Giáo dục Thanh Hóa với việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số

(TTV) – Trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 hoành hành, CNTT và chuyển đổi số có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành giáo dục đào tạo, bởi đây là nền tảng để các trường có thể triển khai hoạt động dạy học trực tuyến, thích ứng với diễn biến của đại dịch. Bởi vậy, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số chưa bao giờ được quan tâm và phát triển mạnh mẽ tại các cơ sở giáo dục Thanh Hóa như hiện nay.
 

 



Tại lớp 7B, trường Phổ thông Dân tộc nội trú – THCS huyện Quan Sơn, giáo viên vừa dạy trực tiếp trên lớp, vừa dạy trực tuyến cho các học sinh cách ly tại nhà.

Ở thời điểm hiện tại, lớp 7B, trường Phổ thông Dân tộc nội trú – THCS huyện Quan Sơncó 9 học sinh nhiễm Covid-19. Nhờ được kết nối internet và tivi thông minh, giáo viên vừa dạy trực tiếp trên lớp, vừa dạy trực tuyến cho các học sinh cách ly tại nhà. Thông qua màn hình tivi, các học sinh học trực tiếp và trực tuyến có thể nghe nhìn, giao lưu trao đổi trong giờ học. Bởi thế, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc lên lớp của cô và trò không bị ảnh hưởng nhiều, cả về kiến thức chuyên môn lẫn tinh thần dạy và học.

Quan Sơn là địa phương đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Song trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội Nghị TW 8, khóa XI về  “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Đảng bộ, chính quyền và ngành giáo dục huyện Quan Sơn  luôn quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cho các nhà trường. Đặc biệt, tại trường Phổ thông DTNT- THCS, đơn vị được xem là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho huyện, việc chuyển đổi số càng được quan tâm. Trường Phổ thông dân tộc nội trú- THCS huyện Quan Sơn  hiện có 8 lớp học, với 240 học sinh.




 

Để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT hướng tới chuyển đổi số công tác quản lý, dạy và học, UBND huyện Quan Sơn đã đầu tư  cho nhà trường hệ thống máy chủ, cổng internet, wifi, tivi thông minh cho tất cả các phòng học, phòng chuyên môn, phòng học bộ môn. Trên lớp, giáo viên có thể giảng bài thông qua các phần mềm, mô hình, hình ảnh trực quan sinh động. Bên cạnh đó, các thiết bị thông minh còn có thể giúp thầy cô trực tiếp tải về các video, hình ảnh, tư liệu phục vụ cho bài giảng của từng tiết học. Nhà trường được UBND huyện Quan Sơn trang bị  phòng học vi tính với phần mềm dạy học hiện đại. Thay vì phải hướng dẫn cho từng học sinh như trước kia, giáo viên có thể trình  chiếu và thực hiện các thao tác qua ti vi thông minh, nhờ đó, tất cả học sinh có thể theo dõi cùng lúc.

Trong công tác quản lý, nhờ hệ thống Camera được lắp đặt đồng bộ, Ban Giám hiệu nhà trường có thể kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học tại từng lớp học,  từ đó kịp thời nắm bắt và điều chỉnh, giúp hoạt động giáo dục trong nhà trường ngày một tốt hơn.  

Cô giáo Phạm Thị Thủy Phó Hiệu Trường Phổ thông DTNT-THCS Quan Sơn: Nhà trường sẽ tiếp tục công tác tham mưu để nâng cấp hơn nữa các phương tiện để việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học chuyên nghiệp hơn. Lãnh đạo nhà trường và cán bộ chuyên môn sẽ lồng ghép nội dung chuyên đề công nghệ thông tin trong các buổi họp chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.

Cô giáo Phạm Thị Thủy, Phó Hiệu Trường Phổ thông DTNT-THCS Quan Sơn: Nhà trường sẽ tiếp tục công tác tham mưu để nâng cấp hơn nữa các phương tiện để việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học chuyên nghiệp hơn. Lãnh đạo nhà trường và cán bộ chuyên môn sẽ lồng ghép nội dung chuyên đề công nghệ thông tin trong các buổi họp chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.

 

Ông Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch thường trực, UBND huyện Quan Sơn: Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học, tập trung đâu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy trong nhà trường, tuyên truyền để giáo viên, học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, và không ngừng nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin.

Ông Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch thường trực, UBND huyện Quan Sơn: Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học, tập trung đâu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy trong nhà trường, tuyên truyền để giáo viên, học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, và không ngừng nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin.

