Giáo dục học – Chương 2: Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non – Tài liệu, ebook, giáo trình
Nội dung GDTC mầm non là một bộ phận kinh nghiệm của xã hội loài
người, là một bộ phận được chon lọc trong nền văn hóa thể chất của dân tộc
và của loài người. Nội dung GDTC mầm non quy định hệ thống những tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo vận động mà trẻ em cần nắm vững để đảm bảo sự phát
triển thể lực – một mặt quan trọng của giáo dục toàn diện, đồng thời góp phần
bảo tồn và phát triển nền văn hóa của loài người.
Dựa vào mục tiêu giáo dục thể chất mầm non, đặc điểm phát triển tâm
sinh lí và vận động của trẻ, người ta đã nghiên cứu và lựa chọn hệ thống bài
tập thể chất bao gồm các bài tập thể dục và trò chơi vận động làm nội dung
của GDTC cho trẻ mầm non.
131 trang
|
Chia sẻ: Mr Hưng
| Lượt xem: 822
| Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước
20 trang
nội dung tài liệu Giáo dục học – Chương 2: Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã học. Vào buổi sáng, chọn trò chơi mang tính động; buổi chiều,
chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn.
Trước khi hướng dẫn trò chơi vận động, giáo viên phải chuẩn bị giáo án. Giáo
án trò chơi vận động cũng có thể trình bày như giáo án của tiết học tập vận
động. Giáo viên cần ghi rõ việc tổ chức trẻ và toàn bộ cuộc chơi dưới dạng
dùng lời nói trực tiếp.
3.7.2.2. Cách thức tiến hành trò chơi vận động cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo
a) Đối với trẻ lưa tuổi mẫu giáo bé.
245
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo bé là sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn ít, sự
chú ý chưa bền vững, các kĩ năng vận động chưa hoàn thiện đang ở giai đoạn
củng cố, trẻ chưa biết phối hợp hành động của mình với hành động của bạn.
Cho nên, mặc dù trẻ rất thích các trò chơi vận động, nhưng trẻ không thể tổ
chức được kể cả những trò chơi đã quen thuộc. Do vậy, giáo viên phải là
người tổ chức trò chơi vận động cho trẻ, kể cả khi trẻ đưa ra trò chơi.
Khi hướng dẫn trò chơi vận động cho trẻ, giáo viên phải đảm bảo các mặt sau:
– Hướng dẫn trò chơi mới:
+ Giới thiệu trò chơi:
Đối với trẻ mẫu giáo bé, khi giới thiệu trò chơi giáo viên phải biểu lộ tình cảm
và thể hiện tính cách nhân vật bằng ngữ điệu. Ví dụ: Khi nói về chim, thỏ thì
giọng nói phải nhẹ nhàng. Nói về sói, cáo thì giọng thô hơn, to hơn,..
Khi giới thiệu trò chơi có chủ đề, giáo viên nên dùng những câu chuyện ngắn
có hình tượng, tranh ảnh, đồ chơi để gợi cho trẻ những hình tượng nhân vật
mà trẻ sẽ bắt chước trong khi chơi. Cách giới thiệu như vậy sẽ giúp trẻ tưởng
tượng ra cách chơi, nhập vai chơi và thể hiện vận động có lời, giáo viên cho
trẻ thực hiện vận động theo lời. Giáo viên nên cho trẻ học lời trước khi chơi
trong những giờ tự hoạt động của trẻ.
Khi giới thiệu trò chơi, giáo viên nên sử dụng một số lượng từ lớn, nhiều loại
ngữ điệu, giọng nói để thu hút và làm giàu ngôn ngữ cho trẻ, giúp những trẻ
không tích cực tham gia chơi cũng chú ý đến lời nói của giáo viên. Ví dụ: khi
chơi trò chơi “ Nhảy qua suối nhỏ”, giáo viên động viên trẻ: “ Nào, cháu hãy
nhảy qua suối thật cẩn thận khỏi bị ướt chân. Đừng sợ, suối không sâu
đâu”. Nếu trẻ sợ, giáo viên cùng thực hiện với trẻ. Sự giao tiếp thường
xuyên bằng ngôn ngữ, sẽ tạo cho trẻ sự phấn khởi, thích thú, đồng thời có tác
dụng phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng cho trẻ.
