Giáo án Giáo dục công dân 11 – Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ – thị trường (3 tiết)

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “Giáo án Giáo dục công dân 11 – Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ – thị trường (3 tiết)”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 
GIÁO ÁN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 
BÀI 2 
HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG 
Học phần 
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 
GVHD: ThS. Mai Thu Trang 
 SV thực hiện: Nguyễn Trọng Nghĩa 
 MSSV: 43.01.605.037 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 
2 
Ngày soạn: 20/11/2019 Tiết PPCT: 3;4;5 
Ngày dạy://20 
BÀI 2 
HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (3 tiết) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Học xong bài này, học sinh cần đạt được: 
1. Về kiến thức 
- Nêu được một số khái niệm về hàng hóa, tiền tệ. 
- Trình bày được hai thuộc tính của hàng hóa; nguồn gốc, bản chất, chức năng 
của tiền tệ; chức năng của thị trường 
- Phân tích được các khái niệm, bản chất, chức năng của hàng hóa, tiền tệ, thị 
trường. 
- Liên hệ vai trò của thị trường đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện 
nay. 
2. Về kỹ năng 
- Nhận biết được giá trị và giá cả của hàng hóa. 
- Phân tích được tình hình sản xuất và tiêu thụ một số hàng hó ở địa phương. 
3. Về thái độ 
- Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa. 
- Thấy được tầm quan trọng của thị trường đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã 
hội. 
- Tôn trọng quy luật của thị trường và có khả năng thích ứng với công nghệ 
thông tin. 
II. NHỮNG NĂNG LỰC CÓ THỂ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH 
- Năng lực giao tiếp 
- Năng lực hợp tác 
- Năng lực sáng tạo 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Phương pháp đàm thoại 
- Phương pháp thuyết trình 
- Phương pháp thảo luận nhóm 
3 
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Bảng đen, phấn 
- SGK GDCD lớp 11 
- Tranh, ảnh, sơ đồ 
- Máy tính, máy chiếu, micro, loa (nếu có) 
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
* Mục tiêu: 
Tạo cảm hứng, kích thích sự tò mò của học sinh về bài học mới. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
GV tổ chức trò chơi “Siêu trí nhớ” 
GV mở đoạn Video cho HS xem: Trong video sẽ phát những hình ảnh đa dạng 
các sản phẩm: Lúa, gạo, cá, rau, củ, nước ngọt, vải, áo, kem đánh răng, bánh, thịt, ngọc 
trai, vàng, kim cương, xe, lồng đèn, bàn, ghế, tiền, văn phòng phẩm, trái cây, thủy tinh, 
gốm, than đá, đầu, học sinh quan sát thật kỹ sau đó: 
GV hỏi: Cho Thầy hỏi qua đoạn video trên em quan sát được bao nhiêu “hàng 
hoá” và em hãy kể tên ra những “hàng hóa” đó? 
HS trả lời 
GV: Qua trò chơi trên đã cho các em thấy rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, 
chúng khác nhau từ công dụng, hình dáng, kích thước, giá trị, Và tại sao thầy gọi đó 
là hàng hóa, nó có những thuộc tính gì, chúng ta muốn sở hữu nó thì phải làm sao,? 
Để hiểu rõ hơn vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ sang tìm hiểu một bài mới, đó là Bài 2: 
Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường 
+ Bài này chúng ta tìm hiểu trong 3 tiết. 
o Tiết 1 phần 1 Hàng hóa. 
o Tiết 2 phần 2 Tiền tệ. 
o Tiết 3 phần 3 Thị trường. 
* Kết quả mong đợi từ hoạt động: 
- Khái quát được phần nào về nội dung bài mới. 
- Học sinh cảm thấy thoải mái trước khi bước vào bài học mới. 
4 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt 
15 
phút 
Hoạt động 1: Tìm hiều khái niệm hàng hóa 
* Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh hiểu được thế nào là hàng hóa. 
 - Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
 - Hoạt động cá nhân, cách hiểu đơn giản về hàng hóa mà em biết? 
 - Các cá nhân phát biểu ý kiến. 
* Sản phẩm mong đợi: 
 - Thu được nhiều câu trả lời từ các em HS về khái niệm hàng hóa. 
 - Tinh thần phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng bài học. 
 GV: Giúp học sinh nắm được thế 
nào là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. 
