GIÁO dục thể chất cho trẻ mầm non – Tài liệu text
GIÁO dục thể chất cho trẻ mầm non
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.17 KB, 10 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh
GIÁO TRÌNH
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ
(Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non)
Vinh 2011
1
2
Lời nói đầu
Giáo trình “Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non” nhằm trang bị
cho sinh viên những vấn đề lý luận mang tính hệ thống và khái quát về mục đích,
nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục thể chất mầm non, đồng thời giới thiệu các
phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các
độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo.
Giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1: Mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc giáo dục thể chất mầm non
Chương 2: Nội dung giáo dục thể chất mầm non
Chương 3: Các phương pháp giáo dục thể chất mầm non
Chương 4: Các hình thức và phương tiện giáo dục giáo dục thể chất mầm
non
Chương 5: Hướng dẫn một số nội dung và hình thức giáo dục thể chất mầm
non qua các độ tuổi
Cuốn “Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non” là giáo trình dùng
cho sinh viên hệ đào tạo từ xa ở các trường Đại học sư phạm, ngành Giáo dục mầm
non, đồng thời là cuốn sách cần cho những ai quan tâm tìm hiểu vấn đề giáo dục
thể chất cho trẻ mầm non.
Cuốn sách viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để hoàn thiện thêm.
Tác giả
3
Chương I:
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ
VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON
1. Mục đích của giáo dục thể chất (GDTC) mầm non
1.1. Cơ sở để xác định mục đích GDTC mầm non
– Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, và mục đích của GDTC cho thế hệ trẻ trong giai
đoạn phát triển tương ứng của đất nước. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản
lần thứ VII đề ra mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay
nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.
Dựa vào Nghị quyết nói trên, các văn bản của Nhà nước đã xác định mục
đích của GDTC Việt Nam là đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho con
người, chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể lực cho họ để tham gia tích cực vào sự nghiệp
lao động sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
– Căn cứ vào mục tiêu của GDMN. Trong Luật Giáo dục 2005 (điều 22)
mục tiêu GDMN được xác định là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào lớp Một”.
– Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ em các độ tuổi, đặc biệt là sự phát
triển tâm lý, sinh lý- vận động.
1.2. Mục đích GDTC mầm non
– Mục đích chung: giúp trẻ em khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài
hoà, cân đối.
4
– Mục đích giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em các độ tuổi từ 18 tháng
đến 6 tuổi được cụ thể trong Chương trình Giáo dục mầm non (2006) cùng các dấu
hiệu đánh giá một cách cụ thể:
Ví dụ:
– ở cuối độ tuổi nhà trẻ:
+ Mục đích giáo dục phát triển thể chất:
* Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong
kênh A.
*Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản.
*Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt của nhà trẻ.
*Trẻ có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.
+ Dấu hiệu đánh giá:
* Đi thẳng người, nhấc cao chân
* Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng
* Lên, xuống cầu tháng có vịn
* Bật xa bằng 2 chân 20 cm
* Ném xa 1,2 m
* Xếp tháp 8 tầng
* Xâu hạt thành chuỗi
* Ghép hình 4 mảnh
* Biết cài cúc, mặc quần
– Ở cuối độ tuổi mẫu giáo:
+ Mục đích giáo dục phát triển thể chất
* Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong
kênh A.
* Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế.
5
*Trẻ có khả năng phối hợp giữa giác quan và vận động, kết hợp vận động
nhịp nhàng có định hướng trong không gian.
*Trẻ thực hiện được các vận động tinh tế, khéo léo.
*Trẻ có thói quen và một số kỹ năng tốt trong việc chăm sóc sức khoẻ, vệ
sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn.
+ Các dấu hiệu đánh giá:
* Đi giật lùi 3 m
* Chạy 18 m khoảng 10 giây
* Bật xa 50-60 cm
* Ném xa 4 m
* Bò chui dưới vật không bị chạm
* Đi nối gót giật lùi 5 bước
* Cắt được theo đường tròn
* Đồ được hình
* Thắt buộc giây giầy
* Tự mặc quần áo.
