Giao thức Telnet là gì? Liệu có thể sử dụng Telnet trong Windows?
Telnet được biết tới là giao thức đầu tiên được sử dụng khi Internet lần đầu ra mắt vào năm 1969. Sau đó, giao thức này đã dần được thay thế bởi SSH. Tất cả những ưu điểm của giao thức Telnet đều được SSH thừa hưởng. Đến nay, rất ít ai nhắc tới Telnet. Song, một số tổ chức vẫn sử dụng Telnet vì nhu cầu bảo mật riêng. Vậy hãy cùng Mona Media tìm hiểu ngay về Telnet trong bài viết này.
Khái niệm giao thức Telnet là gì?
Telnet là gì? Telnet là từ viết tắt của “teletype network”, “terminal network” hoặc “telecommunications network”. Nhìn chung thì chúng liên quan tới mạng viễn thông, có rất nhiều định nghĩa về Telnet, có thể nói rằng Telnet là một giao thức dòng lệnh sử dụng để quản lý những thiết bị khác nhau như máy chủ, quản lý PC, router, switch, quản lý camera, Firewall – tường lửa từ xa,… Hoặc bạn cũng có thể hiểu Telnet là giao thức máy tính cung cấp những khả năng giao tiếp tương tác từ hai chiều cho hệ thống máy tính trên Internet cũng như mạng cục bộ LAN.
Giao thức mạng có nhiệm vụ cung cấp kết nối từ xa, đảm nhiệm gửi lệnh hay các dữ liệu tới kết nối mạng từ xa. Vậy nên chúng rất phổ biến trong hệ thống mạng. Giao thức này xuất hiện lần đầu vào năm 1969 sau đó nó đáp ứng các nhu cầu cơ bản về giao diện các dòng lệnh hiển thị trên internet. Tuy vậy, sau khi SSH ra đời là giao thức kế nhiệm của Telnet nên đã có thể giải quyết thêm nhiều nhu cầu khác và khắc phục nhược điểm của Telnet.
Thường thì giao thức Telnet sẽ được nhà phát triển hoặc bất cứ ai sử dụng. Đặc biệt nếu như họ có nhu cầu sử dụng những ứng dụng hay dữ liệu cụ thể được lưu trữ trong máy chủ lưu trữ sử dụng.
Tham khảo: Dịch vụ Web Hosting Tốc độ cao, bảo mật tuyệt đối
Cấu trúc của Telnet là gì?
Trong cấu trúc của giao thức Telnet sẽ bao gồm khách hàng (Client) + máy chủ (Server). Ở phía máy chủ (Server) sẽ giúp cung cấp dịch vụ Telnet. Dịch vụ này đưa đến cũng như kết nối những ứng dụng của máy khách (Client).
Thông qua cổng TCP 23, máy chủ (Server) sẽ biết để giúp kết nối với Telnet. Máy khách hàng cần phải xác định rõ cổng Telnet bởi cổng này có thể thay đổi vì nhiều lý do khác nhau hay vì chế độ bảo mật.
Tính năng của giao thức Telnet
Vì là giao thức đầu tiên của Internet nên Telnet có rất nhiều thiếu sót, bởi vì nó là một giao thức đơn giản vậy nên có rất ít tính năng. Để quản lý hệ thống từ xa, các giao thức Telnet sẽ đưa ra một số những tính năng sau đây:
- Giao thức Telnet đơn giản nhưng nó không dễ sử dụng
- Telnet hiển thị thông tin kết nối song nó khá chậm chạp và thô sơ
- Tuy vậy, Telnet có kết nối nhanh
- Giao thức Telnet cũng không an toàn và không có bảo mật cao.
Các thiết bị có thể sử dụng Telnet
Vì là một giao thức phổ biến trước đây nên Telnet đã thường được sử dụng ở các loại thiết bị khác nhau giúp quản lý từ xa dễ dàng hơn. Chẳng hạn những thiết bị như Linux hay Router, Switch và Camera hay là các thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows,…
Một số giao thức có thể thay thế cho giao thức Telnet
Có nhiều lựa chọn thay thế khác nhau cho Telnet. SSH được coi là giải pháp thay thế phổ biến cũng như tốt hơn cho giao thức Telnet.
- Giao thức SSH: Sẽ cung cấp bảo mật tốt hơn bằng việc mã hóa lưu lượng, cung cấp xác thực một cách an toàn hơn. SSH có rất nhiều tính năng bổ sung giống như tính năng chuyển tiếp desktop, chức năng chuyển tiếp cổng (port forwarding),…
- Giao thức RDP: Cũng không phải là giao thức từ xa sử dụng dòng lệnh, mà nó dựa trên GUI. Giao thức RDP sẽ cần nhiều băng thông mạng hơn song nó cung cấp trải nghiệm trên desktop một cách hoàn chỉnh.
- Giao thức VNC: Một lựa chọn thay thế mã nguồn mở và nó tương tự như giao thức RDP. VNC sẽ cung cấp desktop từ xa, tuy vậy nó chậm hơn RDP trong hầu hết mọi trường hợp.
- Giao thức SNMP: Đây là giao thức được thiết kế để quản lý từ xa đối với các lệnh không tương tác. Nhưng giao thức SNMP chủ yếu sẽ được sử dụng giúp giám sát những hệ thống từ xa và nó không hoàn toàn thay thế được cho giao thức Telnet.
Câu hỏi thường gặp về giao thức Telnet
Lịch sử hình thành Telnet là như thế nào?
Giao thức mạng Telnet được cho ra đời vào năm 1969, giao thức Telnet tạo ra thông qua mạng máy tính. Các máy tính có thể được quản lý cũng như sử dụng từ xa thông qua hệ thống mạng máy tính nhờ vào giao thức Telnet.
Vậy tức là Telnet được tạo ra nhằm để làm một giao thức quản lý giao diện các dòng lệnh từ xa. Dường như giao thức Telnet có thiết kế giống như giao thức TCP/IP (hay còn gọi là bộ giao thức liên mạng)
Giao thức mạng Telnet bảo mật có tốt không?
Nói về bảo mật thì đây là một bất cập lớn nhất của giao thức này. Chính vì nó không được mã hóa vậy nên đã trở thành mục tiêu tấn công của nhiều tin tặc.
Vậy nên những thông tin lưu lượng của giao thức Telnet hoàn toàn dễ dàng có thể bị lộ bất cứ lúc nào, cũng trong quá trình sử dụng thì giao thức Telnet cũng chỉ cung cấp đủ xác thực dựa trên việc cài mật khẩu mà thôi.
Chính vì dựa vào mật khẩu nên data có thể bị những tên hacker xấu đánh cắp và cũng cũng kém an toàn so với những giao thức khác, hay dựa vào việc chứng thực qua key.
Giao thức Telnet không bao gồm đồ họa là gì?
Giao thức Telnet mà không bao gồm đồ họa là chỉ có phần giao diện “thuần text”. Chúng sẽ không giống với những giao diện màn hình Cốc Cốc hay Google Chrome. Nó chỉ là một màn hình với những dòng text khiến cho người nhìn khó hiểu. Các lệnh Telnet khi mới tiếp xúc có thể khá khó hiểu vậy nên người dùng đánh giá rằng nó khá thô sơ, màn hình Telnet được hiển thị chậm chạp.
Chính vì vậy, đến nay Telnet không còn được dùng nhiều nữa vì thiếu an toàn, bảo mật cho người dùng. Tuy nhiên trong các thiết bị sử dụng Windows 10, Windows 8 hay Windows 7, Windows Vista. Bạn có thể sử dụng Telnet nếu muốn bằng cách bật nó lên.
Như vậy qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về “Telnet là gì” và liệu rằng Telnet có sử dụng được cho Windows hay không. Hy vọng Mona Media đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị và bổ ích!