Giá thành sản phẩm là gì
Giá thành sản phẩm là gì
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí (vật tư, khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nhân công, dịch vụ…) (mà) doanh nghiệp đã bỏ ra bất kỳở kỳ hạch toán nào (nhưng) có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành sản xuất sản phẩm chính là chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành sản phẩm là gì
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ
Giá thành sản phẩm tiếng anh là gì
Product Cost
Product /´prɔdʌkt/ : Sản phẩm
Cost – /kɑːst/: chi phí (Chi phí để làm ra sản phẩm, dịch vụ hoặc chi phí phải trả cho sản phẩm dịch vụ)
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp, kế toán cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng đối tượng tính giá thành. Để tính chính xác giá thành sản phẩm cần xác định kỳ tính giá thành và chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với đối tượng tính giá thành.
Để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Đối tượng tính giá thành cụ thể trong doanh nghiệp có thể là: từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành và từng chi tiết, bộ phận sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp nhằm cung cấp thông tin thích hợp cho các bên sử dụng để ra quyết định
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán còn phải xác định kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm kịp thời, trung thực.
Trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, kỳ tính giá thành có thể là một trong ba trường hợp sau:
Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng.
Trường hợp sản xuất mang tính chất thời vụ (sản xuất nông nghiệp), chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là hàng năm hay kết thúc mùa, vụ.
Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm và hàng loạt sản phẩm đã hoàn thành.
Phân loại giá thành sản phẩm
a. Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành
Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành. Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
Giá thành định mức
– Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm.
– Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.
– Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành kế hoạch
– Được xác định trước khi bước vào sản xuất.
– Xác định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành thực tế
– Được xác định sau khi kết thúc quá trình (thời điểm cuối kỳ tính giá thành) sản xuất sản phẩm.
– Xác định trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b. Theo phạm vi phát sinh chi phí
Phân loại theo phạm vi các khoản chi phí tính vào trong giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ
Giá thành sản xuất
– Phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.
– Được xác định trên cơ sở: chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
– Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng).
– Giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ.
– Tính theo công thức: Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất (+) chi phí bán hàng (+) chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trên là bài viết giá thành sản phẩm là gì và đối tượng, cách phân loại giá thành sản phẩm, nếu bạn đang học kế toán sản xuất thì bạn cần hiểu rõ bản chất về giá thành sản phẩm, giá thành sản xuất
Bài tiếp theo: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm