Giáo án khám phá khoa học

1.Ôn định tổ chức, gây hứng thú: (2- 3p)
-Xin chào mừng bé đến với trương chình

 “ Biệt tài tí hon”

Và xin chào mừng các bé đến từ lớp 4 tuổi B4.

-Bên cạnh đó không thể thiếu các vị khách mời tham gia chương trình đó là các cô các bác đến từ trường mầm non ba trại A xin một chàng vỗ tay thật lớn dành cho 2 đội chơi và các cô nào.

– Đến với chương trình “ Biệt tài tí hon” ngày hôm nay các bé sẽ được khám phá và trải nghiệm qua các phần chơi  như sau

+ Phần chơi thứ nhất  “ Cùng khám phá ”

+ Phần chơi thứ  hai “ Chung sức”

– Mở đầu cho chương trình cô và các bé hãy cùng nhau hát và vận động bài hát “ Đôi và một”

+ Các bé ơi chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Trong lời bài hát có nhắc tới những bộ phận gì?

+ Ngoài những bộ phận có nhắc trong bài hát chúng ta còn có những bộ phận nào khác nữa không?

Đó chính là các bộ phận trên cơ thể của mỗi chúng ta đấy .

=> Hôm nay cô và các bé hãy cùng nhau tìm hiểu những chức năng chính của các giác quan nhé!
2. Phương pháp và hình thức tổ chức(22-25 p)
Hoạt động 1: Khám phá trải nghiệm những chức năng chính của mắt, mũi, tai, miệng, trên cơ thể .

Ngay sau đây xin mời các bé bước vào phần chơi nhứ nhất của chương trình mang tên “Cùng khám phá”
Ở phần chơi này các đội chơi sẽ thảo luận theo nhóm

+ Đội 1: Mắt để nhìn

– Cho trẻ quan sát nhìn các đồ vật như:  Cá con vật,

rau củ, hoa, sách truyện.

+ Nhóm 2: Mũi để ngửi

– Cô chuẩn bị các hộp đã đục lỗ ở nắp một loại đồ vật có mùi như: sầu riêng, cà phê, mít, hành, hoa ly.

+ Đội 3: Lưỡi để nếm  (4-6 trẻ)

– Cô cho trẻ nếm các thức ăn thông dụng như: bánh quy, kẹo mút, chanh, cà phê.

– Đội 4: Tai để nghe ( 4-6 trẻ)

– Cho trẻ nghe các âm thanh khác nhau như: Tiếng kèn, tiếng rót nước, trống, đàn đồ chơi.

+ Đội 5: Tay để sờ (4-6 trẻ)

– Cho trẻ dùng tay sờ vào bên trong các hộp và vật trong hộp như: Chì màu, chai nước, quả cam, chùm nho, khăn mặt

Các bé đã quan sát xong chưa? Cô xin mời các bé về chỗ ngồi nào.

* Trò chuyện về các giác quan

– Cô cho từng nhóm nói kết quả khám phá trãi nghiệm của nhóm.

– Cô xin mời một bạn vừa quan sát bằng mắt kể lại tên các đồ vật của nhóm

– Theo các bé, các bạn đã nhìn được những đồ vật là nhờ gì?

– Cácbé hãy thử lấy tay che mắt lại xem điều gì sẽ xảy ra?

– Mắt có cấu tạo như thế nào?

-> Mắt giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, nhận biết nhiều thứ, thấy được vật cản, xe cộ khi đi đường đảm bảo an toàn giao thông.

–  Vì vậy, mắt rất quan trọng, là 1 trong 5 giác quan của cơ thể. Mắt được gọi là “Thị giác”

+ Nhóm vừa dùng mũi ngửi các con đã ngửi được được những đồ vật nào?

– Các bé đã dùng mũi ngửi được những mùi vị nào?

+ Các con ngửi được nhờ cái gì?                    

– Mũi thì đa dạng về kích cỡ, hình dáng, nhưng đặc điểm cơ bản dễ nhận ra là mũi gồm có sống mũi và 2 lỗ mũi, lỗ mũi giúp chúng ta thở, ngửi mùi thức ăn, nhận biết nhiều thứ, kể cả mùi khói và có thể cảnh báo cho chúng ta biết hoả hoạn xảy ra.

-> Vì vậy, mũi là 1 trong 5 giác quan của con người gọi là “Khứu giác”.

+ Cô cho các bé kể lại tên các đồ vật của nhóm vừa dùng lưỡi để nếm thức ăn.

+ Các bạn hãy kể tên và tính chất của các thức ăn các bạn vừa nếm được.

+ Nhờ vào giác quan nào mà các con nhận biết được mùi vị của các món ăn?

– Lưỡi giúp chúng ta biết mùi vị các món ăn, nhận ra thức ăn khi nếm mặn, nhạt, chua, cay. Ngoài ra lưỡi giúp chúng ta nói, phát âm rõ ràng.

-> Lưỡi  là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là “Vị giác”.

+ Cô cho các bé kể lại tên các tiếng động mà nhóm vừa dùng tai nghe được .

– Các bạn đã nghe được tiếng động của những đồ vật gì?

+ Các con nghe được các tiếng động là nhờ vào giác quan nào?

