Giáo án thi giáo viên giỏi cấp Huyện của cô giáo Nguyễn Thị Hà

1. Ôn định tổ chức .

– Cô giới thiệu với các con hôm nay có các cô giáo đến dự tiết học cùng cô con mình. Lớp mình hãy nổ một tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào!

– Lắng nghe, lắng nghe

– “Tập tầm vông tay không tay có, tập tầm vó tay có tay không”

– Cô đố các con đó là lời ca trong trò chơi gì?

– Cô con mình cùng chơi trò chơi: “Tập tầm vông nhé!

– Tay nào có, tay nào không? Tay trên hay tay dưới?

– Để biết tay trên hay tay dưới của cô có gì thì chúng mình hãy cùng đếm để cô mở.

– Trong tay cô có gì đây? Các con quan sát xem? (Cho tất cả trẻ quan sát hạt đỗ trên tay cô)

– Đúng rồi, trên tay cô là những hạt đỗ xanh đấy. Không biết hạt đỗ này sẽ lớn lên và phát triển như thế nào, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện về hạt đỗ này nhé!

2. Phương pháp, hình thức tổ chức.

Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe:

* Cô kể lần 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe kết hợp với sử dụng mô hình rối minh họa câu chuyện “ Chú Đỗ con”

– Ai có thể đặt tên cho câu chuyện cô vừa kể?

 

– Cô khen ý tưởng của trẻ và giới thiệu câu chuyện: Chú đỗ con.

* Cô giảng nội dung: Câu chuyện “ Chú Đỗ con” nói về quá trình lớn lên của cây đỗ, từ một hạt đỗ con nhờ có đất, có nước mà hạt đỗ đã nảy mầm, rồi nhờ có gió mát, có không khí, có ánh nắng mặt trời mà mầm đỗ đã lớn lên.

( Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt” chuyển đội hình

Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện.( Kết hợp với rối)

– Các con vừa được nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?

– Đỗ con đã nằm ngủ ở đâu?

– Khi tỉnh dậy đỗ con ngạc nhiên vì điều gì?

+ Cô kể trích dẫn: “ Từ đầu…li ti xôm xốp”

– Đầu tiên ai đã đánh thức đỗ con dậy? Cô Mưa Xuân đã đem gì đến cho Đỗ con?

+ Cô kể trích dẫn: “ Chợt có tiếng lộp độp…nhắm mắt ngủ khì”

– Khi nghe tiếng sáo vi vu trên mặt đất Đỗ con đã hỏi như thế nào?

– Chị Gió Xuân đã nói với Đỗ con điều gì?

( Cô gợi ý và khuyến khích trẻ nói lại lời của Đỗ con, của chi Gió Xuân)

+ Cô kể trích dẫn: “ Bống tiếng sáo vi vu… Chị Gió Xuân bay đi”

– Được cô Mưa Xuân đem nước đến tắm mát và chị Gió Xuân mang không khí trong lành Đỗ con đã làm gì?

( Cô khuyến khích cho trẻ làm động tác cựa mình làm nứt vỏ áo của Đỗ con)

– Ai đã đem những tia nắng ấm áp đến sưởi nắng cho Đỗ con?

– Ông Mặt Trời đã khuyên Đỗ con như thế nào?

( Cô gợi ý và khuyến khích trẻ bắt chước giọng của Ông Mặt Trời gọi Đỗ con)

+ Cô kể trích dẫn: “Có những tia nắng ấm áp…đến hết”

– Qua câu chuyện con thấy để hạt đỗ lớn lên cần có những gì?

– Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì hạt đỗ sẽ như thế nào?

* Giáo dục trẻ: Các con ạ! Cây Đỗ cũng giống như tất cả các loại cây xanh khác muốn mọc thành cây rồi ra hoa, kết quả được thì cần phải có đất, có nước, có không khí, có ánh sáng mặt trời và nhất là cần phải có bàn tay chăm sóc của con người đấy. Chúng mình phải trồng cây, chăm sóc cây, phải bảo vệ môi trường để có không khí trong lành cho con người và cây cối sống khỏe mạnh, các con nhớ chưa?

 *Cô kể lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp với rối tay minh họa câu chuyện “ Chú Đỗ con”

– Cô cho trẻ đi lấy rối nhân vật trẻ thích.

– Cô và trẻ kể chuyện kết hợp sử dụng rối( Cô khuyến khích trẻ kể cùng cô)

-Vừa rồi chúng mình đã được làm những nhân vật rối rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Đến với giờ học hôm nay còn có một bộ phim rất hay. Cô mời các con nhẹ nhàng đi tới rạp chiếu bóng và hướng lên màn hình và nghe bộ phim “Chú đỗ con” nhé!

 (Cho trẻ hát vận động bài Gieo hạt chuyển đội hình)

*Cô kể lần 3: Cô kể diễn cảm kết hợp với chiếu bóng

3. Kết thúc.

– Cô nhận xét, khen trẻ và kết thúc.

* Hoạt động chuyển tiếp:

-Cô giới thiệu các nhóm hoạt động để trải nghiệm, tìm hiểu về câu chuyện “Chú đỗ con”

– Cô cho trẻ vận động theo nhạc bài hát “ Gieo hạt”trước khi về nhóm chơi.

– Nhóm 1:Vẽ các nhân vật trong câu chuyện mà trẻ yêu thích.

– Nhóm 2: Trẻ sử dụng khung rối, rối dây các nhân vật: Đỗ con, cô Mưa Xuân, chị Gió Xuân, ông Mặt Trời…để diễn.

– Nhóm 3: Máy tính tai nghe, phim hoạt hình “ Chú đỗ con”

 

 

 

– Trẻ chào khách.

 

– Nghe gì? Nghe gì?

 

 

– Trẻ trả lời.

– Trẻ chơi.

– Trẻ đoán

 

 

– Trẻ quan sát

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ đặt tên cho câu chuyện.

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ trả lời.

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ trả lời.

 

 

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

– Trẻ đi lấy rối.

– Trẻ kể chuyện cùng cô.

 

 

 

 

 

– Trẻ chuyển đội hình

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

– Trẻ về nhóm.