Giáo án Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê hay nhất
Giáo án Những ngôi sao xa xôi giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9 hay nhất
Tham khảo: Giáo án Tiếng nói của văn nghệ Tác giả Nguyễn Đình Thi đầy đủ nhất
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (Giáo án Những ngôi sao xa xôi)
1. Kiến thức :
– Biết được một tác phẩm truyện hiện đại.
– Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn
của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách
mieu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê
– Biết cách vận dụng những kiến
thức đã học để cảm thụ một tác phẩm văn học hiện đại.
2.
Kỹ năng :
– Biết cách
phân tích các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ truyện
– Đọc – hiểu thông thạo tác phẩm truyện Những ngôi sao xa xôi.
*Tích hợp vấn đề
giáo dục bảo vệ môi trường: Liên
hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi
trường.
3. Thái độ:
– Hình
thành thói quen cảm thụ một tác phẩm văn học hiện đại
– Giáo dục cho học sinh lòng cảm
mến kính phục trân trọng, yêu quý hình
ảnh những cô gái thanh niên xung phong và tinh thần coi thường khó khăn, gian
khổ, niềm lạc quan vui tươi, yêu đời, hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài
thơ.
II.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
–
Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến
đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung
phong trong truyện.
–
Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể
hấp dẫn
– Tích hợp vấn đề môi trường: Liên hệ môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh .
2. Kĩ năng
–
Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu
nước
–
Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”
–
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhận vật trong tác phẩm
–
Lồng ghép giáo dục môi trường.
3. Thái độ: yêu quý, trân trọng vẻ đẹp tâm
hồn và tính cách của những con người đó trải qua những năm khói lửa chiến
tranh, sống xứng đáng vớithế hệ cha anh .
4. Tích hợp giáo dục ANQP:
–
Những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng
chiến
5. Định hướng phát triển phẩm
chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực
chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực
tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực
sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực
chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ
1.
Thầy:
– N/c TLTK
viết về tác giả, tác phẩm và chuẩn kiến thức kĩ năng
– Mỏy chiếu
2.
Trò:
– Đọc kĩ văn bản
– Soạn
bài theo các câu hỏi trong vở bài tập ngữ văn-
tập 2.
– Sưu tầm tư liệu về tác giả, tác phẩm
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC (Giáo án Những ngôi sao xa xôi)
* Bước 1: Ổn
định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số và nội vụ)
* Bước 2:
Kiểm tra: (3-5′)
– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự
giác học và làm bài ở nhà qua việc soạn bài.
– Phương án: Kiểm
tra sách, vở, bài soạn của HS. đầu giờ
Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng.
Câu1:
Ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến
quê gửi đến người đọc?
A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân
cuối cùng của cuộc đời con người
B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị,
gần gũi của cuộc sống quê hương
C. Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành
người
D. Trước khi đi ra ngoài, hãy biết sống với quê hương
của mình
Câu2:
Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Bến quê?
A.
Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật
B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
C. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật
D. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa
biểu tượng.
Câu 3. Tình
huống truyện nào là chủ yếu?
A. Nhĩ cả
đời đi đây đi đó thì nay bị liệt, đang sống những ngày cuối cùng. Sáng đầu
thu, Nhĩ ngắm cảnh vật qua cửa sổ nhà
mình.
B. Thằng con đi sang bên kia sông nhưng lại lỡ đò.
C. Ông giáo già Khuyến vào thăm.
D. Bọn trẻ hàng xóm giúp Nhĩ nằm sát cửa sổ.
Câu 4. Nhân vật
Nhĩ thuộc loại nhân vật nào? Tại sao em lại lựa chọn như
vậy?
A.Nhân vật
tính cách
B .Nhân vật
tư tưởng
C .Nhân
vật số phận
D.
Nhân vật ngoại hình
* Bước 3 : Tổ chức
dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp:
thuyết trình, trực quan
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực:
Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦYHOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ* GV cho cả lớp nghe trích đoạn bài hát “Cô gái mở đường” (nhạc và lời Xuân Giao, 1966 )
– Yêu cầu hs nhận xét
GV chốt: Lời hát vang lên với âm điệu nhanh, âm hưởng lời ca hào hùng về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Họ là những chàng trai lái xe, những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Họ đã góp phần làm nên chiến thắng. Và nhà văn Lê Minh Khuê đã viết về họ như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay
– văn bản ”Những ngôi sao xa xôi”
– Từ phần nhận xét của hs gv dẫn dắt giới thiệu vào bài mới
– Ghi tên bàiHình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
– HS nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 60’) (Giáo án Những ngôi sao xa xôi)
+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin,
giải thích
+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.
