Giá thành sản phẩm là gì? Các cách tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là gì? Cách tính giá thành của sản phẩm như thế nào? Đây chắc chắn là những câu hỏi của không ít kế toán đang phân vân về nó. Bài viết dưới đây của EasyBooks sẽ giúp kế toán phần nào hiểu rõ được những khái niệm và thông tin cơ bản cần nắm rõ để tính giá thành của sản phẩm chính xác nhất.

1. Giá thành sản phẩm là gì?

gia-thanh-cua-san-pham

Giá thành của sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm và dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. 

Tất cả các khoản chi phí phát sinh bao gồm: phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang và các khoản chi phí trước có liên quan đến khối lượng của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. 

2. Các cách tính giá thành sản phẩm 

Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm như: phương pháp giản đơn (hay phương pháp trực tiếp), phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô, phương pháp phân bước, phương pháp định mức, phương pháp hệ số. 

2.1 Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp hay phương pháp giản đơn được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Bởi nó đơn giản và phù hợp với các loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có lượng hàng hoá ít và khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ ngắn. 

Công thức tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ= Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Các khoản làm giảm chi phí – chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ.

2.2 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phổ biến

Đây cũng là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ. Mà trong đó sản phẩm phụ không phỉa là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu. 

gia-thanh-cua-san-pham

Công thức tính của phương pháp này như sau:

Tổng giá thành sản phẩm chính được hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – chi phí sản xuất sản phẩm chính dang dở cuối kỳ.

2.3 Phương pháp phân bước

Đây là một trong những phương pháp áp dụng trong các trường hợp quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, giai đoạn khác nhau. Công thức tính của phương pháp này là: 

Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + giá thành của sản phẩm giai đoạn thứ 2 + .. + giá thành sản phẩm giai đoạn N.

Đây là những thông tin cơ bản về giá thành của sản phẩm và các công thức tính giá thành của sản phẩm mà Easybooks muốn chia sẻ cho anh/chị kế toán. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho anh/chị trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

Ngoài ra, phần mềm kế toán Easybooks bao gồm 13 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính – kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.

EasyBooks tự hào là một trong những đơn vị đi đầu cung cấp phần mềm kế toán online tiện lợi, dễ dùng, đầy đủ chức năng. Phần mềm kế toán online sẽ giúp anh chị kế toán giảm tải lên phần cứng máy tính và thực hiện công việc trơn tru hơn chỉ với kết nối internet. 

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

phần mềm kế toán EasyBooks

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: [email protected]

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.