Giáo án Ngữ văn lớp 7 – Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn lớp 7 – Tìm hiểu chung về văn bản hành chính”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn: 18/04/2013 Tiết: 123 Ngày dạy : 20/04/2013 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH A. Mức độ cần đạt Hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. 2. Kỹ năng - Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống. - Viết được văn bản hành chính đúng quy cách. 3. Thái độ: Nắm được kỹ năng viết văn bản hành chính để vận dụng vào thực tiễn. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng (P,KP..) Lớp 7A5 vắng (P,KP..) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs. 3. Bài mới: Trong cuộc sống đôi khi gặp phải những tình huống buộc chúng ta phải viết biên bản nhằm đề xuất nguyện vọng, nêu ý kiến hoặc thông báo một nội dung nào đó đến nhiều người tức chúng ta phải viết văn bản hành chính. Vậy thế nào là văn bản hành chính? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản hành chính Gv yêu cầu Hs đọc các văn bản trong Sgk. CKhi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo? - Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (Thường là quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết, thì ta dùng văn bản thông báo. - Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyến giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị). - Khi cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta thường dùng văn bản báo cáo. Gv nhấn mạnh: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới, cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên và đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao. CMỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì? - VB1 nhằm phổ biến một nội dung. - VB 2 nhằm đề xuất một nguyện vọng một ý kiến. - VB 3 nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết. CBa văn bản này có điểm gì giống và khác nhau? - Giống nhau: Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định. - Khác nhau: Về mục đích và nội dung trình bày trong mỗi văn bản. CHình thức trình bày của ba vb này có gì khác với các tác phẩm thơ - văn? -> Khác ở chỗ các vb này được trình bày theo mẫu còn các tác phẩm thơ văn thì không trình bày theo mẫu. CEm có thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không? Các văn bản tương tự là: Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận CVậy theo em thế nào là văn bản hành chính? Gv tóm lại rồi cho Hs đọc ghi nhớ Sgk. Gv cho Hs xem một số mẫu văn bản hành chính. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Gọi Hs đọc yêu cầu của phần bài tập (Sgk). CXét xem, trong 6 tình huống đó, tình huống nào không dùng văn bản hành chính? -> Trường hợp 3 và trường hợp 6 không thể dùng văn bản hành chính mà chỉ có thể sử dụng văn biểu cảm, miêu tả hoặc tự sự. Gv chia nhóm, thực hành viết văn bản hành chính theo từng trường hợp. (7p) Cử đại diện lên bảng trình bày. Giáo viên nhận xét chỉnh sửa. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện. I. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính 1. Phân tích ví dụ * Mục đích: - Văn bản 1: Nhằm phổ biến một nội dung. - Văn bản 2: Nhằm đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến. - Văn bản 3: Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết. * So sánh: - Giống nhau: Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định. (Theo mẫu) - Khác nhau: Về mục đích và nội dung trình bày trong mỗi văn bản. 2. Ghi nhớ: (Sgk) II. Luyện tập Tình huống Văn bản 1 2 3 4 5 6 Thông báo. Báo cáo. Biểu cảm. Đơn xin phép nghỉ học. Đề nghị. Kể chuyện, miêu tả. III. Hướng dẫn tự học - Nắm được đặc điểm văn bản hành chính. - Sưu tầm thêm một số văn bản hành chính làm tư liệu học tập. - Soạn bài: Văn bản đề nghị. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 32 Ngày soạn: 18/04/2013 Tiết: 124 Ngày dạy: 20/04/2013 VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ A. Mức độ cần đạt - Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị. - Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị. - Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. 2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản đề nghị. - Viết văn bản đề nghị đúng quy cách. - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị. 3. Thái độ: Sau khi học xong biết viết văn bản đề nghị đúng quy cách. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng (P,KP..) Lớp 7A5 vắng (P,KP..) 2. Bài cũ: CThế nào là văn bản hành chính? Văn bản hành chính được viết như thế nào? 3. Bài mới: Để hiểu sâu hơn văn bản hành chính và quy trình viết văn bản hành chính, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kiểu văn bản đề nghị. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị Gv yêu cầu Hs đọc 2 văn bản Sgk/ CViết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? -> Giấy đề nghị nhằm mục đích gửi đến một cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để đề đạt một nguyện vọng mong được giúp đỡ, xem xét, thay đổi... CGiấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày? -> Nội dung phải ngắn gọn, trình bày rõ ràng, lời lẽ đúng mực; Hình thức: Sạch sẽ, trang trọng theo một số mục quy định sẵn. CHãy nêu một số tình huống trong trường, lớp của em mà em thấy cần phải viết giấy đề nghị? (Đề nghị nhà trường tổ chức hội trại 26 – 3 ...) Hs thảo luận nhóm để làm phần 3 trong Sgk. Tình huống phải viết giấy đề nghị: a, c. Hướng dẫn tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị CQua hai văn bản, em thấy một văn bản đề nghị có những mục nào và được trình bày theo thứ tự như thế nào? -> Các mục quan trọng trong văn bản đề nghị là: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì? Gv yêu cầu Hs rút ra cách thức làm một văn bản đề nghị. Gv tóm lại và cho Hs đọc phần dàn mục một văn bản đề nghị trong Sgk. CVề hình thức trình bày, khi viết văn bản đề nghị em phải lưu ý vấn đề gì? -> Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to. Các phần cân đối cách nhau 2 - 3 dòng. Không viết sát lề giấy và không chừa khoảng trống trên và dưới quá lớn. Gv cho Hs đọc phần lưu ý Sgk. Gv tóm lại nội dung bài cho Hs đọc Ghi nhớ Sgk. Hs đọc ghi nhớ Sgk. Gv cho Hs xem một số mẫu văn bản đề nghị. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập - Bài 1 cho Hs làm miệng. Hs trình bày, Gv ghi bảng. - Gv yêu cầu Hs chia nhóm, viết giấy đề nghị tình huống b. Gọi Hs lên bảng trình bày. Gv chữa bài. Gv hướng dẫn Hs thảo luận để làm bài tập 2 Sgk. Học sinh thảo luận rồi trình bày. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện I. Tìm hiểu chung 1. Nội dung 1.1. Đặc điểm của văn bản đề nghị - Mục đích: Gửi đến một cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để đề đạt một nguyện vọng mong được giúp đỡ, xem xét, thay đổi... - Nội dung: phải ngắn gọn, trình bày rõ ràng, lời lẽ đúng mực. - Hình thức: Sạch sẽ, trang trọng, viết theo một số mục quy định sẵn. 1.2. Cách làm văn bản đề nghị a. Cách làm văn bản đề nghị - Các mục quan trọng trong một văn bản đề nghị là: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì? b. Dàn mục văn bản đề nghị (Sgk/126) c. Lưu ý - Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to. - Các phần cân đối cách nhau 2 - 3 dòng. Không viết sát lề giấy và không chừa khoảng trống trên và dưới quá lớn. 2. Ghi nhớ: (Sgk/126) II. Luyện tập Bt1: Lí do viết đơn và lí do đề nghị giống nhau: Đều là những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng, mong muốn được giải quyết. Khác nhau: Một bên là nguyện vọng của cá nhân còn một bên là nhu cầu của một tập thể. III. Hướng dẫn tự học - Nắm được đặc điểm văn bản đề nghị. - Sưu tầm một số văn bản đề nghị làm tài liệu học tập. - Soạn bài mới: “Văn bản báo cáo”. E. Rút kinh nghiệm