Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non thành phố thái nguyên | Xemtailieu
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non thành phố thái nguyên
-
pdf
-
129
trang
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ BẮC
GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ BẮC
GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyênngành: GIÁO DỤC HỌC
Mãsố: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ KIM LINH
THÁI NGUYÊN – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông
tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn theo đúng
quy định.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2015
Tác giả
Đỗ Thị Bắc
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. HÀ THỊ KIM LINH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Hà Thị Kim Linh đã
tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; khoa Sau đại học; Ban chủ
nhiệm khoa Tâm lí – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên, gia đình, bạn bè… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………… I
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………….. II
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………….. III
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ……………………………………………… VII
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………. VIII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………….. IX
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………………………… 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu……………………………………………………….. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………….. 3
6. Giả thuyết khoa học …………………………………………………………………………….. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………… 3
8. Cấu trúc luận văn ………………………………………………………………………………… 4
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO
TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON …………………………………….. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………………………………. 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ………………………………………………… 5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước……………………………………………………. 8
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài …………………………………………………………….. 10
1.2.1. Giáo dục………………………………………………………………………………… 10
1.2.2. Kỹ năng…………………………………………………………………………………. 11
1.2.3. Kỹ năng sống …………………………………………………………………………. 13
1.2.4. Kỹ năng tự phục vụ ………………………………………………………………… 14
1.2.5. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ……………………………………………………. 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………………………………………… I
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………………………………………….. II
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………………………………………… III
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT …………………………………………………………………………………….. VI
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………………………………………………. VIII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ………………………………………………………………………………………………………. IX
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………………………………………… 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………………………………………………………………………………………………………………………… 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………………………………… 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………………….. 2
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………………………………… 2
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………………………………. 3
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ………………………………………………………………………………………………………………….. 3
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………………………….. 3
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ………………………………………………………………………………………………………………………. 4
CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………………………………………………………….. 5
LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ ……………………………………………………………………. 5
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON …………………………………………………………………….. 5
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………………… 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài …………………………………………………………………………………………… 5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ……………………………………………………………………………………………… 8
1.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………………………………………………………………. 10
1.2.1. Giáo dục ……………………………………………………………………………………………………………………………. 10
1.2.2. Kỹ năng …………………………………………………………………………………………………………………………….. 11
1.2.3. Kỹ năng sống …………………………………………………………………………………………………………………….. 13
1.2.4. Kỹ năng tự phục vụ…………………………………………………………………………………………………………….. 14
1.2.5. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ ………………………………………………………………………………………………. 15
1.3. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ TÍNH ƯU THẾ CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG LAO
ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ …………………………………………………………………………………… 16
1.3.1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT, TÂM LÝ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ ……………………………………………….. 16
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ …………………………………………. 18
1.3.3. GIÁO DỤC LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON ………………………………… 19
1.3.1. Mục tiêu giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ……………………………………………………….. 20
1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo………………………………………………………. 20
1.3.3. Nội dung giáo dục lao động tự phục vụ của trẻ mẫu giáo ………………………………………………………. 21
1.3.4. Hình thức giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo……………………………………………………… 21
1.4. GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON…………………………………. 23
1.4.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ……………………………………………………. 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.4.2. Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ……………………………………………….. 23
1.4.3. Giáo dục hệ thống các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ……………………………………………… 24
1.4.4. NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ ………………………………………….. 27
1.4.4.1. Đảm bảo tính mục đích ……………………………………………………………………………………………………. 27
1.4.4.2. Phù hợp với đối tượng giáo dục ………………………………………………………………………………………… 28