 ? Trong xã hội công xã nguyên 
thủy người dân sống như thế nào? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận. 
 Trong xã hội công xã nguyên thủy 
người dân sống chủ yếu là phụ thuộc vào 
thiên nhiên với nền kinh tế tự cấp, tự túc: 
 Họ Trồng lúa gạo để ăn 
 Săn bắn, hái lựơm, đánh bắt cá. 
 Công cụ thô sơ. 
 ? Vậy nền kinh tế này gọi là nền 
kinh tế gì? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận. 
 Đó được gọi là nền kinh tế tự 
nhiên. 
 ? Em hiểu thế nào là kinh tế tự 
nhiên? Cho ví dụ? 
 1. Hàng hóa 
 a) Hàng hóa là gì? 
5 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận. 
 GV giảng: Kinh tế tự nhiên xuất 
hiện ngay từ buổi bình minh của loài 
người - thời công xã nguyên thủy. 
 Cuộc sống càng ngày càng được 
nâng cao, cùng với sự cải tiến của công cụ 
lao động, sản phẩm ngày càng dư thừa và 
được đem ra trao đổi, mua bán với nhau. 
Điều naỳ tạo điều kiện cho một nền kinh 
tế khác đó là kinh tế hàng hóa. 
 ? Em hiểu thế nào là kinh tế hàng 
hóa? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận. 
 ? Kinh tế hàng hóa ra đời, tồn tại 
và phát triển cần phải có những điều gì? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận. 
 Sự phân công lao động xã hội 
 Sự tách biệt tương đối về kinh tế 
giữa những sản xuất và trao đổi hàng hóa 
 Từ đó ta có bảng so sánh kinh tế tự 
nhiên và kinh tế hàng hóa: 
 Kinh tế tự nhiên là kiểu sản 
xuất mang tính tự cấp, tự túc. Sản 
phẩm làm ra chỉ để thõa mãn nhu cầu 
của chính người sản xuất trong nội bộ 
một đơn vị kinh tế nhất định. 
 Ví dụ: Một người nông dân 
chuyên trồng lúa để ăn quanh năm. 
 Kinh tế hàng hóa là hình thức 
sản xuất ra sản phẩm dùng để bán, 
nhằm thõa mãn nhu cầu của người 
mua, người tiêu dùng. Mối quan hệ 
giữa người sản xuất và trao đổi hàng 
hóa thể hiện thông qua việc trao đổi, 
mua bán các sản phẩm với nhau trên 
thị trường. 
6 
 ? Sản phẩm trở thành hàng hóa 
phải có những điều kiện gì? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận. 
 Do lao động tạo ra. 
 Có công dụng nhất định. 
 Khi tiêu dùng phải thông qua mua 
bán. 
 ? Vậy hàng hóa là gì? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận. 
 (SGK trang 14) Hàng hóa là sản 
phẩm của lao động có thể thỏa mãn một 
nhu cầu nào đó của con người thông qua 
trao đổi, mua bán. 
 ? BÀI TẬP 
 Một người nông dân sản xuất ra lúa 
gạo một phần để dùng cho bản thân, phần 
còn lại đem bán, trao đổi, lấy quần áo và 
các dụng cụ khác. Phần lúa gạo nào gọi là 
hàng hóa ? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận 
 Phần gạo đem trao đổi, mua bán. 
 Hàng hóa là sản phẩm của 
lao động có thể thỏa mãn một nhu 
cầu nào đó của con người thông qua 
trao đổi, mua bán. 
7 
 Vì nó hội đủ ba điều kiện của sản 
xuất để sản phẩm trở thành hàng hóa. 
 ? Hàng hóa tồn tại ở mấy dạng? 
Cho ví dụ? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, kết luận 
 Hàng hóa tồn tại 2 dạng: 
 + Vật thể (hữu hình) 
 Ví dụ: Gạo, quần áo, được 
mang trao đổi, buôn bán. 
 + Phi vật thể (vô hình) 
Ví dụ: Phí dịch vụ (thuê xe, chở 
hàng,) 
20 
phút 
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung hai thuộc tính của hàng hóa 
* Mục tiêu: 
 - Giúp HS hiểu được hai thuộc tính của hàng hóa 
 - Phát triển năng lực hợp tác của học sinh 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
 - Hoạt động nhóm: tìm hiểu nội dung hai thuộc tính của hàng hóa 
* Sản phẩm mong đợi: 
 - Thu được các câu trả lời từ 4 nhóm về nội dung hai thuộc tính của hàng 
hóa. 
