mục đích của con người, là hệ thống các tác động nhằm làmcho người học nắm được hệ thống các giá trị văn hoá của loài người và tổchức cho người học sáng tạo thêm những giá trị văn hoá đó. Giáo dục làmnhiệm vụ chuyển giao những tinh hoa văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ của nhânloại cho thế hệ sau, là cơ sở giúp các thế hệ sau nối tiếp nhau sáng tạo, nângcao những gì mà nhân loại đã học được. Cho nên có thể coi giáo dục nhưmột kiểu di truyền xã hội – giáo dục thực hiện cơ chế di sản xã hội: là cơ chếtruyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triểncủa xã hội loài người. Chúng ta có thể thấy nếu không có cơ chế di sản xã hội- không có giáo dục thì loài người không tồn tại với tư cách loài người, khôngcó tiến bộ xã hội, không có học vấn, không có văn hoá, văn minh. Vì vậy, bấtkỳ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển được đều phải tổ chức và thực hiệnhoạt động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu cầutất yếu của xã hội loài người và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hộilà một tất yếu lịch sử.Tóm lại, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có trong xã hộiloài người, giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự nảy sinh, biếnđổi và phát triển của xã hội loài người. Bản chất của hiện tượng giáo dục làsự truyền thụ và lãnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loàingười, chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và pháttriển nhân cách con người. Với ý nghĩa đó giáo dục là nhu cầu không thểthiếu được cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.2. Các tính chất cơ bản của giáo dục2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằngGiáo dục hiện diện trong tất cả các chế độ, các giai đoạn lịch sử củanhân loại, không hoàn toàn lệ thuộc vào tính chất, cơ cấu xã hội như thế nào.Trong bất kì một chế độ xã hội hay một giai đoạn lịch sử nào thì mục đích củagiáo dục vẫn là chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con người, là truyền thụ một cáchcó ý thức cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm xã hội, những giá trị văn hoá, tinhthần của loài người và dân tộc, làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia mọimặt vào cuộc sống xã hội. Vì vậy giáo dục tồn tại và phát triển mãi cùng vớisự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.2.2. Tính nhân vănGiá trị nhân văn là những giá trị chung đảm bảo cho sự sống, tồn tại vàphát triển chung của mọi người, mọi dân tộc, quốc gia trên trái đất, là nhữnggiá trị vì con người, cho con người, những giá trị vì sự sống hôm nay và ngàymai. Giáo dục luôn phản ánh những giá trị nhân văn – giá trị văn hóa, đạo đứcthẩm mỹ chung nhất của nhân loại và những nét bản sắc văn hóa truyềnthống của từng dân tộc, từng quốc gia. Giáo dục luôn hướng con người đếnnhững cái hay, cái đẹp, cái tốt phát huy những yếu tố tích cực trong mỗi conngười nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi người.2.3. Tính xã hội – lịch sửTrong suốt quá trình tồn tại và phát triển, giáo dục có mối liên hệ có tínhquy luật với trình độ phát triển của xã hội, thể hiện tính qui định của xã hội đốivới giáo dục. Giáo dục nảy sinh trên cơ sở kinh tế – xã hội nhất định, do đótính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung của một nền giáo dục bao giờ cũngchịu sự quy định của các quá trình xã hội trong xã hội đó. Lịch sử phát triểncủa xã hội loài người đã trải qua các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, dođó các nền giáo dục tương ứng cũng khác nhau. Khi những quá trình xã hộibiến đổi bắt nguồn từ những biến đổi về trình độ sức sản xuất, tính chất củaquan hệ sản xuất xã hội kéo theo những biến đổi về chính trị – xã hội, cấu trúcxã hội, hệ tư tưởng xã hội thì toàn bộ hệ thống giáo dục tương ứng với hìnhthái kinh tế xã hội đó cũng phải biến đổi theo. Chẳng hạn, lịch sử loài ngườiđã phát triển qua 5 giai đoạn và có 5 nền giáo dục tương ứng với 5 giai đoạnphát triển của xã hội, đó là nền giáo dục công xã nguyên thuỷ, nền giáo dụcchiếm hữu nô lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa vànền giáo dục xã hội chủ nghĩa.Ngay trong một xã hội nhất định, ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể giáo dụcmang những tính chất và hình thái cụ thể khác nhau. Mục đích, nội dung,phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, chính sách giáo dục… tạimột giai đoạn phát triển của xã hội luôn chịu sự qui định bởi các điều kiện xãhội ở giai đoạn xã hội ấy. Vì vậy trong quá trình phát triển của giáo dục luôndiễn ra việc cải cách, đổi mới giáo dục nhằm làm cho nền giáo dục đáp ứngngày càng cao những yêu cầu phát triển của thực tiễn xã hội trong từng giaiđoan nhất địnhTừ tính chất này của giáo dục có thể thấy giáo dục “không nhất thànhbất biến”; việc sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của một nước này chomột nước khác, giai đoạn này cho giai đoạn khác là một việc làm phản khoahọc. Những cải tiến, thay đổi, điều chỉnh, cải cách giáo dục qua từng thời kỳphát triển xã hội là một tất yếu khách quan.2.4. Tính giai cấpTrong xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp – đólà một tính qui luật quan trọng trong việc xây dựng và phát triển giáo dục. Tínhgiai cấp của giáo dục là sự phản ánh lợi ích của giai cấp đó trong các hoạtđộng giáo dục, thể hiện giáo cho ai? Giáo dục nhằm mục đích gì? Giáo dụccái gì? và giáo dục ở đâu?