+ Giải thích hành động trò chơi:
Đối với trẻ mẫu giáo bé, hành động chơi được thể hiện ngay trong khi giải
thích trò chơi. Ví dụ, giáo viên nói “ Bây giờ cô cháu mình cùng chơi trò chơi
thỏ đổi chuồng”, thì ngay lúc ấy giáo viên chọn một số trẻ nắm lấy tay nhau
làm chuông thỏ, sao đó tiếp tục giải thích: “ Khi các cháu nghe cô nói: trời
nắng thì các cháu sẽ ra ngoài đồng cỏ kiếm ăn”. Đồng thời giáo viên làm mẫu
động tác đi của thỏ: Giơ 2 tay lên đầu vẫy vẫy làm tai thỏ, hai chân nhảy
246
chụm tiến lên phái trước. Một lát sau, giáo viên nói: “ Trời mưa” hoặc “ trời
tối”, thì tất cả các con thỏ mỗi con tìm một cái chuồng.
Với những trò chơi có lời, giáo viên đọc lời cho trẻ thực hiện theo lời.
+ Phân vai chơi:
Trẻ mẫu giáo bé hay nhầm lẫn vai chơi của mình, có khi đang đóng vai là sói
đuổi thỏ trong trò chơi vận động “ Chó sói và đàn thỏ”, thì lại chạy trốn luôn
cùng với thỏ. Cho nên, giáo viên thường hay đóng vai chính, có như vậy mới
đem lại cho trẻ sự phấn khởi và tạo điều kiện thu hút tất cả trẻ tham gia chơi
vào trò chơi, giúp trẻ tích cực vận động.
Đến giữa năm học, khi trẻ đã có kinh nghiệm vận động, giáo viên có thể chọn
một số trẻ nhanh nhẹn, thực hiện tốt các vận động tham gia đóng vai chính.
Lưu ý: Khi mới vào trường, trẻ chưa quen sinh hoạt tập thể, nên khi tổ chức
trò chơi vận động nhiều trẻ thường đứng ngoài hưởng ứng bằng cách biểu lỗ
tình cảm như vỗ tay, mỉm cười hoặc có những trẻ rụt rè muốn chơi, nhưng
không thể hiện được ý muốn của mình. Đối với những trẻ đó, giáo viên không
nên bắt buộc trẻ tham gia vào trò chơi ngay những ngày đầu, mà cần phải gần
gũi, động viên, tìm hiểu các tính của trẻ rồi dần dần rủ trẻ cùng chạy, cùng
trốn. Sau nhiều lần như vậy, trẻ sẽ gần gũi giáo viên, bạn bè và trẻ sẽ tích cực
tham gia vào các trò chơi.
– Tổ chức ôn luyện trò chơi đã biết:
Trẻ mẫu giáo bé thường khoa tiếp thu những chi tiết của trò chơi, khó hình
thành những kĩ năng cần thiết. Cho nên, giáo viên có thể cho trẻ chơi lại nhiều
lần mà không sợ trẻ chán. Sau mỗi lần học trò chơi mới, giáo viên cho trẻ
chơi lại 1 -2 lần trò chơi đã biết, sau đó chơi lại trò chơi đã học.
Dù là trò chơi quen thuộc với trẻ, nhưng khi hướng dẫn, giáo viên vẫn phải
nhắc lại luật của trò chơi, đồng thời để tăng thêm hứng thú và tính tự lập của
trẻ, giáo viên có thể phức tạp hóa trò chơi bằng nhiều cách: thay đổi quy tắc
chơi, nâng cao yếu cầu, đưa thêm vận động chính xác hơn, thay đổi đội hình.
Ví dụ, trong trò chơi “ ngày và đêm”, có thể thay đổi các tình huống. Đầu tiên
giáo viên đưa ra tín hiệu: “ Trời sáng”, trẻ làm gà gáy, sau đó các con gà con
đi kiếm mồi kêu “chiếp, chiếp”. Khi nghe tín hiệu “ Trời tối”, các con gà con
nhanh chân chạy vào chuồng – ghế của mình và giả nhắm mắt ngủ. Khi nào
có hiệu lệnh “ Trời sáng” thì dậy đi kiếm mồi.