1.4.4.3. Đảm bảo mối quan hệ giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động
của trẻ …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 28
1.4.4.4. Đảm bảo khích lệ động viên cổ vũ trẻ tham gia hoạt động …………………………………………………… 28
1.4.4.5. Đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ……………………………………………………………… 29
1.4.4.6. Giáo dục kiên trì, củng cố thường xuyên và lâu dài ……………………………………………………………. 29
1.4.6. HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ………………………………. 31
1.4.6.1. Tổ chức các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày ……………………………………………………………… 31
1.4.6.2. Tổ chức hoạt động theo mục đích và nội dung……………………………………………………………………. 33
1.4.6.3. Tổ chức ngày lễ, hội ………………………………………………………………………………………………………… 34
1.4.6.4. Theo vị trí không gian, có các hình thức: …………………………………………………………………………… 34
1.4.6.5. Theo số lượng trẻ, có các hình thức: …………………………………………………………………………………. 35
1.4.7. QUY TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ…………………………………………….. 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………………………………………………………. 39
CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………………………………………………………… 40
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ ………………………………………………………………… 40
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ……………………. 40
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH THỂ KHẢO SÁT ………………………………………………………………………………………….. 40
2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ ……………………………………………. 42
2.2.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé …………………………….. 42
2.2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non thành
phố Thái Nguyên ……………………………………………………………………………………………………………………………… 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………………………………………………………. 59
CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………………………………………………………………… 60
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM
NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN …………………………………………………………………………………………. 60
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ……………………………………………………………………………. 60
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của quá trình giáo dục mầm non………………………………………………………. 60
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi …………………………………………………………………………………………. 60
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên……………………………………………… 61
3.1.4. Đảm bảo tính cá biệt …………………………………………………………………………………………………………… 61
3.2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ………………………………………………………………………………………………………… 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.2.1. Nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho cho giáo viên mầm non………………………….. 62
3.2.2. Xây dựng quy trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé …………………………………….. 63
3.2.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục mà nội dung hướng tới kỹ năng tự phục vụ …………………………………….. 65
3.2.4. Tổ chức cho trẻ rèn luyện thường xuyên thông qua tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày
của trẻ …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 68
3.2.5. Xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng tự phục vụ ở trẻ mẫu giáo bé ………………………………………….. 70
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ………………………………………………………………………………………….. 72
3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI, TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP…………………………………………………. 72
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ……………………………………………………………………………………………………….. 72
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ……………………………………………………………………………………………………….. 72
3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm ……………………………………………………………………………………….. 73
3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm …………………………………………………………………………………………………. 73
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm ………………………………………………………………………………………………………….. 73
Nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho cho giáo viên mầm non ………………………………………. 73
Xây dựng quy trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………… 73
Nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho cho giáo viên mầm non ………………………………………. 74
Xây dựng quy trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………… 74
3.4. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………… 75
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… 75
3.4.2. Nội dung thực nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… 75
3.4.3. Các giai đoạn thực nghiệm …………………………………………………………………………………………………. 75
3.4.4. Tiêu chí đánh giá ……………………………………………………………………………………………………………….. 76
3.4.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ……………………………………………………………………………………………. 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 …………………………………………………………………………………………………………………. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………………….. 90
1. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………………………………….. 90
2. KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………………………………………. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………………………………….. 92
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………………………………….. 1
Nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho cho giáo viên mầm non ………………………………………. 13
Xây dựng quy trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………… 13
Nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho cho giáo viên mầm non ………………………………………. 13
Xây dựng quy trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………… 13
Nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho cho giáo viên mầm non ………………………………………. 14
Xây dựng quy trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………… 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Stt
Viết đầy đủ
Viết tắt
1
ĐC
Đối chứng
2
GV
Giáo viên
3
KN
Kỹ năng
4
SL
Số lượng
5
TN
Thực nghiệm
6
TPV
Tự phục vụ
7
UNESCO
Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc
8
UNICEF
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
9
WHO
Tổ chức y tế thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – vii
ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng khách thể khảo sát các trường mầm non ……………………… 42
