Giải đáp vì sao phải bảo vệ môi trường đầy đủ và chi tiết
Ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động hiện nay và môi trường cần được bảo vệ. Vậy môi trường là gì? Môi trường gồm những gì, vì sao phải bảo vệ môi trường? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Môi trường là gì?
Theo Litter, it costs you, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh một hệ thống, cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng sẽ tác động lên hệ thống này, xác định xem xu hướng và tình trạng tồn tại.
Một định nghĩa rõ ràng hơn, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên.
Tóm lại, môi trường là một khách thể gồm vật chất, điều kiện hoàn cảnh… bao quanh khách thể hoặc các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Môi trường gồm những gì?
Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên gồm tất cả các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên Trái Đất. Nó là một môi trường mà các vật thể sống tương tác với nhau. Môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta không khí để thở, cung cấp các loại tài nguyên khoáng sản, đất để trồng cấy, xây dựng nhà cửa, chân nuôi… Môi trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần chính gồm thạch quyển; thuỷ quyển; khí quyển và sinh quyển. Cụ thể như sau:
Thạch quyển hay còn gọi là địa quyển/môi trường đất. Đây là bộ phận gồm vỏ Trái Đất có bề dày 60-70km ở phần lục địa. Sâu hơn nữa là 2-8km dưới đáy đại dương. Các quần xã sinh vật sẽ sinh sống trên môi trường đất.
Thuỷ quyển hay còn gọi là môi trường nước. Đây là phần nước trên Trái Đất, bao gồm: sông, hồ, suối, đại dương, nước ngầm, hơi nước, băng tuyết.
Khí quyển hay còn gọi là môi trường không khí. Đây là tầng không khí bao quanh Trái Đất.
Sinh quyển hay còn gọi là môi trường sinh vật. Đây là bộ phần gồm thực vật, động vật và con người. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật nhỏ bé khác như ký sinh, cộng sinh, biểu sinh… Tất cả điều này đã tạo nên sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên.
Không giống môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố nhân tạo như thành phần hoá học, tính chất vật lý… Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi phối.
Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường là các hoạt động cải thiện môi trường và giữ cho môi trường luôn trong lành. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục những hậu quả mà con người gây ra cho môi trường.
Vì sao phải bảo vệ môi trường?
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Từ những điều nhỏ nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axít, nước biển dâng, sa mạc hóa…
Theo điều tra, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng hơn gần 40°C so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Đặc biệt, trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tăng 0.6 – 0.7°C và trong 100 năm tới sẽ tăng khoảng 1.4-5.8°C.
Sự nóng lên toàn cầu như vậy có tác động không nhỏ đến môi trường và xã hội. Cụ thể, nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo, gia tăng các cơn bão, suy giảm tầng ozon… Ngoài ra, một số loài không kịp thích ứng có thể bị tuyệt chủng.
Đặc biệt, con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, giảm trí thông minh ở trẻ em…
Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay đó là bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Nhận thức được vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã quyết định ngày 5/6 là Ngày môi trường thế giới.
Ngoài ra còn có khái niệm về môi trường xã hội. Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội có nhiệm vụ định hướng con người theo một khuôn khổ nhất định để cho sự phát triển được thuận lợi, khiến cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.
Mặc dù các nhân tố này trái ngược nhau nhưng lại cùng tồn tại, đan xen nhau và tương tác chặt chẽ với nhau. Các thành phần sẽ luôn chuyển hoá và theo chu kỳ nhất định tạo sự cân bằng. Sự cân bằng này tạo cho sinh vật trên Trái Đất phát triển ổn định. Chu kỳ thường gặp là tuần hoàn cacbon, nitơ, lưu huỳnh… Các chu kỳ này được gọi chung là địa hoá học.
Trong khi đó, sinh vật và môi trường xung quanh tương hỗ lẫn nhau về cả năng lượng và vật chất thông qua các thành phần môi trường và hoạt động của hệ mặt trời.
Yếu tố ảnh hưởng tới môi trường
Để ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, có 2 yếu tố:
Đến từ chính tự nhiên
Cụ thể gồm động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, nước biển dâng…Những hiện tượng này xảy ra là do lớp vỏ Trái Đất không đồng đều và nó có tác động nhất định đối với tự nhiên.
Đến từ con người
Có thể nói, đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường tự nhiên hiện nay. Con người có tốc độ sinh trưởng và trí thông minh vượt trội. Vì vậy, con người cũng là tác nhân ảnh hưởng lớn nhất đến thiên nhiên.