247
Sự thay đổi, bổ sung một vài chi tiết không làm thay đổi nội dung và quy tắc
trò chơi, mà yếu tố mới lại làm nâng cao sự thích thú của trẻ, kích thích chúng
hoạt động tích cực hơn, tự lực và sáng tạo hơn,
– Theo dõi quá trình chơi:
Trong quá trình tổ chức hướng dẫn trò chơi vận động, giáo viên cần chú ý
theo dõi:
+ Trẻ hành động chơi như thế nào? có thực hiện đúng nội dung của trò chơi
hay không và tìm hiểu nguyên nhân không phù hợp, thì phải điều chỉnh bằng
cách phát hiệu lệnh chậm hơn.
+ Mối quan hệ, cách đối xử giữa trẻ với nhau, tạo điều kiện và gợi ý cho trẻ
có những biểu hiện tốt về nhau: nhường nhau đồ chơi, không chen lấn bạn,
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ. Sự phạm luật của trẻ do trạng thái quá hưng
phấn hay biểu hiện của sự mệt mỏi. Trong trường hợp này, giáo viên phải
ngừng trò chơi lại và chuyến sang các hoạt động khác nhẹ nhàng hoặc những
trò chơi tĩnh hơn.
– Nhận xét khi chơi:
Với trẻ mẫu giáo bé, khi trẻ tham gia chơi, giáo viên động viên trẻ ngay khi
vận động. Ví dụ: Cháu A làm giống như quả bóng nẩy, hoặc làm giống cô,
Khuyến khích những trẻ nhút nhát tham gia vào trò chơi, không phải trò chơi
nào cũng nhận xét, đánh giá mà phải biết nhận xét động viên trẻ kịp thời.
Với trẻ ở lứa tuổi này, khi nhận xét phải hết sức tế nhị, không nên bắt trẻ nhắc
lại lỗi sai của mình. Ví dụ: “ Cháu không làm được bài tập này là do vụng về
hay kém cỏi”, như vậy sẽ làm cho trẻ mất hứng thú và có khi không tham gia
vào trò chơi nữa. Giáo viên nên đánh giá vào những mặt tốt, những biểu hiện
tích cực nhằm kích thích trẻ tham gia vào trò chơi và để trẻ khác noi theo.
b) Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn
Trẻ ở lứa tuổi này đã có hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, có kĩ
năng, kĩ xảo vận động, khả năng định hướng không gian của trẻ tốt hơn. Điều
đó tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào trò chơi.
Trẻ biết phối hợp vận động cùng các bạn, những vận động của trẻ nhanh và
linh hoạt hơn. Khi hướng dẫn trò chơi, giáo viên phải đảm bảo các mặt sau:
– Hướng dẫn trò chơi mới:
+ Giới thiệu trò chơi mới:
248
Giáo viên giải thích rõ rang, ngắn gọn. Có thể sử dụng những câu chuyện
ngắn, nhỏ để dẫn dắt trẻ vào trò chơi một cách thích thú, tạo tính huống bất
ngờ, tâm trạng thoải mái, vui tươi cho trẻ.
+ Giải thích trò chơi:
Giáo viên giải thích ngắn gọn toàn bộ nội dung và quy tắc của trò chơi. Với
những trò chơi có quy tắc phức tạp, động tác khó, thì giáo viên vừa làm mẫu
vừa giải thích cho trẻ. Với những trò chơi phức tạp, không nhất thiết phải giải
thích toàn bộ nội dung và quy tắc trò chơi mà trong quá trình chơi sẽ bổ sung
lại cho chính xác dần.
+ Nhắc lại quy tắc chơi:
Sauk hi giải thích xong, giáo viên cho một vài trẻ nhắc lại luật chơi để trẻ dễ
nhớ.
+ Phân vai chơi:
Giáo viên phân vai chơi cho trẻ hoặc để trẻ tự nhận vai chính. Cho một vài trẻ
hoặc một nhóm trẻ lên chơi thử, sau đó cho cả lớp chơi. Đối với những trò
chơi vận động có lời, giáo viên cần cho trẻ đọc thuộc lời trước khi chơi.
– Tổ chức ôn luyện trò chơi đã biết.
Mỗi nội dung của trò chơi cần được ôn luyện nhiều lần thì mới hình thành cho
trẻ kĩ năng, kĩ xảo vận động và những phẩm chất nhân cách như: Tính tổ
chức, kỉ luật, tính mục đích, long dũng cảm, tính tập thể, Nhưng đối với trẻ
mẫu giáo nhỡ, kinh nghiệm và khả năng của trẻ nhiều hơn, nên trẻ dễ tiếp thu
nội dung và quy tắc chơi nhanh hơn, hoạt động tập thể cũng mạnh hơn. Ở tuổi
này trẻ biết nhiều trò chơi hơn, trẻ sẽ chóng chán những trò chơi mà trẻ chơi
lại không có sự thay đổi gì mới.
