Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Bài làm

Có thể nói được rằng trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta luôn luôn đề cao cũng như coi trọng những giá trị và mặt đạo đức, nhân cách. Cha ông ta từ xưa đến nay cũng đã luôn luôn coi trọng những đạo lý tốt đẹp như lòng biết ơn là một trong những đạo lý tốt đẹp đó. Điều này cũng đã được gửi gắm trong nhiều câu tục ngữ và câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ như nhắc nhớ được những nỗi niềm đó.

“Ăn quá nhớ kẻ trồng cây” thực sự thì đây cũng chính là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Con người chúng ta ai ai khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào biết bao nhiêu. Chính vì lẽ đó mà chúng ta như cũng phải nhớ tới công lao vun xới, đồng thời cũng chính là người như chăm bón của người trồng nên cây ấy. Câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây” như có được hình ảnh thật độc đáo và cũng rất đẹp. Ta như luôn luôn thấy người xưa như đã ngầm nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn đó chính là: Khi con người ta mà lại được hưởng thành quả lao động thì chắc chắn rằng chúng ta cũng như sẽ phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác đó chính là việc mỗi một người sống trên đời này cũng phải luôn luôn biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hiện tại của ngày hôm nay.

Thực ra để mà nói thì ta biết được rằng, tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà con người chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được, điều này nó cũng chẳng phải là khí trời. Ta nên biết được rằng tất cả những thành quả đó là mồ hôi, là sôi nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống đổ tạo nên cho chúng ta có được cuộc sống ấm no như hiện nay. Chúng ta cũng nên phải nhớ những bát cơm ta ãn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng mới có được. Thế rồi ta như được mặc những chiếc áo, ngôi nhà chúng ta ở,… tất cả như cũng là công sức lao động của những người khác cho ta, nên ta cũng cần phải biết ơn họ. Dù rằng là ta đã bỏ tiền ra nhưng thực sự giá trị của lòng biết hơn không nằm ở trong vật chất.

Hay chính trong xã hội hiện tại ta như cũng thấy được lại còn có rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà thế hệ những làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta, những người đang sống trong xã hội hiện đại ngày nay cũng chính là lớp người đi sau. Những người đi sau như  chúng ta được thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên hay thậm chí là vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng? Qủa thật có thể nói được rằng, chính với một thời gian đằng đẳng sống trong nhừng đêm dài nô lệ. Con người chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã hi sinh không tiếc thân mình để bảo vệ nền độc lập tự do cho nước nhà, cho chúng ta. Thực sự để mà nói thì con người ta mà có lòng biết ơn, con người sẽ như sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, đồng thời cũng chính là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời.

Thực tế cũng đã cho thấy được xã hội, đất nước cũng đã có nhiều cách bày tỏ lòng biết ơn với những người đã hi sinh vì đất nước. Đó chính là những phong trào đền ơn đáp nghĩa. Hay đó còn là các việc làm như xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Tất cả những việc này mà chúng làm được, làm tốt thì cũng như đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, và cũng như đã thương yêu lo lắng cho ta.

“Ăn quá nhớ kẻ trồng cây” thực sự đã giúp ta hiểu rõ về đạo lý làm người. Cho đến hôm nay ta như cũng đã hiểu về lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Thực sự thì lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nó như vẫn còn có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta ngày nay và mai sau.