 - Tinh thần cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm với nhau. 
 GV: Chia lớp thành 4 nhóm, giao 
cho mỗi nhóm một tờ A3, quy định thời 
gian là 5 phút. 
 Nhóm 1: Em hiểu thế nào là giá trị 
sử dụng của hàng hóa? Cho ví dụ? 
 Gía trị sử dụng của hàng hóa là 
công dụng của vật phẩm để thỏa mãn nhu 
cầu của con người. 
 Ví dụ: Gạo = để ăn; Quần áo = để 
mặc; Xe đạp = để đi; Xi măng = để xây 
nhà. 
 Nhóm 2: Em hiểu thế nào là giá trị 
của hàng hóa? Cho ví dụ? 
 b) Hai thuộc tính của hàng 
hóa 
 - Gía trị sử dụng của hàng 
hóa 
 Gía trị sử dụng của hàng hóa 
là công dụng của vật phẩm để thỏa 
mãn nhu cầu của con người. 
 Ví dụ: Gạo = để ăn; Quần áo = 
để mặc; Xe đạp = để đi; Xi măng = để 
xây nhà. 
 - Giá trị của hàng 
 Giá trị của hàng hóa chính 
là hao phí sức lao động mà người 
8 
 Giá trị của hàng hóa chính là hao 
phí sức lao động mà người sản xuất phải 
có để làm ra một đơn vị hàng hóa. 
 Ví dụ: Để tạo ra một cái áo, người 
thợ may mất 2h. Ta gọi giá trị của cái áo 
là hao phí lao động làm ra cái áo trong 2h. 
 Nhóm 3: Giá trị hàng hóa biểu hiện 
như thế nào? Cho ví dụ? 
 Giá trị hàng hóa được biểu hiện 
thông qua giá trị trao đổi của nó. 
 Ví dụ: 1m vải = 5 kg thóc = 2h. 
 (vật trao đổi) (vật đổi được) 
 Vật đổi được gọi là vật ngang giá – 
có giá trị ngang bằng vật trao đổi. 
 Nhóm 4: Lượng giá trị của hàng 
hóa được xác định như thế nào? Cho ví 
dụ? 
 Lượng giá trị hàng hóa được đo 
bằng số lượng thời gian lao động hao phí 
sản xuất ra hàng hóa (giờ, phút, ngày...) 
 Ví dụ: 1 người thợ may bằng tay 
2h được 1 đôi giày. Nhưng áp dụng khoa 
học kỹ thuật – may bằng máy thì chỉ 1h 
thôi. 
 Học sinh thảo luận các nội dung 
trên, sau đó: 
 - Đại diện nhóm lên trình bày. 
 - Các nhóm khác nhận xét. 
 - Đặt câu hỏi cho nhóm phụ trách 
nội dung tìm hiểu. 
 GV: Nhận xét, kết luận. 
sản xuất phải có để làm ra một đơn 
vị hàng hóa. 
 Ví dụ: Để tạo ra một cái áo, 
người thợ may mất 2h. Ta gọi giá trị 
của cái áo là hao phí lao động làm ra 
cái áo trong 2h. 
9 
 ? Em hiểu thế nào là thời gian lao 
động cá biệt? Có phải trao đổi hàng hóa 
trên thị trường người ta căn cứ vào thời 
gian lao động cá biệt? 
 HS: Trả lời 
 GV: Nhận xét, kết luận 
 Thời gian lao động hao phí để sản 
xuất ra hàng hóa của từng người gọi là 
thời gian lao động cá biệt. 
 Thời gian lao động cá biệt tạo ra 
giá trị cá biệt của hàng hóa. 
 Nền sản xuất hàng hóa lượng giá trị 
không tính bằng thời gian lao động cá biệt 
mà tính bằng thời gian lao động cần thiết. 
 Thời gian lao động cần thiết để 
sản xuất ra hàng hóa là thời gian cần thiết 
cho bất cứ lao động nào tiến hành với một 
trình độ thành thạo trung bình và một 
cường độ trung bình trong những điều 
kiện trung bình trong những hoàn cảnh xã 
hội nhất định. 
 Thời gian lao động xã hội cần thiết 
tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa. 
Giá trị xã hội của hàng hóa gồm: 
+ Giá trị TLSX đã hao phí 
+ Giá trị sức lao động 
+ Giá trị tăng thêm => lãi 
 Người nào có 
TGLĐCB Lãi 
TGLĐCB >TGLĐXHCT => Thua lỗ 
 Tính thống nhất và mâu thuẫn 
của hai thuộc tính hàng hóa 
Chi phí 
sản xuất 
10 
 Tính thống nhất: Hai thuộc tính 
cùng tồn tại trong một hàng hóa 
 Tính mâu thuẫn: 
 + Với tư cách là giá trị sử dụng thì 
các hàng hóa không đồng nhất về chất. 
 + Giá trị được thực hiện trong lĩnh 
vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực 
hiện trong lĩnh vực tiêu dùng. 
 Như vậy: Hàng hóa là sự 
thống nhất giữa hai thuộc tính: giá 
trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống 
nhất của hai mặt đối lập mà thiếu 
một trong hai thuộc tính thì sản 
phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. 
Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản 
xuất xã hội giữa người sản xuất và 
trao đổi hàng hóa. 
 Đây là khái niệm đầy đủ về 
bản chất, thuộc tính của hàng hóa. 
15 
phút 
Hoạt động 3. Tìm hiều nội dung nguồn gốc và bản chất của tiền tệ 
* Mục tiêu: 
Giúp học sinh biết được nội dung nguồn gốc và bản chất của tiền tệ 
* Ph ... ưu thông hàng hóa ở mỗi 
thời kỳ nhất định. 
 Quy luật này thể hiện : 
 M: là số lượng tiền tệ cần thiết 
cho lưu thông. 
16 
 ? Khi xảy ra lạm phát thì dẫn đến 
hậu quả gì? Em hãy cho biết nếu lạm phát 
xảy ra thì hậu quả như thế nào? 
 HS: Trả lời. 
 GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. 
 Hiểu được nội dung của quy luật 
lưu thông tiền tệ, công dân không nên giữ 
nhiều tiền mặt, mà nên tích cực gửi tiền 
tiết kiệm vào ngân hàng, góp phần làm 
tăng mức lưu thông tiền tệ, vừa ích nước, 
vừa lợi nhà. 
 P: là mức giá cả của đơn vị 
hàng hóa. 
 Q: là số lượng hàng hóa đem ra 
lưu thông. 
 V: là số vòng luân chuyển 
trung bình của một đơn vị tiền tệ. 
 Vậy, lương tiền tệ cần thiết cho 
lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả 
của hàng hoá đem ra lưu thông ( P.Q) 
và tỉ lệ nghịch với vòng luân chuyển 
trung bình của một đơn vị tiền tệ(V). 
 Số lượng tiền giấy vượt mức 
cần thiết cho lưu thông sẽ dẫn đến 
hiện tượng lạm phát. 
 Khi giá cả của hàng hóa tăng, 
sức mua của tiền tệ giảm, đời sống của 
nhân dân gặp nhiều khó khăn, các 
công cụ quản lí của nhà nước kém 
hiệu lực, 
10 
phút 
Hoạt động 7: Tìm hiều khái niệm thị trường 
* Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh hiểu được thế nào là thị trường. 
 - Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
 - Hoạt động cá nhân: tham gia phát biều ý kiến, đóng góp bài học. 
* Sản phẩm mong đợi: 
 - Học sinh nắm và hiểu được nội dung quy luật lưu thông tiền tệ 
 - Tinh thần tôn trọng nội dung quy luật lưu thông tiền tệ 
 ? Qua các hình ảnh trên em nào cho 
thầy biết thị trường là gì? 
 HS: Trả lời 
 GV: nhận xét, kết luận 
 3. Thị trường 
 a) Thị trường là gì? 
17 
 GV giảng: Thị trường ra đời, phát 
triển cùng với sự ra đời, phát triển của sản 
xuất và lưu thông hàng hoá. 
 ? Theo em nơi nào diễn ra việc trao 
đổi mua – bán? 
 HS: Trả lời 
 GV: Nhận xét, kết luận 
 Trao đổi mua – bán hàng hoá gắn 
với không gian, thời gian nhất định. 
 ? Em lấy ví dụ về thị trường giản 
đơn (hữu hình), hiện đại (vô hình)? 
