GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm Kết nối tri thức – Trường Tiểu học Thủ Lệ
Bạn đang xem: GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm Kết nối tri thức
Với mục đích đồng hành cùng các em học sinh lớp 6, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu đến các em tài liệu GDCD 6 Bài 8 : Tiết kiệm SGK Kết nối tri thức nhằm giúp các em có thể nắm vững kiến thức cũng như tăng thêm hứng thú học tập. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
a. Khái niệm tiết kiệm
Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
b. Biểu hiện.
Tiết kiệm biểu hiện ở việc: chi tiêu hợp lý, tắt các thiết bị điện và khóa vòi nước khi không sử dụng, sắp xếp thời gian khoa học, sử dụng hợp lý và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản…), bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công…
1.2. Ý nghĩa của tiết kiệm
– Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.
1.3. Cách thực hiện tiết kiệm
+ Tiết kiệm tiền: chi tiêu hợp lý
+ Tiết kiệm thời gian: sắp xếp thời gian phù hợp
+ Tiết kiệm nước: khóa vòi nước
+ Tiết kiệm điện: tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.
2.1. Khởi động
Đề bài: Em hãy cùng các bạn nghe/hát bài hát Đội em làm kế hoạch nhỏ (sáng tác Phong Nhã)
Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của hoạt động “làm kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên trong bài hát?
Hướng dẫn giải:
Lắng nghe
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
– Suy nghĩ của em về ý nghĩa của hoạt động “làm kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên trong bài hát: Các bạn nhỏ vui tung tăng hớn hở, tích cực, hăng say làm kế hoạch nhỏ, những công việc ý nghĩa như: thu lượm giấy vụn, biết sử dụng tiết kiệm giấy, ước mơ xây dựng một xã hội tươi đẹp, Việt Nam ngày càng phát triển
2.2. Khám phá
2.2.1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm
Câu 1
Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Mấy hôm nay, em Trang bị bệnh khiến cả nhà ai cũng lo lắng. Bố đi làm xa, mẹ bối rối vì thiết tiền chữa bệnh cho em, Hải mở tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ đưa cho mẹ về nói:
Mẹ cầm lấy tiền để mua thuốc cho em ạ!
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
Tiền ở đâu mà con có vậy?
Hải nhỏ nhẹ nói:
Tiền con bán giấy vụn, chai lọ, tiền được mừng tuổi,… con đều cất vào hộp để mua xe đạp nhưng việc chữa bệnh cho em cần thiết hơn ạ!
Mẹ mỉm cười khen Hải:
Mẹ cảm ơn con, con ngoan quá, còn nhỏ đã biết tiết kiệm, thương bố mẹ, thương em.
a. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Hải?
b. Em hiểu thế nào là tiết kiệm?
Hướng dẫn giải:
Giải quyết vấn đề
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
a. Suy nghĩ của em về hành động của bạn Hải: Hải là một bạn nhỏ rất biết điều, hiếu thảo, thương mẹ và thương em, Hải đã biết tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn và số tiền đó Hải kiếm được nhờ sự chăm chỉ thu nhặt chai lọ, giấy vụn, tiền lì xì tất cả được Hải cất đi mà đến bây giờ em gái bị ốm đem đi dùng.
b. Tiết kiệm là: biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
Câu 2
Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Em hãy chỉ ra những biểu hiện của tiết kiệm và chưa tiết kiệm trong các bức tranh trên.
b. Em hãy kể thêm những biểu hiện của tiết kiệm và lãng phí.
Hướng dẫn giải:
Để trả lời câu hỏi này các em cần quan sát trực quan từng tình huống, phân tích nội dung ý nghĩa của từng tình huống và liên hệ thực tế bản thân trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. Những biểu hiện tiết kiệm và chưa biết tiết kiệm trong bức tranh trên:
– Biểu hiện của tiết kiệm: Hình 1, hình 2, hình 5 và hình 6.
– Chưa tiết kiệm: Hình 3, hình 4.
b. Những biểu hiện tiết kiệm và lãng phí:
– Những biểu hiện tiết kiệm: Tiết kiệm giấy bằng cách viết hết quyển vở; không bỏ sách cũ mà để tặng các bạn nghèo; sử dụng nước tiết kiệm; không mua quá nhiều ăn vặt; dùng tiền mua đồ không dùng đến; quần áo phù hợp với khả năng; tái chế chai lọ;…
– Những biểu hiện lãng phí: Để vòi nước tự chảy không khóa vòi khi không sử dụng; vòi nước rò rỉ; không tắt điện khi ra khỏi phòng; để giấy thừa quá nhiều trong vở ghi; đổ đồ ăn thừa đi; sử dụng điện thoại quá nhiều làm tốn thời gian,…
2.2.2. Ý nghĩa của tiết kiệm
Em hãy nghiên cứu các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
1. Anh Hòa là chủ cửa hàng tạp hóa, có thu nhập khá cao nhưng kiếm tiền được bao nhiêu anh đều tiêu hết. Gần đây, công việc kinh doanh của anh không thuận lợi, anh lại lâm bệnh phải nằm viện. Cuộc sống của anh trở nên vô cùng khó khăn vì không đủ tiền để thanh toán viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết.
a. Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của anh Hòa?
b. Cách chi tiêu đó đã dẫn đến hậu quả gì?
2. Quang được mọi người yêu mến vì không chỉ học giỏi mà còn tham gia tích cực các hoạt động của trường, lớp. Bạn chia sẻ: “Mình luôn tiết kiệm thời gian, sắp xếp công việc hợp lý để thực hiện những việc cần làm, những điều mình muốn”.
– Từ câu chuyện của bạn Quang, em hãy rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian.