+ Thời gian: Dự kiến 15p
+
Hình thành năng lực: Năng
lực giao tiếp: nghe, đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠTI. GV HD HS đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Bước 1. HD HS đọc
* GV hướng dẫn HS đọc: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật
* GV đọc mẫu một đoạn: từ đầu => “những con quỷ mắt đen/ 114
– Gọi HS đọc tiếp đến “trong hang”/114.
– Gọi HS tóm tắt từ “Bây giờ là buổi trưa”/114 => “cố gắng nhé”/117:
Kể về việc Phương Định ngồi tựa vào thành vách đá hát rồi tự nhận xét, đánh giá về bản thân mình; và cảnh sau khi chị Thao và Nho đi lấp hố bom chỉ còn một mình Phương Định ở lại hang dưới chân cao điểm để trực điện thoại của đơn vị.
* Gọi HS đọc tiếp đến “Chị Thao bảo”/119.
* Gọi HS tóm tắt đoạn cuối của văn bản: Sau phút hiểm nguy, chị Thao và Phương Định lại nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột.
* Gọi HS tóm tắt toàn bộ văn bản.Kĩ năng đọc – trình bày 1 phút
I. Đọc, chú thích.
1. Đọc – Tóm tắt.
– Một câu chuyện xảy ra hàng ngày trên tuyến đường Trường Sơn tại một trọng điểm đánh phá của địch trong những năm chống Mĩ. Phương Định, Thao, Nho là 3 nữ TNXP. Công việc của họ là khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Họ sống trong một cái hang dưới chân trọng điểm. Mỗi người có thói quen, sở thích, tính nết khác nhau nhưng đều can đảm, dũng cảm, hồn nhiên tâm hồn trong sáng lạc quan. Họ là những ngôi sao xa xôi trong cảm nhận của tác giả. 2. HD HS tìm hiểu chú thích
* GV yêu cầu HS theo dõi vào chú thích */ SGK/120
H. Dựa vào chú thích (*) nêu những nét khái quát nhất về tác giả LMK ?
* GV chiếu chân dung nhà thơ cho HS quan sát
– Giới thiệu một số tác phẩm
– Lưu ý những yếu tố về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả đã ảnh hưởng đến sự ra đời trực tiếp của tác phẩm. (Thuộc thế hệ các nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.)
H. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được ra đời vào thời điểm nào? Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử của nước ta lúc ấy?
* GV lưu ý các chú thích 1,2,3,4,7.2.Chú thích :
a.Tác giả: Sinh 1949 Quê: Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
– Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là nhân vật phụ nữ….
– Tham gia viết văn từ những năm 1970 và có nhiều sáng tác về c/sống chiến đấu của TNXP và bộ đội.
b.Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi
– Truyện ngắn …sáng tác năm 1971, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.
c.Từ khó
Quan
sát MC – HS lựa chọn đáp án chuẩn
1.Truyện ngắn những
ngôi sao xa xôi ra đời vào những năm nào?
A.
Năm 1970 B. Năm 1971. C. Năm 1975 D. Năm 1976.
2.Những ngôi sao xa xôi là một truyện ngắn hiện đại vì?
A. Có cốt
truyện là chuỗi các sự việc.
B. Truyện kể
về thanh niên xung phong trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ trên tuyến đường
Trường Sơn.
C.Sử
dụng ngôn ngữ trần thuật
D.
Cả A, B, C.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ II. HD HS tìm hiểu văn bản Những ngôi sao xa xôi. – Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm
II. HS tìm hiểu văn bản.
1. Bước 1. GV HD HS tìm hiểu khái quát văn bản. 1. HS tìm hiểu khái quát văn bản.* GV nêu yêu cầu: Hãy x/định:
– Thể loại?
– PTBĐ chính của VB?
– Các nhân vật trong truyện? Nhân vật chính?
– Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể?
– Nhận xét cốt truyện và mạch truyện?
*GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bàn theo kĩ thuật động não(3’)
* Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
-GV chuẩn kiến thức + HS thảo luận nhóm bàn (3’) thực hiện kĩ thuật động não
–HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
– Nghe GV bổ sung, chốt nhấn mạnh, ghi nhanh vào vở
– Nhân vật: 3 cô gái TNXP.
– N/vật chính: Phương Định
– Ngôi kể: ngôi thứ nhất
Þ Phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để t/giả m/tả, b/hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ của n/vật.
– Cốt truyện: đơn giản
– Mạch truyện: theo dòng ý nghĩ, tâm trạng n/vật, đan xen giữa h/tại và quá khứ -> Làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng và hồn nhiên của những cô gái TNXP.2. Bước 2. GV HD HS tìm hiểu chi tiết.
H. Nêu yêu cầu:
– Ba cô gái TNXP này có những nét chung gì để gắn họ thành một khối thống nhất?
-Hoàn cảnh sống, chiến đấu của những cô gái này được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ?
* GV tích hợp hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. 2. HS tìm hiểu chi tiết.
+ HS theo dõi VB, phát hiện chi tiết, trả lời.Rút ra nhận xét.
+Nơi ở: trong một hang dưới chân một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm; con đường trước hang bị đánh lở loét, hai bên đường không có lá xanh….
+Công việc: khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ nếu cần thì phá bom, một công việc không đơn giản, bị bom vùi luôn.
->Khó khăn, nguy hiểm, ác liệt, căng thẳng, luôn đe doạ sự sống con người. H. Tinh thần và thái độ của họ trong công việc được khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó đã bộc lộ phẩm chất gì ở họ? + HS liệt kê chi tiết, trả lời, rút ra phẩm chất chung.
* Trong công việc.
– Chạy trên cao điểm cả ban ngày, đất bốc khói, không khí bàng hoàng; luôn đối mặt với thần chết, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.
– Mỗi khi phát hiện được những quả bom chưa nổ, họ phân công nhau phá bằng hết.
=>Dũng cảm, kiên cường, có tinh thần đồng đội và trách nhiệm cao.H. Ngoài công việc, trong cuộc sống đời thường, các cô có những đặc điểm sở thích gì? Những đặc điểm sở thích đó cho ta thấy các cô là những người có tính cách như thế nào? + HS trao đổi nhóm cặp, trả lời, rút ra phẩm chất.
– Đối với đồng đội: quan tâm, chăm sóc tận tình…
– Thích hát, thích vui đùa, thích cái đẹp và làm đẹp, dễ xúc động, hay mơ mộng….
+ Nho thích thêu thùa, thích tắm suối, thích ăn kẹo.
+ Chị Thao chăm chép bài hát, thích tỉa lông mày…
+ Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát….
=>Hồn nhiên, tươi trẻ, giàu ước mơ… * GV đưa dữ liệu ngã ba Đồng Lộc 42 nghìn quả bom…
*Tích hợp vấn đề môi trường: Liên hệ môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh : DT rừng , động thực vật …
H. Qua đó, em cảm nhận thêm về điều gì về tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ ? Theo em động lực nào đã thúc đẩy họ có thể sống, chiến đấu được như vậy ?
* GV chốt bình …Xe vẫn chạy …. trái tim …. Những cô gái còn rất trẻ, cá tính hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện ở chiến trường.+ HS quan sát ngữ liệu, liên hệ môi trường, rút ra vẻ đẹp chung.
=> Vẻ đẹp của các nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước .
-> Niềm tin chiến thắng vì độc lập giải phóng đất nước * GV nêu yêu cầu: Qua cảm nhận của nhân vật Phương Định, chị Thao, Nho có những đặc điểm, phẩm chất nào?+ HS theo dõi VB, phát hiện, suy nghĩ, trình bày.
* Chị Thao: Từng trải hơn, ít hồn nhiên hơn, ước mơ và dự tính tương lai thiết thực hơn nhưng không thiếu những khát khao rung động của tuổi trẻ.
– Bình tĩnh, cương quyết, táo bạo và dũng cảm trong chiến đấu nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.
Nho
– Thích thêu thùa, thích tắm suối, thích ăn kẹo.
– Hồn nhiên, yêu đời, yêu đồng đội lo lắng cho công việc* Gọi HS đọc từ Tôi là…..115 => có ngôi sao trên mũ/115
H. Theo dõi VB, hãy cho biết Phương Định tự quan sát và đánh giá về mình như thế nào? Qua việc tự quan sát và nhận xét đánh giá về mình như vậy, em thấy Phương Định là người như thế nào?
