Giá trị thương hiệu là gì? 5 bước nâng tầm Brand Value – JobsGO Blog
Đánh giá post
Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi thương hiệu sẽ có những cách khác nhau trong việc xây dựng giá trị thương hiệu và giữ lòng tin của khách hàng. Vậy giá trị thương hiệu là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao giá trị thương hiệu của mình, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Giá trị thương hiệu là gì?
Giá trị thương hiệu hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là Brand Value. Đây là cụm từ chỉ những giá trị về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả khi mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ,… của một thương hiệu.
Ngoài ra, giá trị thương hiệu cũng bao gồm một số yếu tố vô hình khác như lòng trung thành của khách hàng, lợi thế thương mại,…
Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?
Nó là giá trị khác biệt mạnh mẽ và độc đáo nhất của một thương hiệu. Giá trị cốt lõi của thương hiệu luôn phải xác đầu tiên, từ đó mới có thể đưa ra được các hoạt động quảng cáo, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu,… Để hiểu rõ hơn, các bạn đi vào ví dụ về giá trị cốt lõi của TH True MILK như sau:
“TH True MILK hướng đến 5 giá trị cốt lõi gồm:
- Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng.
- Hoàn toàn từ tự nhiên.
- Nguồn sữa tươi, ngon, sạch, bổ dưỡng.
- Thân thiện với môi trường
- Tư duy vượt trội và hài hòa lợi ích.
Theo đó mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đều tuần thủ 5 giá trị cốt lõi trên.”
👉 Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?
Vai trò của giá trị thương hiệu với doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi rất quan trọng để tạo dựng nên giá trị của thương hiệu cho một doanh nghiệp. Để giúp bạn dễ dàng hình dung về vai trò của giá trị thương hiệu, các bạn cũng đi vào ví dụ về Coca Cola như sau:
“Coca Cola xây dựng giá trị thương hiệu của mình như sau:
- Lãnh đạo: Sự cảm đảm trong việc định hướng hoạt động của tương lai.
- Hợp tác: Tận dụng nguồn nhân lực tập thể.
- Chính trực: Luôn thực tế.
- Trách nhiệm: Tùy thuộc vào người đảm nhận.
- Đam mê: Cam kết trong tâm trí và trái tim.
- Đa dạng: Bao gồm dòng dòng sản phẩm khác nhau.
- Chất lượng: Những gì họ làm đều thực hiện rất tốt.”
Qua ví dụ trên, các bạn có thể thấy được rằng, các doanh nghiệp thường dựa vào giá trị cốt lõi để xây dựng hoạt động cho thương hiệu của mình. Từ đó chiếm được tình cảm của người tiêu dùng để tạo dựng giá trị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được xác định dựa vào 2 yếu tố là: Chi phí xây dựng và giá trị thị trường. Cùng tìm hiểu chi tiết qua phân tích của JobsGO dưới đây:
Chi phí xây dựng (Cost-Based Brand Valuation)
Cost-Based Brand Valuation chính là định giá thương hiệu dựa vào chi phí. Nó luôn được cân nhắc đầu tiên khi xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu với doanh nghiệp bất kỳ. Hiểu đơn giản thì nó chính là chi phí bỏ ra từ khi doanh nghiệp mới thành lập nhằm tạo dựng được tên tuổi, danh tiếng của thương hiệu trên thị trường.
Chi phí xây dựng sẽ bao gồm:
- Chi phí quà tặng, khuyến mãi, sampling.
- Chi phí đăng ký thương hiệu, cấp phép kinh doanh.
- Chi phí truyền thông, quảng cáo, Marketing, PR,..
- Chi phí triển khai chiến dịch.
Doanh nghiệp cần xác định và liệt kê khoản ngân sách thực tế trong điều kiện chi phí tại thời điểm hiện tại. Định giá thương hiệu là cách thức áp dụng chủ yếu với thương hiệu mới hoặc các thương hiệu muốn tái cơ cấu lại.
Giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường
Đây là phương thức định giá yêu cầu doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về giá trị, chi phí của thương hiệu trên thị trường hiện tại. Từ đó có thể dự đoán về giá trị nội tại mà thương hiệu đang có.
Với phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp luôn cần nhật tin tức, thông tin trên thị trường thường xuyên. Không những vậy, doanh nghiệp còn phải định giá thương hiệu chính xác tại thời điểm thực hiện. Mỗi thời điểm khác nhau khi doanh nghiệp tiến hành định giá thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng bởi biến động về giá trên thị trường cho ra các kết quả khác nhau.
👉 Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì? Hệ thống đánh giá chiến lược
Phân biệt giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu
Có nhiều người nhầm lẫn giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu. JobsGO sẽ phân tích để giúp bạn thấy được điểm khác nhau giữa chúng như sau:
Tài sản thương hiệu mang những đặc điểm sau:
- Tài sản thương hiệu là tập hợp tài sản hoặc nợ phải trả dưới dạng khả năng hiển thị thương hiệu, liên kết thương hiệu và lòng trung thành của người tiêu dùng khiến giá trị của sản phẩm/dịch vụ tăng hoặc giảm. Hiểu đơn giản thì nó là giá trị thặng dư của một thương hiệu, có vai trò quá trong hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Tài sản thương hiệu có thể khiến nhận thức về giá trị thương hiệu bị thay đổi. Bởi nó không chỉ tạo chiến thuật để mang về doanh số bán hàng tốt trong thời gian ngắn hạn mà còn hỗ trợ chiến lược kinh doanh lâu dài.
- Tài sản thương hiệu càng cao thì khả năng bị tấn công và ảnh hưởng từ các hoạt động cạnh tranh trên thị trường càng ít.
Trong khi đó, giá trị thương hiệu là giá trị tài chính của thương hiệu. Doanh nghiệp sẽ phải ước tính giá trị thương hiệu của mình trên thị trường. Hiểu đơn giản thì thương hiệu của bạn có giá bao nhiêu?
Tóm lại, giá trị thương hiệu được quy về mặt tài chính và nó mang ý nghĩa khi đem thương hiệu ra mua/bán. Còn tài sản thương hiệu là nhận thức, lòng trung thành xuất phát từ phía khách hàng, người tiêu dùng.
Các bước xây dựng giá trị của thương hiệu
Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu
Khi thành lập một thương hiệu và xây dựng giá trị thương hiệu, yếu tố quan trọng hàng đầu bạn cần lưu ý là tạo được sự khác biệt. Theo đó, bạn có thể bán những thứ giống người khác nhưng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ bạn đem đến cho khách hàng phải hoàn toàn khác biệt. Đó chính là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn và có được sự ghi nhớ của khách hàng.
Không những vậy, đây cũng là yếu tố giúp các thương hiệu cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Ví dụ, bạn có thương hiệu cà phê có các sản phẩm tương tự như một Brand nổi tiếng thì buộc phải tìm ra sự khác biệt để có được sự tin tưởng và yêu thích của khách hàng. Quan trọng hơn hết là phải làm cho khách tìm đến với thương hiệu của bạn vì nó đặc biệt, sáng tạo,… chứ không phải bởi đó là một bản “copy giá rẻ” của một thương hiệu nổi tiếng ngoài kia.
Đặt lợi ích, nhu cầu khách hàng lên trên hết
Khác biệt thôi chưa đủ, giá trị thương hiệu còn cần được xây dựng trên chính những khách hàng và lợi ích của họ. Theo đó, bạn không thể vì muốn khác biệt hoàn toàn với các đối thủ mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Hãy làm ngược lại, hãy dựa trên trải nghiệm, nhu cầu, lợi ích của khách hàng và hoàn thiện giá trị thương hiệu. Hoàn thiện thật tốt rồi mới mở rộng và sáng tạo theo hướng bạn mong muốn. Đây cũng chính là thời điểm thích hợp bởi thương hiệu của bạn đã có được lòng tin của khách hàng.