Có thể tạo hình thức trò chơi vận động mới cho trẻ bằng nhiều cách: thay đổi
điều kiện tiến hành của trò chơi hoặc đưa vào nhiệm vụ vận động mới. Ví dụ,
trò chơi “ Mèo và chim sẻ” có thể thay đổi như sau: Lúc đầu tổ chim là một
hàng ghế xếp thẳng hàng ở cuối lớp. Sau đó sắp xếp theo từng nhóm ở các
góc khác nhau. Trong các trường hợp khác có thể sử dụng những dụng cụ
khác để làm “ tổ”. Những dụng cụ và những hình thức mới làm sự hấp dẫn
của trò chơi tăng lên và trẻ sẽ tham gia vào trò chơi hứng thú và chú ý hơn.
Việc thực hiện vận động trong các hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa to lớn đối
với việc phát triển sự phối hợp hoạt động của trẻ, phát triển khả năng định
hướng trong không gian và tạo điều kiện giáo dục tích cực ở trẻ.
249
Tuy là trò chơi đã biết, nhưng khi chơi, giáo viên vẫn phải nhắc lại luật chơi
và trẻ tự thỏa thuận với nhau, với mục đích nâng cao tính tự lực của trẻ trong
trò chơi và để trẻ nắm vững nội dung và luật của trò chơi hơn.
– Theo dõi quá trình chơi;
Trong việc tổ chức trò chơi, giáo viên cần theo dõi:
+ Việc thực hiện luật chơi của trẻ vầ tìm nguyên nhân thực hiện không đúng
luật chơi của trẻ. Nếu như trò chơi khó, giáo viên cần nhắc lại luật chơi, có
thể cho từng trẻ dừng lại để giải thích và làm mẫu lại. Nếu như trẻ cố tình “
phá” luật chơi, thì cần có biện pháp khắc phục ngay.
+ Sau mỗi lần chơi nên đổi vai chơi cho trẻ, không nên để một số trẻ chỉ đóng
vai chính, như vậy sẽ làm cho trẻ đó tự đề cao mình và ngược lại, số trẻ khác
tự ti, không tin vào sức lực của mình.
+ Để lôi cuốn trẻ vào trò chơi và làm cho trò chơi thêm hứng thú, cần tổ chức
cho tất cả trẻ được tham gia vào trò chơi hoặc đứng ngoài cổ vũ, làm sao tạo
cho được không khí chơi rộn rang, sôi nổi nhưng có kỉ luật, tránh để trẻ la hét
quá to. Những trò chơi có vận động mạnh, thì không nên kéo dài quá lâu sẽ
làm trẻ mệt mỏi. Với những trò chơi thi đua, thì chọn trẻ có sức lực tương
đương, hoặc chia đội cũng phải cân sức.
+ Tạo điều kiện cho trẻ biểu hiện tốt với nhau, không xô đẩy nhau, giúp đỡ
bạn khi gặp khó khăn. Cám ơn khi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi làm phiền.
+ Theo dõi trạng thái sức khỏe của trẻ, vì nếu nhiều trẻ vi phạm luật chơi hay
qua hưng phấn là biểu hiện của sự mệt mỏi. Trong trường hợp này phải ngừng
trò chơi lại và chuyển trẻ sang các hoạt động khác nhẹ nhàng hơn hoặc những
trò chơi tĩnh hơn.
– Nhận xét trong khi chơi:
Sau mỗi lần chơi, giáo viên nên nhận xét những mặt sau đây:
+ Khuyến khích động viên những trẻ nhút nhát, chậm chạp tham gia vào trò
chơi và những trẻ thực hiện đúng luật chơi. Nghiêm khắc với những trẻ cố
tình không thực hiện đúng luật chơi.
+ Nhấn mạnh những biếu hiện tích cực vận động và nhận thức của trẻ.
+ Nhấn mạnh những mối quan hệ tập thể của trẻ: biết hành động cùng làm
cho trẻ thấy vui trước kết quả đạt được của các bạn và cố gắng khắc phục
những thiếu sót. Tránh gây ra cho trẻ những biểu hiện tự cao khi mình thắng
cuộc hoặc tự ti khi thua cuộc.
250
3.8. DẠO CHƠI
– Tiến hành dạo chơi với trẻ, giáo viên giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố kĩ
năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự
nhiên. Ngoài ra còn giáo dục trẻ tính tập thể, long dũng cảm, chấp hành, tổ
chức, kỉ luật,
– Dạo chơi được tiến hành sau các tiết học buổi sáng. Có 2 hình thức dạo chơi:
dạo chơi hàng ngày kết hợp với các hoạt động khác và mang tính chất tổng
hợp, dạo chơi có mục đích rèn luyện thể chất ngoài trường.
Dạo chơi hàng ngày được tiến hành từ lứa tuổi 24 tháng tuổi. Dạo chơi ở
ngoài trường chỉ áp dụng cho trẻ từ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ.
3.8.1. Cách thức tiến hành dạo chơi cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ
– Bắt đầu lứa tuổi từ 24 tháng tuổi, giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ dạo
chơi hàng ngày ngoài trời sau tiết học buổi sáng, thường kéo dài khoảng 30
phút.
– Dạo chơi có tác dụng tốt cho việc hoàn thiện kĩ năng vận động cho trẻ. Trẻ
có điều kiện sử dụng vận động đã học vào thực tế. Ngoài ra, nó còn có tác
dụng giúp cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, giáo dưỡng
và giáo dục.
– Nội dung các buổi dạo chơi có thể là cho trẻ đi, chạy, nhảy, hoặc chơi các
trò chơi vận động. Vào những ngày trời nắng, nên chọn những trò chơi vận
động lượng vận động ít. Trời rét, chọn trò chơi mang tính chất động nhiều
hơn.
Phần đầu và phần cuối của buổi dạo chơi, cho trẻ chơi vận động trong tập thể.
Lúc đầu có thể cho trẻ đi và chạy chậm kết hợp với thực hiện động tác chim
bay, có bay một vòng quanh sân, cuối cùng có thể cho trẻ đi chơi 1 trò chơi
vận động nhẹ. Phần giữa, cho trẻ chơi theo ý thích với những dụng cụ khác
nhau.
Trong quá trình trẻ vận động, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm
để tiện cho việc theo dõi và uốn nắn trẻ. Đây là lúc giáo viên có thể làm công
tác cá biệt đối với những trẻ trong tiết học vận động không nắm được yêu cầu
của bài tập.
Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách bao quát
toàn bộ nhóm trẻ. Kịp thời điều hòa lượng vận động cho những trẻ có biểu
hiện hứng phấn quá mức hoặc ít vận động. Không để trẻ chạy quá nhiều hoặc
251
nhảy từ trên cao xuống. Sân chơi phải rộng, bằng phẳng có cây to che bóng
mát và có ghế ngồi cho trẻ. Phải có dụng cụ để cho trẻ chơi như: bập bênh,
ghế đu, cầu trượt, ngựa gỗ,..
Trước khi cho trẻ ra dạo chơi, giáo viên phải chuẩn bị đồ chơi, dụng cụ để trẻ
mang ra sân chơi như: bóng, ô tô, xe đẩy, vòng, Quần áo của trẻ phải gọn
gàng. Mùa hè có thể cho trẻ mặc quần đùi, áo may ô và đội mũ. Không cho
trẻ dạo chơi vào những ngày thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, có gió nhiều và
ẩm ướt.
3.8.2. Cách thức tiến hành dạo chơi cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo.
a) Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé
Cũng như đối với trẻ em ở lứa tuổi trước, dạo chơi ngoài trời là hình thức tiến
hành hàng ngày sau các tiết học buổi sáng của trẻ em mẫu giáo bé.
– Dạo chơi giúp trẻ thích nghi với những biến đổi của thời tiết và môi trường,
trẻ được vận động nhiều sẽ làm tăng các tố chất vận động: nhanh nhẹn, khéo
léo, bền bỉ có điều kiện phát triển.
Đặc biệt, trẻ có thể sử dụng những vận động đã học vào thực tế, qua đó những
kĩ năng vận động được củng cố và trở thành kĩ xảo. Thời gian cho trẻ đi dạo
có thể kéo dài trong khoảng 30 – 40 phút.
