Giải thích Tòa Án là gì? Tòa Án có vai trò như thế nào?
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam cơ quan nào được cho là cơ quan có quyền lực nhất. Không ít người đưa ra nghi vấn này, và hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này, đó chính là tòa án nhân dân. Vậy tiếp theo đây chúng ta cúng nhau đi tìm hiểu Tòa Án là gì? tòa án có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam nhé.
Mục Lục
Quy định chung của pháp luật về tòa án nước Việt Nam
Toà án ở Việt Nam là một trong những cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhà nước. Chức năng là xét xử các vụ án dân sự, hành chính, hình sự, đồng thời giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Tòa án nhân dân là gì?
Tòa án thuộc hệ thống ngành tư pháp của nước ta, là cơ quan xét xử. Toà án có vai trò giữ công bằng, công lý trong các vấn đề phát sinh trong cuộc sống thường ngày, tất cả xung đột trong cuộc sống, trong tranh chấp trong phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam. Toà án giải quyết các vi phạm hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật.
Toà án có quyền quyết định, có quyền phán xét, định tội phạm nhân, định mức hình phạt, mức hình phạt của các tội phạm. Hơn nữa tòa án còn phân xử những vấn đề tranh chấp về quyền lợi tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người sẽ được bồi thường bao nhiêu, cách thức bồi thường như thế nào……Tòa án hình thành để đảm bảo một đất nước xây dựng và phát triển công bằng văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hoạt động của tòa án
Toà án xét xử theo những nguyên tắc của tố tụng. Toà án nhân dân các cấp và các toà án địa phương sẽ chịu sự hướng dẫn của Tòa án tối cao về luật xét xử, áp dụng đồng nhất pháp luật. Chánh án Toà án nhân dân tối cao có nghĩa vụ báo cáo công tác trước Quốc hội, trong một số trường hợp Quốc hội không họp thì phải báo cáo trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chánh án toà án nhân dân các cấp lại có nghĩa vụ báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp ở địa phương.
Chức năng và quyền hạn của toà án nhân dân
Toà án thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan xét xử của nước Việt Nam. Toà án có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, chế độ xã hội chủ nghĩa quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, bảo vệ cá nhân, bảo vệ công lí, bảo vệ lợi ích của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án còn góp phần giáo dục mọi công dân phải trung thành với Tổ quốc, luôn luôn chấp hành pháp luật, tuân thủ những quy tắc của cuộc sống, đồng thời phải đề cao cảnh giác và tố cáo những việc làm gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.
Tòa án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động, kinh doanh, hành chính và giải quyết các vấn đề phát sinh tranh chấp lợi ích theo quy định của pháp luật.
Tòa án có trách nhiệm xem xét đầy đủ, một cách khách quan, toàn diện các chứng cứ cũng như tài liệu, đã được thu thập trong quá trình điều tra; đồng thời căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc là không áp dụng hình phạt, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Mọi quyết định của Tòa án nhân dân từ lúc công bố có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; đồng thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Xem thêm : Bầu Cử Là Gì?
Kết luận
Bài viết trên đây đã đưa ra đầy đủ chi tiết khái niệm Tòa án là gì? Và chức năng nhiệm vụ của tòa án nhân dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn có cái nhìn toàn diện, đầy đủ khi tìm hiểu về hệ thống pháp luật Việt Nam.