Xây dựng giá trị thương hiệu dựa trên trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm khách hàng là điều mọi doanh nghiệp, thương hiệu hướng đến trong việc xây dựng giá trị thương hiệu. Sự hài lòng trong những lần trải nghiệm đầu tiên sẽ là tiền đề tốt để bạn có được sự tin tưởng của khách hàng. Tuyệt vời hơn, đây cũng chính là phương pháp Marketing ổn định phát triển nhanh chóng giữa các nhóm khách hàng có trải nghiệm tốt và những người chưa trải nghiệm xung quanh họ.
👉 Xem thêm: Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân trên TikTok dành cho GenZ
Một số Brand thành công trong việc xây dựng giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu Toyota
Top 100 BrandZ 2013, Toyota đã vượt qua BMW để trở thành thương hiệu xe hơi có giá trị nhất thế giới, giá trị tăng thêm 12%. Thương hiệu này đã tạo dựng giá trị cốt lõi khiến khách hàng tin tưởng rằng họ sẽ nhận được những thứ tốt nhất từ sản phẩm của Toyota.
Toyota đã cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tích cực, biến họ thành những khách hàng trung thành và những người đề xuất thương hiệu đến khách hàng mới. Đó là cách Toyota duy trì sức mạnh của mình trên thị trường đầy cạnh tranh trong lĩnh vực xe hơi như hiện nay.
Ấn tượng của người tiêu dùng về thương hiệu Toyota được xây dựng thông qua một loạt các hoạt động như: Quảng cáo trên tivi, các bài báo chia sẻ, các bài đánh giá trên mạng xã hội, nghe truyền miệng, trải nghiệm thực tế tại cửa hàng phân phối,… Các ấn tượng này đều được truyền tải một cách nhất quán khiến cho nhận thực và thực tế về thương hiệu theo hướng tích cực được ngắn lại.
Giá trị thương hiệu Burberry
Burberry đã tăng cường thương hiệu bằng cách tạo trải nghiệm người dùng mạnh mẽ và có sự liền mạch giữa môi trường kỹ thuật số và cửa hàng. Giám đốc của Burberry là ông Angela Ahrendts đã hiểu rằng bán lẻ cao cấp không chỉ là đẩy sản phẩm mà giới thiệu sản phẩm nhằm tăng đam mê, sự mong muốn của khách hàng, từ đó xây dựng lòng trung thành.
Burberry là thương hiệu sang trọng có giá trị thứ 8 thế giới. Họ đã tăng giá trị 3%, tăng 2 vị trí nhờ vào thương hiệu tăng 11% dựa trên nhận thức của người tiêu dùng.
Giá trị thương hiệu của Starbucks
Với xuất phát điểm là cửa hàng cà phê, đồ uống nhanh, Starbucks nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những thương hiệu thành công nhất trên thế giới. Trên thực tế, các sản phẩm đồ uống chất lượng của Starbucks chỉ là một phần tạo nên danh tiếng cho hãng. Thành quả họ đạt được chính là nhờ sự sáng tạo, cá nhân hóa và tư duy đột phá trong việc xây dựng không gian quán gần gũi, môi trường thân thiện và quan điểm “nơi chốn thứ ba – sự lựa chọn thứ ba sau gia đình và công việc”.
Giá trị thương hiệu Vinamilk
Vinamilk – Thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam cũng là ví dụ điển hình cho việc xây dựng giá trị của thương hiệu thành công. Cụ thể, ngay cả những thời điểm khó khăn nhất do COVID-19, Vinamilk vẫn tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Để làm được điều này, thương hiệu đã nghiên cứu và luôn đặt giá trị thương hiệu cạnh lợi ích, nhu cầu khách hàng. Họ phát triển nhiều dòng sản phẩm cho trẻ em, người cao tuổi, organic,… để khách hàng an tâm khi sử dụng. Chính trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng khi dùng dòng sản phẩm dành riêng cho mình đã giúp Vinamilk thành công trong việc nâng cao giá trị thương hiệu.