… Trong xã hội có giai cấp giáo dục là một phươngthức đấu tranh giai cấp, nhà trường là công cụ của chuyên chính giai cấp,hoạt động giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một trận địa đấu tranhgiai cấp. Tính giai cấp của giáo dục thể hiện trong toàn bộ hệ thống giáo dụcvà trong toàn bộ hoạt động của nhà trường, từ mục đích giáo dục, nội dunggiáo dục đến phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục…Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì giai cấp thống trị bao giờ cũngdành độc quyền về giáo dục và dùng giáo dục làm công cụ, phương thứctruyền bá tư tưởng, duy trì vị trí xã hội, củng cố nền thống trị và sự bóc lột củanó đối với nhân dân lao động. Do đó toàn bộ nền giáo dục từ mục đích, nộidung, phương pháp giáo dục đến việc tổ chức các kiểu học, các loại trườngvà việc tuyển chọn người học, người dạy… đều nhằm phục vụ cho mục đíchvà quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội. Nên giáo dục trong xã hội có giaicấp đối kháng mang tính chất bất bình đẳng, phản dân chủ rõ rệt và tính chấtphát triển phiến diện trong việc đào tạo con người.Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền giáo dục mang tính dânchủ, tính nhân đạo sâu sắc, hướng vào việc phát triển toàn diện và hài hoànhân cách của mọi thành viên trong xã hội. Nhà trường của chúng ta là côngcụ của chuyên chính vô sản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên mục tiêuchung của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tàicho đất nước; tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người đều được học tập, đượcphát triển toàn diện về nhân cách và trở thành người công dân, người laođộng sáng tạo, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước giàumạnh.3. Các chức năng xã hội cơ bản của giáo dụcTrong quá trình tồn tại và phát triển, giáo dục và xã hội có một mối quanhệ ràng buộc, tất yếu, hữu cơ mang tính quy luật. Chính sự phát triển của mốiquan hệ đó làm cho xã hội và giáo dục đều phát triển. Đặc biệt trong thời đạingày nay giáo dục được xem không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trởthành nhân tố tích cực – động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.3.1. Chức năng kinh tế – sản xuấtXã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì phải có việc thế hệ đitrước truyền lại những kinh nghiệm lịch sử – xã hội cho thế hệ đi sau để họtham gia vào đời sống xã hội, phát triển sản xuất, thoả mãn ngày càng caonhu cầu của con người. Công việc đó do giáo dục đảm nhận. Bất kỳ mộtnước nào muốn phát triển kinh tế, sản xuất thì phải có đủ nhân lực và nhânlực phải có chất lượng cao. Nhân lực là lực lượng lao động của xã hội, là độingũ những người lao động đang làm việc trong tất cả các ngành nghề, cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… đảm bảo cho xã hội vận động và phát triểnđúng quy luật.Chức năng kinh tế – sản xuất của giáo dục thể hiện tập trung nhất thôngqua việc đào tạo nhân lực. Cụ thể là giáo dục đào tạo những người lao độngcó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nhân cách cao, giáo dục tạora sức lao động mới một cách khéo léo, tinh xảo, hiệu quả để vừa thay thếsức lao động cũ bị mất đi, vừa tạo ra sức lao động mới cao hơn, góp phầntăng năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế – xã hội. Chínhgiáo dục đã tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra lực lượng trực tiếp sảnxuất và quản lý xã hội với trình độ, năng lực cao. Giáo dục giúp cho mọi thànhviên trong xã hội các cơ hội được mở mang trí tuệ trau dồi nhân cách, pháttriển các sức mạnh tinh thần và thể chất để vươn lên làm chủ trong lao động,trong cuộc sống cộng đồng…. Khi mọi thành viên của xã hội đều được tiếpnhận một nền giáo dục đúng đắn thì xã hội thực sự được tái sản xuất sức laođộng với chất lượng cao hơn. Người lao động, do kết quả đào tạo của nhàtrường sẽ được phát triển hài hòa các năng lực chung và riêng và do đó xãhội sẽ được tăng thêm sức lao động mới thay thế sức lao động cũ bị mất đi.Sức lao động mới có chất lượng hơn sẽ đem lại năng suất lao động nhiềuhơn.