Bảng 2.2. Số lượng khách thể khảo sát khối mẫu giáo bé các trường
mầm non ……………………………………………………………………….. 42
Bảng 2.3. Nhận thức về sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………………………… 43
Bảng 2.4. Nhận thức về ý nghĩa giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo bé ………………………………………………………………………………….. 44
Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ cần thực hiện của việc giáo dục kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………… 45
Bảng 2.6. Nhận thức về nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo bé ………………………………………………………………………………….. 46
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo bé……………………………………………………………………………. 48
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các cách thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………………………… 51
Bảng 2.9. Mức độ sử dụng hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo bé ………………………………………………………………… 53
Bảng 2.10. Mức độ kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo bé ………………………. 56
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của các biện pháp …………………………….. 73
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp ………………………………. 74
Bảng 3.3. Phân phối tần xuất điểm kiểm tra của các nhóm TN và ĐC
trước TN ……………………………………………………………………………….. 79
Bảng 3.4. Tần xuất điểm KN tự phục vụ của nhóm TN trước và sau TN …….. 80
Bảng 3.5. Phân phối tần suất điểm kiểm tra của nhóm TN và ĐC sau TN …… 83
Bảng 3.6. Kiểm định sự khác biệt kết quả kỹ năng tự phục vụ của nhóm
TN và ĐC sau TN …………………………………………………………………… 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –viii
ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đổ đánh giá KN rửa tay của nhóm TN trước và sau TN …… 81
Biểu đồ 3.2. Biểu đổ đánh giá KN chải tóc của nhóm TN trước và sau TN ….. 82
Biểu đồ 3.3. Biểu đổ đánh giá KN đi giày dép của nhóm TN trước và sau TN….. 83
Biểu đồ 3.4. Biểu đổ đánh giá mức độ KN rửa tay của nhóm TN và ĐC
sau TN ………………………………………………………………………………. 84
Biểu đồ 3.5. Biểu đổ đánh giá mức độ KN chải tóc của nhóm TN và ĐC
sau TN ………………………………………………………………………………. 85
Biểu đồ 3.6. Biểu đổ đánh giá mức độ KN đi giầy dép của nhóm TN và
ĐC sau TN …………………………………………………………………………. 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ix
http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam, có nhiệm vụ đặt nền móng cơ sở cho việc hình thành và phát
triển nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu hướng phát triển của thời đại. Các nghị
quyết của Đảng về giáo dục mầm non đều xác định rõ vị trí của giáo dục mầm
non trong chiến lược giáo dục đào tạo con người và chỉ ra bước đi thích hợp
với khả năng thực tế của đất nước: “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học
mầm non”. Nhận thức đúng đắn vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược
phát triển con người sẽ giúp nền giáo dục nước ta phát triển kịp các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới.
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non được quy định
tại điều 22 luật giáo dục: “Là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào học lớp một”.
Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền móng vững chắc ban
đầu cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ cho trẻ mầm non, kết hợp
chặt chẽ với gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, một nhiệm
vụ quan trọng của giáo dục mầm non là chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, giúp trẻ làm
quen với môi trường học tập mới và các mối quan hệ mới ở trường tiểu học, đặt
cơ sở nền tảng cho việc hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Trong những năm gần đây việc giáo dục kỹ năng sống (đặc biệt là giáo
dục kỹ năng lao động tự phục vụ) cho trẻ mầm non được quan tâm. Giáo dục
kỹ năng tự phục vụ được đưa vào chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ từ
12 tháng tuổi đến 6 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số
463/BGDĐT-GDTX: “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống
tại các cở sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
1
xuyên”. Trong đó hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho bậc học mầm non đã
đề cập đến việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non là một phần nội
dung không thể thiếu để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Mục
tiêu giáo dục kỹ năng tự phục vụ là giúp trẻ hình thành những kỹ năng phục vụ
bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Giáo dục kỹ năng tự
phục vụ có những có lợi ích về sức khỏe, hơn nữa là cơ hội để giáo dục văn hóa
cho trẻ, khi trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trẻ sẽ tự lập, tự tin, mạnh dạn, sống có
trách nhiệm hơn đối với bản thân, dễ thành công hơn trong cuộc sống.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo bé ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, luận văn đề xuất
biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé nói riêng, hiệu quả
giáo dục mầm non ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên nói chung.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé(3 -4 tuổi) ở một số
trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo bé ở trường mầm non.
4.2. Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé
ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên.
4.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé
trường mầm non thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
http://www.lrc.tnu.edu.vn
4.4. Tổ chức khảo nghiệm, thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả
thi và tính hiệu quả của một số biện pháp đề xuất.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giáo dục một số kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo bé là: Nhóm kỹ năng tự phục vụ trong giờ ăn, nhóm kỹ năng tự
phục vụ trong giờ ngủ, nhóm kỹ năng tự phục vụ trong giờ đón trẻ, nhóm kỹ
năng tự phục vụ trong giờ trả trẻ, nhóm kỹ năng tự phục vụ trong hoạt động
học tập, vui chơi.
Việc tổ chức nghiên cứu đề tài được triển khai tại 4 trường mầm non trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên: Trường mầm non Quang Trung, Trường mầm
non 19/5 Thành phố Thái Nguyên, Trường mầm non chất lượng cao DPA,
Trường mầm non chất lượng cao Thái Hải.