3. Phong trào “Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng” đã lan tỏa từ gia đình đến cộng đồng. Nhờ những hành động tiết kiệm, tiết kiệm năng lượng của mỗi người đã góp phần giảm sức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho gia đình và quốc gia.
– Em hãy nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.
Hướng dẫn giải:
Để trả lời câu hỏi này các em cần đọc và phân tích nội dung từng tình huống, kết hợp nội dung kiến thức mục 2 trình bày câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
1. Tình huống 1:
a) Nhận xét của em về cách chi tiêu của anh Hòa như sau: anh Hòa là chủ cửa hàng tạp hóa, doanh thu rất cao nhưng anh không biết cách quản lý tiền, sử dụng tiền không hợp lý nên lúc công việc làm ăn không thuận lợi, anh lại lâm bệnh phải nằm viện, lúc này không có tiền để chi trả.
b) Cách chi tiêu đó dẫn đến hậu quả: khi đau ốm anh không có tiền để chi trả viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết. Hơn nữa, khi chúng ta có công việc gấp cần sử dụng đến tiền lúc đó không biết phải xử lý như thế nào, vì vậy tiết kiệm tiền là điều quan trọng ai cũng cần phải có một khoản tiết kiệm riêng.
2. Tình huống 2:
Từ câu chuyện của Quang, em rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian là: mình muốn tiết kiệm thời gian, sắp xếp được công việc hợp lý để thực hiện được những việc cần làm, những điều mình muốn.
3. Tình huống 3:
Ý nghĩa của tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng: trong tình huống này các hộ gia đình đã ủng hộ tích cực phong trào tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, hành động này đã góp phần giảm sức tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho gia đình và quốc gia.
2.2.3. Cách thực hiện tiết kiệm
Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
1. Bạn gái làm gì để tiết kiệm tiền? Hãy chia sẻ cách tiết kiệm tiền của em.
2. Bạn nam đã thực hiện tiết kiệm thời gian như thế nào? Em hãy chia sẻ cách tiết kiệm thời gian của mình.
3.
a. Nội dung các bức tranh nhắc em cần làm gì để tiết kiệm nước?
b. Em hãy thêm những cách khác để tiết kiệm nước.
4.Em hãy tham gia thảo luận cách thực hiện tiết kiệm cùng các bạn trong nhóm:
Minh: Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị điện khi không cần thiết.
Oanh: Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
Ninh: Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn.
Em hãy nêu thêm những cách khác để tiết kiệm điện.
Hướng dẫn giải:
Để trả lời câu hỏi này các em cần quan sát trực quan từng tình huống, phân tích nội dung ý nghĩa của từng tình huống và liên hệ thực tế bản thân trả lời.
Lời giải chi tiết:
1. Để tiết kiệm tiền bạn gái trên đã làm: Bạn gái đó đã ghi những thứ cần mua lên giấy và chỉ mua những thứ cần thiết mình đã ghi trên giấy.
– Cách tiết kiệm tiền của em là: không ăn quà vặt, bảo quản tốt dụng cụ học tập, không mua những vật dụng không cần thiết, bỏ heo đất,…
2. Để tiết kiệm thời gian bạn nam trên đã làm: lập thời gian biểu và luôn thực hiện theo thời gian đó, tránh xa tivi, điện thoại khi các việc cần làm chưa hoàn thành.
– Cách tiết kiệm thời gian của em: lập cho mình thời gian biểu và thực hiện theo 1 cách hợp lý, không dùng thời gian làm những việc không có ích; không xem tivi quá nhiều; không lạm dụng điện thoại di động vào những trò chơi vô bổ;…
3.
a. Từ nội dung bức tranh trên, để tiết kiệm nước em cần: khóa vòi nước khi không sử dụng; sửa lại vòi nước khi bị rò rỉ nước.
b. Những cách tiết kiệm nước của em:
– Không nên xả nước lãng phí,
– Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh
– Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác
– Khóa vòi nước trong khi đánh răng
– Sử dụng máy giặt theo công suất lớn nhất
– Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước
– Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả
– Rửa dao cạo râu trong bồn rửa mặt
4. Cách tiết kiệm điện khác của em:
– Tắt bếp điện sớm một chút.
– Sử dụng quạt thay cho điều hòa nếu thời tiết không quá nóng
– Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
– Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động để tránh lãng phí điện.
– Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện.
– Sử dụng công tắc thông minh.
– Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà.
– Giặt rửa bằng nước lạnh.
– Sử dụng nước rửa rau để tưới cây,…
Luyện tập
Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:
+ Nêu được khái niệm tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm (tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước,…).
+ Hiểu được vì sao phải tiết kiệm.
+ Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.
+ Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh, phê phán những biểu hiện lãng phí.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 8 Kết nối tri thức cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức:
-
A.
Của cải vật chất.
-
B.
Thời gian.
-
C.
Sức lực.
-
D.
Tất cả đáp án trên
-
-
Câu 2:
Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?
-
A.
Năng nhặt chặt bị
-
B.
Vung tay quá trớn
-
C.
Vắt cổ chày ra nước.
-
D.
Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
-
-
Câu 3:
Câu nói : Cơm thừa gạo thiếu nói đến?
-
A.
Lãng phí, thừa thãi.
-
B.
Cần cù, siêng năng.
-
C.
Trung thực, thẳng thắn.
-
D.
Tiết kiệm.
-
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 8 Kết nối tri thức để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 39 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 2 trang 39 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 3 trang 40 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 1 trang 40 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 2 trang 40 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 29 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 2 trang 30 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 3 trang 30 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 4 trang 31 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 5 trang 32 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 6 trang 32 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 7 trang 32 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Hỏi đáp Bài 8: Tiết kiệm
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6