Giám đốc điều hành là gì? Nhiệm vụ và chức năng của một giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành (CEO) là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. CEO còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.
CEO có vai trò định hướng chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược), thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty, thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát vốn) và một nhiệm vụ rất quan trọng nữa của CEO là dụng nhân, xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả… Nói một cách ví von, nếu công ty như một cỗ máy thì CEO là người vận hành, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp để bộ máy ấy luôn hoạt động một cách hoàn hảo và hướng đến chỉ số công suất cao nhất, để có được chất lượng tối ưu.
Vai trò của một giám đốc điều hành
Nhằm góp phần vào sự thành công của toàn thể doanh nghiệp, CEO có trách nhiệm đứng đầu việc thiết lập và triển khai các chiến lược dài hạn, với mục tiêu làm gia tăng giá trị cổ tức, làm hài lòng các cổ đông nắm giữ phần vốn trong doanh nghiệp.
Vai trò và nghĩa vụ của CEO có thể có nhiều sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy mô tổng thể của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO thường nắm trong tay quyền lực rất lớn, đôi khi bao gồm cả trách nhiệm trong vấn đề tuyển dụng nhân lực.
Ở các doanh nghiệp lớn, CEO thường chỉ có trách nhiệm ra quyết định quy mô lớn, những chiến lược dài hạn mang tính chất quan trọng. Những quyết định ít quan trọng hơn sẽ được trao quyền cho các nhà quản lý cấp thấp hơn.
Không có một chuẩn chung quy định những nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể đối với 1 CEO. Về tổng thể, vai trò của CEO bao gồm:
- Thay mặt công ty, có trách nhiệm phát ngôn với các cổ đông, các cơ quan chính phủ, và với công chúng.
- Đề ra những quyết định về doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
- Thiết lập và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận phát triển chiến lược.
- Nhận diện thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, nắm bắt những cơ hội từ thị trường.
- Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện những cam kết có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
- Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo những rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể.
- Đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo mục tiêu đó phải cụ thể và đo lường được.
Hệ thống chức danh trong doanh nghiệp
Trong một tổ chức, công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sẽ có rất nhiều vị trí chức danh khác nhau. Chức danh không chỉ đơn thuần là tên gọi mà nó còn có thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, điều kiện làm việc, các mối quan hệ…của người đảm nhận chức năng danh đó.
Do vậy mà các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích công việc để đưa ra các chức danh phù hợp. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho các hoạt động khác của quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức.
Theo đó, chức danh quản lý sẽ được quy định cụ thể cho từng loại hình công ty như sau:
Loại hình doanh nghiệp
Các chức danh quản lý
Công ty Cổ phần
- Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Thành viên Hội đồng quản trị
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên
- Chủ tịch công ty
- Thành viên Hội đồng thành viên
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Công ty TNHH 2 thành viên
- Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Thành viên Hội đồng thành viên
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Công ty hợp danh
- Thành viên hợp danh
- Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Doanh nghiệp tư nhân
- Chủ doanh nghiệp tư nhân
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Giám đốc điều hành và tổng giám đốc có khác nhau không?
Không ít người thắc mắc về 2 chức danh Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành. Trong bộ máy lãnh đạo của một công ty, tập đoàn thì luôn có sự hiện diện của chức vị Giám đốc còn Tổng giám đốc sẽ được lập ra phụ thuộc vào quy mô, sự quyết định của doanh nghiệp đó. Nói nôm na thì Tổng giám đốc sẽ ‘to’ hơn Giám đốc, cụ thể sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Nhưng nếu công ty nhỏ (không có chi nhánh, công ty con) thì Tổng giám đốc và Giám đốc sẽ là một, đó chỉ là tên gọi do HĐQT đưa ra, thực tế thì chức năng và nhiệm vụ giống nhau.
1. Điểm chung của Tổng giám đốc (GM) và Giám đốc
Tổng giám đốc và Giám đốc đều là người điều hành kinh doanh hàng ngày của công ty, đồng thời chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về quyền và nhiệm vụ.
Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc và Giám đốc không quá 5 năm, tuy nhiên có thể được bổ nhiệm lại và số nhiệm kỳ là không hạn chế. GM và Giám đốc của công ty không được đồng thời làm Tổng giám đốc và Giám đốc của công ty khác.
2. Điểm khác biệt giữa Tổng giám đốc và Giám đốc
Tổng giám đốc là gì?
Tổng giám đốc (General manager – GM) là người đóng vai trò chung cho việc quản lý doanh thu, chi phí của một công ty, thực hiện giám sát hầu hết các chức năng của một công ty từ tiếp thị bán hàng đến các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Ngoài ra, Tổng giám đốc còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch, điều phối, ủy thác, điều phối đội ngũ nhân sự, đưa ra quyết định nhằm đạt được kết quả lợi nhuận tốt nhất.
Trong nhiều trường hợp, GM sẽ có chức danh khác nhau tùy theo quy mô và sự quyết định của HĐQT, hầu hết nhà quản lý doanh nghiệp sẽ nắm giữa các chức danh Giám đốc điều hành (CEO) hoặc chủ tịch. Một công ty lớn, có nhiều phó chủ tịch hoặc có nhiều Giám đốc thì sẽ có chức doanh Tổng giám đốc.
Giám đốc là gì?
Giám đốc công ty là người có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh của công ty, do HĐQT bầu ra, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ được giao. Quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp tới kinh doanh hàng ngày của công ty, thực hiện các quyết định của HĐQT, tổ chức lên kế hoạch chiến lược kinh doanh phát triển của đơn vị.
=> Giám đốc là người quản lý các mục tiêu chiến lược của công ty, tạo ra chính sách hoạt động và theo dõi tài chính. Tổng giám đốc cũng quản lý ngân sách, chi tiêu nhưng họ có xu hướng tham gia các hoạt động hàng ngày của công ty nhiều hơn. Tuy cũng có chức năng cũng tương tự như Giám đốc nhưng điểm khác lớn nhất chính là Giám đốc chỉ có quyền điều hành hoạt động của công ty con (nếu doanh nghiệp có nhiều công ty con, chi nhánh) còn GM có quyền điều hành hoạt động tất cả các công ty con.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một giám đốc điều hành
CEO – Tổng Giám đốc, Giám đốc hay Giám đốc điều hành tùy theo cách gọi là người quản lý điều hành cao nhất trong một công ty và thường là người đại diện cho công ty về mặt pháp luật. Vậy CEO thường làm gì? Quyền, nghia vụ của CEO được quy định như thế nào. Dựa trên những quy định của pháp luật (Luật Doanh nghiệp – Phần quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc) và trong thực tế quản trị, điều hành công ty, chúng tôi đưa ra đánh giá, tổng hợp các công việc CEO thường làm cơ bản như sau.
Hoạch định
- Chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty;
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;
- Chiến lược kinh doanh của công ty, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối. Chiến lược, kế hoạch, ngân sách của các khối/phòng để thực thi kể hoạch kinh doanh của công ty;
- Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm, Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 5 năm;
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty.
Phát triển sản phẩm mới
- Quyết định các tuyến sản phẩm mới và đa đạng hoá các sản phẩm hiện hữu
Xây dựng thương hiệu
- Quyết định các chiến lược, chiến dịch, chương trình phát triển thương hiệu của công ty;
- Quyết định các chương trình thu hút khách hàng.
Tài chính
- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tài chính trước Hội đồng quản trị;
- Duyệt các quy định về tài chính và quy định về thẩm quyền ký duyệt về tài chính;
- Duyệt các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách đã được duyệt;
- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;
- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bảng cân đối kế toán,báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình cho Hội đồng quản trị để thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty.
Đầu tư
- Thẩm định các dự án đầu tư;
- Duyệt kế hoạch thực hiện dự án đầu tư;
- Duyệt kế hoạch vay, mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Chính sách
- Duyệt các chính sách kinh doanh, phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng, tín dụng.