 HS: Trả lời 
 GV: Nhận xét, kết luận 
 TT gạo, chè, cà phê 
 TT chất xám, nhà đất, chứng 
khoán 
 ? Theo em để hình nên thị trường 
thì cần phải có những nhân tố cơ bản nào? 
 HS: Trả lời 
 GV: Nhận xét, kết luận 
 Các nhân tố của thị trường 
 Hàng hoá 
 Tiền tệ 
 Người mua – bán gồm: quan hệ H-
T, Mua bán, Cung cầu, Giá cả - hàng hoá 
 GV giảng: 
 Chủ thể kinh tế: người bán - người 
mua; cá nhân; doanh nghiệp; cơ quan; nhà 
nước... 
 Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra 
sự trao đổi, mua bán hàng hóa. Ví dụ: 
chợ, cửa hàng 
 Theo nghĩa rộng: là tổng thể 
các mối quan hệ cạnh tranh, cung cầu, 
giá cả, giá trị 
 Thị trường là lĩnh vực trao 
đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể 
kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để 
xác định giá cả và số lượng hàng 
hoá dịch vụ. 
25 
phút 
Hoạt động 8. Tìm hiểu nội dung các chức năng cơ bản của thị trường 
* Mục tiêu: 
 - Giúp HS hiểu được nội dung các chức năng cơ bản của thị trường 
18 
 - Phát triển năng lực hợp tác của học sinh 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
 - Hoạt động nhóm: tìm hiểu nội dung các chức năng cơ bản của thị trường 
* Sản phẩm mong đợi: 
 - Thu được các câu trả lời từ 3 nhóm về nội dung các chức năng cơ bản 
của thị trường. 
 - Tinh thần cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm với nhau. 
 GV: Chia lớp thành 3 nhóm, 
giao cho mỗi nhóm một tờ A3, quy định 
thời gian là 5 phút. 
 Nhóm 1: Chức năng thực hiện 
(thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của 
hàng hoá? Em hãy cho biết nếu hàng hoá 
không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào 
đến người sản xuất hàng hoá và quá trình 
sản xuất của xã hội? 
 Nhóm 2: Chức năng thông tin? 
 b) Các chức năng cơ bản của 
thị trường. 
 * Chức năng thực hiện (thừa 
nhận) giá trị sử dụng và giá trị của 
hàng hoá. 
 Hàng hoá bán được tức là xã 
hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp 
nhu cầu của thị trường thì giá trị của 
nó được thực hiện. 
 Hàng hoá bán được người sản 
xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục sản 
xuất và mở rộng sản xuất. 
 Sẽ dẫn đến lỗ, phá sản, cơ sở 
vật chất trong xã hội sẽ bị lãng phí. 
 * Chức năng thông tin. 
 Cung cấp thông tin về những 
biến động của nhu cầu xã hội. 
 Những thông tin thị trường 
cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, 
chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều 
kiện mua - bán. 
 Giúp cho người bán đưa ra 
quyết định kịp thời và người mua sẽ 
điều chỉnh việc mua cho phù hợp. 
19 
 Nhóm 3: Chức năng điều tiết, kích 
thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dung? 
 GV giảng: 
 Hiểu và vận dụng đựơc các chức 
năng của thị trường sẽ giúp cho người sản 
xuất và người tiêu dùng giàng được lợi ích 
kinh tế lớn nhất và Nhà nước sẽ ban hành 
những chính sách kinh tế phù hợp nhằm 
hướng nền kinh tế vào những mục tiêu 
nhất định. 
 * Chức năng điều tiết, kích 
thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu 
dùng. 
 Sự biến động của cung – cầu 
trên thị trường điều tiết kích thích các 
yếu tố sản xuất. 
 Đối với người sản xuất: giá cao 
thì tăng sản xuất và ngược lại. 
Đối với lưu thông: điều tiết 
hàng hoá và dịch vụ theo giá. 
 Đối với người tiêu dùng: giá 
cao thì giảm mua và ngược lại 
3. Hoạt động luyện tập (10 phút) 
* Mục tiêu: 
- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức về nội dung cơ bản của bài học. 
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
Cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm: 
Câu 1. Một sản phẩm trở thành hang hóa cần có mấy điều kiện?
A. Hai điều kiện B. Bốn điều kiện 
C. Ba điều kiện D. Một điều kiện 
Đáp án: C 
Câu 2. Hàng hóa có hai thuộc tính là? 