– Yêu cầu, nội dung và trình tự hướng dẫn một buổi đi dạo cho trẻ mẫu giáo
bé cũng tương tự như đối với trẻ 24 – 36 tháng.
– Để phục vụ tốt cho các buổi dạo chơi ngoài trời của trẻ, cần chú ý xây dựng
sân chơi với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, đáp ứng được các hoạt động đa
dạng của trẻ trong khi đi dạo. Sân chơi phải được thiết kế phù hợp với các yêu
cầu sư phạm và vệ sinh.
b) Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn.
– Ngoài việc cho trẻ dạo chơi ở sân trường, giáo viên có thể cho trẻ dạo chơi
ngoài phạm vi nhà trường nhằm mụ đích thay đổi điều kiện môi trường tự
nhiên mà trẻ tiếp xúc, giáo dục trẻ định hướng địa lí, tính dũng cảm, hoàn
thiện kĩ năng vận động trong các điều kiện khác nhau.
– Dạo chơi ngoài trường đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo, giáo viên lập kế hoạch
về dạo chơi. Thời gian đi dạo tốt nhất vào mùa hè. Giáo viên phải nắm chắc
các địa điểm xung quanh trường như: công viên, vườn hoa nhỏ, gần rừng
thưa, cánh đồng, đồi cây, song, hồ, Phải xác định từng đoạn của cuộc đi,
tính toán các chặng nghỉ, các điều kiện thiên nhiên để trẻ tiến hành luyện tập
252
hoàn thiện kĩ năng vận động như đi qua rãnh nước hẹp, cầu ngắn, dốc
nghiêng, bãi trống trong rừng.
Về mùa đông, việc tổ chức cho trẻ đi dạo cũng không kém phần quan trọng,
giúp giảm bớt số trẻ mắc bệnh truyền nhiễm và cảm lạnh. Nên tiến hành đều
đặn các buổi đi dạo từ 1 đến 2 tháng một lần.
– Giáo viên cần đề ra nhiệm vụ thực hiện, lựa chọn nội dung và phương pháp
sẽ sử dụng khi cho trẻ tập luyện.
– Nội dung của cuộc dạo chơi bao gồm các trò chơi vận động, tập thể dục,
nghỉ ngơi, đi dạo chơi với các dụng cụ, các đồ chơi mang theo hoặc tổ chức
thi đua, thi đấu.
Giáo viên cần chú ý đến trang phục của trẻ, có thể báo trước cho cha (mẹ )
của trẻ biết về buổi dạo chơi để có sự chuẩn bị quần áo dày dép, hợp mùa.
Giáo viên cũng nên báo trước cho trẻ mục đích của cuộc đi dạo, gây cho trẻ
sự mong mỏi và hào hứng. Trẻ mẫu giáo lớn phải tham gia vào việc chuẩn bị
cùng với giáo viên, lựa chọn các dụng cụ mang theo. Giáo viên phân chia
dụng cụ cho trẻ dễ dàng mang đi.
– Cuộc dạo chơi có thể diễn biến như sau: Giáo viên tập trung trẻ thành 1 hoặc
2 hàng dọc theo tổ, dặn dò trẻ những yêu cầu cần thiết, sau đó cho trẻ đi. Một
giáo viên đi đầu, người còn lại đi sau cả lớp. Trên đường đi, giáo viên cho
phép trẻ lần lượt nhảy qua rãnh nước, đi trên gờ tường thấp, trên cây đổ
nghiêng.,.. Cần chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ. Đến nơi, giáo viên cho trẻ nghỉ
ngơi một lát ròi tổ chức cho trẻ luyện tập. Tiếp đó, giáo viên cho trẻ tự chơi
theo ý thích. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ quan sát các hiện tượng xung
quanh chúng như: cây cối, nhà cửa, Cuối buổi đi dạo, giáo viên chơi một
trò chơi vận động nhẹ nhàng để tập trung trẻ trước khi ra về. Khi trở về, cũng
theo đội hình như lúc đi, nhưng chỉ cho trẻ đi thường, vì lúc này trẻ đã mệt.
Thời gian mỗi buổi đi dạo không nên kéo dài quá 60 phút. Nên cho trẻ về
trước khi chuẩn bị ăn trưa để trẻ còn nghỉ ngơi và làm vệ sinh trước khi ăn.