Tổ chức
- Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhất cũng như các cơ cấu do Hội đồng quản trị đề xuất và tư vấn cho Hội đồng quản trị để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;
- Phê duyệt cấu trúc tổ chức của công ty, khối, phạm vi trách nhiệm;
- Duyệt cấu trúc lương, thang bảng lương, các yếu tố trả lương;
- Duyệt quy chế tiền lương, tiền thưởng;
- Duyệt kết quả đánh giá cán bộ và quyết định mức khen thưởng cán bộ.
Quyết định, Quy chế
- Duyệt các quy định, quy chế điều hành của toàn công ty;
- Duyệt quy định khấu hao tài sản cố định.
Hoạt động điều hành
- Thoả thuận và duyệt các mục tiêu cho các giám đốc chức năng;
- Đánh giá hoạt động của các Khối và điều chỉnh những kế hoạch cần thiết;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Hội đồng quản trị;
- Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua;
- Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Tổng giám đốc và pháp luật.
Để trở thành giám đốc điều hành cần phải học những gì?
Vì tính chất công việc rất phức tạp và sự quan trọng của vị trí này nên giám đốc điều hành luôn luôn phải là người được đào tạo tốt, nắm vững các kiến thức chuyên môn sâu rộng, và đặc biệt là phải có cả những năng khiếu thiên bẩm như:
-
Sự thông minh, nhanh nhạy, quyết đoán và có tầm nhìn sâu rộng trên cơ sở kiến thức am hiểu sẽ là vũ khí lợi hại nhất của tất cả các CEO để họ phát huy sức mạnh của người chỉ huy, đưa hệ thống vận hành tốt và đúng định hướng phát triển.
-
Kỹ năng quản trị là trợ thủ đắc lực không thể thiếu, kỹ năng này có được do tự bản thân mỗi giám đốc điều hành giành thời gian để đào sâu, cập nhật và tích lũy trên cơ sở kiến thức quản trị đã được đào tạo bài bản trước đó. Một nhà quản trị tài ba còn là người luôn được kính trọng bởi cái tâm quản trị, chính vì vậy việc chú trọng “tu thân” cũng là việc mà một CEO chuyên nghiệp nên hướng tới.
-
Sự trải nghiệm càng nhiều (nhiều thứ, nhiều nghề, nhiều việc, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau) càng tốt cũng là điểm chung của những giám đốc điều hành tài giỏi trên thế giới.
-
Cuối cùng, điều mà một CEO cần nhất chính là sức khỏe. Một sức khỏe dồi dào mới có thể giúp giám đốc điều hành chiến đấu bền bỉ, chịu đựng được áp lực và thách thức rất lớn trên thương trường “khốc liệt” này.
Học giám đốc điều hành ở đâu là tốt nhất
Tổ chức đào tạo và phát triển doanh nghiệp SIC – là một tổ chức đào tạo doanh nhân, doanh nghiệp có chất lượng hàng đầu Việt Nam về cả nội dung chương trình, chất lượng giảng viên và tính chuyên nghiệp trong tổ chức.
Thế mạnh của SIC là đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, đa dạng nhiều lĩnh vực, đủ sức tư vấn cho các tổng công ty và tập đoàn lớn tới những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự khác biệt của SIC chính là đội ngũ giảng viên, phần lớn đều là các CEO đã và đang điều hành tại các tổng công ty và tập đoàn lớn trong nước và Quốc tế, vì vậy các chương trình đào tạo của SIC đều mang tính thực tiễn và ứng dụng cao.
SIC thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp cho các Doanh nghiệp và hơn 200 chuyên đề đào tạo khác về các kỹ năng lãnh đạo, quản trị, điều hành, làm việc cho các doanh nghiệp.
Đã có rất nhiều doanh nhân, giám đốc, lãnh đạo các doanh nghiệp tham dự các chương trình đào tạo giám đốc của SIC và rất nhiều cán bộ quản lý các doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc do SIC tổ chức.
Ngoài ra SIC còn là đối tác đào tạo thường xuyên của hàng trăm doanh nghiệp trong tỉnh. Những chương trình đào tạo inhouse cho từng doanh nghiệp sẽ được khảo sát kỹ lưỡng và thiết kế thực tế theo đúng nhu cầu, mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotlne: 0901585881
Xem thêm: CEO là gì? Những điều cần biết về vị trí này