– Trong sinh hoạt hàng ngày nghe có vai trò vô cùng quan trọng, nhờ có tai mà chúng ta nghe được mọi âm thanh trong tự nhiên: Khi đi trên đường, nghe người khác nói, nghe hứơng dẫn, nghe nhạc. …

-> Vậy tai  là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là “Thính giác”.

Cho các bé kể lại tên các đồ vật của nhóm vừa dùng tay sờ được.

– Các con đã dùng tay sờ được những đồ vật gì?

– Theo các con, các bạn đã tìm được những đồ vật là nhờ gì?

– Cô rút ra kết luận về tầm quan trọng của da như: Da giúp chúng ta nhận biết được độ nóng, lạnh, khô, ướt, da giúp bảo vệ cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường.

-> Da  là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là  “Xúc giác”.

+ Như vậy, trên cơ thể con người có nhiều bộ phận quan trọng ta gọi là giác quan, vậy bạn nào có thể kể tên các giác quan của cơ thể con người?

*Kết luận:                                                        

– Các giác quan đều quan trọng như nhau, vì nhờ các giác quan, chúng ta có thể ngửi, nếm được mùi vị, nhìn thấy mọi sự vật xung quanh, nghe được các âm thanh khác nhau.

– Vậy, các con phải làm gì để bảo vệ các giác quan?  

– Giáo dục trẻ bíêt giữ vệ sinh và bảo vệ các giác quan

+ Những hành động sai: Nhét vật vào mũi, vào tai, miệng ngậm khăn, mắt nhìn lệch hướng.

+ Những hành động đúng: Hít thở không khí trong lành, ngủ đủ giấc, không nghe âm thanh quá lớn, uống nước đun sôi để nguội

Ở phần thi đầu tiên cô thấy các bé đã rất cố gắng rồi đấy! các bé đã sẵ sàng đến với phần thi thứ 2 chưa?

Hoạt động 2: Trò chơi

Xin chào mừng các bé đến với phần chơi thứ hai , phần chơi “ Chung sức”
Ở phần thi này các đội sẽ được trải nghiệm  qua  2 trò chơi, trò chơi đầu tiên là trò chơi “Ai thông minh hơn” và trò chơi thứ hai là trò chơi “ Đội nào nhanh nhất”

 Các bé đã sẵn sàng vđể đến với các trò chơi của phần thi thứ 2 chưa ?

– Xin chào mừng cả 3 đội cùng  đến với trò chơi thứ nhất : Trò chơi đội nào nhanh nhất.

* Trò chơi 1: Ai thông minh hơn

Cách chơi: Các bé hãy quan sát xem ban tổ chức đã chuẩn bị những gì cho các bé đây? À đó là các giác quan trên cơ thể đúng không

Trò chơi như sau mỗi bạn sẽ cầm 5 giác quan đi thành vòng tròn và cùng hát với cô

+ Lần 1: Cô gọi tên giác quan trẻ sẽ dơ và nói tên bộ phận

+ Lần 2: Cô nối tên bộ phận trẻ dơ tên hình và nói tên giác quan
Ở trò chơi đầu tiên cô thấy các bé đã rất nhanh tay, nhanh mắt  và nói rồi đấy ! các bé đã sẵn đến với trò chơi thứ 2 chưa? 
*Trò chơi 2: Đội nào nhanh nhất  
 Chào mừng cả hai đội đến với trò chơi thứ hai  mang tên “ Đội nào nhanh nhất”

– Trong trò chơi này ban tổ chức đã chuẩn bị 2 chiếc bảng  có hình ảnh một bạn nhỏ, và các rỏ đồ đựng quần áo, bút, các bộ phận còn thiếu trên hình

-Nhiệm vụ của đội số 1lên tìm và vẽ những bộ phận còn thiếu trên bức hình

– Đội số 2 sẽ lên tìm và dán những bộ phận còn thiếu lên bức hình

Luật chơi: Đội nào vẽ, tìm và dán đúng và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng và thời gian dành cho các đội là 1 bản nhạc khi bản nhạc kết thúc thì  thời gian dành cho hai đội cũng kết thúc

– Các bé đã sẵn sàng chưa ?

– 1-2-3 bắt đầu

– Cô nhận xét

– Khen trẻ

3. Kết thúc ( 2p)
– Thời gian dành cho chương trình “ Biệt tài tí hon” ngày hôm nay đến đây là hết rồi, xin chào và hẹn gặp lại các cô và các bé vào chương trình lần sau.

 

 

– Chúng con chào các cô ạ
 

 

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ vỗ tay

 

 

 

 

– Trẻ hát và vận động cùng cô

– Bài hát đôi và một

– Mắt, mũi, miệng..

 

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

– Trẻ quan sát và treri nghiệm.

 

 

 

 

 

– Trẻ trả lời.

– Trẻ trả lời

– Trên đầu ạ.

– 2 mắt và 1 mũi.

– Trẻ trả lời.

– Mi trên, mi dưới, con ngươi, và lòng trắng.

– Thị giác.

 

 

– Trẻ trả lời.

– Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ ăn

 

.

 

– Trẻ trả lời.

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

– Trẻ trả lời.

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

– Trẻ vỗ tay

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ chơi.

 

 

 

 

– Trẻ chơi.

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

– Trẻ chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ chào khách.