Giáng Sinh là ngày bao nhiêu? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh
Không khí se lạnh của mùa đông báo hiệu một mùa Noel nữa đang cận kề, lan tỏa khắp ngóc ngách làm ai ai cũng nôn nao. Vào những ngày này, nhiều gia đình tại khắp các quốc gia đã rộn ràng chuẩn bị đón lễ Giáng Sinh. Đây là một ngày lễ lớn đối với văn hóa phương Tây. Kể từ khi được du nhập về Việt Nam, ngày lễ này cũng được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Bạn có muốn biết Giáng Sinh là ngày bao nhiêu và ngày này mang ý nghĩa như thế nào không? Cùng tìm hiểu nhé!
Giáng sinh là ngày bao nhiêu?
Lễ Giáng Sinh (hay còn gọi là Noel, lễ Chúa Giáng Sinh, Christmas, Xmas) là một ngày lễ quan trọng trong năm của người Công giáo. Đây là lễ hội thường niên được tổ chức để kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời trong hang đá tại Bethlehem, xứ Judea, Do Thái. Noel không chỉ là khoảng thời gian để tưởng nhớ về Chúa; mà còn là dịp đoàn tụ gia đình; để mỗi người thể hiện tình yêu, sự quan tâm đến người thân, và bạn bè xung quanh.
Ngày Giáng Sinh là ngày bao nhiêu? Thông thường, Noel được tổ chức từ chiều tối ngày 24 tháng 12 đến hết ngày 25 tháng 12 (Dương lịch). Theo quan niệm của người Do Thái, một ngày mới sẽ bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Do đó, họ tổ chức Giáng Sinh sớm từ chiều tối ngày 24; trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25. Nói cách khác, đêm Giáng Sinh là đêm ngày 24 tháng 12 và Giáng Sinh chính thức là ngày 25 tháng 12. Năm 2021 này, đêm Giáng Sinh vào thứ Sáu ngày 24 tháng 12 Dương lịch; ngày Giáng Sinh chính thức vào thứ Bảy ngày 25 tháng 12 Dương lịch.
Nguyên thủy, lễ Giáng Sinh là của những người theo đạo Kitô giáo; nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây; người ta tổ chức lễ Giáng Sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng Sinh được xem là một ngày lễ quốc tế; với ông già Noel, cây thông được trang trí lấp lánh.
>>> 6 bộ phim Giáng Sinh sẽ phát trực tuyến trong mùa này
Giáng Sinh là ngày bao nhiêu? Nguồn gốc của lễ Giáng Sinh từ đâu?
Thời kỳ Giáo hội Cơ Đốc sơ khai, lễ này được tổ chức chung với lễ Hiển Linh. Tuy nhiên, ngay từ năm 200, thánh Clemente Alexandria đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ này vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Theo một nguồn khác thì tín hữu Cơ Đốc sơ khai không ăn mừng sinh nhật; vì họ cho rằng mừng sinh nhật là theo thói quen của dân ngoại đạo. Vì thế, họ không ăn mừng lễ Giáng Sinh trong suốt ba thế kỷ đầu. Cho tới thế kỷ IV, những người Cơ Đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ Giáng Sinh mỗi năm một lần. Lo sợ chính quyền La Mã phát hiện vì Cơ Đốc giáo vẫn chưa được công nhận hợp pháp. Họ lợi dụng khi những người La Mã ăn mừng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12; để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng thế và đem sự sống đến cho nhân loại.
Năm 312, Hoàng đế La Mã – Constantine đã bỏ Đa Thần giáo và theo Cơ Đốc giáo. Chính ông cũng hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Giáng Sinh là ngày bao nhiêu? Năm 354, Giáo hoàng Liberius đã công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức của lễ Giáng Sinh.
♥ MỜI BẠN NGHE LIÊN KHÚC NHẠC GIÁNG SINNH HAY NHẤT 2021 ♥
Ý nghĩa mùa Giáng Sinh là gì?
Giáng Sinh có ý nghĩa gì với những người theo đạo Công giáo?
Giáng Sinh là ngày lễ người Kitô hữu mừng Đức Trinh nữ Maria sinh hạ Chúa Giêsu Kitô. Từ lâu, Giáng Sinh đã trở thành một trong những ngày lễ lớn nhất trên toàn thế giới. Lễ Giáng Sinh tại Việt Nam, người Kitô hữu lẫn người không cùng tín ngưỡng cũng đều có thể ăn mừng ngày lễ này. Giáng Sinh thông thường sẽ kéo dài tới ngày lễ Hiển Linh; là 12 ngày sau khi Chúa Giáng Sinh. Giáng Sinh cũng là mùa của năm phụng vụ, kết thúc vào Chúa Nhật sau lễ Hiển Linh. Theo truyền thống lâu đời, Giáng Sinh kéo dài 40 ngày, giống như Mùa Chay cũng trải dài 40 ngày. Có thể nói là mùa Giáng Sinh chính thức kết thúc khi Giáo hội bước vào Mùa Thường Niên.
Trong giới sử gia, họ quan tâm thảo luận về lý do tại sao ngày Giáng Sinh lại phải rơi vào ngày 25 tháng 12. Theo giới học giả chú giải Kinh Thánh, Chúa Giêsu dường như sinh vào mùa xuân, hoặc sớm hơn là vào mùa thu; không phải là tháng 12 mà nhiều người thường tin. Nhưng dù nguồn gốc của lễ Giáng Sinh ra sao và được định Giáng Sinh là ngày bao nhiêu đi nữa. Thì đối với người Kitô hữu, họ vẫn luôn mong chờ để tưởng nhớ ngày Đức Giêsu Kitô mở mắt chào đời. Và việc tưởng nhớ này có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn hơn là những thảo luận xoay quanh nguồn gốc của ngày lễ.
>>> Lưu ngay những bộ phim Giáng Sinh nổi tiếng thế giới không nên bỏ qua
Ngày Noel có ý nghĩa gì với những người ngoại đạo?
Lễ Giáng Sinh không chỉ đơn thuần là dịp để kỷ niệm ngày Thiên Chúa giáng thế; mà đây còn là một ngày lễ của gia đình. Một dịp để các thành viên, các thế hệ được tụ tập, quây quần bên nhau; cùng nhau tâm sự, sẻ chia về cuộc sống, công việc và đón chào một năm mới sắp tới. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người. Bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ; chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe kể một câu chuyện, bóc quà dưới cây thông Noel.
Bên cạnh đó, Giáng Sinh cũng là một ngày để những thông điệp của hòa bình được lan tỏa. Đồng thời cũng là dịp để mỗi chúng ta sẻ chia với những người kém may mắn hơn; những người vô gia cư, bị bỏ rơi, cô đơn, già yếu hay bệnh tật,… Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình: “Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”. Đây là câu được hát bởi những thiên thần loan tin cho sự xuất hiện của vị cứu thế.
>>> Lời chúc giáng sinh cho người yêu ấm áp và lãng mạn nhất
Lời kết
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn biết giáng sinh là ngày bao nhiêu cũng như hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này. Một mùa Giáng Sinh nữa sắp đến, chúc cho bạn cùng những người thân trong gia đình luôn luôn mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc.
THAM KHẢO THÔNG TIN ĐẦU TƯ TẠI ĐÂY NHÉ!
Cách thức nhận tư vấn: ZaloGọi trực tiếp