Đặc biệt trong xã hội hiện dại, khi trình độ phát triển của nền kinh tế làdo trình độ của con người được giáo dục và đào tạo ra quyết định thì vai tròcủa giáo dục càng được khẳng định. Trong nền kinh tế thị trường, nguồnnhân lực còn được gọi là nguồn vốn nhân lực (cùng với nguồn vốn tàinguyên, nguồn vốn sản xuất và nguồn vốn khoa học – công nghệ) với tư cáchlà một nhân tố tăng trưởng kinh tế. Trong các nguồn vốn thì vốn nhân lựcđược coi quan trọng nhất bởi lẽ nó không đơn thuần là một nguồn vốn mà nócòn giữ vai trò chủ thể đối với các nguồn vốn khác, nó quyết định khả năngkhai thác và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn khác. Theo lí thuyết tăngtrưởng kinh tế hiện đại; tỉ lệ tăng GDP phụ thuộc vào tốc độ tăng của các yếutố đầu vào: nhân lực, vốn sản xuất, tài nguyên khoa học – công nghệ và hiệuquả sử dụng chúng. Tuy nhiên những nghiên cứu của các nhà kinh tế học,quản lý xã hội và quản lý kinh tế đã thừa nhận vốn và kỹ thuật chỉ góp mộtphần nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, còn phần rất quan trọng của “sản phẩmthặng dư” gắn liền với chất lượng nguồn nhân lực (trình độ được giáo dục vềthể lực trí lực tâm lực). Vai trò của nhân lực ở chỗ, trước hết nó là một đầuvào của tăng trưởng GDP, sau nữa nó còn có ý nghĩa quyết định đối với tỷ lệtăng của các nguồn lực khác.Như vậy, với chức năng kinh tế – sản xuất giáo dục là động lực chínhthúc đẩy nền kinh tế phát triển và giáo dục phải đi trước sự phát triển kinh tế xã hội. Khi nền khoa học và công nghệ đạt đến trình độ phát triển cao, nhucầu xã hội đa dạng, người lao động phải là những người có trình độ học vấncao, có kiến thức rộng, có tay nghề vững, có tính năng động sáng tạo… thìgiáo dục phải đào tạo nhân lực một cách có hệ thống, chính qui ở trình độcao.3.2. Chức năng chính trị – xã hộiBên cạnh chức năng tái sản xuất sức lao động xã hội, giáo dục cònmang chức năng chính trị -xã hội. Giáo dục không đứng ngoài chính trị mà nólà phương thức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách…của một chế độ chính trị, giai cấp hay chính đảng cầm quyền. Giáo dục trựctiếp truyền bá hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính sách của giai cấp nắmquyền và trực tiếp đào tạo chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham gia vào cuộc sống,bảo vệ chế độ chính trị, xã hội đương thời.Xã hội nào cũng có cấu trúc của nó – đó là một tổng thể, một tập hợpbao gồm các bộ phận, các yếu tố tạo thành xã hội như cộng đồng xã hội dântộc, giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội v.v… đã được hình thành một cách lịchsử – tự nhiên, tất yếu khách quan trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhấtđịnh. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội là tác động đến tập hợp các bộphận xã hội và tính chất của các mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Trong xãhội phong kiến, giáo dục góp phần không nhỏ trong việc khoét sâu thêm sựphân chia giai cấp, xây dựng một cấu trúc xã hội mang tính chất giai cấp vàđẳng cấp rõ rệt. Những chính sách giáo dục phân biệt, bất bình đẳng trong xãhội phong kiến đã duy trì vị trí đối kháng giữa các đẳng cấp và giai tầng xãhội. Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nênthuần nhất hơn bằng cách xoá bỏ sự phân chia giai cấp và làm cho các tầnglớp xích lại gần nhau. Nền Giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền giáodục “của dân, do dân, vì dân”, nền giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người,giáo dục góp phần nâng cao trình độ học vấn chung đã làm cho các tầng lớpxã hội được xích lại gần nhau. Nhờ đó, trong xã hội ta các tầng lớp xã hội tuykhác nhau về lợi ích xã hội, về tính chất và trình độ xã hội, về hoạt động vàphát triển xã hội, song cùng đoàn kết, hợp tác đấu tranh xây dựng xã hộinhằm đạt tới mục tiêu chung: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vănminh”.3.3. Chức năng tư tưởng – văn hóaGiáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chiphối toàn xã hội, hình thành ở mỗi cá nhân thế giới quan, tư tưởng chính trị, ýthức, tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. “Nềngiáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng” (Điều 3, chương I, Luật giáo dục 2005). Nền giáo dục Việt Namphải phục vụ mục đích chính trị tốt đẹp và tư tưởng cao quý của Đảng Cộngsản Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước giàumạnh.Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hộicủa các thế hệ, quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mởmang trí tuệ, hình thành và nâng cao trình độ văn hóa, đạo đức thẩm mỹ chomỗi cá nhân và cho toàn xã hối. Một quốc gia giàu mạnh là một quốc gia cónền kinh tế vững mạnh, khoa học công nghệ tiên tiến, chính trị bền vững vàtrình độ dân trí cao. Giáo dục góp phần xây dựng và nâng cao trình độ dân trí- trình độ văn hóa chung cho toàn xã hội. Nền giáo dục không chỉ hướng vàoviệc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực mà còn hướng vào quá trình phát hiệnvà bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Giáo dục không chỉ thực hiện sứ mệnh lịch sử là chuyển tải nền vănhóa của thế hệ này cho thế hệ kia mà còn là phương thức đặc trưng cơ bảnđể bảo tồn và phát triển nền văn hóa của dân tộc và nhân loại. Giáo dục bảotồn, phát triển nền văn hoá dân tộc và nhân loại thông qua các con đườnggiáo dục, trong đó dạy học là con đường cơ bản nhất. Thông qua các conđường giáo dục học sinh không chỉ biết gìn giữ mà còn có khả năng làmphong phú, sáng tạo thêm những giá trị văn hóa, những loại hình văn hóa đadạng, đậm đà bản sắc dân tộc…Tóm lại, thông qua ba chức năng xã hội, giáo dục đã góp phần vào sựphát triển của xã hội, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội, ý thức xã hội… Đặc biệt, trong thờiđại ngày nay, giáo dục được quan niệm không chỉ là một bộ phận thuộc kiếntrúc thượng tầng, mà nó còn là một bộ phận thuộc hạ tầng cơ sở, “Giáo dụckhông chỉ là sự phản ánh đơn thuần các lực lượng kinh tế và xã hội đanghoạt động trong một xã hội. Nó còn là một phương tiện quan trọng để cấuthành các lực lượng kinh tế – xã hội và văn hóa và quyết định chiều hướngphát triển của các lực lượng này. Đến lượt mình động lực của các lực lượngnày lại tác động đến đặc điểm của giáo dục. Do vậy, có một mối quan hệ vòngtròn trong mối quan hệ qua lại giữa giáo dục và một loạt các nhân tố xã hội vàcon người khác”. (Raja Roy Singh). Thế giới coi giáo dục là động lực cơ bản,là đòn bẩy mạnh mẽ, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xãhội. Đảng CSVN khẳng định phát triển giáo dục là “quốc sách hàng đầu” và“đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững nhất”.II. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA GIÁODỤC HỌCTrước khi nghiên cứu bất kỳ một khoa học nào, muốn có một hướng điđúng đắn trong quá trình lĩnh hội hệ thống tri thức của khoa học đó, cần phảinhận thức được đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứucủa khoa học đó.1. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của Giáo dục họcGiáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với sựxuất hiện của xã hội loài người. Giáo dục học với tư cách là một khoa học vềgiáo dục con người lại được hình thành muộn hơn nhiều. Những công trìnhnghiên cứu cho thấy Giáo dục học ra đời khi giáo dục đóng một vai trò rõ rệttrong cuộc sống xã hội và xã hội có nhu cầu tổng kết những kinh nghiệm giáodục, đặc biệt là nhu cầu xây dựng những cơ quan chuyên biệt phụ trách việcchuẩn bị một cách có kế hoạch cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống. Điều này đãđược chứng minh trong lịch sử phát triển của Giáo dục học:- Thực tiễn tổ chức và tiến hành quá trình giáo dục đã làm nảy sinhnhững kinh nghiệm giáo dục. Những kinh nghiệm giáo dục (đặc biệt trong lĩnhvực giáo dục đạo đức, lao động, thẩm mỹ và giáo dục gia đình) đã được ghilại trong kho tàng văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyệnkể…- Từ thời kỳ cổ đại, những kinh nghiệm giáo dục đã bắt đầu được tổngkết, song dưới dạng những tư tưởng giáo dục. Những tư tưởng giáo dục nàyđược hình thành với những tư tưởng triết học và được trình bày trong nhữnghệ thống triết học của Xôcrát (469 – 399 TCN), Đêmôcrít (460 – 370 TCN),Aristốt (384 – 322 TCN), Khổng tử (551 – 479 TCN) v.v…- Đến cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, khi mầm mống của Chủ nghĩa tưbản xuất hiện, nhân loại bước vào thời kỳ Phục hưng. Theo các nhà nghiêncứu thì chính bước quá độ từ chế độ Phong kiến qua Chủ nghĩa tư bản đãlàm xuất hiện những hệ thống tri thức mới, trong đó có nhiều khoa học tách rakhỏi Triết học, trong đó có Giáo dục học… Đầu thế kỷ thứ XVII Giáo dục họcvới tư cách là một khoa học được tách ra từ Triết học và trở thành một khoahọc độc lập gắn liền với tên tuổi của J. A. Cômenxki (1592-1670) – nhà giáodục người Sec vĩ đại với tác phẩm lớn nhất của ông: “Phép giảng dạy vĩ đại”.- Tiếp đó, nhiều nhà lịch sử tư tưởng giáo dục tiếp tục góp phần pháttriển Giáo dục học như là một khoa học độc lập: J. Lôccơ (1632 – 1701) – nhàtriết học Anh; các nhà giáo dục Pháp như: J.J. Rútxô (1712 – 1778), Đ.Điđơrô(1713 – 1784), nhà giáo dục Thụy sĩ J.G.Pextalôgi (1746 – 1827), nhà giáo dụcĐức F. Đixtervec (1790 – 1866), nhà giáo dục Nga K.D. Usinxki (1824 – 1870)… Đến giữa thế kỷ XIX với sự xuất hiện của học thuyết Mac – Lênin về giáodục thì Giáo dục học đã thực sự trở thành một khoa học về giáo dục conngười, có cơ sở phương pháp luận đúng đắn và vững chắc.Như vậy, Giáo dục học đã được hình thành và phát triển qua một quátrình lịch sử lâu dài: từ chỗ là một bộ phận của Triết học đến chỗ trở thànhmột khoa học độc lập; từ chỗ dựa trên những tư tưởng giáo dục đến chỗ xâydựng được hệ thống lý luận ngày càng phong phú, đa dạng; từ chỗ chưa cóđầy đủ cơ sở khoa học đến chỗ thực sự là một khoa học dựa trên phươngpháp luận Mácxít. Giáo dục học là một khoa học với đầy đủ 4 tiêu chí:- Đối tượng nghiên cứu- Nhiệm vụ nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu- Hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết, giả thuyết khoa học…1.2. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục họcCó rất nhiều khoa học nghiên cứu về con người, Giáo dục học nghiêncứu lĩnh vực nào về con người? Giáo dục học là một khoa học về việc giáodục con người. Nó có đối tượng nghiên cứu là bản chất, qui luật của hoạtđộng giáo dục con người, mục đích, mục tiêu giáo dục, nội dung, phươngpháp, phương tiện và các hình thức tổ chức giáo dục con người một cáchhiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhấtđịnh.Việc giáo dục con người diễn ra theo qui luật trong quá trình giáo dục(có mở đầu, diễn biến, kết thúc) hay hoạt động giáo dục (có chủ thể, đốitượng). Ở đây chúng ta tiếp cận giáo dục với tư cách là một hoạt động giáodục. Họat động giáo dục (HĐGD) – đối tượng nghiên cứu của Giáo dục họcđược hiểu với hàm nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các tác động giáo dục đượcđịnh hướng theo mục đích xác định, được tổ chức một cách hợp lý, khoa họcnhằm hình thành và phát triển nhân cách con người.Giáo dục với tư cách là một hoạt động xã hội nên nó có những đặctrưng chung như: tính định hướng, độ lâu về thời gian, là một dạng vận độngvà phát triển liên tục, kế tiếp của các trạng thái, vận động do tác động củanhững điều kiện bên trong và bên ngoài, tuân theo những qui luật khách quanvốn có của nó và biểu hiện thông qua hoạt động của con người… Tuy nhiênhoạt động giáo dục có những đặc trưng chủ yếu, riêng biệt:- HĐGD là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch hợp lý,khoa học hướng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách conngười theo những mục đích và điều kiện do xã hội qui định ở những giai đoạnlịch sử nhất định.- HĐGD luôn có sự tương tác và phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữahoạt động của nhà giáo dục (người dạy) và hoạt động của người được giáodục (người học), trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo và người đượcgiáo dục là chủ thể hoạt động độc lập sáng tạo. Mối quan hệ giữa nhà giáodục và người được giáo dục trong HĐGD là một mối quan hệ xã hội đặc biệt quan hệ giáo dục.- HĐGD là một dạng vận động và phát triển liên tục của các hiện tượng,các tình huống dạy học và giáo dục, các loại hình hoạt động, giao lưu củangười được giáo dục… được nhà giáo dục tổ chức, hướng dẫn thực hiệntheo những qui trình nhất định.- HĐGD (theo nghĩa rộng) hay hoạt động sư phạm bao gồm hoạt độngdạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Các hoạt động này phản ánhnhững qui luật chung của hoạt động giáo dục tổng thể, nhưng chúng cũngphản ánh các qui luật đặc thù riêng của từng hoạt động cụ thể.- HĐGD có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động xã hội khác…HĐGD tổng thể là một hệ thống lớn (vĩ mô) bao gồm những hệ thốngnhỏ (vi mô) là những hoạt động giáo dục bộ phận: hoạt động dạy học và hoạtđộng giáo dục (theo nghĩa hẹp). Những hoạt động bộ phận này thống nhất vớinhau, có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau và có thể thâm nhập vào nhau,nhưng chúng không phải đồng nhất mà có tính độc lập tương đối của nó.Hoạt động dạy học với chức năng trội là trau dồi học vấn, truyền thụ và lĩnhhội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nhận thức và thực hành chongười học. Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) với chức năng trội là hìnhthành, phát triển thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức, phápluật, lao động, thẩm mỹ, thái độ, tính cách, thói quen… cho người được giáodục. Hai hoạt động này gắn bó chặt chẽ với nhau: dạy học phải đi đến giáodục và giáo dục dựa trên cơ sở dạy học, thúc đẩy dạy học. Sau đây là sơ đồvề cấu trúc tổng thể của hoạt động giáo dục:Hoat dong giao duc tong the(nghia rong)Hoat dong dayhocGD tri tueHoat dong giaoduc (nghia hep)GD dao duc; GDtham my; GD thechat; GD laodongHoạt động giáo dục tổng thể cũng như mỗi hoạt động giáo dục bộ phậnđều là các hệ thống và được tạo thành bởi các nhân tố sau:- Chủ thể giáo dục: Nhà giáo dục là chủ thể đóng vai trò chủ đạo tronghoạt động giáo dục. Chủ thể giáo dục cũng chính là người được giáo dục.- Khách thể giáo dục: Người được giáo dục vừa là đối tượng giáo dụcvừa là chủ thể tự giáo dục.- Mục đích, nhiệm vụ giáo dụcMục đích giáo dục là mẫu nhân cách con người mà giáo dục cần đàotạo đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.Đây là nhân tố hàng đầu của hoạt động giáo dục định hướng cho sự vậnđộng và phát triển của toàn bộ hoạt động giáo dục. Để thực hiện tốt mục đíchnày, giáo dục phải thực hiện các nhiệm vụ giáo dục: giáo dục trí tuệ giáo dụcđạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động. Các nhiệmvụ giáo dục có mối quan hệ biện chứng với nhau.