GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT LÀ GÌ? – CEO Nam Định Holding

Thời đại cách mạng khoa học công nghệ 4.0 làm thay đổi toàn bộ hành vi của người tiêu dùng. Sự mong đợi của khách hàng với sản phẩm từ chất lượng, giá cả, tính năng… ngày càng cao. Thêm vào đó, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong quá trình sản xuất sản phẩm. Để có thể tồn tại và phát triển thì ngoài khả năng phát triển sản phẩm và sản xuất sản phẩm tốt, doanh nghiệp cần có giám đốc sản xuất tài năng có năng lực điều hành và khả năng tổ chức tốt. Vậy giám đốc sản xuất là gì?

Giám đốc sản xuất là gì?

Giám đốc sản xuất (CPO – Chef Product Officer) là người chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp được đúng kế hoạch, đúng số lượng, đạt chất lượng đề ra, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại giá trị cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.

Tại doanh nghiệp, giám đốc sản xuất sẽ giám sát sản phẩm từ gia đoạn lên ý tưởng cho tới khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất của giám đốc sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến việc giám đốc sản xuất phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ như giám đốc điều hành (CEO), giám đốc Marketing (CMO) và khiến cho khả năng của giám đốc sản xuất bị lu mờ.

Giám đốc sản xuất làm gì?

Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù riêng về sản xuất, quy mô và cách vận hành, do đó, công việc của giám đốc sản xuất ở mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, ở góc nhìn tổng quát, giám đốc sản xuất cần giải quyết những công việc như sau:

1. Xây dựng quy trình sản xuất

Để sản xuất được những sản phẩm chất lượng, giám đốc sản xuất cần xây dựng được các quy trình gồm các bên liên quan như quy trình triển khai sản xuất, quy trình giám sát, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.

2. Lập và kiểm soát kế hoạch sản xuất

Giám đốc sản xuất sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất phù hợp để đáp ứng được những mục tiêu về số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất.

Sau đó, kế hoạch sản xuất sẽ được phổ biến tới các nhân viên, từng dây chuyển sản xuất để họ nắm được kế hoạch và thực hiện.

Giám đốc sản xuất cần phải theo dõi và xử lý các tình huống có thể làm chậm, thay đổi tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm.

3. Triển khai kế hoạch sản xuất

Khi triển khai kế hoạch, giám đốc có nhiệm vụ phân công công việc hàng ngày cho người lao động cũng như giám sát, đôn đốc công nhân lao động nhằm đảm bảo quá trình hoạt động được diễn ra hiệu quả, đúng tiến độ, đúng quy trình và đảm bảo các tiêu chí. Ngoài ra, giám đốc có nhiệm vụ chủ động đề xuất trực tiếp những phương pháp gia tăng tối ưu hiệu quả sản xuất và sản phẩm.

4. Quản lý trang thiết bị, vật tư, hàng hóa

Đảm nhận trách nhiệm quản lý trang thiết bị, hàng hóa do trang thiết bị, hàng hóa đóng góp vai trò không nhỏ đối với chất lượng và tiến độ sản xuất sản phẩm. Ngoài việc quản lý thì việc thường xuyên kiểm tra trang thiết bị cũng rất quan trọng để kịp thời sửa chữa một cách nhanh chóng đảm bảo quá trình sản xuất và cả an toàn sản xuất cho người lao động.

5. Sắp xếp và phát triển đội ngũ nhân viên

Nhân lực chính là nguồn tài nguyên quý giá của doanh nghiệp. Chính vì thế, giám đốc cần có những kế hoạch đạo tạo và phát triển nguồn nhân sự.

6. Quan tâm và nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng

Giám đốc cần phải tiếp xúc với nhu cầu và phản hồi khách hàng để đảm bảo cung ứng ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

CEO Nam Định Holding tự hào là đơn vị cung cấp kiến thức và đồng hành với bạn về Sản xuất doanh nghiệp, cam kết sẽ khiến bạn hài lòng.

Đăng ký tham gia ngay khóa Huấn luyện sản xuất do thầy Ngô Minh Tuấn và thầy Phan Đức Tuệ trực tiếp đào tạo và chia sẻ để trang bị cho mình những bài học khởi nghiệp vững chắc, dễ dàng thành công.

————

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CEO NAM ĐỊNH HOLDING