* GV: Biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính trẻ để ý và có thiện cảm, cô thấy vui và tự hào nhưng chưa dành riêng tình cảm cho ai, không hay biểu lộ tình cảm của mình mà tỏ ra kín đáo trước đám đông…+ HS đọc từ “Tôi là => có ngôi sao trên mũ/115. HS theo dõi VB, phát hiện, suy nghĩ, trình bày
– Tôi mê hát, cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát, tôi thích nhiều bài, thích ngồi bó gối mơ màng…
+ Tôi là con gái Hà Nội, tôi là một cô gái khá; hai bím tóc dày, mềm;cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn; đôi mắt có cái nhìn xa xăm….
+ Thích ngắm mắt trong gương: dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
+Biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính trẻ để ý và có thiện cảm nhưng tỏ ra không vồn vã, săn sóc, thường đứng ra xa, khoanh tay trước ngực, nhìn đi nơi khác, môi mím chặt khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đó.
+ Suy nghĩ: những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.* Gọi HS đọc từ
Tôi, một quả bom trên đồi/117 => lao và rít vô hình trên đầu/118. (Chiếu câu văn lên màn hình).
H. Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom?
H.Nhận xét cách miêu tả của tác giả ? Qua cách miêu tả đó, tác giả làm nổi bật phẩm chất gì ở Phương Định?+ HS đọc Tôi một quả bom trên đồi / 117
=> lao và rít vô hình trên đầu/118.
– HS theo dõi đoạn phim:
+Khi đi phá bom: Tôi đến gần quả bom…. cứ đàng hoàng mà bước tới.
+Ngồi bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom…. một dấu hiệu chẳng lành”
=> Sợ hãi thoáng qua ….trấn tĩnh ….đường hoàng mà bước tớ
+ Khi chờ bom nổ: Tôi có nghĩ đến cái chết…. còn cái chính là… thì khá phiền”.
-> Tâm trạng hồi hộp, căng thẳng của Phương Định khi chờ bom nổ.
->Miêu tả rất cụ thể tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát trong một khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng. => Tâm lí nhân vật được miêu tả tỉ mỉ, chính xác ,cụ thể, tinh tế. H. Tìm trong VB những chi tiết thể hiện tình cảm đối với đồng đội của Phương Định? Những chi tiết đó đó bộc lộ t/cảm gì ? + HS theo dõi VB, phát hiện, suy nghĩ, trình bày -Với đồng đội.
+ chị Thao vấp ngã ->đỡ dậy.
+ cùng chị Thảo cứu Nho, chăm sóc Nho bị thương…
->Gắn bó, thương yêu, quan tâm, săn sóc tận tình.H. Trong phần cuối truyện, điều gì đã đánh thức những kỉ niệm và cảm xúc trong Định? Hãy tìm những chi tiết đó? Qua những kỉ niệm và dòng cảm xúc đó ta cảm nhận được thêm điều gì ở cô?+ Quan sát đoạn cuối, trả lời cá nhân
Trước trận mưa đá.
+Vui thích chạy ra chạy vào, niềm vui con trẻ lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy.
+Mưa tạnh: thẫn thờ, tiếc, gợi nhớ về mẹ, về ngôi nhà,về thành phố, … Cuối truyện, chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức Định rất nhiều kỷ niệm và nỗi nhớ quê hương, gia đình, nhớ về tuổi thơ thanh bình.
=>Tinh nghịch, hồn nhiên, mơ mộng, yêu đời. * Tích hợp giáo dục ANQP: Qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, em biết những tác phẩm văn học, những bộ phim, những bài hát nào viết về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đặc biệt là các nữ thanh niên xung phong.
+ Tự do bộc lộ
III. HD HS tổng kết.
* GV nêu yêu cầu:
– Nhận xét sự thành công về nghệ thuật của truyện?
– Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trên đã góp phần làm nổi bật những nội dung chính nào của truyện ngắn? Ý nghĩa của truyện?
– Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
* GV khái quát nội dung, nghệ thuật toàn bài, rút ghi nhớ, gọi HS đọc ghi nhớ.– Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp
III. HS tổng kết.
+Nhắc lại các biện pháp nghệ thuật, nêu tác dụng.