- Nội dung giáo dụcNội dung giáo dục là hệ thống những kinh nghiệm xã hội được chọn lọctrong kho tàng kinh nghiệm của nhân loại, tạo nên nội dung hoạt động thốngnhất cho nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm đạt được mục đích giáodục đã định.- Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dụcPhương pháp, phương tiện, hình tức tổ chức giáo dục là cách thức,phương tiện, hình thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dụcnhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và đạt tới mục đích giáo dục đãđịnh.- Kết quả giáo dụcKết quả giáo dục là kết quả tổng hợp của toàn bộ hoạt động giáo dụcnhưng thể hiện tập trung nhất ở mức độ phát triển nhân cách của người đượcgiáo dục sau mỗi hoạt động giáo dục nhất định- Tham gia vào hoạt động giáo dục còn có những điều kiện giáo dụcbên ngoài (môi trường KT-XH và KH-CN…), những điều kiện bên trong (môitrường sư phạm).Những nhân tố của HĐGD có mối quan hệ thống nhất, tác động biệnchứng với nhau đồng thời những nhân tố này còn có mối quan hệ mật thiết,biện chứng với môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Khi một nhântố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác.Sơ đồ và cấu trúc thành tố HĐGD:Muc dich, Nhiem vugiao ducNha giao ducMoitruongKTXHNoi dunggiao ducPP, PT,HTTCGDMoitruongKTCHNguoi duoc GDKQGD2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Giáo dục học- Nghiên cứu bản chất của giáo dục và mối quan hệ giữa giáo dục vớicác bộ phận khác của xã hội.- Nghiên cứu các qui luật của giáo dục.- Nghiên cứu các nhân tố của HĐGD (mục đích, nội dung, phươngpháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục…). Từ đó tìm tòi con đườngnâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGD.Cùng với sự phát triển và đổi mới giáo dục, nhiều vấn đề mới trongthực tiễn nảy sinh, đòi hỏi sự đáp ứng của Giáo dục học trong giai đoạn mới.Vì vậy nhiệm vụ của Giáo dục học còn thể hiện ở việc giải quyết những vấnđề sau:- Nghiên cứu và hoàn thiện những vấn đề thuộc phạm trù phương phápluận khoa học giáo dục.- Nghiên cứu góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phảiphát triển nhanh qui mô giáo dục, vừa phải nâng cao chất lượng trong khi khảnăng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế.- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục trong nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trong những điều kiện mới…- Các vấn đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong quản lý giáo dụcvà đào tạo…3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Giáo dục học3.1. Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học là lý thuyết về phương phápnhận thức khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học là lý thuyếtvề phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục nhằm phát hiện ra bảnchất và qui luật của chúng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhữngquan điểm phương pháp luận còn được gọi là quan điểm tiếp cận đối tượngnghiên cứu hay phương pháp tiếp cận. Những quan điểm phương pháp luậnnghiên cứu Giáo dục học là “kim chỉ nam” định hướng, dẫn dắt nhà nghiêncứu trên con đường tìm tòi, sáng tạo. Trong nghiên cứu Giáo dục học cónhững quan điểm phương pháp luận sau đây:- Quan điểm hệ thống – cấu trúcQuan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải xem xét đốitượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều chiều, nhiều mối quan hệ khácnhau và trong trạng thái vận động, phát triển của chúng, từ đó tìm ra bản chấtvà qui luật vận động của đối tượng nghiên cứu.- Quan điểm lịch sử – lôgicQuan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu cần tìm hiểu, pháthiện nguồn gốc nảy sinh, phát triển của đối tượng trong những thời gian vàkhông gian cụ thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, từ đó phát hiện bảnchất, chất lượng mới và quy luật phát triển tất yếu của đối tượng nghiên cứu- Quan điểm thực tiễnQuan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải xuất phát từthực tiễn giáo dục, do yêu cầu của thực tiễn giáo dục đề ra. Đối tượng nghiêncứu của Giáo dục học phải là một trong những vấn đề cấp thiết của thực tiễnkhách quan mà khi giải quyết vấn đề đó thì góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục.3.2. Các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học3.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luậnĐây là nhóm phương pháp nhận thức khoa học giáo dục bằng conđường suy luận dựa trên các tài liệu lý thuyết đã được thu thập từ các nguồnkhác nhau như sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, văn bản, nghị quyết,công trình nghiên cứu của người khác v.v…Các tài liệu được phân tích, tổnghợp, phân loại, hệ thống hóa để tạo thành những tri thức, lý thuyết giáo dụcmới làm cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.3.