Chính từ những hoạt động nhỏ nhất như vứt rác bừa bãi hay các hành động lớn hơn như xây cất, trồng trọt…đã làm môi trường dần bị huỷ hoại. Lòng tham của con người càng lớn, thiên nhiên bị huỷ hoại càng nhanh. Cụ thể, để xây cất, trồng trọt, con người phải phá rừng (đặc biệt là rừng đầu nguồn), xẻ núi. Việc phá rừng, xẻ núi sẽ đem lại những hậu quả:
→ Đối với đời sống
+ Theo nguyên lý, khi quang hợp, cây sẽ hấp thụ CO2 và thải ra khí O2. Điều này sẽ làm bầu khí quyển trong lành hơn và tốt cho sức khoẻ con người cũng như động vật. Nếu rừng bị tàn phá, bầu khí quyển sẽ không được lọc gây ô nhiễm trầm trọng.
+ Gây lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất
→ Đối với môi trường tự nhiên
+ Môi trường sống của sinh vật sẽ bị huỷ hoại. Từ đó khiến các sinh vật dần dần bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Gây nên hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu… Một vài yếu tố khác như thiên thạch, sự thay đổi quỹ đạo các hành tinh… cũng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Trên đây là những thông tin tổng quan về môi trường tự nhiên. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn!
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên
Hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo.
Áp dụng khoa học hiện đại vào trong đời sống để giảm ô nhiễm
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng
Phân loại rác thải
Hạn chế sử dụng đồ nhựa và túi nilon
Không lãng phí đồ ăn
Trồng nhiều cây xanh
Ưu tiên các sản phẩm tái chế
Tuyên truyền và nâng cao ý thức mọi người về bảo vệ môi trường
Tầm quan trọng đặc biệt của việc bảo vệ môi trường
Có thể nói, môi trường là một trong những yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Giữ cho môi trường trong lành cũng là cách để bạn tự bảo vệ chính bản thân mình. Hãy cùng với Bạn có biết tìm hiểu những lý do vì sao phải bảo vệ môi trường sau đây:
Tại vì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường không khí với biểu hiện cụ thể nhất chính là tình trạng khói bụi, xăng xe, bụi mịn, mùi hôi. Mỗi khi hít phải, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Không chỉ như vậy, tình trạng này còn gây ra những tác động vô cùng tiêu cực đến sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mức độ nặng hơn sẽ phải kể đến như căn bệnh viêm phổi, viêm phế quản, tim mạch, vô sinh…
Ô nhiễm môi trường nước khiến cho nguồn nước sạch trở nên khan hiếm. Nếu không có các biện pháp xử lý, bạn sẽ phải sống chung với nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.
Khi tiếp xúc với con người thông qua đường ăn uống hoặc sử dụng trực tiếp, đều gây ra những tác động tiêu cực. Điển hình trong đó phải kể đến như bệnh da liễu, dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, viêm gan, viêm não….
Ô nhiễm môi trường đất khiến con người sử dụng các loại rau, trái cây, ngũ cốc có dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Điều này có thể dẫn tới tình trạng như ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, gan to, suy nhược hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến di truyền…
Tại sao phải bảo vệ môi trường vì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái nói chung
Ô nhiễm môi trường khiến cho hệ sinh thái trên trái đất vốn dĩ đang cân bằng bỗng trở nên mất đi sự hài hòa. Từ đó, đe dọa đến nguy cơ sinh tồn của không ít các loài sinh vật, động vật và thực vật sống.
Chính vì lý do đó, danh sách sách đỏ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng lên. Một số loài còn nằm trong nhóm nguy cơ khó có thể hồi phục lại được. Sự suy giảm và biến mất của những loài động vật này sẽ khiến cho vòng tròn sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội
Tại sao phải bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề cấp thiết. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới. Cụ thể như sau:
Ô nhiễm môi trường chính là nguồn gốc của các loại dịch bệnh, đại dịch trên thế giới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm sụt giảm sự phát triển kinh tế, xã hội. Đại dịch covid 19 chính là một trong những ví dụ điển hình.
Gây ra các hiện tượng thiên tai: Các hiện tượng thiên tai do ô nhiễm môi trường gây ra có thể kể đến như mưa axit. Hiện tượng này gây tổn thương rất lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất nông sản, thủy sản…
Gây trì trệ kinh tế: Ô nhiễm môi trường đất khiến năng suất và chất lượng nông sản đi xuống. Ô nhiễm môi trường nước khiến cho ngành chăn nuôi thủy sản, hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tốn kém chi phí quốc gia: Khi ô nhiễm môi trường xuất hiện, các quốc gia sẽ luôn luôn phải bỏ một số chi phí cực lớn để tiến hành các biện pháp cải tạo lại chất lượng môi trường.
Điều này gây ra không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Đặc biệt là những quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển có nguồn ngân sách bị hạn chế.
Vì sao phải bảo vệ môi trường? Chắc hẳn thông qua những chia sẻ của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh, các bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của môi trường rồi đúng không? Đừng quên áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường mà chúng tôi đã giới thiệu trên đây nữa nhé! Ngoài ra, hãy ghé thăm website để cập nhật các thông tin thú vị về pháp luật, đời sống xã hội, lịch sử văn hóa, y học.