Tập 154 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

112

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Chủ giảng : Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 154

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang ba trăm ba mươi :

  (Sao) Chỉ Quán song thành Định – Huệ, tắc ngọc chấn kim thanh.

  (鈔) 止觀雙成定慧,則玉振金聲。

  (Sao: Chỉ Quán cùng thành tựu Định và Huệ, tức là tiếng ngọc rung, tiếng vàng chạm).

 

  Đây là câu thứ ba để giải thích Tánh Đức. Chú giải nói rất tỉ mỉ, đáng cho chúng ta lưu ý. “Chỉ Quán” là nhân, “Định – Huệ” là quả. Nói theo nghĩa rộng, Phật pháp bất luận Đại Thừa hay Tiểu Thừa đều lấy Tam Học Giới, Định, Huệ làm tông chỉ tu học. Đối với Tam Học, Tiểu Thừa và Đại Thừa chỉ là do công phu sâu hay cạn mà có sai biệt, còn những điều khác trọn chẳng khác gì nhau. Vì lẽ đó, các đồng tu học Phật chúng ta phải nỗ lực tranh thủ tăng thượng Tam Học. Trong thế gian hiện thời, từ trong và ngoài nước, chúng ta thấy rất rõ rệt là Tam Độc tăng thượng, phiền phức to lớn. Tam Độc là tham, sân, si, mỗi năm một nghiêm trọng hơn. Đó là cội nguồn khiến cho thế giới động loạn, bất an, tai nạn xảy ra, tuyệt đối chẳng phải là chuyện tốt. Trong rất nhiều kinh luận, đức Phật đã dạy, tuy mọi người chúng ta trong thế gian này có cộng nghiệp, nhưng trong cộng nghiệp còn có biệt nghiệp, có bất cộng nghiệp. Do vậy, chúng ta đổ công dốc sức nơi Tam Học, hòng có thể tiêu tai miễn nạn, có thể đạt được hạnh phúc viên mãn.

  Tu Giới, Định, Huệ từ chỗ nào? Từ Chỉ Quán, vì thế, “Chỉ Quán là nhân”. Chỉ (止) là ngưng dứt những gì? Trong phần trên đã nói là “chỉ kỳ tán” (dứt tán loạn). “Tán” rốt cuộc là gì? Là vọng niệm, suy nghĩ loạn xạ. Chữ Tán (散) chỉ sự suy nghĩ loạn xạ. Quý vị muốn ngưng tất cả hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì Chỉ là công phu, Chỉ lâu ngày sẽ đắc Định. Do vậy có thể biết, nếu chẳng ngừng nghỉ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quý vị tu bất cứ pháp môn gì cũng chẳng thể thành tựu. Đối với niệm Phật, cổ đức nói mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu vẫn uổng công, “rách toạc cổ họng uổng công thôi!” Vì sao? Vọng tưởng tạp niệm của quý vị không ngừng được! Vì sao chẳng nói ngừng thân và ngữ? Thưa quý vị, hễ ý niệm thanh tịnh, thân và miệng tự nhiên thanh tịnh. Vì thế, công phu này dùng nơi ý địa, dùng trên tâm địa. Tâm đã thanh tịnh, thưa cùng quý vị, tự nhiên sẽ ít nói, tự nhiên chẳng có lầm lỗi, đó là đạo lý nhất định, vì sao? Ý niệm đã chánh.

  Chúng ta niệm Phật mong niệm đến mức nhất tâm bất loạn, nhất tâm bất loạn là Định. Chưa thể đạt đến nhất tâm bất loạn, bèn mong đắc công phu thành phiến. Công phu thành phiến cũng là Định. Nói cách khác, đều phải từ Chỉ Quán quý vị mới hòng đạt được. Do vậy, phải tiêu trừ vọng niệm. Chuyện không bắt buộc phải biết, tốt nhất là chẳng cần biết đến. Vì lẽ đó, tôi khuyên các đồng tu ít xem báo chí, ít xem TV, tốt nhất là không xem. Hằng ngày trong tâm chẳng có chuyện gì, thiên hạ thái bình. Ít tiếp xúc hết thảy mọi người, vì quý vị vừa tiếp xúc bèn tạp tâm chuyện gẫu, họ Trương giỏi, họ Lý dở. Tiếp xúc kẻ khác ắt có thị phi, cổ đức bảo: “Biết chuyện ít, phiền não cũng ít; biết nhiều người, lắm nỗi thị phi”, biết chuyện ít thì phiền não của quý vị sẽ ít đi. Ít quen biết người khác, chuyện thị phi cũng ít, tâm quý vị mới thanh tịnh thì mới có thể Chỉ được. Nói cách khác, chúng ta phải biết cách Chỉ như thế nào? Tốt nhất là chớ nên đi lung tung khắp nơi bên ngoài, ít tiếp xúc những hoàn cảnh bên ngoài, tâm chúng ta bèn Chỉ. Muốn tu tâm thanh tịnh, muốn tu nhất tâm bất loạn, muốn tu công phu thành phiến, mà vẫn phan duyên khắp nơi, làm sao có thể thành công cho được? Chẳng thể nào thành công, vì cách làm của quý vị hoàn toàn tương phản! Vì thế, chúng ta phải chú tâm thấu hiểu giáo huấn của cổ đức, những giáo huấn ấy đích xác là rất hữu lý. Bởi lẽ, Chỉ lâu ngày bèn thành Định, công phu thành phiến. Công phu thành phiến lâu ngày sẽ đắc nhất tâm bất loạn.

  “Quán” là gì? Quán là trong tâm hiểu rành mạch, rõ ràng thì là Quán. Chẳng phải là hồ đồ, chẳng phải là mê hoặc, điên đảo, mà là rõ ràng. Đã rõ ràng lại còn chẳng có vọng niệm thì mới gọi là Quán. Nếu có vọng niệm, chẳng gọi là Quán. Chúng ta dốc sức tu Quán thì phải biết bắt đầu từ chỗ nào? Thưa cùng quý vị, khởi đầu bằng chấp trì danh hiệu. Trong tâm chẳng có một vọng niệm hay tạp niệm là Chỉ, mỗi câu Phật hiệu rõ ràng từng chữ, câu này nối tiếp câu kia, suốt ngày từ sáng đến tối chẳng gián đoạn, đó là Quán. Quý vị có Chỉ sẽ không dừng ở bên Có; có Quán sẽ không dừng ở bên Không. Chẳng rớt vào hai bên Có và Không, trong Đại Thừa Phật pháp thường nói là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa.

  Vì lẽ đó, niệm Phật là tu Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa, đó gọi là “Chỉ – Quán song vận, Định – Huệ đẳng học” (Vận dụng cả Chỉ lẫn Quán, Định và Huệ đều học cân bằng), chính là một câu A Di Đà Phật. Các vị hãy suy nghĩ cặn kẽ, so với các pháp môn khác, phương pháp này thật sự đơn giản hơn, dễ dàng hơn rất nhiều! Phương pháp Chỉ Quán trong các pháp môn khác đích xác là rất khó học, chẳng dễ gì học được! Phương pháp Chỉ Quán trong pháp môn Niệm Phật rất dễ học, ai nấy đều có thể học, ai nấy đều biết học. Vì vậy, Chỉ Quán song thành Định – Huệ. Chẳng thể nói: “Đối với hai thứ ấy, tôi tu một thứ”. Tu một thứ chẳng được. Tu một thứ sẽ lệch vào một bên, một bên cũng chẳng được, ắt phải là “Chỉ Quán đẳng học” thì Định – Huệ mới đều thành tựu.