2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
2.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ
Cơ thể của trẻ mầm non có sự tăng trưởng nhanh về hình thái nhưng các hệ
cơ quan làm việc chưa hoàn thiện, sự phát triển chức năng bảo vệ cơ thể còn yếu.
Khi chịu đựng nhiều tác động không thuận lợi của môi trường trẻ dễ mắc nhiều
bệnh khác nhau. Vì vậy, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực, hoàn
thiện chức năng làm việc của các cơ quan, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC mầm non. Nhiệm vụ bảo vệ sức
khoẻ có thể tiến hành theo 3 hướng sau đây:
– Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng
– Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý.
6
– Hoàn thiện chức năng của các cơ quan thực vật.
a) Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng cho trẻ mầm non
Tuổi mầm non là giai đoạn có những biến đổi hết sức to lớn về hình thái và
chức năng của cơ thể. Đặc điểm của thời kỳ này là lúc đầu cơ thể trẻ có sức chống
đỡ (đề kháng) tương đối thấp đối với những tác động xấu của môi trường xung
quanh, do đó dễ mắc bệnh, nhưng khả năng thích ứng, thích nghi với mọi tác động
từ bên ngoài vào sẽ nhanh chóng nâng cao nếu biết giữ gìn sức khoẻ cho trẻ thật
chu đáo, kết hợp với việc rèn luyện thể dục một cách có hệ thống và đúng phương
pháp khoa học, phát triển vận động, rèn luyện kỹ năng vận động và thói quen giữ
vệ sinh cho trẻ, kết hợp sử dụng tác động của các yếu tố thiên nhiên một cách thận
trọng và có liều lượng. Các biện pháp đó có tác dụng phòng và chống được các
bệnh thông thường như cảm cúm, các bệnh truyền nhiễm cho trẻ và còn là sự rèn
luyện có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trung ương, đối với sức khoẻ nói
chung của trẻ.
b) Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý
ở lứa tuổi mầm non quá trình cốt hoá của hệ xương mới chỉ bắt đầu. Bộ
xương của trẻ phần lớn được cấu tạo bằng các tổ chức sụn, các tổ chức xương đang
được hình thành, độ rắn thấp, độ xốp cao chứa nhiều nước vì thế. Hệ cơ còn tương
đối yếu, dây chằng dễ bị kéo dãn. Vì thế cơ quan vận động chưa được vững chắc,
dễ bị biến dạng, tư thế vận động cơ bản dễ bị sai lệch. Đến 6-7 tuổi thì thành của
xương mới có độ dày đảm bảo sự chống đỡ tương đối với những tác động cơ học.
Vận động tích cực có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của hệ cơ, xương, thúc
đẩy sự phát triển nhanh chóng các xương ống theo chiều dài đồng thời tăng độ
vững chắc của xương nhờ độ đông đặc chung của các tổ chức xương ở trẻ em mẫu
giáo.
Hệ xương: hình dáng của cơ thể phụ thuộc vào bộ xương. Bộ xương có
nhiệm vụ bảo vệ tuỷ sống, não, các cơ quan bên trong của cơ thể khỏi bị va chạm
7
và làm hư hại. Bộ xương của trẻ còn rất yếu, mềm, dễ bị biến dạng, vì trong đó còn
chứa nhiều tố chất sụn, các khớp của trẻ rất linh hoạt, dây chằng dễ bị dãn, các gân
còn yếu và ngắn so với người lớn. Phát triển hệ xương, dây chằng và khớp đúng
lúc sẽ có tác dụng đến việc phát triển các cơ quan, các hệ thống và tư thế của cơ
thể. Những trường hợp bị cong, vẹo cột sống, vai uốn tròn, lòng bàn chân bẹt làm
rối loạn điều kiện làm việc của nhiều cơ quan quan trọng và có thể dẫn đến bệnh lý.
Đối với trẻ mẫu giáo cần đặc biệt chú ý cho sự cốt hoá của xương diễn ra đúng đắn
và đúng lúc, hình thành đường cong sinh lý của cột sống, phát triển vòm bàn chân,
củng cố dây chằng, khớp, ngoài ra cần chú ý đến sự phát triển cân đối giữa các
phần của cơ thể, sự phát triển cân đối chiều cao và trọng lượng của xương.
Hệ cơ: Bám chắc vào các phần riêng biệt của bộ xương, ở trong một tư thế
nhất định giữ cho thăng bằng và thay đổi tư thế đó. Điều này có nghĩa là hệ cơ
tham gia thực hiện chức năng vận động và cũng như thực hiện chức năng bảo vệ:
bảo vệ khỏi sự va chạm, sự nhiễm lạnh của bộ xương và các cơ quan bên trong. Cơ
của trẻ phát triển còn yếu và chỉ bằng 20-25% trọng lượng cơ thể. ở trong cơ thể trẻ
có nhiều nước và ít chất Prôtít, Lipít. Sự phát triển của các nhóm cơ riêng biệt xảy
ra không cùng một lúc liên quan tới những điều kiện trên, cần thiết phải củng cố tất
cả các nhóm cơ đặc biệt là cơ duỗi.
c) Nâng cao khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan trong cơ thể trẻ
Đặc điểm của giai đoạn từ 0-6 tuổi là sự hoạt động vận động tích cực của
trẻ, nhờ đó những động tác vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống được hình
thành. Tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy nhanh chóng quá trình chuyển những động
tác tự nhiên, tản mạn trong những tháng đầu tiên của cuộc sống, thành những động
tác có sự phối hợp tương đối cao như đi, chạy, nhảy, ném…qua đó phát triển khả
năng vận động một cách hiệu quả ở trẻ. Mặt khác, vận động là một trong những
điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Qua sự theo dõi những trẻ
em vì lý do nào đó (như bị ốm) mà hoạt động vận động bị hạn chế cho thấy: hiện
8
tượng thiếu vận động đã gây nên sự phát triển chậm chạp của các hệ thống tim
mạch, hô hấp và các hệ thống khác của cơ thể trẻ. Dưới ảnh hưởng của các hoạt
động và vận động tích cực thì trọng lượng tương đối của tim, phổi, não được tăng
lên. Đặc biệt là vận động thường xuyên sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, cải
thiện được quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc và chức
phận của cơ thể.
Hệ hô hấp: Đối với trẻ các đường hô hấp còn hẹp, niêm mạc của chúng có
nhiều mạch máu. Các tế bào của phổi rất mịn. Độ linh hoạt của lồng ngực bị hạn
chế, xương sườn ở tư thế nằm ngang và sự phát triển của cơ hô hấp thì rất yếu, nên
không thể thở sâu được (trẻ ở lứa tuổi bú mẹ thở 40-35 lần /1 phút, 7 tuổi thì 24-22
lần). Vì thế không khí bị đọng lại và khó vào các phần của lá phổi. Nhịp hô hấp
của trẻ không ổn định, dễ bị rối loạn. Từ cần củng cố cơ hô hấp, phát triển độ linh
hoạt của lồng ngực, tạo khả năng thở sâu tiết kiệm năng lượng khi thở ra, ổn định
nhịp thở, tăng dung tích sống.
Ngoài ra phải dạy trẻ thở bằng mũi. Thở bằng mũi sẽ làm không khí được
ấm lên và lọc sạch. Các bài tập phát triển hô hấp sẽ thúc đẩy sự hoạt động tích cực
của các cơ quan hô hấp, củng cố các cơ hô hấp và sự phát triển toàn bộ của bộ máy
hô hấp, ngoài ra có tác dụng hình thành ở trẻ em thói quen thở đều và sâu, khắc
phục được tật nín thở của trẻ khi thực hiện những động tác mới.
Hệ tim mạch: Ngay từ khi mới sinh hệ tim mạch đã hoạt động mạnh, các
mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, áp lực của máu yếu nhưng tần số co
bóp của tim lại tăng lên, vì thế nhịp điệu co bóp của tim dễ bị rối loạn. Tim nhanh
chóng mệt mỏi nếu phải làm việc căng thẳng và không thể ngay lập tức thích ứng
với sự thay đổi hoạt động đột ngột. Nhịp mạch của trẻ nhỏ đập rất nhanh (120-140
lần/1 phút). Dần dần thì mạch đập chậm lại, và khi 5-6 tuổi thì nhịp đập từ 80- 110
lần/ 1 phút.