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễnĐây là các phương pháp xem xét, phân tích đối tượng khoa học mộtcách trực tiếp trong thực tiễn.a. Phương pháp quan sát sư phạm- Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về đối tượngnghiên cứu bằng cách tri giác có chủ định đối tượng và các yếu tố liên quanđến đối tượng. Quan sát với tư cách là phương pháp nghiên cứu khoa học làmột hoạt động có mục đích, có kế hoạch và hệ thống của nhà nghiên cứunhằm thu thập những tài liệu về thực tiễn giáo dục làm cơ sở cho việc đánhgiá thực trạng và đề xuất giải pháp tương ứng hoặc kiểm chứng cho lý thuyết,giả thuyết..- Theo mối quan hệ giữa đối tượng quan sát và chủ thể quan sát thì cócác dạng quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, quan sát công khai, kín đáo.Theo dấu hiệu về thời gian thì có quan sát lâu dài, quan sát thời gian ngắn.Theo nhiệm vụ thì có quan sát phát hiện, quan sát kiểm nghiệm…- Những yêu cầu của phương pháp quan sát:+ Xác định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ và đối tượng quan sát+ Xây dựng kế hoạch, tiến trình quan sát+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: lý luận, thực tiễn, phương pháp,phương tiện quan sát…+ Tiến hành quan sát cẩn thận và có hệ thống theo kế hoạch+ Ghi chép kết quả quan sát khách quan, chính xác+ Kiểm tra lại kết quả quan sát.b. Phương pháp điều tra giáo dục* Điều tra bằng trò chuyện (phỏng vấn)Điều tra bằng trò chuyên là phương pháp thu thập thông tin về đốitượng nghiên cứu qua trao đổi ý kiến trực tiếp với những người được nghiêncứu.Các loại trò chuyện: trò chuyên trực tiếp; trò chuyện gián tiếp; tròchuyện thẳng; trò chuyện đường vòng; trò chuyện bổ sung; trò chuyện đi sâu;trò chuyện phát hiện; trò chuyện kiểm nghiệm.Muốn trò chuyện có kết quả cần đảm bảo các yêu cầu:- Xác định rõ ràng mục đích, yêu cầu cuộc trò chuyện- Thiết kế hệ thống câu hỏi cơ bản phù hợp với mục đích trò chuyện- Tìm hiểu người đối thoại để lựa chọn cách trò chuyện phù hợp- Biết cách điều khiển câu chuyện và đúng mục đích- Tạo không khí tự nhiên, thân mật, cởi mở trong khi trò chuyện* Điều tra bằng phiếu câu hỏi (ankét)Điều tra bằng phiếu hỏi (ankét) là phương pháp sử dụng một hệ thốngcâu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng lớn đối tượng được nghiên cứunhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu dưới hình thức viết. Căncứ vào mục đích, tính chất của việc điều tra, người ta có thể sử dụng nhiềudạng câu hỏi khác nhau:- Câu hỏi “đóng” là những câu hỏi có kèm theo phương án trả lời.Người được trưng cầu ý kiến có thể lựa chọn một số phương án phù hợp vớinhận thức của mình.- Câu hỏi “mở” là những câu hỏi không có sẵn phương án trả lời vàngười được trưng cầu ý kiến tự trả lời theo yêu cầu của người hỏi.Điều tra bằng ankét có thể phân loại như sau:- Điều tra thăm dò (câu hỏi rộng và nông) nhằm thu nhập tài liệu ở mứcsơ bộ về đối tượng.- Điều tra sâu (câu hỏi hẹp và đi sâu) nhằm khai thác sâu sắc một vàikhía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu.- Điều tra bổ sung nhằm thu nhập tài liệu bổ sung cho các phươngpháp khác.Những yêu cầu của phương pháp điều tra bằng ankét:- Xác định rõ mục đích và nội dung điều traXây dựng hệ thống câu hỏi rõ ràng, chính xác, đảm bảo cho mọi ngườihiểu dễ dàng và như nhau, có nhiều loại câu hỏi có thể bổ sung và kiểm tralẫn nhau.- Hướng dẫn trả lời rõ ràng- Phải điều tra nhiều lần và đảm bảo số lượng người được hỏi đủ lớn.- Sau khi thu thập thông tin phải xử lý thông tin chính xác khách quan.c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệmPhương pháp tổng kết kinh nghiệm là phương pháp phân tích, đánhgiá, khái quát hóa và hệ thống hóa những kinh nghiệm trong thực tiễn giáodục nhằm rút ra những những bài học bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quảgiáo dục.Tiêu chuẩn lựa chọn kinh nghiệm giáo dục:- Kinh nghiệm phải mới- Kinh nghiệm có chất lượng và hiệu quả giáo dục cao- Phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến- Có tính ổn định- Có khả năng ứng dụng đượcCác bước tổng kết kinh nghiệm:- Chọn điển hình (phát hiện, xác định đúng đối tượng nghiên cứu)- Mô tả lại sự kiện một cách khách quan dựa trên nhiều phương phápkhác nhau như: quan sát, trò chuyện, điều tra…- Khôi phục lại sự kiện đã xảy ra bằng mô hình lý thuyết: phân tích sựkiện, hệ thống hoá các sự kiện, rút ra các khái quát lý luận.