  Câu cuối cùng là tỷ dụ: “Ngọc chấn kim thanh”, chữ “kim”“ngọc” đều chỉ nhạc khí. “Kim” là chuông. Thời cổ, trước khi tấu nhạc bèn gõ chuông. Hiện thời, trong Quốc Nhạc[1] hoặc nhạc giao hưởng, đôi khi gõ thanh la, thanh la cũng là nhạc khí thuộc loại Kim. Chúng ta nói “khai la” (đánh thanh la để mở đầu). Trong diễn tuồng, trước khi khai diễn bèn đánh thanh la trước; [còn trong cổ nhạc], trước khi diễn tấu bèn gõ chuông. Chuông để dẫn nhập, “bát âm vị tác, tắc tiên kích bác chung, dĩ tuyên kỳ thanh” (trước khi nhạc bát âm tấu lên, trước hết gõ chuông to, dùng âm thanh ấy để tuyên dương tiếng nhạc). “Ngọc” là khánh. Khánh vào thời cổ, dùng ngọc thạch chế thành, là một thứ nhạc khí thuộc bộ gõ, có hình dạng giống như cái thước cong, bẻ thành góc vuông chín mươi độ, chính giữa có lỗ để có thể treo trên giá. Dàn khánh (biên khánh) gồm một loạt những cái khánh lớn hay nhỏ khác nhau, gõ lên sẽ có âm thanh khác nhau. Sau khi âm nhạc tấu xong bèn gõ khánh, tiếng khánh để kết thúc, [báo hiệu] nhạc khúc ấy đã tấu xong. “Hậu tập đặc khánh, dĩ thâu kỳ vận” (Để kết thúc, đặc biệt dùng khánh, nhằm thâu kết âm vận của khúc nhạc). Hai chữ ấy (kim và ngọc) được dùng ở đây [nhằm diễn tả ý] từ đầu tới cuối: Đầu tiên là Chỉ Quán, cuối cùng là Định – Huệ, có ý nghĩa này.

Tông Thiên Thai nói Chỉ Quán, còn người niệm Phật tất cả chúng ta chẳng chú trọng [ Chỉ Quán ], [ nếu nghĩ như vậy ] thì sai mất rồi ! Một câu Phật hiệu của người niệm Phật trọn vẹn sử dụng cả Chỉ lẫn Quán. Vì vậy, câu Phật hiệu này chẳng thể nghĩ bàn, đích xác là toàn thể vô lượng pháp môn trong Phật pháp đều được hàm nhiếp trong ấy. Do đó, tất cả chúng ta phải đặc biệt quan trọng coi trọng Chỉ Quán. Tôi lại nói đơn thuần hơn một chút ít, Chỉ là quý vị khuất phục tập khí vọng tưởng phiền não ; Quán là giữ gìn sự tỉnh giác sáng suốt, chẳng quên mất A Di Đà Phật, đó là Quán. Giảng kiểu này mọi người sẽ dễ hiểu !

  (Sao) Từ bi, tắc ai hỹ bất thương, hỷ xả, tắc lạc nhi bất dật.

  (鈔) 慈悲,則哀矣不傷;喜捨,則樂而不泆。

  (Sao: Từ bi là xót xa, nhưng chẳng bi thương; hỷ xả là vui vẻ, nhưng chẳng buông lung).

  “Từ bi hỷ xả” là Tứ Vô Lượng Tâm. Tâm thể là vô lượng, kinh Lăng Nghiêm có nói: “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”, tâm là vô lượng. Từ, bi, hỷ, xả là tác dụng của tâm, Thể là vô lượng, nên Dụng cũng rộng lớn vô lượng. Hiện thời, tâm chúng ta có tác dụng rất nhỏ. Tự tư tự lợi, tâm lượng rất bé, trái nghịch thể tướng của tự tâm, mê mất tự tánh, đó là phàm phu.

  “Từ” là ban sự vui sướng cho hết thảy chúng sanh. Chúng ta thấy chúng sanh khổ, làm thế nào để có thể khiến cho hết thảy chúng sanh sung sướng. Đó là Từ. Bi là dẹp khổ cho chúng sanh. Chúng sanh có khổ, chúng ta dùng phương pháp gì giúp họ giải quyết. Đó là tâm từ bi. Thưa cùng chư vị, tâm từ bi là ứng dụng chánh đáng của chân tâm. Khi đánh mất tâm từ bi, tâm ấy bị biến chất, chẳng chánh đáng, đúng mực. Tác dụng chánh đáng, đúng mực nhất định là từ bi, lại còn là đại từ đại bi. “Đại” có nghĩa là gì? Đại là thanh tịnh, bình đẳng. Từ bi đối với hết thảy chúng sanh, khởi tác dụng chắc chắn chẳng có phân biệt, lòng Từ ấy là đại từ. Nếu chúng ta đối với hết thảy chúng sanh còn có phân biệt, đối với người thân thiết, gần gũi với ta, ta bèn đối xử với kẻ ấy tốt đẹp hơn, đối với kẻ chẳng thân thiết, gần gũi, bèn đối đãi kém hơn; tâm từ bi kiểu đó chẳng thể gọi là đại từ bi! Đại từ bi chẳng có giới hạn, chẳng có những thứ phân biệt, chấp trước thì mới là đại từ đại bi. Do vậy, phải vun bồi tâm từ bi.

  Tâm từ bi là vốn có, nhưng bản thân chúng ta từ vô thỉ kiếp tới nay đã mê mất, chẳng biết mối quan hệ giữa chính mình và kẻ khác. Tuy chúng ta tiếp xúc Phật pháp, đọc tụng kinh điển Đại Thừa, nghe đức Phật dạy: “Tự tha nhất thể, sanh Phật bất nhị” (Ta và người là một Thể, chúng sanh và Phật chẳng hai), nghe đã nhàm tai, nhưng chẳng làm được, người thân vẫn là thân, kẻ sơ vẫn là sơ. Vì sao chẳng làm được? Mê quá sâu, chấp trước quá nặng! Tuy đức Phật nói như vậy, chúng ta cũng thường nghe, nhưng vẫn chưa thể hiểu rõ chân tướng thật sự. Nếu quý vị thật sự hiểu rõ, thưa cùng quý vị, buông xuống rất dễ dàng! Thật sự khó là khó thấy thấu suốt, chứ buông xuống rất dễ dàng! Nhìn không thấu suốt, nói thật ra là do chẳng buông xuống được! Không buông xuống là vì chẳng thấy thấu suốt! Thật sự thấy thấu suốt sẽ lập tức buông xuống, vì sao? Kẻ đó thật sự triệt để hiểu rõ chân tướng sự thật, quyết định chẳng có phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, chẳng thể nào có [những phiền não ấy nữa]. Nếu còn có những thứ ấy, nói cách khác, kẻ ấy vẫn chưa thấy thấu suốt. Đức Phật giảng lý ấy, kẻ đó chưa thật sự thấu hiểu. Tuy kẻ ấy cũng có thể nói, nhưng nói được là vì nghe đức Phật nói như thế, chẳng phải là lời lẽ chân thật lưu lộ từ trong tự tánh của kẻ đó. Thật sự thấy thấu suốt, ngôn ngữ sẽ từ trong tự tánh lưu lộ, khác hẳn, mảy may tình chấp đều chẳng có! Tình là vọng tưởng, Chấp là chấp trước. Chẳng có tình chấp, không kèm theo tình chấp.

  Thật sự hiểu chúng sanh và chính mình là một Thể, niệm niệm đều nghĩ đến sự khổ vui của chúng sanh, chẳng nghĩ đến chính mình. Vì sao chẳng nghĩ tới chính mình? Chúng sanh là chính mình, tự và tha là một Thể mà! Nếu quý vị chuyển biến quan niệm thành như vậy, quý vị trở thành Bồ Tát. Niệm niệm còn nghĩ có Ngã, chắc chắn là phàm phu. Phàm phu có Ngã, từ A La Hán trở lên chẳng có Ngã, Ngã Chấp đã phá. Do vậy, niệm niệm còn có Ngã thì chính mình phải giác ngộ, chắc chắn là ta chưa chứng A La Hán. A La Hán chẳng có Ngã, nay ta còn có Ngã. Nếu lấy tiêu chuẩn của kinh Kim Cang để nói, ta còn có “ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng”. Kiên trì giữ chặt những phân biệt, chấp trước ấy, chẳng bỏ, quý vị là phàm phu, chẳng phải là Bồ Tát. Bồ Tát thật sự phá sạch bốn tướng ấy, quý vị còn chấp trước bốn tướng ấy, nên chẳng phải là Bồ Tát, kinh Kim Cang nói “tức phi Bồ Tát” (chẳng phải là Bồ Tát). Đã thọ Bồ Tát Giới vẫn chẳng phải là Bồ Tát. Chẳng phải là nói “ta thọ Bồ Tát Giới thì là Bồ Tát!” Nếu chẳng có bốn tướng ấy, dẫu chẳng thọ Bồ Tát Giới, vẫn là Bồ Tát, quý vị là Bồ Tát thật sự. Có thể thấy: Muốn phá tan chấp trước ấy, phá tan bốn tướng, dùng phương pháp gì? Dùng từ, bi, hỷ, xả, chuyển biến cái tâm chỉ quan tâm chính mình thành cái tâm quan tâm hết thảy chúng sanh.

  Chữ Hỷ rất trọng yếu, nó phá trừ phiền não ganh tỵ, chướng ngại. Nói thật ra, lục đạo phàm phu tâm ganh tỵ rất nặng. Thấy người ta có điều hay, trong tâm mình rất khó chịu. Hỷ là phá trừ tâm ganh tỵ, thấy điều hay của người khác bèn hoan hỷ. “Hỷ chúng sanh ly khổ đắc lạc” (Vui thích chúng sanh lìa khổ, được vui). Chính mình chịu khổ chẳng sợ, chẳng muốn chúng sanh chịu khổ sở, mong mỏi chúng sanh có thể lìa khổ được vui.

  Xả là buông xuống. “Nhất pháp bất trước, vạn duyên giai xả” (Chẳng chấp một pháp, muôn duyên đều xả). Không chỉ chẳng chấp pháp thế gian, mà Phật pháp cũng chẳng chấp. Nếu ta chẳng chấp pháp thế gian, nhưng chấp Phật pháp thì sự chấp trước của quý vị có khác gì đâu? Chỉ bất quá là thay đổi đối tượng mà thôi, vô dụng! Do đó, phải thật sự buông xuống. Buông xuống, quý vị sẽ tự tại, sẽ an lạc. Do đó nói: Ưu lự, vướng mắc, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều buông xuống. Câu này nói dễ dàng, nhưng thực hiện rất khó, ắt phải thật sự giác ngộ thì mới chịu làm như vậy! Thật sự giác ngộ gì vậy? Giác ngộ sanh tử luân hồi đáng sợ. Nếu quý vị chẳng buông xuống; nói cách khác, quý vị phải vĩnh viễn sanh tử luân hồi!

Hễ sanh tử luân hồi, tôi đặc biệt quan trọng nhắc nhở chư vị đồng tu, đời sau chắc như đinh chẳng bằng đời này. Đời này tất cả chúng ta ở trong nhân đạo của lục đạo, đời sau đi về đâu ? Nhất định đọa trong ba ác đạo. Đừng nói là học Phật [ chẳng sợ đọa ác đạo ], người học Phật đọa ác đạo càng nhiều, người xuất gia cũng chẳng phải là ngoại lệ. Các vị xem truyện ký của cổ nhân, [ sẽ thấy ] chùa Quốc Thanh là tổ đình của tông Thiên Thai, là đạo tràng của Trí Giả đại sư. Hàn Sơn và Thập Đắc là Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân, hòa thượng Phong Can là hóa thân của A Di Đà Phật, lúc trụ trong trần gian, ba vị ấy đều ở chùa Quốc Thanh. Thuở ấy, chùa Quốc Thanh có vườn phóng sanh, Hàn Sơn và Thập Đắc thường đến tìm bọn súc sanh trong vườn phóng sanh, cho chúng ăn. Công việc của họ là làm tạp vụ trong phòng bếp, nên đem thức ăn thừa cho những con vật ăn. Khi họ cho chúng ăn, thường gọi những con vật bằng tên, kêu một tên thì một con chạy lại. Mọi người nghe những tên được gọi, thấy toàn là [ pháp danh của ] những người xuất gia trước kia ở chùa Quốc Thanh đã chết. Trong Quốc Thanh Tự Tự Chí có chép chuyện này. Đời trước là người xuất gia, đời này là súc sanh, còn may là súc sanh được người ta phóng sanh. Người xuất gia còn như thế, người tại gia cũng chẳng có ngoại lệ. Chúng ta phải thật sự giác ngộ điều này .
Chúng ta chỉ có một sanh lộ là cầu sanh Tây Phương. Con đường này nhất định là hoàn toàn có thể đi thông suốt, yếu tố là quý vị có chịu đi hay không ? Nếu quý vị chịu đi, phải nhớ giáo huấn trong Tịnh Độ Ngũ Kinh, phải nỗ lực triển khai, quyết định hành động chẳng thể vi phạm, ngay thật niệm Phật như vậy thì mới hoàn toàn có thể bảo vệ vãng sanh. Nếu tâm hạnh của tất cả chúng ta trọn vẹn trái nghịch giáo huấn của đức Phật, quý vị niệm Phật kiểu nào cũng uổng công, quý vị chỉ niệm tốt đẹp đằng miệng, tâm chẳng lành ! Phật pháp là tâm pháp, thành Phật là tâm thành Phật, chẳng phải là miệng thành Phật. Miệng chẳng thể thành Phật, tâm thanh tịnh thì mới hoàn toàn có thể thành Phật. Vì thế, Xả rất trọng điểm, phải là muôn duyên đều bỏ, phải bỏ từ tâm địa. Chúng ta cũng phải nhận thức rõ ràng điều này, không phải là bảo quý vị “ từ nay về sau chuyện gì cũng chẳng muốn làm ”, chẳng phải vậy ! Trong trần gian này, quý vị có gia đình, có nghĩa vụ và trách nhiệm, có nghĩa vụ và trách nhiệm, đó là nghiệp, chẳng có cách nào bỏ được, ắt phải gánh lấy nghĩa vụ và trách nhiệm, phải tận hết chức trách. Nói cách khác, trừ những điều ấy ra, so với những điều khác, phải tận rất là buông bỏ, phải giữ bổn phận .

  Học Phật cũng là như thế. Ta đã chọn lựa Tịnh Độ, đã phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ giữ một bộ kinh này, hoặc tối đa là chọn Tịnh Độ Ngũ Kinh. Ngoài năm kinh ra, [các kinh, luận khác] ta phải bỏ, như vậy thì mới phù hợp với “một bề chuyên niệm” như kinh Vô Lượng Thọ đã dạy. Chuyên niệm thì mới có thể thành tựu. Trong phần trước đã nói tới Chỉ Quán, chuyên thì mới có thể Chỉ được! Quý vị học quá nhiều, học rất tạp, chẳng thể Chỉ được! Quý vị xem kinh nhiều, thấy trong kinh này, đức Phật nói như thế này, kinh kia lại nói như thế nọ, quý vị bèn dấy lên phân biệt, dấy lòng nghi hoặc, khởi vọng tưởng, quý vị bị tổn hại rất lớn. Vì thế, học gì nhất định cũng phải là thâm nhập một môn.

  “Từ, bi, hỷ, xả” là Tánh Đức tự nhiên biểu lộ, nhưng Tánh Đức biểu lộ vẫn phải nhờ Tu Đức giúp đỡ. Công phu Tu Đức chẳng đạt đến mức, Tánh Đức chẳng thể hiện tiền! Tánh Đức biểu lộ, đương nhiên là như đã nói ở đây: “Ai hỹ bất thương, lạc nhi bất dật” (Xót xa, nhưng chẳng bi thương; vui vẻ, nhưng chẳng buông lung). Hai câu này đều là nói: Từ bi hỷ xả chánh đáng, sẽ chẳng sanh ra những khuyết điểm, không nẩy sanh tác dụng phụ. Hai câu này có dụng ý rất sâu và cũng hết sức trọng yếu. Trong Phật môn, chúng ta thường nói, Phật pháp là “từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”, nhưng Phật môn cũng rất thường nói: “Từ bi lắm họa hại, phương tiện thành hạ lưu”. Có rất nhiều người học Phật pháp một cách ngây ngốc, học chết cứng, Phật pháp dạy họ phải đại từ đại bi, họ [thực hiện lời dạy] rất tốt, suốt ngày từ sáng đến tối đều từ bi, nhưng chuốc lấy một thân rắc rối!

