Giáo án PTNL bài: Phần bài tập ADN và ARN | Giáo án phát triển năng lực sinh học 10 – Tech12h

Giáo án PTNL bài: Phần bài tập ADN và ARN

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phần bài tập ADN và ARN. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

BÀI TẬP PHẦN ADN, ARN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Vận dụng được các kiến thức về thành phần hoá học của tế bào ,cấu trúc tế bào để trả lời được các câu hỏi và bài tập tự luận, trắc nghiệm khách quan.
2. Kỹ năng:
– Làm bài ,trả lời câu hỏi ,kỹ năng tính toán một số bài tậpvề cấu trúc của ADN , ARN.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
– HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
– Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
– HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
– Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
– Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
– Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
-Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
– Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề…
– Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập…
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
– Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
– Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
– Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
Bảng ghi sẵn công thức một số công thức liên quan đến cấu trúc của ADN, ARN, Prôtêin
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cấu trúc và chức năng của ADN
3. Giảng bài mới: (38ph)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG
Theo NTBS
% A +%G = ?
Loại nuclêôtit không bổ sung với A là gì?
Theo NTBS A +G = ?

Số vòng xoắn =?
Số liên kết hidro?
Khối lượng gen ?

Gen Mạch bổ sung
A T G X A T X G
Mạch gốc
T A X G T A G X

Sao mã

mARN
A U G X A U X G

GV dùng bảng phụ ghi sẵn bài tập và treo lên bảng .
GV gọi học sinh lên bảng và vận dụng công thức để giải
GV gọi HS lên bảng để giải và sữa chữa, bổ sung
1nm = ? A0.
II. BÀI TÂP: ( 28phút)
1/Một đoạn ADN có 2400nuclêôtit,trong đó có 900A.
a.Xác định chiều dài của đoạn ADN bằng nm.
b.Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN là bao nhiêu?
c.Xác định số lkết hiđrô trong đoạn ADN đó?

2/ Một gen có 1800nu và có A = 360 .
a.Tính số nuclêôtit lọai G của gen .
b.Tính chiều dài của gen bằng micrômet

3/ Một gen có chiều dài 0,51 micrômet và có G = 900 nuclêôtit .
a.Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen.
b.Tính số liên kết hiđrô của gen .
c.Tính số vòng xoắn của gen .
d.Tính khối lượng của gen.
4/ Một đoạn ADN có 2400 nuclêôtit ,có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen .
a.Xác định số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN.
b. Xác định số liên kết hiđrô trong đoạn ADN đó.

5/ Gen B có 3000 nuclêôtit ,có A+ T = 60% số nuclêôtit của gen .
a.Xác định chiều dài của gen B.
b.Số nuclêôtit từng loại của gen B là bao nhiêu?

6/ Chiều dài của đoạn ADN là 510nm .Mạch 1 của nó có 400A, 500T và 400G.
a.Số nuclêôtit của đoạn ADN ?
b.Số nuclêôtit từng loại trên mạch 2 của đoạn ADN là bao nhiêu?
c.Đoạn mARN vừa được tổng hợp trên mạch 2 của đoạn ADN có số nuclêôtit
từng loại là bao nhiêu ?

7/ Một phân tử ARN có số riboNu từng loại như sau. U = 150, G = 360, X = 165, A = 75.
a.Tìm tỷ lệ % từng loại riboNu của ARN?
b.Số liên kết hoá trị Đ – P của ARN ?
c.Số lượng và tỷ lệ % từng loại Nu của gen đã tổng hợp nên ARN đó?
I/ CÔNG THỨC: ( 10 phút)
1. ADN :
– Mỗi chu kỳ xoắn của ADN có 10 cặp nuclêôtit  kích thước của 1nuclêôtit
là 3,4Ao.
– Theo NTBS: Aliên kết với T,G liên kết với X  A =T ; G =X
 N = 2A + 2G
 N/2 = A + G.
-% của 2 loại nuclêôtit không bổ sung:
% A + % G = 50 %.
– Chiều dài của phân tử ADN hay gen :
L = N/2 x 3,4 Ao.
– Khối lượng của ADN = 300 x N
– Số liên kết hiđrô của ADN H =2A + 3G
– Số vòng xoắn C = N x 20
2. ARN
– Số ribônu của phân tử ARN :
rN = rA + rU + rG + rX =
rA = T gốc ; rU = A gốc ; rG = X gốc ; rX = Ggốc
A = T = rA + rU G = X = rR + rX
% A = %T =
%G = % X =
LADN = LARN = rN . 3,4A0 = . 3,4 A0
MARN = rN . 300đvc = . 300 đvc
HT ARN = rN – 1 + rN = 2 .rN -1
II. BÀI TÂP: ( 28 phút)
1/
a.Chiều dài của đoạn ADN.
(2400 : 2 )x 0,34 = 4080A0 = 408nm.
b.Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN là :
G =X = (2400 : 2) – 900 = 300 nuclêôtit
G =X = (2400 : 2) – 900 = 300 nuclêôtit
c .Số liên kết hiđrô trong đoạn ADN :
(900 x 2 ) + (300 x 3) = 2700.
2/
a. A = T = 360 ; G = X = 540
b. L = 0,306
3/
a. N = 3000
A +T = N/2 = 3000/ 2 = 1500.
 A = 600.
b.H = 2.600 + 3.900 = 3900
c.Số vòng xoắn = 3000/ 20 = 150 vòng.
d.Khối lượng gen = 3000x 300= 900000(đvc)
4/
a.% A +%G = 50%
% A – %G = 30%
 A = 40% = 40% x 2400
= 960 nuclêôtit
G =10% = 10% x2400
= 240 nuclêôtit
b.H = 2.960 + 3.240 = 2640 lk
5/
a.Chiều dài gen = 3000/2 x 3,4 = 5100Ao = 0,51m
b.A + T = 60%
 A =30% vì A=T.
 A = 30% x 3000 = 900 nuclêôtit
G = 20% x 3000 = 600nu
6/
a.Số nuclêôtit của đoạn ADN
( 5100 : 0,34 ) x 2 = 3000nuclêôtit
b.Số nuclêôtit từng loại trên mạch 2 của đoạn ADN là :
T= 400 ; A = 500 ; X = 400 và G = 200.
c.Đoạn mARN vừa được tổng hợp trên mạch 2 của đoạn ADN có số ribônuclêôtit
rA = 400 (ribônu)
rU = 500 (ribônu)
rG = 400 (ribônu)
rX = 200 (ribônu
7/ rN = 750
a.U = 10% ; G = 24%
X = 11% ; A = 5%
b. HT = 2999
c.A = T = 15% = 225
G = X = 35% = 525
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
– GV nhận xét đánh giá giờ học.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Bổ sung bài tập phần protein:
1/Một phân tử protein có 298 a.a ? Gen tổng hợp phân tử trên có bao nhiêu Nu?
2/Một gen có 2400 Nu điều khiển tổng hợp phân tử protein có bao nhiêu axit amin?