Giải bài 1 2 3 Bài 6 trang 17 18 sgk Vật lí 9
Hướng dẫn giải Bài 6. Bài tập vận dụng định luật Ôm, sách giáo khoa Vật lí 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 Bài 6 trang 17 18 sgk Vật lí 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 9, ôn thi vào lớp 10.
1. Giải bài 1 Bài 6 trang 17 sgk Vật lí 9
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính điện trở R2.
Bài giải:
a) Ta có:
+ Số chỉ vôn kế chính là hiệu điện thế giữa hai đầu AB.
+ Số chỉ ampe kế chính là cường độ dòng điện trong mạch.
Theo định luật ôm, ta có: \(I=\dfrac{U_{AB}}{R_{td}}\).
⇒ Điện trở tương đương của đoạn mạch:
\({R_{td}} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over I} = {6 \over {0,5}} = 12\Omega .\)
b) Vì \({R_{1}} + {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}{R_{td}}\)
Suy ra: \({R_{2}} = {R_{td}}-{\rm{ }}{R_1} = 12-5{\rm{ }} = 7{\rm{ }}\Omega .\)
2. Giải bài 2 Bài 6 trang 17 sgk Vật lí 9
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A.
a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.
b) Tính điện trở R2.
Bài giải:
Ta có:
+ Số chỉ của ampe kế \(A_1\) là cường độ dòng điện qua điện trở \(R_1\)
+ Số chỉ của ampe kế \(A\) là cường độ dòng điện của toàn mạch
Ta thấy mạch điện gồm \(R_1\) và \(R_2\) mắc song song với nhau nên ta có:
\(\eqalign{
& {U_{AB}} = {U_1} = {U_2} cr
& {I_{AB}} = {I_1} + {I_2} cr} \)
Vậy:
a) Do \(R_1//R_2\) nên ta có \(U_{AB}=U_1=U_2\)
Mặt khác, ta có: \(U_1=I_1.R_1\)
Suy ra: \({U_{AB}} = {U_1} = {R_1}.{I_1} = 10.1,2 = 12V\)
b) Cường độ dòng điện chạy qua \(R_2\) là:
\({I_2} = {\rm{ }}I{\rm{ }}-{\rm{ }}{I_1} = {\rm{ }}1,8{\rm{ }}-{\rm{ }}1,2{\rm{ }} = {\rm{ }}0,6{\rm{ }}A.\)
Điện trở \({R_2} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over {{I_2}}} = {{12} \over {0,6}} = 20\Omega .\)
3. Giải bài 3 Bài 6 trang 18 sgk Vật lí 9
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Bài giải:
a) Từ sơ đồ mạch điện ta thấy, \(R_2\) mắc song song với \(R_3\) xong cả hai mắc nối tiếp với \(R_1\)
\([R_2//R_3] nt R_1\)
Gọi \(R_{23}\) là điện trở tương đương của \(R_2\) và \(R_3\), ta có:
\(\dfrac{1}{{{R_{23}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}}\)
\(\to {R_{23}} = \displaystyle{{{R_2}{R_3}} \over {{R_2} + {R_3}}} = {{30.30} \over {30 + 30}} = 15\Omega \)
Ta có: điện trở tương đương của đoạn mạch là \({R_{td}} = {R_1} + {\rm{ }}{R_{23}} = 15 + 15 = 30\Omega \)
b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính,
\({I_1} = \displaystyle{{{U_{AB}}} \over {{R_{td}}}} = {{12} \over {30}} = 0,4A.\)
– Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là:
\(U_{AM}={U_1} = {R_1}.{I_1} = {\rm{ }}15.0,4{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}V.\)
– Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là:
\(U_{MB}={U_2} = {U_3} = U_{AB}-U_{MB}={\rm{ }}12{\rm{ }} – {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}V.\)
– Cường độ dòng điện qua R2 là: \({I_2} = \displaystyle{\rm{ }}{{{U_2}} \over {{R_2}}} = {6 \over {30}} = 0,2A.\)
Cường độ dòng điện qua R3 là: \({I_3}=\displaystyle{{{U_3}} \over {{R_3}}} = {6 \over {30}} = 0,2A\)
Câu trước:
Câu tiếp theo:
Xem thêm:
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 Bài 6 trang 17 18 sgk Vật lí 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 9 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“