9
Cần phải đặc biệt chú ý đến hệ tim mạch của trẻ mầm non, cụ thể củng cố
các cơ tim, các thành mạch nhất là các mạch máu ở não, làm cho nhịp điệu co bóp
của tim tốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi vận động đột ngột.
Các cơ quan nội tạng: Đặc biệt đối với lứa tuổi nhỏ, các cơ quan nội tạng
của trẻ phát triển chưa đầy đủ, dạ dày có những vách cơ yếu. Các lớp cơ và các sợi
đàn hồi của thành ruột phát triển chưa đầy đủ. Vì vậy trẻ dễ bị rối loạn sự hoạt động
của ruột. Từ đó phải củng cố các bắp thịt và các dây chằng của các cơ quan nội
tạng.
Da: có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan và các tế bào nằm sâu bên trongkhỏi bị
thương chấn, không để vi trùng thâm nhập vào, là cơ quan bài tiết cũng như tham
gia vào sự bài tiết và điều hoà thân nhiệt và hô hấp. Da của trẻ mịn hơn da của
người lớn, dễ bị chấn thương hơn và vì vậy cần bảo vệ da không bị hư hỏng.
Hệ thần kinh: Từ lúc sơ sinh hệ thần kinh của trẻ chuẩn bị chưa đầy đủ để
thực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn. ở trẻ
em quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng. Sự hưng phấn mạnh hơn sự ức
chế. Liên quan với những điều kiện nói trên, nhiệm vụ được đặt ra là tạo sự cân
bằng giữa hưng phấn và ức chế, độ linh hoạt của chúng, phát triển ức chế tích cực
cũng như hoàn thiện các cơ quan phân tích vận động, các cơ quan cảm giác (thị
giác, thính giác…).
Tóm lại ở lứa tuổi mầm non luyện tập thể dục thể thao có hệ thống và đúng
phương pháp khoa học sẽ thúc đẩy sự trưởng thành cơ thể trẻ một cách mạnh mẽ.
Các hệ thống bắp thịt, thần kinh, tuần hoàn máu, … được tập luyện tốt. Ngoài ra
còn có tác dụng tốt đối với phát triển các kỹ năng như đi chạy, nhảy, leo, trèo mang
vác…của trẻ. Đó là cơ sở chuẩn bị cho hoạt động chân tay và trí óc sau này của các
em, bồi dưỡng giáo dục và phát triển thói quen hành động tập thể, tính tích cực, kỷ
luật, chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt.
2.2. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức (nhiệm vụ giáo dưỡng)
10
Cuốn “Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non” là giáo trình dùngcho sinh viên hệ đào tạo từ xa ở các trường Đại học sư phạm, ngành Giáo dục mầmnon, đồng thời là cuốn sách cần cho những ai quan tâm tìm hiểu vấn đề giáo dụcthể chất cho trẻ mầm non.Cuốn sách viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của các độc giả để hoàn thiện thêm.Tác giảChương I:MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤVÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON1. Mục đích của giáo dục thể chất (GDTC) mầm non1.1. Cơ sở để xác định mục đích GDTC mầm non- Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyếtĐại hội Đảng cộng sản Việt Nam, và mục đích của GDTC cho thế hệ trẻ trong giaiđoạn phát triển tương ứng của đất nước. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sảnlần thứ VII đề ra mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạonhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và taynghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.Dựa vào Nghị quyết nói trên, các văn bản của Nhà nước đã xác định mụcđích của GDTC Việt Nam là đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho conngười, chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể lực cho họ để tham gia tích cực vào sự nghiệplao động sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.- Căn cứ vào mục tiêu của GDMN. Trong Luật Giáo dục 2005 (điều 22)mục tiêu GDMN được xác định là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ emvào lớp Một”.- Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ em các độ tuổi, đặc biệt là sự pháttriển tâm lý, sinh lý- vận động.1.2. Mục đích GDTC mầm non- Mục đích chung: giúp trẻ em khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hàihoà, cân đối.- Mục đích giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em các độ tuổi từ 18 thángđến 6 tuổi được cụ thể trong Chương trình Giáo dục mầm non (2006) cùng các dấuhiệu đánh giá một cách cụ thể:Ví dụ:- ở cuối độ tuổi nhà trẻ:+ Mục đích giáo dục phát triển thể chất:* Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trongkênh A.*Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản.*Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt của nhà trẻ.*Trẻ có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.+ Dấu hiệu đánh giá:* Đi thẳng người, nhấc cao chân* Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng* Lên, xuống cầu tháng có vịn* Bật xa bằng 2 chân 20 cm* Ném xa 1,2 m* Xếp tháp 8 tầng* Xâu hạt thành chuỗi* Ghép hình 4 mảnh* Biết cài cúc, mặc quần- Ở cuối độ tuổi mẫu giáo:+ Mục đích giáo dục phát triển thể chất* Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trongkênh A.* Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế.*Trẻ có khả năng phối hợp giữa giác quan và vận động, kết hợp vận độngnhịp nhàng có định hướng trong không gian.*Trẻ thực hiện được các vận động tinh tế, khéo léo.*Trẻ có thói quen và một số kỹ năng tốt trong việc chăm sóc sức khoẻ, vệsinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn.+ Các dấu hiệu đánh giá:* Đi giật lùi 3 m* Chạy 18 m khoảng 10 giây* Bật xa 50-60 cm* Ném xa 4 m* Bò chui dưới vật không bị chạm* Đi nối gót giật lùi 5 bước* Cắt được theo đường tròn* Đồ được hình* Thắt buộc giây giầy* Tự mặc quần áo.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non2.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻCơ thể của trẻ mầm non có sự tăng trưởng nhanh về hình thái nhưng các hệcơ quan làm việc chưa hoàn thiện, sự phát triển chức năng bảo vệ cơ thể còn yếu.Khi chịu đựng nhiều tác động không thuận lợi của môi trường trẻ dễ mắc nhiềubệnh khác nhau. Vì vậy, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực, hoànthiện chức năng làm việc của các cơ quan, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC mầm non. Nhiệm vụ bảo vệ sứckhoẻ có thể tiến hành theo 3 hướng sau đây:- Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng- Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý.- Hoàn thiện chức năng của các cơ quan thực vật.a) Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng cho trẻ mầm nonTuổi mầm non là giai đoạn có những biến đổi hết sức to lớn về hình thái vàchức năng của cơ thể. Đặc điểm của thời kỳ này là lúc đầu cơ thể trẻ có sức chốngđỡ (đề kháng) tương đối thấp đối với những tác động xấu của môi trường xungquanh, do đó dễ mắc bệnh, nhưng khả năng thích ứng, thích nghi với mọi tác độngtừ bên ngoài vào sẽ nhanh chóng nâng cao nếu biết giữ gìn sức khoẻ cho trẻ thậtchu đáo, kết hợp với việc rèn luyện thể dục một cách có hệ thống và đúng phươngpháp khoa học, phát triển vận động, rèn luyện kỹ năng vận động và thói quen giữvệ sinh cho trẻ, kết hợp sử dụng tác động của các yếu tố thiên nhiên một cách thậntrọng và có liều lượng. Các biện pháp đó có tác dụng phòng và chống được cácbệnh thông thường như cảm cúm, các bệnh truyền nhiễm cho trẻ và còn là sự rènluyện có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trung ương, đối với sức