3.9 THAM QUAN
– Hình thức tham quan có tác dụng giúp trẻ trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh
động vật – nhân vật mà trẻ bắt chước mà khi chơi trò chơi vận động hoặc
những động tác thể dục và sự rèn luyện của các vận động viên, những dụng cụ
thể dục thể thao.
253
– Tham quan áp dụng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn, môi học kỳ giáo viên nên tổ
chức ít nhất một lần. Địa điểm tham quan thường là các nơi như: Vườn bách
thú, sân vận động, sân thể dục thể thao, trường phổ thong.
Sự chuẩn bị cho cuộc tham quan phải rất chu đáo. Giáo viên phải có kế hoạch
cụ thể về sự chuẩn bị cũng như quá trình hướng dẫn trẻ tham quan, kế hoạch
này được thể hiện dưới hình thức giáo án.
Giáo viên cần liên hệ trước với những nơi sẽ đưa trẻ đến tham quan, có kế
hoạch cụ thể về số lượng thời gian, người phị trách trẻ, dự tính phương tiện đi
lại. Nếu địa điểm tham quan gần và đường đi thuận tiện, nên tổ chức cho trẻ
đi vộ để trẻ có thể sửu dụng những kĩ năng vận động của mình vào thực tế và
trẻ có điều kiện quan sát những sự vật, hiện tượng diễn ra trên đường đi.
Trước khi cho trẻ đi tham quan, giáo viên cần giới thiệu sơ qua về đối tượng
mà trẻ cần quan sát. Giáo viên muốn cho trẻ làm quen với cuộc sống của một
số động vật ở vườn bách thú thì giáo viên có thể cho trẻ xem tranh ảnh, vi deo
về những con vật đó hoặc có thể chuyện trò với trẻ, gợi long ham muốn nhận
biết ở trẻ. Trong quá trình tham quan, giáo viên cần định hướng cho trẻ, chỉ
dẫn cho trẻ cách quan sát mđối tượng. Có thể sử dụng hệ thống câu hỏi để gợi
mở cho trẻ như: muốn trở thành một vận động viên thể thao thì phải tập luyện
như thế nào? Sau buổi tham quan, giáo viên có thể tổ chức đàm thoại với trẻ,
đưa ra những câu hỏi kích thích sự tò mò và củng cố những hình ảnh đã có ở
trẻ.
3.10. HỘI THỂ DỤC THỂ THAO
– Hình thức hội thể dục thể thao ở trường mầm non nhằm khuyến khích phong
trào thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ long yêu thích thể dục thể
thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ. Nó xác định kết
quả rèn luyện, giáo dục của giáo viên và sự tập luyện của trẻ, nó tạo ra không
khí thi đua, biểu dương sức khỏe của trẻ, rèn luyện thể lực giữa các lớp trong
một trường và các trường với nhau.
– Hội khỏe được tổ chức nhằm mục đích cho tất cả trẻ tham gia hoạt động thể
dục thể thao một cách tích cực, Sôi nổi. Tuy nhiên, những trẻ trực tiếp tham
gia hội khỏe chủ yếu ở tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé
hoặc nhà trẻ chỉ tham gai làm khan giả. Hội khỏe thúc đẩy các hoạt động tập
thể, gây không khí náo nức cho trẻ vì được tham gia biểu diễn thi tài của tập
thể lớp mình cho các lớp khác xem. Trong quá trình hoạt động tập thể như
254
vẫye phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn, tinh thần tập thể và để lại cho
trẻ những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, óc thẩm mỹ về những vận động viên
tý honk hi biểu diễn.
– Hội thể dục thể thao được tiến hành một lần trong năm vào khoảng tháng 3
hoặc tháng 4. Công việc chuẩn bị cho ngày hội cần được chuẩn bị một cách
khoa học. Cần có cuộc họp bàn chung giữa ban giám hiệu nhà trường và các
giáo viên của các lớp về nội dung chương trình, cách thức tiến hành trong
ngày hội, chuẩn bị dụng cụ, nhạc cụ, quần áo, địa điểm tiến hành, trang trí
Cần thành lập ban tổ chức, ban giám khảo, người điều khiển chính của cuộc
thi. Phải phân công cụ thể người chịu trách nhiệm từng công việc.