  Nhất là trong xã hội hiện thời, [con người] không nề hà thủ đoạn lừa đảo người khác, kẻ từ bi ắt dễ bị lừa. Quý vị đã bị người ta lừa, mà chính mình vẫn ngỡ ta đang tu từ bi, oan uổng quá! Do vậy, từ bi hỷ xả phải kiến lập trên cơ sở Định – Huệ. Hai câu này chẳng thể đảo lộn thứ tự! Vì sao, trước đó phải nói “Chỉ Quán song thành Định – Huệ” (Chỉ Quán cùng vận dụng để thành tựu Định – Huệ), rồi mới nói từ bi hỷ xả? Quý vị chẳng có cơ sở Định – Huệ, từ bi hỷ xả sẽ gặp phiền phức lớn. Quý vị hiểu đạo lý này, biết thứ tự tu học, hiện thời, chuyện khẩn yếu là ta tu Chỉ Quán trước tiên. Định – Huệ của ta chưa thành tựu, từ bi hỷ xả sẽ có ngằn hạn. Sau khi Định – Huệ thành tựu, từ bi liền biến thành đại từ đại bi, vì sao? Tâm địa quý vị thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần, quý vị có thần thông, có huệ nhãn, thấy rõ ràng, rành rẽ hết thảy người và sự vật trong thế gian này, ai cũng chẳng thể lừa bịp quý vị, ai cũng chẳng thể dối gạt quý vị, khi ấy mới có thể hành đại từ bi, đại hỷ xả.

Chúng ta thấy đích xác là trong thời đại hiện tại cũng có những kẻ hảo tâm, đáng tiếc là thiếu phước báo, thiếu trí huệ, nghe đôi chút Phật pháp, [ nghe kinh dạy ] phải hỷ xả, bèn bỏ sạch tiền tài, khuyến mãi ngay hết cho kẻ khác, khuyến mãi ngay cho người khác làm chuyện gì [ chính mình cũng ] chẳng biết. Nếu kẻ đó là tà môn, tà đạo, nói cách khác, quý vị đã bỏ tiền tài giúp hắn tạo ác ! Hắn chẳng có tiền tài, tạo ác hữu hạn. Hắn có lắm tiền tài, tạo nghiệp càng quá nặng, tương lai hắn là kẻ đầu sỏ gây họa, quý vị là tòng phạm ! Bỏ tiền kiểu đó là bỏ tiền sai quấy, bỏ tiền tài lầm lạc !
Kể từ khi tôi học Phật đến nay, không ít đồng tu khuyên tôi : “ Pháp sư ơi ! Thầy phải có một đạo tràng ”, tôi chưa từng có ý nghĩ ấy, vì sao ? Xây đạo tràng thuận tiện, nhưng đạo tràng xây xong có tánh chất gì ? Vì tôi thấy đạo tràng trong thiên hạ, mười phần hết tám chín đều là đạo tràng đấu tranh. Dùng gia tài tốt đẹp của mười phương tín chúng để tạo dựng đạo tràng đấu tranh, tội lỗi ấy chẳng thể tránh được ! Quý vị phải thấy rõ ràng chân tướng thực sự, chuyện này chẳng thể làm ! Vẫn là Định – Huệ khẩn yếu, do Định – Huệ quyết định hành động hoàn toàn có thể vãng sanh. Từ bi hỷ xả chẳng thể vãng sanh, vì quý vị tu phước. Sau khi thật sự thành tựu Định – Huệ, từ bi hỷ xả sẽ khác hẳn, đó là Tánh Đức lưu lộ .

  (Sao) Như tư thiên nhạc, phi duy bất cổ, kiêm phục vô thanh, tịch, Cung trầm, hưởng thiên chấn địa.

  (鈔) 如斯天樂,非唯不鼓,兼復無聲,羽寂宮沉,響天震地。

  (Sao: Thiên nhạc như vậy, không chỉ là chẳng tấu, mà còn không có tiếng, tiếng Vũ lặng, tiếng Cung trầm[2], vang trời, rền đất).

  Đoạn khai thị này của đại sư luận theo xứng tánh, tức là giảng về chân lạc trong tự tánh, giống như Định – Huệ và từ bi hỷ xả được nói trong phần trước là Tánh Đức của bổn tánh. Đó là nhạc thiên nhiên, chẳng cần đến nhạc khí. “Phi duy bất cổ” (Chẳng phải chỉ không tấu), “cổ” (鼓) là khảy gõ nhạc khí. Nếu chúng ta không khảy gõ nhạc khí, nó chẳng thể phát ra âm thanh. [Thiên nhạc trong cõi Cực Lạc] chẳng cần, quý vị chẳng cần phải đụng tới những nhạc khí ấy. Thưa cùng quý vị, “thiên nhạc” vi diệu nhất chẳng có âm thanh, thật sự chẳng thể nghĩ bàn! Nay chúng ta nghe âm nhạc, nhất định phải có âm thanh; chẳng có âm thanh thì nhạc ở đâu ra? Chẳng hiểu đại nhạc vô thanh! Quý vị chỉ có thể thưởng thức nhạc chương trong cõi phàm, chẳng thể thưởng thức đại nhạc chương của chư Phật, Bồ Tát. Đại nhạc chương của chư Phật, Bồ Tát chẳng có âm thanh! Tuy chẳng có âm thanh, đích xác là “hưởng thiên chấn địa” (vang trời, rền đất), chuyện này là như thế nào? Những lời này câu nào cũng đều chân thật! Hết thảy sắc tướng và âm thanh trong tận hư không khắp pháp giới đều thuộc loại thiên nhạc của tự tánh, những gì quý vị mắt thấy, tai nghe toàn là [thiên nhạc trong tự tánh]. Sắc tướng do đâu mà có? Sắc tướng sanh từ chấn động. Chấn động vừa có âm thanh, vừa có sắc tướng. Do đó, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới là thiên nhạc của tự tánh. Sách Giảng Nghĩa ghi: “Phi duy bất cổ, kiêm phục vô thanh giả, Quán Kinh vân: ‘Như thiên bảo tràng, bất cổ tự minh’, kim nãi phi duy bất cổ tự minh, kiêm phục vô thanh khả thính, tự tánh chi nhạc, phi ngũ nhãn năng khuy, nhị thính sở văn cố” (“Không chỉ là chẳng tấu, mà còn là không có tiếng”: Quán Kinh nói: “Như tràng báu cõi trời, chẳng gõ mà tự kêu”, nay [thiên nhạc] không chỉ là chẳng tấu mà tự kêu, lại còn không có tiếng để có thể nghe. Nhạc trong tự tánh, ngũ nhãn chẳng thấy được, nhị thính[3] chẳng nghe được), giảng rõ ý nghĩa này. Ý nghĩa của đoạn này hết sức sâu, hoàn toàn là tâm tánh lưu lộ, hoàn toàn là tiêu quy tự tánh. Điểm quý báu nhất của Sớ Sao là phần văn tự [Xứng Lý] sau mỗi đoạn [kinh văn]; đây là báo cáo tâm đắc tu học của Liên Trì đại sư. Tự tánh lưu lộ, giải thích khác với phần trước, [vì lời giải thích trong các phần trước] là giải thích văn tự, còn phần này là tự tánh lưu lộ. Chúng ta lại xem khoa thứ hai:

  Nhị, kim địa.

  二、金地

  (Hai, đất bằng vàng).

Kinh văn chỉ có một câu :

  (Kinh) Hoàng kim vi địa.

  (經) 黃金為地。

  (Kinh: Vàng ròng làm đất).

Đây là nói tới sự trang nghiêm trên mặt đất trong Tây Phương Cực Lạc quốc tế .

  (Sớ) Thử nhiếp tiền khởi hậu, vị Cực Lạc thế giới, thượng tắc nhạc tác ư thiên, hạ tắc kim nghiêm kỳ địa. Nhi cư thử hoàng kim địa thượng, bất độc nhĩ văn thiên nhạc, diệc thả nhãn kiến thiên hoa dã. Hoàng kim giả, vị lưu ly địa thượng, gián dĩ hoàng kim, nhiên diệc chúng bảo vô định.

  (疏) 此躡前起後,謂極樂世界,上則樂作於天,下則金嚴其地。而居此黃金地上,不獨耳聞天樂,亦且眼見天華也。黃金者,謂琉璃地上,間以黃金,然亦眾寶無定。

  (Sớ: Đây là noi theo phần trước, để khởi đầu phần sau. Ý nói: Trong thế giới Cực Lạc, trên thì nhạc trỗi hư không, dưới thì vàng trang nghiêm cõi đất. Nhưng ở trên đất vàng ròng ấy, không chỉ là tai nghe thiên nhạc, mà mắt cũng thấy hoa trời. “Hoàng kim” là trên đất lưu ly, xen kẽ vàng ròng, nhưng cũng có các thứ báu [chen lẫn] không nhất định).

  Trong không trung của Tây Phương Cực Lạc thế giới có thiên nhạc, đó là nói về bầu trời, nhìn lên trên. Nhìn xuống dưới thì là “vàng ròng làm đất”. “Nghiêm” là trang nghiêm, trên mặt đất trang nghiêm bằng vàng ròng. Hiện thời, trong thế giới của chúng ta, dùng đá cẩm thạch lót đất thì khá trang nghiêm. Trên thực tế, lót đất bằng đá cẩm thạch rất ít, chẳng nhiều lắm, trên mặt đất thông thường nhất là đường sá trải nhựa đường. Đường trải nhựa là cảnh trang nghiêm nơi cõi này, đường sá trong Tây Phương Cực Lạc thế giới lót bằng vàng. Chúng ta coi vàng ròng rất trân quý, mọi người làm thành đồ trang sức giắt trên thân rất đẹp đẽ, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, trông thấy quê kệch quá! Sao lại dùng thứ lót đường giắt lên người? Mặt đất của chúng ta là bùn, cát, mặt đất trong Tây Phương Cực Lạc thế giới là lưu ly, vàng ròng lót trên mặt làm đường. “Cư thử hoàng kim địa thượng, bất độc nhĩ văn thiên nhạc, diệc thả nhãn kiến thiên hoa” (Sống trên đất vàng ròng ấy, không chỉ là tai nghe thiên nhạc, mà mắt cũng thấy hoa trời), quý vị lại còn thấy sự trang nghiêm trên không trung. Trên hư không có hoa cõi trời, hoa từ trên trời rơi xuống, chầm chậm rơi xuống, hoa như thế nào? Quý vị thích hoa như thế nào, liền rơi xuống hoa như thế ấy, rất đẹp đẽ. Vì vậy, gọi là Thích Ý Hoa. Thích Ý Hoa là hợp với ý mình, là thứ ta ưa thích.

  “Hoàng kim giả, vị lưu ly địa thượng, gián dĩ hoàng kim” (“Hoàng kim” là trên đất lưu ly, xen kẽ vàng ròng), lót vàng ròng trên đất lưu ly để làm thành mặt đường, điều này phổ biến nhất trong thế giới Cực Lạc, giống như chúng ta trải nhựa đường làm thành đường sá trong thế giới này. “Nhiên diệc chúng bảo vô định” (Nhưng cũng có các thứ báu, chẳng nhất định), cũng có chỗ mặt đường không dùng hoàng kim, mà dùng những thứ trân bảo khác để lót. Giống như trong thế gian này, cả thế giới phổ biến nhất là dùng nhựa đường, nhưng cũng có khi dùng xi-măng, cũng có khi dùng đá để lót đường. Vì vậy, ở bên kia, vàng ròng dùng để lót mặt đường.

  (Sao) Gián dĩ hoàng kim giả, như Quán Kinh vân, kiến lưu ly địa, nội ngoại ánh triệt.

  (鈔) 間以黃金者,如觀經云,見琉璃地,內外映徹。

  (Sao: “Vàng ròng xen lẫn” là như trong Quán Kinh có nói: “Thấy đất lưu ly, trong ngoài chiếu thấu suốt”).

  Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật giảng rất tỉ mỉ. Đất trong Tây Phương Cực Lạc thế giới là “lưu ly địa”, lưu ly trong suốt. Lưu ly là loại ngọc màu xanh, tức ngọc Phỉ Thúy. Tây Phương Cực Lạc thế giới có rất nhiều Phỉ Thúy, toàn thể đại địa đều bằng ngọc Phỉ Thúy, trong suốt, từ trên mặt đất có thể thấy tận dưới nền đất. Thế giới ấy đích xác là quá nhiều bảo vật. Trong thế gian này, Phỉ Thúy là thứ bảo thạch hết sức hiếm có; trong Tây Phương Cực Lạc thế giới nó rất phổ biến, toàn thể đại địa đều là nó.

  (Sao) Hạ hữu kim cang thất bảo kim tràng, kình lưu ly địa, kỳ tràng bát lăng, bách bảo sở thành, nhất nhất bảo châu phóng thiên quang minh, nhất nhất quang minh bát vạn tứ thiên sắc, ánh lưu ly địa, như ức thiên nhật.

  (鈔) 下有金剛七寶金幢,擎琉璃地,其幢八棱,百寶所成,一一寶珠放千光明,一一光明八萬四千色,映琉璃地,如億千日。

  (Sao: Phía dưới có kim tràng bằng kim cang thất bảo nâng đỡ đất lưu ly. Tràng ấy có tám cạnh, do trăm thứ báu hợp thành. Mỗi viên bảo châu tỏa ra một ngàn quang minh. Mỗi quang minh có tám vạn bốn ngàn màu, chói ngời đất lưu ly như ức ngàn mặt trời).

Địa cầu của tất cả chúng ta là tinh cầu, Tây Phương Cực Lạc quốc tế cũng là một tinh cầu. Đất đá trên tinh cầu của tất cả chúng ta bị chướng ngại, đục ngòm, chẳng thể nhìn xuyên suốt. Rốt cuộc TT địa cầu là gì, tất cả chúng ta chẳng nhìn thấy. Đất của Tây Phương Cực Lạc quốc tế là lưu ly trong suốt, nên thấy được địa tâm, địa tâm ấy rất đẹp. Trong ruột địa cầu là lửa, địa tâm của Tây Phương Cực Lạc quốc tế là quang minh, chẳng phải là lửa cháy hừng hực .

  Quý vị nhìn phía dưới đất lưu ly, phía dưới có “thất bảo kim tràng”. Tràng có hình tròn, giống như cây cột. Do vậy, chúng ta cũng có thể nghĩ Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng giống như địa cầu của chúng ta, có Nam Cực và Bắc Cực, chính giữa có vật giống như cây cột, do cột có hình trụ nên gọi là Tràng. “Kỳ tràng bát lăng” (Tràng ấy tám cạnh), nó chẳng phải là hình tròn, mà là hình bát giác, do “bách bảo sở thành” (trăm thứ báu hợp thành). Mỗi chất báu đều tỏa ánh sáng, nên phía dưới đại địa tỏa ánh sáng. Mỗi loại chất báu đều có quang minh, mỗi quang minh lại có “bát vạn tứ thiên sắc” (tám vạn bốn ngàn màu). Quang sắc ấy vi diệu “như ức thiên nhật” (như ức ngàn mặt trời). “Nhật” là mặt trời. Ánh sáng của một vầng mặt trời đã ghê gớm lắm rồi, [ở đây là quang minh tỏa ra] giống như ức ngàn vạn vầng mặt trời.

Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng có thứ gì không phóng quang, đất luôn tỏa ánh sáng, trong đất có quang minh thấu lộ ra ngoài! Những chỗ này chúng ta phải đọc cẩn thận mới hiểu được, chớ nên coi thường đọc lướt qua! Vì sao? Trong kinh Đại Thừa, đức Phật đã dạy chúng ta:“Y báo chuyển theo chánh báo”. Do y báo trang nghiêm như vậy, chúng ta mới biết người nơi ấy phước báo to lớn, tâm địa thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh, y báo chẳng thể có quang minh. Chúng ta phải chọn lựa một nơi tốt đẹp để ở, nơi tốt nhất trong tận hư không khắp pháp giới, không gì hơn thế giới Cực Lạc. Mong sanh về đó, ở bên đó A Di Đà Phật hoan nghênh, chẳng cự tuyệt, nên di dân rất dễ dàng, trừ phi chính quý vị chẳng muốn đến. Nếu quý vị muốn đến; chẳng có một ai không tu tập thành công.

 

  (Sao) Lưu ly địa thượng, dĩ hoàng kim thằng, tạp xí gián thác, giới dĩ thất bảo, phân tề phân minh.

  (鈔) 琉璃地上,以黃金繩,雜廁間錯,界以七寶,分齊分明。

  (Sao: Trên đất lưu ly, dùng dây bằng vàng để giăng ngang dọc xen kẽ, dùng bảy báu để phân chia ranh giới phân minh).

Trên đất lưu ly dùng vàng ròng trải làm mặt đường, rất giống như có từng giới tuyến, tạo thành từng con đường một .

  (Sao) Cứ thử, tắc địa bổn lưu ly.

  (鈔) 據此,則地本琉璃。

  (Sao: Xét theo đó, đất [trong cõi Cực Lạc] vốn là lưu ly).

Đất trong Tây Phương Cực Lạc quốc tế là đất lưu ly .

  (Sao) Nhi hoàng kim giả, hựu địa diện chi trang nghiêm dã.

  (鈔) 而黃金者,又地面之莊嚴也。

  (Sao: Mà vàng ròng lại là thứ để trang nghiêm trên mặt đất).

Vàng ròng lót thành đường, tất yếu là để trang nghiêm mặt đất .

  (Sao) Đại Bổn vân: “Bỉ sát tự nhiên thất bảo, thể tánh ôn nhu, tương gián vi địa, hoặc thuần nhất bảo, quang sắc hoảng diệu, siêu việt thập phương, khôi khuếch khoáng đãng, bất khả cùng tận, địa giai bình chánh, vô hữu Tu Di cập chư sơn hải khanh khảm tỉnh cốc u ám chi sở.

  (鈔) 大本云:彼剎自然七寶,體性溫柔,相間為地,或純一寶,光色晃耀,超越十方,恢廓曠蕩,不可窮盡,地皆平正,無有須彌及諸山海坑坎井谷幽暗之所。

  (Sao: Đại Bổn chép: “Bảy báu trong cõi ấy tự nhiên, thể tánh ôn hòa, mềm mại, xen kẽ nhau hợp thành mặt đất, hoặc thuần là một thứ báu, ánh sáng và màu sắc chói ngời, vượt trỗi mười phương. [Đại địa cõi ấy] to tát, mênh mông chẳng thể cùng tận, cuộc đất phẳng phiu, ngay ngắn, chẳng có núi Tu Di và các núi, biển, hầm, hố, hang, hốc, các chỗ tối tăm”).

Đoạn này là kinh văn trong kinh Vô Lượng Thọ, trần thuật thực trạng địa lý của Tây Phương Cực Lạc quốc tế .

  (Sao) Cứ thử, tắc diệc khả chuyên dĩ hoàng kim vi địa.

  (鈔) 據此,則亦可專以黃金為地。

  (Sao: Xét theo đó, thì cũng có thể nói là chuyên lấy vàng ròng làm đất).

  Nói theo đoạn kinh Vô Lượng Thọ này, đất trong Tây Phương Cực Lạc thế giới tuy bằng lưu ly, nhưng cũng có các loại bảy báu khác, trọn chẳng phải là một tinh cầu thuần túy bằng lưu ly, mà cũng có các thứ báu khác xen lẫn trong ấy. Nói như vậy thì có thể gọi là “hoàng kim vi địa” (vàng ròng làm đất). Trong thế giới ấy, vàng có sản lượng phong phú, chiếm phân lượng khá lớn trong địa chất, nên cũng có thể nói là “vàng ròng làm đất”. Đây là hợp hai bộ kinh lại để xem.

  (Sao) Hoàng kim lưu ly, thả dĩ nhất bảo, nhị bảo ngôn chi, chúng bảo vi chi, đương diệc vô tận.

  (鈔) 黃金琉璃,且以一寶二寶言之,眾寶為之,當亦無盡。

  (Sao: [Nói đất bằng] vàng ròng hay bằng lưu ly là lấy một thứ báu hay hai thứ báu để nói, [như vậy] thì các thứ báu [dùng làm đất] cũng phải là vô tận).

  Tây Phương Cực Lạc thế giới, không chỉ người là vô lượng thọ, Phật, Bồ Tát là vô lượng quang, mà tất cả sản vật đều là vô lượng. Chẳng có ai có thể nêu rõ danh xưng của từng sản vật trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Không chỉ chẳng thể nói kể danh xưng, mà số lượng cũng chẳng thể nói được! Chúng ta đã đọc thấy điều này trong kinh Vô Lượng Thọ. Kinh đã nêu tỷ dụ rất hay, chúng sanh trong mười phương thế giới thảy đều thành Bích Chi Phật, trí huệ và thần thông đều như Mục Kiền Liên, hợp sức tính toán, họ đều có thọ mạng ngàn ức năm vẫn chẳng tính ra. Tài nguyên của họ rất phong phú, chẳng có cách nào tưởng tượng, chẳng thể nghĩ bàn! Vì vậy, ở đây, Liên Trì đại sư kết luận, “thả dĩ nhất bảo, nhị bảo ngôn chi, chúng bảo vi chi, đương diệc vô tận” (là lấy một thứ báu hay hai thứ báu để nói, [như vậy] thì các thứ báu [dùng làm đất] cũng phải là vô tận). Đó là lời chân thật, kinh Vô Lượng Thọ đã nói rất rõ ràng, xác thực là vô tận.

  (Sớ) Xứng Lý, tắc t tánh Chân Như bình đẳng, thị kim địa nghĩa.

  (疏) 稱理,則自性真如平等,是金地義。

  (Sớ: Xứng Lý, tự tánh Chân Như bình đẳng là ý nghĩa của đất vàng).

  Trong bảy báu, đầu tiên chúng ta nói tới vàng, vì sao đặt vàng ở vị trí ở thứ nhất? Hoàng kim được người bình phàm coi trọng. Vàng có một đặc tánh khó có nhất là màu sắc tươi nhuận chẳng thay đổi, nên Phật pháp dùng nó để biểu thị pháp, biểu thị Chân Như. Chân Như vĩnh viễn không thay đổi giống như vàng. Đất bằng vàng có ý nghĩa biểu thị pháp là biểu thị Tánh Đức. “Tự tánh Chân Như bình đẳng”, đúng là chẳng giả, vì nó chẳng thay đổi.

  (Sao) Chân Như, tắc vô tạp, vô uế, vô biến, vô thiên, lịch vạn kiếp nhi thường tân.

  (鈔) 真如,則無雜無穢,無變無遷,歷萬劫而常新。

  (Sao: Chân Như chẳng xen tạp, chẳng nhơ bẩn, chẳng biến đổi, chẳng đổi dời, trải qua vạn kiếp mà vẫn luôn mới mẻ).