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, dạy và học không chỉ được thực hiện tại các trường công lập, mà còn được các trường tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tích cực triển khai. Trường Tiểu học và THCS Newton mới chỉ thành lập từ năm 2020, song trong hai năm hoạt động, nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số.



Một trong 2 phòng học thông minh của trường

 TH và THCS Newton.

Đây là một trong hai phòng học thông minh của nhà trường. Chính giữa phòng học là một tivi thông minh được kết nối với một phần mềm dạy học đặc biệt. Phần mềm này là một đề tài khoa học của nhà trường, từng giành giải thưởng trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Phần mềm ứng dụng công nghệ 3D, mô phỏng hình ảnh của các bài học trong nhóm các môn khoa học tự nhiên; rất tiện ích cho hoạt động dạy và học trực tiếp cũng như trực tuyến.

Ngoài 2 phòng học thông minh, trường TH và THCS Newton còn đầu tư 2 phòng máy tính. Ngay từ lớp 1, học sinh đã được làm quen với việc sử dụng máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại thông minh, tiếp cận dần với quá trình ứng dụng công nghệ thông tin. Nhà trường cũng xây dựng hệ thống phần mềm, số hóa dữ liệu về học sinh, cán bộ giáo viên, phụ huynh, các chương trình giáo dục… để giúp hoạt động quản lý trở nên giản tiện, khoa học  hơn.

Thầy giáo Lê Văn Hùng, Hiệu trưởng trường TH và THCS Newton Thanh Hóa: Chúng tôi đã hướng dẫn cho các em học sinh cấp I ứng dụng thành thạo các phương tiện dạy học như máy tính bảng, máy tính cá nhân, laptop…để các em có thể tham gia học trực tuyến ở trường hay ở nhà. Đối với cán bộ giáo viên, nhà trường đã tổ chức tập huấn và mua nhiều phần mềm ứng dụng dạy và học để giáo viên và học sinh sử dụng.

Thầy giáo Lê Văn Hùng, Hiệu trưởng trường TH và THCS Newton Thanh Hóa: Chúng tôi đã hướng dẫn cho các em học sinh cấp I ứng dụng thành thạo các phương tiện dạy học như máy tính bảng, máy tính cá nhân, laptop…để các em có thể tham gia học trực tuyến ở trường hay ở nhà. Đối với cán bộ giáo viên, nhà trường đã tổ chức tập huấn và mua nhiều phần mềm ứng dụng dạy và học để giáo viên và học sinh sử dụng.

Ở bậc Đại học, Trường Đại học Hồng Đức là một trong những  đơn vị sớm ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập và đã đạt được những kết quả khả quan. Hiện nay,  nhà trường có 12 khoa, với gần 700 cán bộ, giảng viên, và hơn 11.000 sinh viên ở tất cả các hệ đào tạo. Là đơn vị được thụ hưởng đề án xây dựng trường học thông minh, những năm qua, trường đại học Hồng Đức đã được đầu tư tương đối đồng bộ, hiện đại và toàn diện về cơ sở hạ tầng CNTT, hạ tầng mạng, hệ thống máy chủ, đường cáp quang kết nối tốc độ cao, trung tâm dữ liệu. 



 

Nhà trường hiện có một phòng học, với các thiết bị thông minh hỗ trợ giảng viên và sinh viên tương tác hiệu quả trong quá giảng dạy – học tập, một phòng thí nghiệm về lĩnh vực khoa học máy tính, với các trang thiết bị, hệ thống máy xử lý dữ liệu tốc độ cao, giúp sinh viên của ngành khoa học máy tính  có thể học tập và thử nghiệm các thuật toán về khai thác, sử dụng dữ liệu, dữ liệu lớn, các thuật toán về trí tuệ nhân tạo hoặc cộng nghệ blockchain hiệu quả….

Đề án xây dựng trường học thông minh cũng đã trang bị cho Đại học Hồng Đức một hệ thống phần mềm quản trị hiện đại, trong đó các đối tượng khác nhau như sinh viên, nhà quản trị, nhà quản lý đều có môi trường làm việc trên không gian số.  Nhờ đó, nhà trường có thể quản lý, giám sát lớp học hay các hoạt động khác liên quan đến quá trình đào tạo một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Thế Anh Trưởng khoa CNTT và Truyền thông, trường Đại học Hồng Đức: Trong những năm gần đây, nhà trường đã nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin và hướng tới là chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện trong nhà trường. Chúng tôi đã cùng với nhà trường xây dựng thành công kiến trúc chuyển đổi số tổng thể với mục tiêu xây dựng trường ĐH Hồng Đức thành trường đại học số hóa, hướng tới mô hình quản trị thông minh.