– Nội dung của ngày hội được xây dựng trên cơ sở của các bài tập vận động,
trò chơi, các điệu múa, điệu nhảy phản ánh sự hình thành kĩ năng vận động ở
những thời kì nhất định. Những bài tập được đưa vào chương trình ngày hội
là những vận động quen thuộc, nhưng thực hiện dưới những hình thức phong
phú, sinh động. Bài tập phát triển chung được thực hiện dưới dạng đồng diễn
thể dục, có thể tập tay không, tập với dụng cụ, quần áo mầu sắc sặc sỡ, tập với
hoa, với cờ, dải băng, gậy thể dục Các kiểu chuyển đội hình: từ hàng dọc,
hàng ngang thành vong tròn, hình bàn cờ và ngược lại, các trò chơi vận động
vui nhộn phù hợp với nội dung ngày hội.
Chương trình ngày hội phải được bố trí kết hợp giữa vận động và nghỉ ngơi,
thời gian không nên kéo dài quá 60 phút. Trang phục của trẻ không những
đẹp mà còn phải tiện lợi cho việc tập luyện. Tốt nhất nên cho trẻ mặc bộ đồ
thể thao. Địa điểm để tổ chức hội thể dục thể thao nên ở phòng thể dục hoặc
công viên nơi có không khí trong lành và thoáng mát. Ngoài ra, khi tiến hành
hội thể dục thể thao nên phối hợp với âm nhạc. Nó thúc đẩy tinh thần phấn
chấn, vui vẻ sáng khoái với trẻ.
– Cấu trúc của ngày hội bao gồm:
+ Phần đầu: biểu dương lực lượng
+ Phần chính: các cuộc thi
+ Phần cuối: đánh giá thành tích
– Nội dung và trình tự tiến hành hội thể dục thể thao có thể diễn ra như sau:
Đầu tiên cho trẻ biểu dương lực lượng bằng cách xếp hàng theo tổ, lớp, khối.
Đi từ ngòai vào vị trí của lớp ở trong sân, xếp chuyển đổi hình, ổn định hàng.
255
Có thể cho trẻ vừa đi, vừa vẫy cờ. Tiếp đó có thể cho trẻ tập một bài thể dục
đồng diễn kết hợp với nhạc, sử dụng dụng cụ thể dục.
Phần chính cho trẻ chơi các trò mang tính chất thi đua. Có thể là những trò
chơi vận động không có chủ đề như kéo co, chạy tiếp sức, bật nhảy, ném,
Sau đó là những trò chơi có phối hợp với âm nhạc, lời ca, trò chơi vận động
có chủ đề.
Cuối cùng là phần đánh giá thành tích và phần thưởng
Hội thể dục thể thao mang lại cho trẻ nhiều ấn tượng, cảm xúc cho nên nhà
trường nên tổ chức hội thi này mỗi năm một lần cho trẻ
3.11. TỔ CHỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG THỜI GIAN TỰ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ.
– Trong quá trình GDTC cho trẻ mầm non, giáo viên phải đảm bảo công việc
giáo dục cá biệt đối với trẻ. Giáo dục cá biệt cho trẻ có thể tiến hành trong tất
cả các hình thức khác cũng như trong thời gian tự hoạt động của trẻ.
– giáo dục cá biệt cho trẻ nhằm rèn luyện thể lực cho những trẻ hoặc những
nhóm trẻ tập luyện các bài tập vận động còn chưa đạt yêu cầu, những trẻ kém
năng động Giúp trẻ đạt yêu cầu chung về GDTC phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài ra, giáo viên còn bồi dưỡng cho trẻ những khả năng về thể dục thể
thao. Đối với những trẻ này, khi cho trẻ tập luyện giáo viên đòi hỏi cao hơn
yêu cầu chung của chương trình thể dục.
– Con đường giáo dục cá biệt này, giáo viên áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi
mầm non và dực theo các nguyên tắc rèn luyện các bài tập vận động cho trẻ.
Giáo viên sử dụng tất cả các phương pháp rèn luyện thể chất. Nội dung và
thời gian tiến hành phụ thuộc vào lứa tuổi và khả năng của trẻ.
– Giáo viên phải ghi nhớ những trẻ nào ở lớp mình còn yếu về mặt nào, kĩ
năng vận động nào chưa đạt yêu cầu, cụ thể là những vận động gì? Những
động tác gì? Khi tiến hành rèn luyện theo cá nhân hoặc theo nhóm từ 8 – 10
trẻ, giáo viên cần chú ý rèn luyện và củng cố nhữn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tkmn0014_p2_0273.pdf