- Những lý luận tổng kết từ kinh nghiệm cần được phổ biến rộng rãi vàứng dụng vào thực tế.d. Phương pháp thực nghiệm sư phạmThực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động,có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tácđộng giáo dục với hiện tượng giáo dục được nghiên cứu trong những điềukiện đã được khống chế.Nét đặc trưng của phương pháp này là nhà nghiên cứu chủ động tạo rađiều kiện nghiên cứu và khi cần thiết có thể lặp lại nhiều lần điều kiện đó.Có 2 loại thực nghiệm: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trongphòng thí nghiệm.Các bước tiến hành thực nghiệm:- Xác định vấn đề thực nghiệm với mục đích rõ ràng- Nêu giả thuyết và xây dựng đề cương thực nghiệm- Tổ chức thực nghiệm: chọn mẫu thực nghiệm; bồi dưỡng cộng tácviên; theo dõi thực nghiệm: quan sát, ghi chép, đo đạc…- Xử lý kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận khoa học.Lưu ý: Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm không được làm đảo lộnhoạt động bình thường của quá trình sư phạm và chỉ được tiến hành trongnhững điều kiện và tiêu chuẩn nghiêm ngặt với luận cứ khoa học; Tiến hànhthực nghiệm ở nhiều địa bàn, trên các đối tượng khác nhau và thực nghiệmnhiều lần trên một đối tượng; Sử dụng các phương pháp hỗ trợ: quan sát điềutra, thống kê toán học…e. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt độngĐây là phương pháp phân tích các sản phẩm hoạt động của đối tượngnghiên cứu (giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý) nhằm thu thập những thôngtin cần thiết về cá nhân hay tập thểNhững yêu cầu:- Thu thập nhiều tài liệu khác nhau, phân loại, hệ thống hóa tài liệu vớinhững dấu hiệu cơ bản, đặc thù…- Kết hợp với những tài liệu lưu trữ…- Dựng lại quá trình hoạt động đưa đến sản phẩm (làm như thế nào?)- Tìm hiểu đầy đủ các mặt khác của người tạo ra sản phẩm.g. Phương pháp lấy ý kiến chuyên giaLà phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận xét đánh giá mộtsản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia có trìnhđộ cao về lĩnh vực nghiên cứu.Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia bằng cách: trực tiếp phỏng vấn xin ýkiến; Thông qua thư từ; Thông qua hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thucông trình khoa học…Yêu cầu:- Chọn đúng chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực đangnghiên cứu, có phẩm chất trung thực trong khoa học.- Xây dựng hệ thống các chuẩn đánh giá, các tiêu chí cụ thể, dễ hiểu,tường minh để nhận xét, đánh giá theo các chuẩn ấy.- Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng qua lại của các chuyên gia về ý kiến,quan điểm…3.2.3. Nhóm phương pháp toán họcSử dụng các lý thuyết Toán học, các phương pháp lôgic Toán học đểxây dựng các lý thuyết giáo dục hoặc để xác định thông số liên quan tới đốitượng nghiên cứu của một đề tài nhằm tìm ra qui luật vận động của đốitượng.Sử dụng Toán thống kê để xử lý các tài liệu thu thập từ các phươngpháp khác nhau.III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC1. Giáo dục1. 1. Giáo dục (theo nghĩa rộng)Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thànhvà phát triển nhân cách được tố chức một cách có mục đích, có kế hoạchnhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) củacon người. Như vậy giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thànhcá nhân con người, bao gồm những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chứccủa xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáodục, nhà sư phạm đảm nhận. Nơi tổ chức hoạt động giáo dục một cách có hệthống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường. Với nghĩa rộng như trên, giáodục là một hoạt động tổng thế bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức,giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụtrách trước xã hội.1.2. Giáo dục (nghĩa hẹp)Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩarộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tưtưởng chính trị đạo đức, thấm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vivà thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội.Theo nghĩa này giáo dục (nghĩa hẹp) bao gồm các bộ phận: đức dục, mỹ dục,thể dục, giáo dục lao động.2. Dạy họcDạy học là một bộ phận của giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động tươngtác, phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động họccủa người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹnăng, kỹ xảo phát triển năng lực nhận thức và hành động, trên cơ sở đó hìnhthành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức nói riêng và nhân cách nóichung cho người học…3. Giáo dưỡngGiáo dưỡng được hiểu là quá trình người học nắm vững hệ thống trithức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, hình thành phương pháp nhậnthức và thực hành sáng tạo. Nói cách khác, giáo dưỡng chính là quá trình bồidưỡng học vấn cho người học (học vấn là kết quả của việc nắm vững nhữngtri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng…).- Giáo dưỡng có thể được thực hiện thông qua con đường dạy họctrong nhà trường hoặc có thể thông qua con đường tự học, tự bồi dưỡng củacá nhân hoặc kết hợp cả hai con đường4. Tự học