6. Giả thuyết khoa học
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ sẽ góp phần phát triển được những kỹ năng
sống đối với trẻ mầm non. Nếu đề xuất được những biện pháp giáo dục kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé hệ thống, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục ở trường mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
Thông qua đọc tài liệu sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác, tôi dùng
phương pháp này để phân tích, tổng hợp lý thuyết liên quan đến luận văn, thu
thập thông tin cần thiết.
7.1.2 Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết
Trên cơ sở phân loại, hệ thống hoá lý thuyết cần thiết để làm rõ cơ sở
lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát trẻ: Tiến hành quan sát trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày
để thu thập thông tin cần thiết phục vụ việc nghiên cứu đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
Quan sát giáo viên: Quan sát giáo viên thông qua dự giờ nhằm thu thập
thông tin cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện với giáo viên để thu thông tin cần thiết phục vụ quá trình
nghiên cứu đề tài.
7.2.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu hỏi lấy ý kiến của giáo viên, để thu thập thông tin phục vụ
cho quá trình nghiên cứu luận văn.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia (là giáo viên mầm non có kinh nghiệm, cán bộ
quản lý) về những nội dung liên quan của luận văn.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu hồ sơ của trẻ, sổ sách, giáo án của giáo viên để thu thập
thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn.
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ.
7.3. Các phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát, thực
nghiệm sư phạm trong luận văn.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, ảnh minh họa, nội dung chính
của luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1. Lý luận về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở
trường mầm non
Chương 2. Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé
trường mầm non Thành phố Thái Nguyên
Chương 3. Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé
trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu
này có P.I.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,…trong các công trình nghiên
cứu chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết
hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn [34], [36].
Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu
kỹ năng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau như kỹ năng lao động gắn với
những tên tuổi các nhà tâm lý – giáo dục như V.V.Tseburseva, kỹ năng
học tập gắn với G.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, kỹ năng hoạt động sư
phạm gắn với tên tuổi X.I.Kixegops [11].
Kỹ năng sống được đề cập trong các chương trình hành động của
UNESCO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc), WHO
(Tổ chức y tế thế giới), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc) cũng như
trong các chương trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài
nước…ở hướng nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ
năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều
kiện, quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó…
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo là một trong những vấn đề
đã được các nhà tâm lý, nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Mặc dù có khác
nhau về các biện pháp, phương pháp khác nhau từ các góc độ nghiên cứu song
họ đều cho rằng chính hai mặt năng lực và phẩm chất là hai mặt then chốt mà
giáo dục cần tác động đến nhằm tạo ra những con người toàn diện.
Tác giả Côvaliôp trong công trình nghiên cứu của mình đã rất chú trọng
đến việc giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ. Tác giả cho rằng: “Thói quen là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
http://www.lrc.tnu.edu.vn
bản tính thứ hai của con người. Khi có thói quen lao động, nếu không làm việc
người ta không chịu được v.v… „[7, tr7]. Như vậy theo Côvaliôp một khi đã có
thói quen lao động thì con người sẽ chủ động thực hiện công việc, nếu như
không thực hiện thường xuyên thì họ sẽ cảm thấy khó chịu, buồn bực. Vì vậy,
đối với trẻ em một khi các kỹ năng tự phục vụ đã hình thành thì cần được thực
hiện một cách thường xuyên, liên tục để chúng trở thành nhu cầu của trẻ, nếu
không các em sẽ thấy khó chịu. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng việc trẻ chủ động
thực hiện các công việc tự phục vụ sẽ mang lại cho chúng niềm vui, niềm tự
hào đó là động lực thôi thúc các em thực hiện lao động tự phục vụ. Vì vậy tác
giả cho rằng giáo viên cần tạo được niềm vui, sự hứng thú cho trẻ trong quá
trình trẻ thực hiện hoạt động tự phục vụ, điều đó mang lại hiệu quả cao trong
việc giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ [7].
Tác giả I.A.Peecnicova trong nhiều tác phẩm của mình đã đề cập đến
việc giáo dục lao động tự phục vụ đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức của
trẻ em. Theo ông: “Phẩm chất đạo đức hình thành ở trẻ em trước hết là trong
quá trình lao động. Phẩm chất ấy thể hiện ở sự ham thích và thói quen lao
động phục vụ bản thân, gia đình, nhà trường „. Như vậy sự thích thú và thói
quen, kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân chính là một biểu hiện của phẩm
chất đạo đức của trẻ. Ông cho rằng nên cho trẻ em làm việc dễ dàng nhưng có
ích từ khi các em còn nhỏ. Việc thực hiện các kỹ năng tự phục vụ như tự rửa
tay, rửa mặt, đánh răng, chải tóc…. là những công việc dễ dàng vừa sức trẻ mà
vô cùng có ích đối với sức khỏe và vẻ đẹp con người. Dựa trên quan điểm:
“Kiên quyết yêu cầu phải để trẻ em tự phục vụ từ khi còn nhỏ, nếu không các
em sẽ phát triển thói ăn bám xấu xa„ của Crupxkaia, tác giả cho rằng: “Con cái
chúng ta phải hưởng tuổi thơ hạnh phúc, nhưng tuyệt nhiên không có nghĩa là
tuổi thơ ấy phải nhàn rỗi. Trẻ em sẽ không thấy hạnh phúc khi bố mẹ cứ phục
vụ các em mãi như cậu ấm cô chiêu [24, tr10]. Đồng thời tác giả đưa ra nguyên
tắc vô cùng đơn giản và quan trọng để rèn cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
http://www.lrc.tnu.edu.vn
là: “Không làm thay con cái những việc mà các em có thể tự làm được, ngay cả
với những trẻ bé nhất, tùy theo khả năng, trẻ em phải tự ăn uống, rửa mặt đánh
răng… [24, tr13].
Tác giả K.D.Usinxki người sáng lập khoa học giáo dục Nga, trong công
trình nghiên cứu của mình ông đã chỉ ra rằng sự phát triển của trẻ em là kết quả
lao động của bản thân trẻ của hoạt động nhận thức và trí tuệ của trẻ [9, tr20].
Để trẻ yêu thích lao động, thì cần phải giúp trẻ tiếp cận với lao động, mức độ
thể hiện kỹ năng tự phục vụ ở trẻ phụ thuộc vào việc tham gia vào hoạt động
lao động trong môi trường xung quanh của trẻ.
Tác giả Nhechaeva lại đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của việc giáo dục, rèn
luyện thói quen lao động tự phục vụ đối với sự hình thành nhân cách trẻ mẫu
giáo. Tác giả cho rằng cần phải giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ lứa
tuổi mẫu giáo để trẻ có nhu cầu thực hiện hành động tự phục vụ một cách tự
giác. Cũng theo tác giả, để hình thành được những kỹ năng kỹ xảo, thói quen
lao động, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thì công tác rèn luyện cần phải tiến hành
thường xuyên, tỉ mỉ theo từng bước cụ thể trong một thời gian liên tục.
Nhechaeva cũng đề xuất một số phương pháp như: Làm mẫu từng thao tác, giải
thích bằng lời, nêu gương, tập luyện hàng ngày, sử dụng trò chơi, sử dụng trực
quan, để dạy trẻ trong giờ học, trong lao động, trong sinh hoạt hàng ngày. Theo
tác giả giáo viên phải củng cố thói quen cho trẻ bằng cách nhắc nhở thường
xuyên và bằng sự rèn luyện hàng ngày của trẻ [23].
A.X.Macarenco và N.K.Krupcaia nhà giáo dục lớn người Nga, rất quan
tâm tới việc giáo dục trẻ thông qua lao động, giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ, nguyên tắc lý tưởng là phải làm thế nào cho bản thân lao động có tính hấp
dẫn học sinh và kích thích họ cố gắng, đạt được những kết quả tốt đẹp. Theo
hai tác giả trong lĩnh vực lao động không dùng khen thưởng và trách phạt, tác
giả cho rằng: “Nhiệm vụ lao động và sự hoàn thành nhiệm vụ đó đã khiến cho
nhi đồng vui sướng thoải mái rồi. Khi thừa nhận công tác của các em là tốt thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
http://www.lrc.tnu.edu.vn
đó phải là cái phần thưởng rất quý đối với lao động của các em „. Đối với trẻ
mầm non cần phải giáo dục trẻ thói quen sinh hoạt, thói quen văn hóa, ý thức tự
lập, khả năng tự kiềm chế, tinh thần vượt khó ý thức trách nhiệm đối với bản
thân và mọi người. Tác giả quan tâm trước tiên tới giáo dục và phát triển kỹ
năng tự phục vụ ở trẻ thông qua trò chơi, chính trò chơi phát triển rất nhiều kỹ
năng ở trẻ [19].
