Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo (Cả năm)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút):

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. Tạo tình huống dẫn vào bài mới

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xin chào”.

– Giáo viên phổ biến luật chơi:Nếu Gv chỉ tay vào mình các em sẽ nói “ Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “ Chào bạn”.

– Gv làm động tác cho Hs chơi trò chơi.

– Gv nhận xét:Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp.

– Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé.

– Gv ghi tựa bài.

– Học sinh tham gia trò chơi

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 phút):

* Mục tiêu: Tạo tình huống cho Hs tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản.

-Tạo tình huống dẫn vào bài.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại,thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

– GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở thích của bản thân.

– Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại.

– Gv nhận xét, giáo dục Hs hãy mở rộng tình bạn của mình bằng việc tự làm quen , giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp vào những giờ ra chơi.

Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TNXH . Đó là Bạn An và bạn Nam.

– Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận

3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (8 phút)

* Mục tiêu :

– Giúp Hs nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

– Gv giới thiệu tranh gia đình An SGK/

– Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau :

+ Gia đình bạn An gồm những ai ? Chỉ và gọi tên từng người trong hình.

+ Mọi người trong gia đình đang làm gì ?

+ Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào?

– Gv nhận xét, tuyên dương.

– Gv chốt ý:Qua hình vẽ, có 4 người đó là bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An rất vui vẻ. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An.

Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận

– Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp:

+ Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái.

+ Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An.

+ Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/….

– Các hs khác nhận xét và đóng góp ý kiến .

Nghỉ giữa tiết

4 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút):

* Mục tiêu:

– Giúp Hs tự nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn Nam.

– Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm 4

* Cách tiến hành:

– Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, Gv cho Hs điểm số từ 1 đến 4.

– Gv chia Hs theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam SGK/9

– Gv yêu cầu hs trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận . Lần lượt với các câu hỏi sau:

+ Chỉ và gọi tên từng người trong hình.

+ Mọi người trong gia đình đang làm gì ?

+ Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào ?

+ Gia đình bạn Nam có gì giống và khác với gia đình bạn An ?

– Gv nhận xét.

– Gv chốt ý:Gia đình bạn Nam có ông , bà , mẹ và bạn Nam. Những Người này cô gọi là những thành viên trong gia đình bạn Nam. Gia đình Nam thì đang làm vườn nhưng mọi người đều rất vui vẻ, hạnh phúc.

5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8 phút) :

* Mục tiêu:

Hs nêu ra được các thành viên trong gia đình mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:PP vấn đáp, trò chơi phỏng vấn .

* Cách tiến hành:

Gv hỏi:Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì cô gọi là gì ?

Gv yêu cầu Hs nói cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình trong vòng 2-3 phút.

– Gv cho Hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu hs đó trả lời phỏng vấn của cô .

+ Giới thiệu về bản thân của mình nhé.

+ Gia đình em gồm những ai ?

Gv thực hiện lại với một số bạn.

– Gv nhận xét , tuyên dương.

– Gv hỏi:Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm thấy như thế nào ?

– Hs đọc số 1,2,3,4 tiếp tục 1,2,3,4….cho hết cả lớp.

– Hs nghe khẩu lệnh chia nhóm 4 ( một nhóm 4 bạn ) thảo luận.

Mỗi nhóm đại diện lên trình bày chỉ vào bức tranh và gọi tên từng người trong hình.

+ Gia đình bạn Nam có ông, bà, mẹ và bạn Nam.

+ Mọi người trong gia đình đang trồng cây , tưới cây, chăm sóc cây.

+ Theo em mọi người trong gia đình rất vui vẻ.

+ Gia đình bạn An giống bạn Nam là đều có 4 thành viên trong gia đình. Khác nhau là mỗi gia đình có cách sinh hoạt gia đình riêng

– Hs nhận xét, đóng góp ý kiến.

– Hs trả lời Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì em gọi đó là Gia đình .

– Hs thảo luận trong 3 phút. Kể về gia đình mình

– Thực hiện trò chơi quay số , phỏng vấn

– Hs trả lời phỏng vấn.

Ví dụ:

+ Gia đình em sống rất vui vẻ, hạnh phúc .

+ Gia đình em gồm có ba, mẹ , chị em, em ….

– Hs nhận xét , đóng góp ý kiến .

– Hs trả lời theo cảm giác của mình .

– Gv chốt ý:Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình . Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau.

6. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (2 phút):

*Mục tiêu:

– Nhấn mạnh cho học sinh thấy gia đình là một mái ấm, biết quan tâm , chia sẻ những người trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:trực quan, quan sát,thu thập tranh ảnh gia đình mình.

* Cách tiến hành:

Gv có thể cho Hs trang trí ảnh chụp gia đình mình, Gv chuẩn bị giấy A3 cho hs dán vào để giới thiệu sản phẩm gia đình mình.

– Các em hãy về nhà và quan sát xem những thành viên trong gia đình của mình thường sẽ đối xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm sóc nhau như tế nào!

– Cô muốn nghe phần trình bày của các em vào tiết học Gia đình của em ( tiết 2).

– Dặn dò:Chuẩn bị bài cho tiết học sau.