A. Giá trị và giá cả B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng 
C. Giá cả và giá trị sử dụng D. Giá trị và giá trị sử dụng 
Đáp án: D 
Câu 3. Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác 
mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa? 
A. 15 con B. 20 con 
C. 5 con D. 3 con 
Đáp án: A 
20 
Câu 4. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình? 
A. Lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người 
B. Phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị 
C. Phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người 
D. Trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị 
Đáp án: B 
Câu 5. Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi?
A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa 
B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa 
C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch 
D. Tiền dùng để cất trữ 
Đáp án: A 
Câu 6. Tiền tệ có mấy chức năng? 
A. Hai chức năng B. Ba chức năng 
C. Bốn chức năng D. Năm chức năng 
Đáp án: D 
Câu 7. An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng 
phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây? 
A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ B. An mua vàng cất đi 
C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất 
Đáp án: B 
Câu 8. Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là 
tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? 
A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông 
C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán 
Đáp án: C 
Câu 9. Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. 
Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? 
A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông 
C. Phương tiện cất trữ D. Phương tiện thanh toán 
Đáp án: B 
21 
Câu 10. Thông tin của thị trường giúp người mua? 
A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường 
B. Mua được hàng hóa mình cần 
C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa 
D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất 
Đáp án: D 
* Kết quả mong đợi: 
Học sinh có khả năng trả lời đúng những câu hỏi trắc nghiệm với nội dung kiến 
thức cơ bản ứng với nội dung bài học. 
4. Hoạt động vận dụng (5 phút) 
* Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống, 
bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phát 
triển bản thân. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
- GV cho HS làm bài tập tình huống: 
Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, 
Minh và Thành có tranh luận: 
Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa. 
Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. 
Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động? 
Câu hỏi: Theo em, ai nói đúng? Vì sao? 
Liên hệ tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây? 
Gợi ý trả lời: 
Theo em, người nói đúng chính là Minh vì: Hàng hóa là sản phẩm của lao động 
có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. 
Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện: 
1. Do lao động tạo ra 
2. Có công nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. 
3. Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán. 
=> Như vậy, mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. 
22 
Liên hệ với tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây: 
Trong những năm gần đây, nhờ những cơ chế, chính sách và pháp luật của Đảng và 
nhà nước nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người sản xuất. Hàng năm, số lượng 
hàng hóa ở nước ta được sản xuất nhiều hơn, mẫu mã đẹp hơn, đa dạng hơn, chất lượng 
tốt, giá thành đảm hợp lí và có sức cạnh tranh lớn như một số mặt hàng như dệt may, 
gạo, giày da, 
Ngoài ra, các nhà sản xuất còn năng động, sáng tạođể tạo ra nhiều loại hàng hóa 
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng ngày càng có niềm tin 
đối với các mặt hàng ở trong nước. 
Tuy nhiên, trong nước vẫn còn nhiều hiện tượng trốn thuế, một bộ phận sử dụng các 
chất độc hại để sản xuất hàng hóa thu lợi nhuận caogây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe 
người tiêu dùng. 
Ngoài ra, các mặt hàng ở nước ta còn chịu nhiều áp lực từ xu thế hội nhập, bởi sản 
phẩm còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường bên ngoài. 
Chính vì vậy, để giúp hàng hóa ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, 
chúng ta cần phải lên án, tố cáo những hành vi sai trái trong sản xuất hàng hóa, biết vận 
dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành 
cao 
* Kết quả mong đợi: 
Quan điểm của HS về xử lý các tình huống trên, có thái độ đúng đắn và hành 
động tích cực. 
5. Hoạt động mở rộng 
* Mục tiêu: 
Giúp học sinh mở rộng được kiến thức của bản thân 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
GV yêu cầu HS: 
- Em hãy tìm hiểu ở địa phương em hiện đang sản xuất các loại hàng hóa nào? 
- Em hãy sưu tầm những hình ảnh, video, câu chuyện về việc kinh doanh, sản xuất 
của người dân nơi em đang sống? 
* Sản phẩm mong đợi: 
Sản phẩm là HS trình bài được các loại hàng hóa được sản xuất, một số hình ảnh, 
đoạn video câu chuyện về việc kinh doanh, sản xuất tại địa phương học sinh đang sống.