Giáo án chuyên đề môn Toán lớp 3
– Cho học sinh vận động theo nhạc.
a) GV giới thiệu phép cộng: 9 + 5
– GV thao tác trên que tính, nêu bài toán: Có 9 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có bao nhiêu que tính?
– Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
+ Em làm thế nào ra 14 que tính?
– GV cùng HS thực hiện trên bảng gài, que tính.
– Giáo viên nêu: 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính, bó thành 1 chục. 1 chục que tính với 4 que tính rời là 14 que tính. Vậy 9 cộng 5 bằng 14.
+ Ngoài cách sử dụng que tính chúng ta còn cách nào khác không?
Chốt cách nhẩm: 9+ 5 = 9 + 1 + 4
= 10 + 4 = 14
-Lấy ví dụ: 9 + 3, 9 + 7
– 9+5 =14, vậy 5 + 9=?Vì sao em biết?
=>Tính chất quan trọng của phép cộng: Trong phép cộng, khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
– GV YC HS đặt tính và tính vào bảng con: 9+ 5.
+ Khi đặt tính em cần lưu ý điều gì?
Ò Nhận xét, tuyên dương.
b) Lập bảng cộng 9 cộng với 1 số
– Yêu cầu HS tìm kết quả các phép tính còn lại trong phiếu.
+ Nhận xét số hạng thứ nhất trong bảng cộng?số hạng thứ hai?tổng như thế nào?
– YC HS đọc đồng thanh
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức.
– GV xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu HS đọc để học thuộc.
– Tổ chức thi đọc thuộc
Ò Nhận xét, tuyên dương.
– Hs theo dõi.
– HS thao tác trên que tính và chia sẻ kết quả theo nhóm đôi, trả lời có tất cả 14 que tính.
– HS chia sẻ trước lớp:
+ Đếm thêm 5 que tính vào 9 que tính.
+ Gộp 5 que tính với 9 que tính rồi đếm.
+ Tách 5 que tính thành 1 và 4, 9 cộng 1 là 10, 10 với 4 là 14 que tính.
– HS cùng làm theo các thao tác của GV.
– Học sinh lắng nghe.
– HS thực hiện phép cộng 9 + 5.
– HS nêu cách nhẩm
– HS trả lời
– 1 HS lên bảng, lớp làm bảng con – chia sẻ kết quả
– Viết các chữ số trong cùng hàng thẳng cột với nhau.
– HS tự lập công thức. Nối tiếp chia sẻ kết quả.
9 + 2 = 11 9 + 6 = 15
9 + 3 = 12 9 + 7 = 16
9 + 4 = 13 9 + 8 = 17
9 + 5 = 14 9 + 9 = 18
– Số hạng đều là 9, số hạng thứ hai là dãy số tăng dần 1 đơn vị, tổng là dãy số tăng dần 1 đơn vị…
– HS đọc
– HS nhẩm thầm, đọc cho nhau nghe theo cặp đôi.
– HS xung phong đọc thuộc.