Phó Giáo sư – Tiến sỹ Phạm Thế Anh, Trưởng khoa CNTT và Truyền thông, trường Đại học Hồng Đức: Trong những năm gần đây, nhà trường đã nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin và hướng tới là chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện trong nhà trường. Chúng tôi đã cùng với nhà trường xây dựng thành công kiến trúc chuyển đổi số tổng thể với mục tiêu xây dựng trường ĐH Hồng Đức thành trường đại học số hóa, hướng tới mô hình quản trị thông minh.

Những hiệu quả thấy rõ đã tạo động lực để Trường Đại học Hồng Đức tiếp tục phấn đấu, vạch ra một lộ trình cụ thể nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong mọi quy trình về quản trị, vận hành, giảng dạy, nghiên cứu…, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức: Chúng tôi nhận thức rất rõ trách nhiệm xây dựng trường trở thành trường đại học top đầu cả nước, chính vì vậy mà về việc thực hiện chuyển đổi số được lãnh đạo nhà trường và tập thể giảng viên đồng thuận quan tâm. Trước hết là tập trung vào việc tạo kết cấu hạ tầng thông tin tốt nhất để thực hiện chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số trong nhà trường từ hoạt động dạy, hoạt động học, thanh kiểm tra và chuyển giao khoa học công nghệ cũng thực hiện trên nền tảng số hóa.

Phó Giáo sư – Tiến sỹ Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức: Chúng tôi nhận thức rất rõ trách nhiệm xây dựng trường trở thành trường đại học top đầu cả nước, chính vì vậy mà về việc thực hiện chuyển đổi số được lãnh đạo nhà trường và tập thể giảng viên đồng thuận quan tâm. Trước hết là tập trung vào việc tạo kết cấu hạ tầng thông tin tốt nhất để thực hiện chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số trong nhà trường từ hoạt động dạy, hoạt động học, thanh kiểm tra và chuyển giao khoa học công nghệ cũng thực hiện trên nền tảng số hóa.

Với sự quan tâm của  Đảng bộ, chính quyền tỉnh, sự nỗ lực của ngành giáo dục đào tạo, đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa đã có 100% các đơn vị, trường học được trang bị máy vi tính; gần 2.000 đơn vị quản lý giáo dục, trường học đã và đang được các đơn vị viễn thông hỗ trợ miễn phí đường truyền Internet cáp quang; nhiều đơn vị, trường học được trang bị hệ thống máy chủ, camera, máy chiếu, màn hình thông minh, máy in, máy quét …

Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vẫn còn nhiều điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa thể ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy.

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 hoành hành, CNTT và chuyển đổi số có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành giáo dục đào tạo, bởi đây là nền tảng để các trường có thể triển khai hoạt động dạy học trực tuyến, thích ứng với diễn biến của đại dịch. Bởi vậy, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số chưa bao giờ được quan tâm và phát triển mạnh mẽ tại các cơ sở giáo dục Thanh Hóa như hiện nay.

Ông Tạ Hồng Lựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa: Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và nâng cao hơn nữa để thích ứng với quá trình chuyển đổi số của ngành giáo dục, cũng như nội dung chuyển đổi số nói chung. Chúng tôi cũng tham mưu với UBND tỉnh một kế hoạch nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trong toàn ngành, và triển khai các ứng dụng phần mềm áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục.

Ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa: Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và nâng cao hơn nữa để thích ứng với quá trình chuyển đổi số của ngành giáo dục, cũng như nội dung chuyển đổi số nói chung. Chúng tôi cũng tham mưu với UBND tỉnh một kế hoạch nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trong toàn ngành, và triển khai các ứng dụng phần mềm áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục.

Ứng dụng CNTT, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0. Những kết quả tích cực mà ngành giáo dục – đào tạo Thanh Hóa đạt được trong lĩnh vực này thời gian qua sẽ là động lực quan trọng, để từ đó tiếp tục phấn đấu, đổi mới căn bản, toàn diện trong thời điểm hiện tại cũng như  tương lai./.

An Thư- Văn Lọc/Chuyên mục Đưa Nghị quyết vào cuộc sống ngày 29.3-TTV