Đây là ý nghĩa của vàng, tưởng tượng chân tánh, chân tâm của tất cả chúng ta. Chân tâm chẳng có niệm. Hiện thời, cái tâm mà phàm phu tất cả chúng ta thường dùng là vọng tâm, chẳng dùng chân tâm ! Chân tâm còn gọi là chân tánh, còn gọi là bổn tánh. Không chỉ lục đạo phàm phu mê mất chân tâm của chính mình, đức Phật dạy, Thanh Văn, Duyên Giác, Quyền Giáo Bồ Tát đều chưa kiến tánh. Nói cách khác, đều chưa biết dùng chân tâm tự tánh. Kinh Lăng Nghiêm nói rất thấu triệt, nói rất rõ ràng : Từ Quyền Giáo trở xuống dùng tâm gì ? Dùng tâm tám thức, tất cả chúng ta toàn là dùng tám thức. Chỉ có những vị Đại Bồ Tát thật sự minh tâm kiến tánh chuyển tám thức thành bốn trí ! Các Ngài sử dụng bốn trí, tất cả chúng ta sử dụng tám thức. Chúng ta mê nhiễm hết sức nặng ; A La Hán, Bích Chi Phật, Quyền Giáo Bồ Tát mê nhẹ hơn, nhưng đều chưa kiến tánh. Do đó, chân tánh vĩnh viễn không bao giờ thay đổi, vĩnh viễn luôn mới mẻ và lạ mắt .

  Nếu chư vị đồng tu biết dùng tâm này, quý vị năm nào cũng là mười tám, vĩnh viễn chẳng suy, chẳng già! Vì sao bị già? Người thế gian thường nói: “Ưu tư khiến con người già xọm!” Quý vị hằng ngày ưu lự, mỗi ngày một già, do dùng vọng tâm nên già, dùng chân tâm sẽ chẳng già! A La Hán, Bích Chi Phật có thể già, chứ Bồ Tát chẳng già. Bồ Tát biết sử dụng chân tâm; A La Hán, Bích Chi Phật vẫn chẳng biết dùng chân tâm. Quý vị bèn nghĩ đến tầm trọng yếu của việc dùng chân tâm. Chúng ta hy vọng chính mình chẳng già, hy vọng chính mình thường mãi thanh xuân, quý vị phải học cách dùng chân tâm. Trong chân tâm, thứ gì cũng đều chẳng có, chân tâm ly niệm, chẳng có vọng niệm. Lục Tổ nói “vốn chẳng có một một vật”, vốn chẳng có một vật là chân tâm, có một niệm sẽ không là chân tâm, mà là vọng tâm.

  Nhưng chư vị phải hiểu, “niệm gì cũng đều chẳng có” thì quý vị vẫn có một niệm, [tức là vẫn còn] có một niệm “niệm gì cũng đều chẳng có”, phiền phức to lớn! Có “hữu niệm” là trật, có “vô niệm” vẫn trật, vẫn là vọng tâm. Trong chân tâm chẳng có “hữu niệm”, mà cũng chẳng có “vô niệm”. Hữu niệm và vô niệm đều chẳng có, đó mới là chân tâm. Chuyện này khiến cho chúng ta rất khó hiểu, hữu niệm là trật, vô niệm cũng trật, rốt cuộc phải làm sao? Rất khó, đúng là khó! Vì thế, quay lại, nói về pháp môn Niệm Phật, pháp môn Niệm Phật dễ dàng, vì sao? Quý vị suốt ngày từ sáng đến tối niệm một câu A Di Đà Phật, chính là hữu niệm chẳng có, mà vô niệm cũng chẳng có. Ta hết thảy vọng niệm đều chẳng có, đó là chẳng có “hữu niệm”! Ta suốt ngày từ sáng đến tối niệm A Di Đà Phật, trọn chẳng phải là “một niệm cũng chẳng có”, ta chẳng phải là vô niệm! Vô niệm và hữu niệm hai bên đều chẳng có. Một câu A Di Đà Phật là Tánh Đức trong tự tánh của chúng ta, là âm thanh của bản thể tự tánh. Do đó, niệm câu A Di Đà Phật là niệm Chân Như bổn tánh, là niệm tự tánh bình đẳng, nên công đức vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn! Hy vọng chư vị dùng chân tâm, chân tâm là tâm bình đẳng.

  (Sao) Bình đẳng, tắc bất tăng, bất giảm, bất cao, bất hạ, vi thiên thánh s cộng lý.

  (鈔) 平等,則不增不減,不高不下,為千聖所共履。

  (Sao: Bình đẳng bèn chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng cao, chẳng thấp, là chỗ thường hành của ngàn vị thánh).

 

  “Thiên thánh” ở đây là nói đến một ngàn vị Phật xuất thế trong Hiền Kiếp, một ngàn vị Phật ấy tu hành thành tựu như thế nào? Tu “tự tánh Chân Như bình đẳng”, nên các Ngài mới có thể viên thành Phật đạo. Do đó, tánh bình đẳng phải hiện tiền. Nếu trong cảnh giới, chúng ta có mảy may chấp trước bèn chẳng bình đẳng. Có phân biệt thì vẫn chưa sao, nhưng quyết định chớ nên chấp trước; hễ có chấp trước bèn chẳng bình đẳng. Bình đẳng là chân tánh, là chân tâm; bất bình đẳng là vọng tâm. Nếu nói nông cạn hơn một chút, bình đẳng là nhất tâm bất loạn, nhất tâm bèn bình đẳng, nhị tâm chẳng bình đẳng. Nhất định phải vận dụng điều này trong cuộc sống hằng ngày, hòa thành một khối với cuộc sống, đó là tu hành, là chân chánh niệm Phật! Làm như thế nào để hòa nhập thành một khối với cuộc sống? Chúng ta từ sáng đến tối, mặc quần áo, ăn cơm, đãi người, tiếp vật, đều hiểu rõ ràng, rành rẽ, đó là Huệ, là Quán; đối với hết thảy người và sự chẳng phân biệt, không chấp trước, đó là bình đẳng.

  Thực hiện như thế nào? Nếu quý vị mong Phật dạy cho chúng ta chân tướng sự thật thì kinh Kim Cang đã nói: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”, do hư vọng nên bình đẳng. Tướng tốt là hư vọng, tướng xấu cũng là hư vọng. Thiện tướng là hư vọng, ác tướng cũng là hư vọng. Xứng lòng thỏa ý là hư vọng, chẳng vừa lòng trái ý vẫn hư vọng, cho nên bình đẳng. Phải biết hết thảy các tướng đều là giả tướng, đều chẳng chân thật, chớ nên khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đối với các tướng hư vọng ấy, tâm chúng ta mới có thể bình đẳng. Bình đẳng bèn Chỉ, Chỉ là như trong phần trước đã nói tới Chỉ Quán, liền ngưng dứt! Chỉ không được là do bất bình đẳng.

Tâm ắt phải khởi bình đẳng trong cảnh giới ; khi ấy, quý vị tu hành công phu mới đắc lực, mới thật sự có thụ dụng. Sự thụ dụng ấy, nói nông cạn là quý vị đắc tự tại. Trong Phật pháp có nói Pháp Thân, Bát Nhã và Giải Thoát, tiên phong quý vị đạt được tự tại, tự tại là giải thoát, quý vị chẳng có ưu lự, chẳng có phiền não, chẳng có đau khổ, chẳng sợ hãi, tiên phong là quý vị đạt được những điều này. Dần dần trí huệ mở mang, hết thảy Lý Sự, hết thảy nhân quả, quá khứ, vị lai, quý vị từ từ hiểu rõ, thông đạt. Thân tâm và quốc tế dung hợp thành một Thể, đó là Pháp Thân. Tận hư không khắp pháp giới và chính mình là một, Pháp Thân hiện tiền. Bởi lẽ, hết thảy chư Phật đều theo con đường này mà chứng đắc, thành tựu, chẳng có ngoại lệ. Chúng ta muốn tu học, muốn thành tựu, cũng phải đi theo con đường này .
Phật pháp đặc biệt quan trọng chú trọng dùng vàng để bộc lộ pháp. Tượng Phật được làm thành kim thân ; thậm chí còn thời cổ, hoàng cung chú trọng toàn là màu vàng, nhằm mục đích bộc lộ Chân, bộc lộ bình đẳng, bộc lộ chân thực bình đẳng .

(Sao) Tỳ Xá Như Lai, vị “đương bình tâm địa, tắc thế giới bình”. Như Xá Lợi Phất, tâm hữu cao hạ, nãi kiến khâu, lăng, khanh, khảm thị dã. Thị cố nhân nhân hành xứ thị hoàng kim, hà đãi Như Lai dĩ túc chỉ án địa.

