Gia đình bé Nhật Linh nói gì về 14 tỉ tiền bồi thường?

1. Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bé Nhật Linh?

Ngày 24/09, Tòa án Cấp cao Tokyo (Nhật Bản) đã ra phán quyết cuối cùng cho vụ án sát hại bé Lê Thị Nhật Linh. Thủ phạm Yasumasa Shibuya bị tuyên án tù chung thân và phải bồi thường 70 triệu yen (khoảng 14,4 tỉ VNĐ) cho gia đình nạn nhân.

Bé Nhật Linh mất tích vào ngày 24/03/2017 tại thành phố Abiko, tỉnh Chiba. Gia đình nhận tin bé đã qua đời vì bị sát hại hai ngày sau đó.

Ban đầu, Tòa án tỉnh Chiba đã tuyên án tù chung thân đối với bị cáo Shibuya. Nhưng gia đình bé Nhật Linh đã kháng cáo lên Tòa án Cấp cao Tokyo để đề nghị tử hình.

Sau khi Tòa án Cấp cao Tokyo bác bỏ đơn, gia đình bé Nhật Linh đã chuẩn bị thủ tục để nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao. Nhưng tháng 4 năm nay, các công tố viên đã quyết định không đề nghị Tòa án Tối cao xem xét lại vụ án.

Yasumasa Shibuya traacutei  hung thủ vụ saacutet hại beacute Nhật Linh vagraveo năm 2017  Nguồn Vnecdnnet
Yasumasa Shibuya (trái) – hung thủ vụ sát hại bé Nhật Linh vào năm 2017 | Nguồn: Vnecdn.net

2. Vì sao các công tố viên dừng lại?

Chị Nguyễn Thị Nguyên (mẹ bé Nhật Linh) cho biết các công tố viên chia sẻ họ đã đề nghị tử hình qua hai cấp xử, nhưng mọi phán quyết vẫn không có chuyển biến. Vậy nên dù có tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao, án phạt vẫn sẽ không thay đổi.

Theo luật của Nhật, mọi đề nghị kháng cáo của gia đình nạn nhân đều phải trình lên viện kiểm sát và thông qua công tố viên. Gia đình không thể tự kháng cáo nếu viện kiểm sát tuyên bố dừng lại.

Chị Nguyên chia sẻ gia đình vẫn muốn kháng cáo đến cùng, nhưng vì phía viện kiểm sát đã dừng lại nên không thể làm gì khác.

3. Lý do không tử hình mà tòa án đưa ra là gì?

Theo một bài viết trên trang baotintuc.vn, có 9 tiêu chí mà luật pháp Nhật Bản sẽ xem xét để thông qua đó có quyết định phán quyết án tử hình hay không:

  • Mức độ của vụ án

  • Động cơ thi hành án

  • Cách thức nạn nhân bị giết hại

  • Kết quả phạm tội, đặc biệt là số lượng nạn nhân

  • Quan điểm của các thành viên trong gia đình nạn nhân

  • Mức độ ảnh hưởng tới xã hội Nhật Bản

  • Độ tuổi của bị cáo (ở Nhật, độ tuổi trưởng thành là 20)

  • Lịch sử phạm tội

  • Mức độ ăn năn hối cải của bị cáo

Theo tòa án, bị cáo Shibuya không thể bị tuyên án tử hình vì giết người không chủ đích và không có kế hoạch từ trước.

Ngoài ra, số lượng nạn nhân cũng là một đặc điểm khiến tòa án đặc biệt để tâm. Theo báo cáo của viện nghiên cứu trực thuộc Tòa án Tối cao Nhật Bản, trong số 346 trường hợp bị truy cứu án tử hình từ năm 1970 đến năm 2009, tỷ lệ tuyên án tử hình là 32% trong các vụ án chỉ có một nạn nhân, 59% trong các vụ án có hai nạn nhân và 79% trong các vụ án có từ ba nạn nhân trở lên.

4. Thủ tục bồi thường sẽ được tiến hành như thế nào?

Bố mẹ beacute Nhật Linh đatilde lagravem tất cả để đogravei cocircng bằng cho con Higravenh ảnh anh Hagraveo đeo bảng xin chữ kyacute trước ga tagraveu tại Nhật đến giờ vẫn rất khoacute quecircn  Nguồn Người Lao Động
Bố mẹ bé Nhật Linh đã làm tất cả để đòi công bằng cho con. Hình ảnh anh Hào đeo bảng xin chữ ký trước ga tàu tại Nhật đến giờ vẫn rất khó quên. | Nguồn: Người Lao Động

Dù tòa đã tuyên án, nhưng chỉ khi hung thủ có tài sản thì mới tiến hành cưỡng chế và bồi thường. Ngược lại, nếu không có, cũng không thể làm gì khác. Shibuya thuộc trường hợp thứ hai.

Gia đình bé Nhật Linh đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ chi phí bồi thường nào từ phạm nhân. Tuy vậy, họ lại nhận được nhiều nhận xét vô tình và ác ý.

Trước khi tòa tuyên án, mỗi khi mua sắm, chị Nguyên và anh Hào bị nhiều người cho là giàu có do nhận được tiền bồi thường. Thậm chí còn nhiều lần suýt bị lừa đảo. Khi phán quyết cuối cùng được tung ra, vô số tin nhắn nói rằng từ giờ gia đình bé Nhật Linh có thể sống an nhàn với số tiền khổng lồ.

“Những bình luận này khiến chúng tôi rất buồn lòng. Chúng tôi đã và đang kiếm sống bằng bàn tay, khối óc và trí tuệ của mình. Tôi muốn mọi người hiểu rõ vấn đề tiền bồi thường của hung thủ và không muốn mọi nỗ lực làm việc của gia đình về sau này đều bị phủ nhận.” – chị Nguyên chia sẻ.

5. Làn sóng ký tên vào đơn đề nghị tử hình của gia đình bé Nhật Linh đã mạnh mẽ ra sao?

Từ khi xác định được hung thủ, gia đình đã liên tục thu thập chữ ký tại Nhật Bản và Việt Nam để đưa vào đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt ở mức độ cao nhất – tử hình. Ba bé Nhật Linh, anh Lê Anh Hào, từng cầm bảng có hình ảnh con xin từng chữ ký tại ga Kashiwa ở Chiba.

Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Nguyên – mẹ bé Nhật Linh – 1 triệu là số chữ ký hợp lệ tính đến trước ngày xử án của Tòa án Cấp cao Tokyo. Số chữ ký ủng hộ đến từ công dân của gần 20 quốc gia trên toàn thế giới.

Năm 2018 lagraven soacuteng kyacute tecircn vagraveo đơn đề nghị tử higravenh hung thủ để đogravei cocircng bằng cho beacute Nhật Linh đatilde lan rộng trecircn mạng xatilde hội Nhiều người in mẫu đơn vagrave xuống đường kecircu gọi chữ kyacute  Nguồn Thanh Niecircn
Năm 2018, làn sóng ký tên vào đơn đề nghị tử hình hung thủ để đòi công bằng cho bé Nhật Linh đã lan rộng trên mạng xã hội. Nhiều người in mẫu đơn và xuống đường kêu gọi chữ ký. | Nguồn: Thanh Niên

6. Chữ ký của chúng ta liệu có vô ích?

Tại Nhật, các chữ ký không có tác dụng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, khi viện kiểm sát đề nghị tử hình bị cáo, kiểm sát viên có nói rằng: “Bị cáo đã gây phẫn nộ lớn tới dư luận xã hội Nhật Bản và cả trên quê hương của nạn nhân.”

“Dù hung thủ không bị tử hình, mọi nỗ lực của gia đình và toàn thể cộng đồng trong việc lên án và xin chữ ký cũng không hề vô nghĩa. Chúng ta đã khiến nhiều điều thay đổi.” – chị Nguyên chia sẻ.

7. Gia đình bé Nhật Linh đang sống tiếp với nỗi đau thế nào?

Hiện tại, vẫn có những niềm vui nhỏ bé đến với gia đình. Anh Hào làm về IT, tự mở công ty cá nhân và kinh doanh. Chị Nguyên mở một shop nhỏ chuyên cung cấp đồ khô thực phẩm và phục vụ các món ăn của việt Nam. Đặc biệt hơn, ngoài bé Tú và Bình An, gia đình đã đón thêm bé trai Anh Phúc.

Ngày trước, mỗi khi tiếng đồng hồ báo thức vang lên, chị Nguyên đều choàng tỉnh để gọi bé Nhật Linh đi học. Đến tận bây giờ, mỗi khi tiếng báo thức vang lên, lòng chị vẫn quặn thắt. “Suốt cuộc đời này, mọi kỷ niệm về con, tôi sẽ không bao giờ quên”, chị nói.