Giáo dục thể chất là gì? Tìm hiểu ngành Giáo dục thể chất – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên
1. Giáo dục thể chất là gì? Khái niệm Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất là loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người, tổng hợp quá trình đố xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt là dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.
Bên cạnh khái niệm Giáo dục thể chất, người ta còn sử dụng thuật ngữ chuẩn bị thể lực. Về bản chất hai thuật ngữ này có ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên, thuật ngữ chuẩn bị thể lực thường được nhắc tới khi nhấn mạnh tính thực dụng của Giáo dục thể chất đối với lao động hoặc các hoạt động khác.
Hoạt động Giáo dục thể chất ngày càng được quan tâm hiện nay
Giáo dục thể chất kết hợp các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ, nhằm phát triển con người cân đối toàn diện. Giáo dục thể chất là một hiện tượng xã hội, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người và tuân theo sự phát triển của xã hội nên nó mang tính lịch sử và tính giai cấp.
2. Ngành Giáo dục thể chất là gì?
Là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của Giáo dục thể chất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt và có đủ sức khỏe, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của Giáo dục thể chất, có khả năng dạy tốt chương trình giáo dục thể chất ở mọi cấp học, đồng thời có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục thể chất trong giai đoạn tới.
3. Giáo dục thể chất học những gì? Tố chất để theo học Giáo dục thể chất
Theo chia sẻ của Bộ phận tư vấn tuyển sinh, chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất được rất nhiều người học quan tâm, đặc biệt là những thí sinh muốn theo học ngành này.
Giải đáp về vấn đề này, chuyên gia tuyển sinh cho biết, ngành Giáo dục thể chất cung cấp cho sinh viên kiến thức đại cương và các môn thể thao chuyên sâu. Ngoài ram người học có thể tự chọn nhiều môn thể thao khác nhau như bóng bàn, bóng rổ, bơi lội, fustal..
Chương trình học sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng vận động cần thiết
Thêm vào đó, người học sẽ được học những môn về kiến thức giải phẫu cơ thể người, sinh lý học thể dục thể thao, tâm lý trong việc giảng dạy thể chất, y học thể dục thể thao… để có thể phòng tránh chấn thương hoặc những sai sót trong quá trình dạy và học.
Mỗi ngành học có những đặc trưng riêng và người học cần có tố chất để có thể theo học. Dưới đây là một số tố chất để học ngành Giáo dục thể chất:
-
Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ
-
Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu áp lực công việc cao
-
Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng
-
Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc và đối xử công bằng với học sinh
-
Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi
-
Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe
-
Có khả năng truyền đạt tốt, yêu thích thể thao và hoạt động thể thao.
4. Tìm hiểu cơ hội việc làm ngành Thể dục thể thao
Những năm gần đây, phong tào luyện tập thể dục thể thao của nhân dân đã có bước phát triển mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thêm vào đó, cơ chế, thể chế quản lý nhà nước về thể dục thể thao đang được củng cố và hoàn thiện, phù hợp với xu thế phát triển thể thao thành tích cao hiện đại trên thế giới.
Ngoài ta, hoạt động hợp tác quốc tế về thể thao đã góp phần nâng cao trình độ vận động viên, năng lực tổ chức, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên y tế…
Hệ thống phòng tập, trung tâm huấn luyện thể thao ngày càng được mở rộng và phát triển. Tất cả những yếu tố này khiến nhu cầu nhân lực của ngành ngày càng lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Thể dục thể thao có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực chuyên môn.
Cụ thể, người học có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
-
Giáo viên môn Thể chất ở các trường đào tạo từ bậc Tiểu học, Trung học đến Giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng.
-
Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
-
Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương đến Trung ương hay làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ…hay các phòng tập, trung tâm bồi dưỡng thể thao..
Trên đây là một số thông tin về ngành Giáo dục thể chất. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.
https://credit-n.ru/kredit/kredit-promsvyaz.html