Hiện nay xu hướng giáo dục mầm non trên thế giới đặc biệt là Mỹ và
Nhật Bản rất quan tâm đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Họ cho rằng
thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn
khi tham gia vào các hoạt động tập thể, các nhà giáo dục cho rằng cần giáo dục
trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay khi trẻ được một tuổi rưỡi, việc nắm bắt các kỹ
năng tự phục vụ giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công,
không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Khái niệm “Kỹ năng sống” thực sự được hiểu một cách đúng đắn và chặt
chẽ, sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF tổ chức
năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu
đầy đủ hơn về kỹ năng sống.
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu kỹ năng tiếp cận theo hai hướng: Hướng
thứ nhất là kỹ năng lao động, xét về mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay
hoạt động gắn với những tên tuổi các nhà tâm lý – giáo dục như Trần Trọng
Thuỷ, Hà Thị Đức…
Thứ hai là kỹ năng hoạt động sư phạm, kỹ năng học tập xét về mặt năng
lực của con người gắn với tên tuổi các nhà tâm lý -giáo dục như Nguyễn Như
An, Nguyễn Văn Hộ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thị Tính,
Trần Quốc Thành…
Việt Nam đã thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Chương
trình mầm non mới hướng đến giáo dục kỹ năng sống tích hợp với các hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
http://www.lrc.tnu.edu.vn
khác. Giáo dục lao động tự phục vụ, hình thành kỹ năng, thói quen tự chăm sóc
bản thân cho trẻ mầm non đã được các nhà nghiên cứu quan tâm khai thác như:
Nguyễn Bát Can, Nguyễn Oánh, Châu Thị Hạnh, Hoàng Hồi, Phạm Năng
Cường, Phạm Đức Khâm, Đinh Kỷ, Phan Sỹ Kỷ, Lâm Đình Liêm, Nguyễn Văn
Khoa đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục lao động tự phục vụ đối với giáo dục
toàn diện cho trẻ. Các tác giả cho rằng phương pháp chủ yếu là giảng giải kết
hợp trực quan, luyện tập, thực hành chủ yếu dưới hình thức tiết học…[5].
Tác giả Nguyễn Thị Phong, Trần Thanh Tùng trong công trình nghiên cứu
của mình hai tác giả cho rằng để hình thành các kỹ năng như lau mặt, rửa tay, chải
tóc, mặc quần áo… thì cô giáo phải dạy từ động tác đơn giản đến phức tạp, phải
thường xuyên kiểm tra, củng cố, tạo điều kiện cho trẻ được tập luyện thường
xuyên. Hai tác giả đưa ra yêu cầu và trình tự thực hiện từng kỹ năng tự phục vụ,
vệ sinh thân thể như: rửa mặt, rửa tay, vệ sinh tóc, móng…chi tiết, cụ thể [26].
Tác giả Nguyễn Thị Thư nêu lên sự cần thiết của việc giáo dục và rèn luyện
cho trẻ những kỹ năng thói quen tốt trong cuộc sống bao gồm cả kỹ năng tự phục
vụ. Theo tác giả việc giáo dục kỹ năng cần tiến hành mọi lúc mọi nơi, tận dụng cơ
hội trong hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ. Tác giả chỉ ra rằng kết quả hình
thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ liên quan đến vai trò của truyền thống gia đình,
vai trò của cá nhân trẻ và tính hứng thú của chính quá trình giáo dục [28].
Tác giả Trần Thị Trọng đưa ra hệ thống các phương pháp nhằm xây
dựng kỹ năng và hình thành hành vi cho trẻ như nhóm phương pháp trực quan
(làm mẫu, phân tích động tác); phương pháp chỉ dẫn; nhóm phương pháp khích
lệ nêu gương (nêu gương, dùng tình huống nhận xét). Theo tác giả, giáo dục kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ gồm nhiều khâu: Làm cho trẻ nắm được các yêu cầu,
rèn kỹ năng thực hiện thao tác, nắm được trình tự thực hiện…trong quá trình
giáo dục, phải sử dụng nhiều phương pháp và tiến hành trong mọi hoạt động
của trẻ như vui chơi, học tập[32].
Tác giả Mai Ngọc Liên đã nghiên cứu một số biện pháp giáo dục tính tự
lực cho trẻ thông qua hoạt động tự phục vụ. Tác giả cho rằng cần giáo dục cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
http://www.lrc.tnu.edu.vn