GDP là gì? Công thức tính GDP – Cake.vn

Nếu bạn chập chững bước vào thị trường tài chính thì việc tìm hiểu khái niệm GDP là gì là điều vô cùng cần thiết. Hôm nay cùng Ngân hàng số Cake tìm hiểu ngay khái niệm GDP là gì và công thức tính GDP nhé!

1. Khái niệm GDP là gì? Phân biệt GDP

1.1. GDP là gì?

GDP (tiếng Anh: Gross Domestic Product) được hiểu là tổng sản phẩm trong nước.

Theo Nghị định 97/2016/NĐ-CP, tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm (bao gồm sản phẩm vật chất và dịch vụ) được tạo ra của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm).

Chỉ số GDP biểu thị giá trị của các loại hàng hóa trên thị trường được bán hợp pháp. GDP không biểu thị hàng hóa sản xuất trong quá khứ.

1.2. Phân loại GDP

Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, GDP được phân loại thành 4 loại GDP sau:

Chúng ta có thể phân loại GDP thành 4 loại. Nguồn ảnh: Internet

1.2.1. GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người tỷ lệ thuận với thu nhập của người dân của quốc gia đó. Nó được tính dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh bình quân đầu người trên một năm. GDP bình quân đầu người tại sẽ được xác định bằng cách: Lấy số liệu GDP của quốc gia chia cho tổng dân số.

1.2.2. GDP danh nghĩa

GDP danh nghĩa là chỉ số phản ánh giá trị tổng sản phẩm trong nước được xác định dựa trên giá cả thị trường. GDP danh nghĩa thể hiện sự thay đổi do lạm phát của nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp bởi giá cả hàng hóa thị trường.

Đọc thêm: Lạm phát là gì? Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

1.2.3. GDP thực tế

GDP thực tế là chỉ số được xác định dựa trên tổng sản phẩm/dịch vụ trong nước đã được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Công thức tính GDP thực tế là: GDP thực tế = GDP danh nghĩa/hệ số giảm phát GDP.

1.2.4. GDP xanh

GDP xanh có thể hiểu là phần còn lại của tổng sản phẩm trong nước sau khi đã khấu trừ các chi phí sử dụng cho việc phục hồi vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.

2. Ý nghĩa của GDP là gì?

GDP là thước đo để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Nguồn ảnh: Internet

GDP là chỉ số để đánh giá về tình trạng phát triển của một quốc gia. GDP là thước đo để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia trong thời gian nhất định.

Chỉ số GDP tăng hay giảm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Ví dụ, nếu GDP giảm có thể là dấu hiệu của việc suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp… từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Đối với nhà đầu tư, GDP là yếu tố để họ đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một quốc gia để quyết định đầu tư hay không. Đối với nhà cầm quyền, dựa trên chỉ số GDP, Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách tài chính, tài khóa phù hợp.

3. Công thức tính GDP

Chúng ta có thể tính GDP quốc nội theo 3 phương pháp sau:

3.1. Công thức tính theo phương pháp sản xuất

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành + Thuế sản phẩm – Trợ cấp sản phẩm

3.2. Công thức tính theo phương pháp thu nhập

Tổng sản phẩm trong nước = Thu nhập của người lao động từ sản xuất + Thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp sản xuất) + Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất + Thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp.

Theo phương pháp thu nhập, GDP sẽ bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư/ thu nhập hỗn hợp.

3.3. Công thức tính theo phương pháp sử dụng (chi tiêu)

Tổng sản phẩm trong nước = Tiêu dùng cuối cùng + Tích lũy tài sản + Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Trong đó:

  • Tiêu dùng cuối cùng là tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và Nhà nước;
  • Tích lũy tài sản ( tài sản cố định/ lưu động/hiếm);
  • Chênh lệch xuất – nhập khẩu dịch vụ và hàng hóa.

Tóm lại, GDP là chỉ số rất quan trọng đối với một nền kinh tế. Đối với nhà đầu tư, GDP sẽ là chỉ số để họ nghiên cứu và đưa ra quyết định đầu tư của mình. Theo dõi thêm Tiệm Cake để cập nhật thêm thông tin hữu ích về kinh tế – tài chính – đầu tư nhé!

Đọc thêm: Tìm hiểu FED là gì? Tại sao FED lại ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu?