Giải đáp những thắc mắc về bảo hiểm xã hội?

Luật Minh Khuê tư vấn về luạt bảo hiểm xã hội và những vấn đề pháp lý liên quan:

1. Giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Căn cứ pháp lý: 

Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội : Luật việc làm

Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm

II. Nội dung tư vấn:

Dạ thưa a. Em có câu hỏi này nhờ a tp vấn giúp. Nếu như chồng nghỉ vợ sanh xong sau khi đi làm lại thì cần phải đưa cho công ty giấy tờ gì để họ giải quyết cho em nghỉ vợ sanh. (giấy chứng sanh. Hay cần giấy tờ gì khác không ?) Em xin cảm ơn và đợi mail của a

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với nam khi vợ sinh con như sau;

“Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.”

Theo đó thì tùy vào trường hợp vợ bạn sinh thường hay sinh mổ, sinh non thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ khác nhau.

– Sinh thường: Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con. Trường hợp nộp giấy chứng sinh phải bổ sung thêm bản sao giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng.

– Sinh mổ hoặc sinh non (sinh con dưới 32 tuần tuổi): 

+ Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con

+ Giấy xác nhận sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi của cơ sở y tế.

Thời gian và nơi nộp hồ sơ được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.”

Như vậy, trong khoảng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc bạn phải nộp những giấy tờ trên cho người sử dụng lao động để được giải quyết chế độ.

Trường hợp vợ bạn không tham gia bảo hiểm xã hội bạn còn được nhận thêm trợ cấp một lần khi vợ sinh con.

các thủ tục khi muốn nhận lại bảo hiếm xã hội khi em đã nghỉ xiệc 1 năm

Tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.

2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

Căn cứ vào điều luật trên, có thể thuộc vào trường hợp quy định tại Điều 60 Luật BHXH 2014

Do đó, để được hưởng khoản trợ cấp một lần này, bạn cần có thời gian là 1 năm kể từ ngày nghỉ việc. Và bạn đã đủ điều kiện. Sau thời gian một năm đó, bạn có thể làm thủ tục yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Bạn đã nghỉ việc được hơn 1 năm và nếu như chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm, bạn sẽ đủ điều kiện để được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Bạn phải thực hiện thủ tục sau:

1. Trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi bạn cư trú: 

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, bạn cần chuẩn bị:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động (Mẫu 14-HSB).

– Chứng minh thư nhân dân bản chính.

– Sổ hộ khẩu (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi có hộ khẩu) hoặc giấy tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi có sổ tạm trú).

2. Thời gian giải quyết chế độ BHXH một lần cho người lao động nhận BHXH một lần:

Thời gian giải quyết chế độ BHXH một lần được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

:3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Chào Luật sư !! Luật sư vui lòng tư vấn giúp em một chút thắc mắc ạ !! Em đóng bảo hiểm công ty vào tháng 4 năm 2013 và nghỉ vào tháng 3 năm 2014. Em đang làm ở công ty khác và đóng sổ mới chứ không đóng tiếp sổ cũ. Nay em muốn nhận tiền bảo hiểm nên nộp sổ cũ ngoài bảo hiểm huyện. Nhưng người ở đó nói nhận sổ cứ nhận còn có trả sổ về thì chịu vì em có sổ mới rồi. Sổ cũ em ở Tiền Giang còn sổ mới ở Bến Tre. Luật sư có thể cho em biết là trong trường hợp này em có khả năng nhận được tiền từ sổ cũ không ạ ?? Mong sớm nhận phản hồi từ Luật sư. Cám ơn Luật sư rất nhiều !!

Căn cứ tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

“b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội“.

Và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động quy định:

“1. …Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”

Theo đó, người lao động có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi chưa tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, đã nghỉ việc được một năm trở lên và không tiếp tục tham gia BHXH. Do vậy, khi nghỉ việc ở công ty cũ, mặc dù bạn đã chấm dứt lao động tại công ty cũ được 11 tháng (từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014) nhưng hiện tại bạn vẫn đang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới nên trường hợp của bạn không đủ điều kiện để hưởng BHXH 1 lần.

Ngoài ra, theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn đang có 2 sổ BHXH khi tham gia làm việc ở hai công ty và có thời gian đóng không trùng nhau. Như vậy, để thực hiện theo đúng quy định pháp luật về BHXH và đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn cần làm thủ tục gộp sổ BHXH để gộp quá trình đóng bảo hiểm xã hội từ hai sổ vào một sổ BHXH duy nhất.

Chào luật sư! Hiện tại e mới đóng bh đc 1 tháng tại cty và e đang có ý định nghỉ vc nhưng ko báo với cty thì sổ bh đó e ko lấy có đc ko và khi lm vc tại cty khác e lm sổ bh mới đc ko 

Điều 37, Bộ luật lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

“.

Bạn tự ý nghỉ việc là trái quy định của pháp luật. Theo đó, trách nhiệm của bạn sẽ là:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”.

Như vậy, bạn cần thanh toán các khoản trên đây để công ty có thể thực hiện trách nhiệm của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 45 Bộ luật lao động 2019:

Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.

 

2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.

 

Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.”

Như vậy, khi nghỉ việc thì công ty phải có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Tuy nhiên, do bạn nghỉ việc trái với quy định của pháp luật nên trên thực tế vì muốn buộc người lao động phải bồi thường các khoản chi phí đào tạo, các thiệt hại mà người lao động gây ra mà bên công ty có thể sẽ không chốt và trả sổ cho bạn. Mặt khác, khi bạn chuyển sang làm tại công ty mới, bạn phải chốt sổ ở công ty cũ để tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới nhằm đảm bảo quyền lợi của bạn. Nếu chưa lấy được sổ thì công ty mới vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội cho bạn nếu bạn đọc số sổ cho công ty, nhưng sau đó vẫn phải nộp sổ cho công ty. Vì vậy, bạn phải quay lại công ty cũ và yêu cầu chốt sổ để chuyển sang công ty mới và tiếp tục đóng BHXH.

Bên cạnh đó vì pháp luật có quy định một người lao động không thể có 2 quyển sổ (quy định tại điểm 5.1, Khoản 5, Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH) nên người lao động chỉ có thể tồn tại 1 số sổ bảo hiểm:

“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.“

Do đó bạn bắt buộc phải quay lại công ty cũ để lấy lại sổ và nhờ công ty chốt sổ để tiếp tục tham gia đóng BHXH ở công ty khác.

Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn thủ tục lấy lại sổ bảo hiểm ở công ty cũ ?

Tư vấn về việc lấy sổ bảo hiểm xã hội?

Lấy lại bảo hiểm xã hội khi làm ở nhiều công ty khác nhau ?

cho e hỏi.e làm được 5 năm 10 tháng. mà giờ e lãnh tiên bảo hiêm that nghiêp chỉ có năm tháng là sau vay ? mà e nghe nói 1 nam là lãnh duoc ba tháng mà luật su.cho e cam on

Căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp:

“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

………

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng“.

Theo cách tính trên thì nếu người lao động tham gia bảo hiểm từ đủ 1 năm đến 3 năm thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ 1 năm thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Nếu đóng trợ cấp thất nghiệp trên 3 năm nhưng thời gian đóng từ năm thứ 4 mà không đủ 1 năm thì được bảo lưu lại theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:

“Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.“

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp chỉ có 5 tháng lá đúng theo quy định của pháp luật và 10 tháng lẻ sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

3. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật – Công ty Luật Minh Khuê.