khoẻ nóichung của trẻ.b) Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lýở lứa tuổi mầm non quá trình cốt hoá của hệ xương mới chỉ bắt đầu. Bộxương của trẻ phần lớn được cấu tạo bằng các tổ chức sụn, các tổ chức xương đangđược hình thành, độ rắn thấp, độ xốp cao chứa nhiều nước vì thế. Hệ cơ còn tươngđối yếu, dây chằng dễ bị kéo dãn. Vì thế cơ quan vận động chưa được vững chắc,dễ bị biến dạng, tư thế vận động cơ bản dễ bị sai lệch. Đến 6-7 tuổi thì thành củaxương mới có độ dày đảm bảo sự chống đỡ tương đối với những tác động cơ học.Vận động tích cực có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của hệ cơ, xương, thúcđẩy sự phát triển nhanh chóng các xương ống theo chiều dài đồng thời tăng độvững chắc của xương nhờ độ đông đặc chung của các tổ chức xương ở trẻ em mẫugiáo.Hệ xương: hình dáng của cơ thể phụ thuộc vào bộ xương. Bộ xương cónhiệm vụ bảo vệ tuỷ sống, não, các cơ quan bên trong của cơ thể khỏi bị va chạmvà làm hư hại. Bộ xương của trẻ còn rất yếu, mềm, dễ bị biến dạng, vì trong đó cònchứa nhiều tố chất sụn, các khớp của trẻ rất linh hoạt, dây chằng dễ bị dãn, các gâncòn yếu và ngắn so với người lớn. Phát triển hệ xương, dây chằng và khớp đúnglúc sẽ có tác dụng đến việc phát triển các cơ quan, các hệ thống và tư thế của cơthể. Những trường hợp bị cong, vẹo cột sống, vai uốn tròn, lòng bàn chân bẹt làmrối loạn điều kiện làm việc của nhiều cơ quan quan trọng và có thể dẫn đến bệnh lý.Đối với trẻ mẫu giáo cần đặc biệt chú ý cho sự cốt hoá của xương diễn ra đúng đắnvà đúng lúc, hình thành đường cong sinh lý của cột sống, phát triển vòm bàn chân,củng cố dây chằng, khớp, ngoài ra cần chú ý đến sự phát triển cân đối giữa cácphần của cơ thể, sự phát triển cân đối chiều cao và trọng lượng của xương.Hệ cơ: Bám chắc vào các phần riêng biệt của bộ xương, ở trong một tư thếnhất định giữ cho thăng bằng và thay đổi tư thế đó. Điều này có nghĩa là hệ cơtham gia thực hiện chức năng vận động và cũng như thực hiện chức năng bảo vệ:bảo vệ khỏi sự va chạm, sự nhiễm lạnh của bộ xương và các cơ quan bên trong. Cơcủa trẻ phát triển còn yếu và chỉ bằng 20-25% trọng lượng cơ thể. ở trong cơ thể trẻcó nhiều nước và ít chất Prôtít, Lipít. Sự phát triển của các nhóm cơ riêng biệt xảyra không cùng một lúc liên quan tới những điều kiện trên, cần thiết phải củng cố tấtcả các nhóm cơ đặc biệt là cơ duỗi.c) Nâng cao khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan trong cơ thể trẻĐặc điểm của giai đoạn từ 0-6 tuổi là sự hoạt động vận động tích cực củatrẻ, nhờ đó những động tác vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống được hìnhthành. Tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy nhanh chóng quá trình chuyển những độngtác tự nhiên, tản mạn trong những tháng đầu tiên của cuộc sống, thành những độngtác có sự phối hợp tương đối cao như đi, chạy, nhảy, ném…qua đó phát triển khảnăng vận động một cách hiệu quả ở trẻ. Mặt khác, vận động là một trong nhữngđiều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Qua sự theo dõi những trẻem vì lý do nào đó (như bị ốm) mà hoạt động vận động bị hạn chế cho thấy: hiệntượng thiếu vận động đã gây nên sự phát triển chậm chạp của các hệ thống timmạch, hô hấp và các hệ thống khác của cơ thể trẻ. Dưới ảnh hưởng của các hoạtđộng và vận động tích cực thì trọng lượng tương đối của tim, phổi, não được tănglên. Đặc biệt là vận động thường xuyên sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, cảithiện được quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc và chứcphận của cơ thể.Hệ hô hấp: Đối với trẻ các đường hô hấp còn hẹp, niêm mạc của chúng cónhiều mạch máu. Các tế bào của phổi rất mịn. Độ linh hoạt của lồng ngực bị hạnchế, xương sườn ở tư thế nằm ngang và sự phát triển của cơ hô hấp thì rất yếu, nênkhông thể thở sâu được (trẻ ở lứa tuổi bú mẹ thở 40-35 lần /1 phút, 7 tuổi thì 24-22lần). Vì thế không khí bị đọng lại và khó vào các phần của lá phổi. Nhịp hô hấpcủa trẻ không ổn định, dễ bị rối loạn. Từ cần củng cố cơ hô hấp, phát triển độ linhhoạt của lồng ngực, tạo khả năng thở sâu tiết kiệm năng lượng khi thở ra, ổn địnhnhịp thở, tăng dung tích sống.Ngoài ra phải dạy trẻ thở bằng mũi. Thở bằng mũi sẽ làm không khí đượcấm lên và lọc sạch. Các bài tập phát triển hô hấp sẽ thúc đẩy sự hoạt động tích cựccủa các cơ quan hô hấp, củng cố các cơ hô hấp và sự phát triển toàn bộ của bộ máyhô hấp, ngoài ra có tác dụng hình thành ở trẻ em thói quen thở đều và sâu, khắcphục được tật nín thở của trẻ khi thực hiện những động tác mới.Hệ tim mạch: Ngay từ khi mới sinh hệ tim mạch đã hoạt động mạnh, cácmạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, áp lực của máu yếu nhưng tần số cobóp của tim lại tăng lên, vì thế nhịp điệu co bóp của tim dễ bị rối loạn. Tim nhanhchóng mệt mỏi nếu phải làm việc căng thẳng và không thể ngay lập tức thích ứngvới sự thay đổi hoạt động đột ngột. Nhịp mạch của trẻ nhỏ đập rất nhanh (120-140lần/1 phút). Dần dần thì mạch đập chậm lại, và khi 5-6 tuổi thì nhịp đập từ 80- 110lần/ 1 phút.Cần phải đặc biệt chú ý đến hệ tim mạch của trẻ mầm non, cụ thể củng cốcác cơ tim, các thành mạch nhất là các mạch máu ở não, làm cho nhịp điệu co bópcủa tim tốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi vận động đột ngột.Các cơ quan nội tạng: Đặc biệt đối với lứa tuổi nhỏ, các cơ quan nội tạngcủa trẻ phát triển chưa đầy đủ, dạ dày có những vách cơ yếu. Các lớp cơ và các sợiđàn hồi của thành ruột phát triển chưa đầy đủ. Vì vậy trẻ dễ bị rối loạn sự hoạt độngcủa ruột. Từ đó phải củng cố các bắp thịt và các dây chằng của các cơ quan nộitạng.Da: có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan và các tế bào nằm sâu bên trongkhỏi bịthương chấn, không để vi trùng thâm nhập vào, là cơ quan bài tiết cũng như thamgia vào sự bài tiết và điều hoà thân nhiệt và hô hấp. Da của trẻ mịn hơn da củangười lớn, dễ bị chấn thương hơn và vì vậy cần bảo vệ da không bị hư hỏng.Hệ thần kinh: Từ lúc sơ sinh hệ thần kinh của trẻ chuẩn bị chưa đầy đủ đểthực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn. ở trẻem quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng. Sự hưng phấn mạnh hơn sự ứcchế. Liên quan với những điều kiện nói trên, nhiệm vụ được đặt ra là tạo sự cânbằng giữa hưng phấn và ức chế, độ linh hoạt của chúng, phát triển ức chế tích cựccũng như hoàn thiện các cơ quan phân tích vận động, các cơ quan cảm giác (thịgiác, thính giác…).Tóm lại ở lứa tuổi mầm non luyện tập thể dục thể thao có hệ thống và đúngphương pháp khoa học sẽ thúc đẩy sự trưởng thành cơ thể trẻ một cách mạnh mẽ.Các hệ thống bắp thịt, thần kinh, tuần hoàn máu, … được tập luyện tốt. Ngoài racòn có tác dụng tốt đối với phát triển các kỹ năng như đi chạy, nhảy, leo, trèo mangvác…của trẻ. Đó là cơ sở chuẩn bị cho hoạt động chân tay và trí óc sau này của cácem, bồi dưỡng giáo dục và phát triển thói quen hành động tập thể, tính tích cực, kỷluật, chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt.2.2. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức (nhiệm vụ giáo dưỡng)10