+Trình bày nội dung, ý nghĩa
+Tự do bộc lộ cảm xúc cá nhân
+ HS đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Giáo án Những ngôi sao xa xôi)
+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm
+ Thời gian: Dự kiến 10 p
+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
IV.Hướng dẫn HS luyện tập, áp dụng, vận dụng
Gv tổ chức HS chơi trò chơi hái hoa củng cố nội dung tiết học
* GV định hướng giúp HS làm bài, tích hợp môi trường, xem phim tư liệuKĩ năng Tư duy, sáng tạo
IV.Luyện tập, áp dụng, vận dụng
+ HS chơi trò chơi hái hoa củng cố nội dung tiết học
+Quan sát MC , HS lựa chọn đáp án chuẩn
Bài 1: Bài tập trắc nghiệm
1. Ngôi
kể của truyện Những ngôi xa xôi
giống với tác phẩm nào sau đây?
A. Bến quê B. Làng C. Cố hương D. Lặng lẽ Sa Pa
Đáp
án : C
2. Nội dung chính được thể hiện qua truyện Những ngôi
xa xôi là gì ?
A. Cuộc
sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
B. Vẻ đẹp
của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
C. Vẻ đẹp
của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
D. Vẻ đẹp
của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
Đáp
án : D
3. Nhân vật Phương Định được tác giả khắc họa bằng
cách nào?
A. Để
nhân vật tự quan sát, đánh giá về mình.
B. Hiện
ra qua sự nhìn nhận đánh giá của chị Nho.
C. Được tác
giả miêu tả trực tiếp.
D. Hiện ra
qua cái nhìn nhận đánh giá của chị Thao.
Đáp
án :A,C
4.Truyện được
đặt tên là “Những ngôi sao xa xôi”. Đó là một cái tên mang có ý nghĩa gì ẩn dụ. Theo em ý nghĩa ẩn dụ đó
là gì?
Bài tập 2/ SGK T 122
Có lẽ nào anh lại mê em
Một
cô gái không nhìn rõ mặt
Đại
đội thanh niên đi lấp hố bom
áo
em hình như trắng nhất
Người
tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi
vì thấy cô em đứng gần
…Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh
nói là Thạch Nhọn
Đêm
ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em
cắm cọ rào quanh hố bom
Cái
miệng em ngoa cho các bạn em cười giòn…
(Gửu
em cô TNXP – Phạm Tiến Duật)
Củng cố:
Nêu cảm nhận của em về nhận vật Phương Định?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Giáo án Những ngôi sao xa xôi)
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên
hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ– Gv giao bài tập
– Hs: Thế hệ trẻ trong thời hiện đại cần làm gì ? Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Những ngôi sao xa xôi)
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Gv giao bài tập
– Tiếp tục tìm đọc tác phẩm khác về hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….
* Bước 4. Giao bài ,hướng dẫn học bài chuẩn bị bài ở nhà(4’)
a. Bài vừa học: Nắm vững kiến thức bài học ….
– Làm 2
bài tập trong mục luyện tập trong SGK
+ Tóm tắt truyện :
– Sưu tầm một số đoạn thơ, bài thơ, câu chuyện,
bài hát viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân
tộc.
+ Đọc tham khảo bài hát “Cô gái mở đường”(nhạc và lời của Xuân Giao)
– Viết
đoạn văn ngắn (5 => 10 câu) giới thiệu truyện ngắn “Những ngôi sao xa
xôi” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và
một câu chứa thành phần phụ tình thái.
b. Chuẩn bị bài mới.
+Chương
trình địa phương phần tập làm văn: Tìm hiểu, chuẩn bị trình bày bài nghị luận
nêu ý kiến về sự vật, sự việc, hiện tượng ở địa phương.
–
Vấn đề môi trường ô nhiễm
+ Quyền
trẻ em (bố, mẹ chưa quan tâm chu đáo, còn phó mặc cho nhà trường xã hội)
+
Tệ nạn cờ bạc số đề.
+ Vấn đề xã hội: Xây dựng quỹ tình thương, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình nghèo neo đơn.
Xem thêm: Giáo án Tổng kết văn bản nhật dụng ngắn gọn nhất (Giáo án Những ngôi sao xa xôi)
5/5 – (1 bình chọn)
Originally posted 2020-03-07 21:13:27.