  (鈔) 毗舍如來,謂當平心地,則世界平;如舍利弗,心有高下,乃見丘陵坑坎是也 。是故人人行處是黃金,何

待如來以足指按地。

  (Sao: Tỳ Xá Như Lai nói: “Hãy nên bình tâm địa, ắt thế giới bình”. Như tâm ngài Xá Lợi Phất có cao, thấp, bèn thấy [thế giới Sa Bà] có gò, núi, hầm, hố, là vì lẽ đó. Vì thế, người nào cũng đi nơi đất vàng ròng, há cần chờ đức Như Lai nhấn ngón chân xuống đất).

  Câu nào trong đoạn văn tự này cũng đều có lai lịch. Sách Diễn Nghĩa đã nói rõ Tỳ Xá Như Lai nói câu này trong kinh Lăng Nghiêm: “Lăng Nghiêm kinh vân: Trì Địa Bồ Tát, ư Phổ Quang Phật thời, vi tỳ-kheo” (Kinh Lăng Nghiêm chép: Trì Địa Bồ Tát làm tỳ-kheo trong thời Phổ Quang Phật), nói về sự tu hành của Bồ Tát trong lúc tu nhân, lúc mới xuất gia, Ngài làm tỳ-kheo. “Bình điền đạo lộ” (Lấp bằng đường sá), Ngài rất phát tâm, hằng ngày tu bổ cầu, sửa đường, làm chuyện tốt! Một ngày nọ, Ngài biết Tỳ Xá Phật sẽ đi qua, nên đặc biệt đổ hết công sức san đắp cho đường sá rất phẳng phiu, để Phật đi qua. Đức Phật thấy Ngài bèn xoa đầu, bảo: “Hãy nên bình tâm địa, ắt đại địa trong thế giới hết thảy đều bình”, vẫn là nói rõ: Y báo chuyển theo chánh báo.

  Chư vị đồng tu! Hiện thời mỗi cá nhân chúng ta đều có trách nhiệm rất lớn, trách nhiệm gì vậy? Cả thế giới đều biết Đài Loan là phước địa, là một đảo báu! Hiện thời người khắp thế giới hâm mộ chúng ta, Đài Loan giàu có nhất thế giới! Nhưng ở ngoại quốc, tôi cũng nghe có người nói: “Người Đài Loan sắp hưởng hết phước báo rồi!” Điều này thật sự đáng cho chúng ta cảnh tỉnh! Nếu chúng ta muốn gìn giữ cuộc sống phồn vinh, an định, yên ổn, hòa bình, lợi lạc, nhất định phải tu tâm bình đẳng. Nói cách khác, phải tu “bình tâm địa”.

Tâm phải như thế nào thì mới bình ? Chư vị hãy tâm lý, nếu quý vị có tham, sân, si, mạn, tâm sẽ không bình. Người học Phật phải giác ngộ, phải hiểu rõ lý. Tôi còn nghe nói có nhiều đồng tu học Phật trước đây thường đến nghe kinh, nay chẳng thấy đến nữa, đi đâu ? Nghe nói đi kinh doanh CP, sức dụ dỗ, mê hoặc của chuyện ấy rất lớn ! Từ bỏ Tây Phương Cực Lạc quốc tế, muốn làm chuyện lục đạo luân hồi ! Muốn làm chuyện ấy, chư vị hãy tâm lý cặn kẽ, đó là tạo tham, sân, si, mạn nghi ! Cứ làm như vậy, gần như là phước báo của tất cả chúng ta bị dùng hết nhanh lắm. Mọi người đều gạt bỏ phiền não, Phục hồi tự tánh thanh tịnh tâm thì tất cả chúng ta mới hoàn toàn có thể vĩnh viễn gìn giữ phước báo, mới chẳng bị tiêu mất .
Vì vậy, muốn thiên hạ thái bình, phải làm từ chỗ nào ? Làm từ chỗ

tâm địa bình đẳng. Do đó, học Phật, tôi khuyên các đồng tu, quý vị hãy thử trước trong thời gian ba tháng, không cần quá lâu, suốt ba tháng không đọc báo, không nghe radio, không la cà nhà người khác, giữ cho tâm định, thật thà niệm câu Phật hiệu này, đọc cuốn kinh Vô Lượng Thọ này, quý vị thử trong ba tháng mà xem! Trong ba tháng ấy, tâm quý vị nhất định thanh tịnh hơn, quý vị mới có thể thấu hiểu sự thụ dụng chân thật trong Phật pháp. Nghe kinh, niệm Phật, nhưng hằng ngày còn đi lung tung khắp nơi, vô dụng! Hành suốt ba mươi năm vẫn uổng công, cảnh giới của quý vị chẳng khác gì hiện thời, vô dụng! Nhất định phải bỏ sạch hết thảy vạn duyên, khiến cho tâm quý vị thanh tịnh, bình đẳng, trí huệ và phước đức của quý vị thật sự hiện tiền. “Thị cố nhân nhân hành xứ thị hoàng kim” (Do đó, người nào cũng đi nơi đất vàng ròng): Hành xứ của quý vị vĩnh viễn là bình đẳng, vĩnh viễn bất biến, chẳng bị cảnh giới bên ngoài lay động, trọng yếu lắm! Quyết định chớ nên để cảnh giới bên ngoài dụ hoặc, nhất là người học Phật.

  Do đó, trong quá khứ tôi thường nhắc nhở các đồng tu, quý vị học Phật lúc đầu nhất định phải đọc Liễu Phàm Tứ Huấn ba trăm lượt. Sau khi quý vị thật sự đọc ba trăm lượt, quý vị mới thật sự tin tưởng “một miếng ăn, một hớp uống, không gì chẳng được định sẵn”. Vậy thì quý vị còn tham gì nữa? Trong mạng có của cải thì chẳng cầu mà tự nhiên đưa đến. Trong mạng đã có, quyết định chẳng mất đi; trong mạng chẳng có, chớ nên cưỡng cầu! Tâm tự nhiên an định, tự nhiên chẳng tạo tội nghiệp, hưởng phước mà chẳng tạo tội nghiệp. Người hiện thời trong khi hưởng phước tạo tội nghiệp nghiêm trọng, mà cũng không biết nhân quả báo ứng, không biết hễ tạo nghiệp thì phải chịu quả báo đáng sợ. Vì thế, Liễu Phàm Tứ Huấn đã ban cho chúng ta sự hướng dẫn rất tốt. Niệm một, hai lượt, chẳng có tác dụng! Niệm mười lượt, hai mươi lượt, chẳng có tác dụng, tối thiểu phải niệm ba trăm lượt thì mới thật sự khởi tác dụng, thật sự có chỗ thấu hiểu, đọc kinh cũng là như vậy. Hôm nay, chúng tôi giảng tới chỗ này.

 

[ 1 ] Quốc Nhạc ( còn gọi là Dân Nhạc, Trung Nhạc, Hoa Nhạc ) là tên tuổi người Hoa Đài Loan dùng để gọi âm nhạc truyền thống lịch sử của họ, nhằm mục đích phân biệt với những loại nhạc chịu tác động ảnh hưởng nhạc lý phương Tây, hầu hết sử dụng những nhạc cụ truyền thống cuội nguồn của Trung Quốc .
[ 2 ] Cung và Vũ là hai âm trong pháp luật về luật ngũ cung trong âm nhạc truyền thống. Cung gần tương ứng với note Do và Vũ tương ứng với note La trong nhạc Âu Tây .

[3] “Nhị thính” là khai thính và bế thính. Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhất giả khai thính, thính chủng chủng náo, tinh thần mậu loạn. Nhị giả bế thính, tịch vô sở văn, u phách trầm một” (Một là khai thính, nghe các thứ ồn náo, tinh thần rối loạn. Hai là bế thính, vắng lặng chẳng nghe thấy gì, thần phách chìm đắm). Pháp sư Viên Anh giảng: Do sự đối ứng của Nhĩ Căn đối với động và tịnh của Thanh Trần mà có hai loại nghe như vậy.

Source: https://evbn.org
Category: Vui Vẻ