Các bước nâng cao giá trị thương hiệu mới nhất 2022
Muốn nâng cao giá trị của thương hiệu, doanh nghiệp cần thực hiện các bước như sau:
Marketing cá nhân hóa thương hiệu
Cá nhân hóa thương hiệu là cách phát triển thương hiệu giúp nâng cao giá trị với khách hàng hơn. Thương hiệu từ đó trở nên “có hồn” và gần gũi hơn. Các chiến lược Marketing cá nhân hóa cho thương hiệu cần phải tạo nên cảm giác thân quen với khách hàng.
Doanh nghiệp có thể áp dụng các cách cá nhân hóa thương hiệu như:
- Dùng đại từ nhân xưng hoặc giọng điệu xưng hô nhất quán.
- Xây dựng thương hiệu dựa vào tính cách đặc trưng của 1 con người.
- Luôn đi đúng theo hướng thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu.
- Tận dụng tối đa sức mạnh đa phương tiện truyền thông để quảng bá và tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
- Luôn thể hiện sự minh bạch và trung thực.
👉 Xem thêm: Marketing là gì?
Trở thành chuyên gia
Khách hàng khi có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ bất kỳ, họ sẽ tìm hiểu thông tin trên: Google, Facebook, Youtube,… Các doanh nghiệp cần cung cấp kiến thức miễn phí cho khách hàng như những chuyên gia đi sâu vào tâm trí họ. Nó chính là cách tạo dựng giá thương hiệu bền vững nhất cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin, kiến thức, nội dung giải quyết các vấn đề của khách hàng. Từ đó thương hiệu quả doanh nghiệp sẽ gia tăng sự uy tín và giá trị của mình trong tâm trí khách hàng.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Khách hàng có thể dùng thử sản phẩm khi thấy quảng cáo hay, nhưng sẽ nhanh chóng rời bỏ thương hiệu nếu trải nghiệm không tốt. Ở thời điểm hiện tại, chỉ dùng việc chạy quảng cáo hoặc PR để thu hút khách hàng sử dụng và gia tăng doanh số đã không còn hiệu quả. Doanh nghiệp cần cải thiện trải nghiệm khác nhau để biến họ từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
Muốn có trải nghiệm tốt với người dùng, doanh nghiệp cần quan tâm từ khâu chăm sóc khách hàng, xử lý phản hồi của khách, cho đến việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng. Thông qua đó giá trị của thương hiệu trong tâm trí khách hàng sẽ tự động tăng lên.
Một số mẹo giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược nâng cao trải nghiệm người dùng như sau:
- Thấu hiểu khách hàng thực sự.
- Triển khai chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng cụ thể và chi tiết.
- Phản hồi lại khách hàng nhanh chóng.
- Kết nối cảm xúc của khách hàng với thương hiệu.
- Cung cấp các chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng và khách hàng thân thiết.
- Đo lường chỉ số ROI để đánh giá về hiệu quả của chiến dịch.
Tạo sự khác biệt so với đối thủ
Tạo nên sự khác biệt với đối thủ trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Doanh nghiệp có thể áp dụng các cách sau:
- Xác định ngành hàng độc nhất của thương hiệu.
- Thiết lập tính thẩm mỹ cho thương hiệu.
- Tìm insight chưa được khai thác trong tâm trí khách hàng.
- Điều chỉnh thông điệp của thương hiệu phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Làm nổi bật các thành công của thương hiệu trong quá khứ.
Cân bằng giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng
Xác định giá trị thương hiệu không phải là phóng đại nó mà là tạo ra sự thân thiện. Muốn có sự thân thiện, doanh nghiệp cần cân bằng giá trị thực tế và kỳ vọng. Bởi:
- Giá trị hài lòng thực tế lớn hơn giá trị kỳ vọng sẽ tạo nên ấn tượng tích cực cho sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
- Giá trị hài lòng thực tế bằng với giá trị kỳ vọng sẽ tạo được ấn tượng cho khách hàng về sản phẩm.
- Giá trị hài lòng thực tế nhỏ hơn giá trị kỳ vọng sẽ khiến khách hàng có ấn tượng tiêu cực về sản phẩm.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Giá trị thương hiệu là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)